Hoa Kỳ Trước Thách Thức và Nguy Cơ “Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường”

Hoa Kỳ Trước Thách Thức và Nguy Cơ “Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường”,

 Ảnh Hưởng Đến ASEAN và CSVN

BS Mã Xái

1.Nhìn lại chiến lược Con Đường Tơ Lụa của TQ trong 5 năm qua (2013-18) Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) không nên chỉ hiểu đơn giản như một lộ trình, mà thực chất là một chiến lược ngoại giao toàn cầu, toàn diện về các mặt kinh tế, an ninh, địa chánh trị do chính Tập Cận Bình công bố năm 2013, phản ảnh tham vọng thực hiện tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo đặc trưng Trung Quốc; “sáng kiến” gợi lại hình ảnh Con Đường Tơ Lụa cổ (old Silk Road) cách đây mấy ngàn năm.

Lộ trình của BRI gồm hai phần :một đường bộ lại gọi là “vành đai”kết nối Trung Quốc (TQ)  với Âu Châu xuyên qua siêu lục địa Âu-Á(Eurasian supercontinent) , tuyến này gọi là “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa” ( Silk Road Economic Belt )  và kế đến là một đường biển phát xuất từ ven biển TQ vòng xuống Biển Đông xuyên qua eo Malacca để vào Ấn Độ Dương rồi  chui vào Kinh Suez để sau cùng rồi cũng ngừng ở Châu Âu mang tên Con Đường Tơ Lụa Hàng Hải Thế Kỷ 21 ((Twenty-First Century Maritime Silk Road) ; tiếp tục mở rộng về mặt địa lý, BRI không đóng khung ở  châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương ( Oceannia ) như TQ từng công bố năm 2013, mà nó lan toả đến Trung Mỹ, Mỹ Latinh ,  tận Nam Thái Bình Dương;và chưa hết TQ cũng đã phát động con đường “ Con đường Tơ lụa Địa Cực”(The Polar Silk Road”); một chiến lược  Bắc Cực đầu tiên công bố trên Bạch thư. (Trong luật an ninh quốc gia năm 2015 của TC , Bắc Cực  và Nam cực được chánh quyền TC xác định nằm trong chiến lược mới). Dưới hai đường chuyển vận lớn đó là sáu Hành lang kinh tế (economic corridor) kết nối giữa các thành phố hay giữa thành phố và các cảng ( tên 6 hành lang trong chú thích # 24)
Hình như BRI có vẻ như không muốn bỏ qua nơi nào trên thế giới, và Bắc Kinh cũng không đóng khung lịch trình khi nào chấm dứt kế hoạch. Tính đến hôm nay, có hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế  tham gia vào BRI như hoàng đế Tập đã phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao tại đảo Hải Nam ngày 10/04/2018, nhưng mức độ TQ đầu tư biến thiên khá rộng đối với mỗi nước, nhiều nước như Nam Hàn có đăng ký, nhưng không hoặc chưa nhận dự án BRI, trong khi Pakistan ôm được  gói đầu tư hậu hĩ trên 60 tỷ USD ( để rồi lọt vào “bẫy nợ” nên đành nhượng cảng Gwadar cho Bắc Kinh kiểm soát ); con số quốc gia đăng ký hay tham gia BRI sự thật cũng khó bề đoán được khi biểu đồ còn kéo dài theo nhiệm kỳ của chủ tich TQ nay không bị giới hạn kể từ sau khoá họp quốc hội TQ  ngày 20/03/2018 , và BRI được xem như biểu tượng chánh sách ngoại giao mang bản chất bành trướng của nhà lãnh đạo cốt lỏi ; có nhiều học giả đã suy đoán BRI sẽ sống mải, hay ít ra cũng vươn tới năm 2049 là cái mốc 100 năm kỷ niệm ngày thành lập Cộng Hoà Nhơn Dân Trung Hoa, lúc đó biết đâu hoàng đế Tập Cận Bình thực hiện xong giấc mộng của một  đại cường quốc hàng đầu thế giới, một “Trung Quốc phát triển toàn vẹn, thạnh vượng, hùng cường”, và nếu Tập còn “sống mải” thì cũng đã 96 tuổi, hay biết đâu cục diện chánh trị quốc tế đang đổi thay nhanh chóng cũng như nội tình Trung Nam Hải chắc gì sẽ mãi ổn định suốt đời để ông Tập thực hiện xong một Cuộc Cách mạng Mới Trung Quốc , sau cuộc cách mạng  của Mao vào thập niên 1940s và cuộc cách mạng cải cách kế tiếp của Đặng Tiểu Bình vào cuối thập niên 1970s còn gọi là cuộc cách mạng lần thứ hai của Trung Quốc ( xin xem chú thích # 6 ).

2.Âm mưu đằng sau kế hoạch Sáng Kiến Vành Đai Con Đường; Bẩy nợ và chiến lược địa chánh trị

Các chuyên gia về BRI  nghi ngờ về nguồn vốn để đầu tư và  cũng đã phát hiện nhiều âm mưu bẩy nợ. Bắc Kinh cam kết trên $1 trillion đôla (một ngàn tỷ) cho khoảng 90 dự án hạ tầng cơ sở về đường sá, cầu cống, đường rầy,   cảng biển (port), “cảng cạn” ( dry port), ống dẫn dầu khí, phi cảng… Sự thật các quốc gia đang phát triển có sự thiếu hụt trầm trọng tiền bạc để đầu tư vào hạ tầng cơ sở , đặc biệt trong khu vực Ấn độ-Thái Binh Dương, Trung Á, Trung Đông, Mỹ Latinh…Năm 2009 ,  Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) ước tính cần phải có 8 trillion USD riêng cho dự án phát triển Á Châu để đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở trong khoảng từ năm 2010 đến 2020.
Phần lớn các quốc gia đang phát triển nói toẹt ra là các  nước nghèo, lại nhỏ rất hoan nghinh cơ hội ngàn năm một thuở , choáng ngộp trước chánh sách tưởng là  do lòng hảo tâm của Bắc Kinh qua kế hoach BRI, nhưng không nghĩ đến hệ luỵ về sau; chánh sách hổ trợ phát triển của BRI là các khoản cho vay  (loan) đa phần vào loại ưu đãi , nhưng cũng có phần viện trợ ( aid )không hoàn trả theo kiểu cho không, chưa kể các cách” bôi trơn dưới gầm bàn”  trong mọi hợp đồng vay mượn, và tục mua chuộc bằng quà tặng của người Tàu.Theo dõi các dự án đầu tư vừa khổng lồ vừa táo bạo theo phương cách riêng của TQ,  khiến có khá nhiều dự án theo dõi ( tracking), các đánh giá từ các nghiên cứu độc lập hay của Tây phương nhìn thấy cung cách xử dụng đòn bẩy kinh tế vào mục tiêu chiến lược kinh tế, chánh trị ,quân sự, văn hoá trong kế hoach BRI (chú thich #2). Các nghiên cứu đã giải mã các nghi ngờ điều mà Bắc Kinh tuyên truyền là BRI sẽ đem lại sự  thịnh vượng “ có lợi cho đôi bên”cho các nước đang phát triển, thực ra họ đang nổ lực nhằm khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc, với tham vọng thay thế vai trò siêu cường Hoa Kỳ, bằng sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sư qua các thủ đoạn ,” âm mưu và trò chơi địa chánh trị” dựa vào công cụ Sáng kiến Vành đai và Con đường, mà Tập Cận Bình từng phủ nhận. Tại Diễn đàn Bác Ngao 10/4/2018 ông nói “Sáng Kiến Vành Đai và Con đường không phải là một âm mưu của Trung Quốc như một số người trong cộng đồng quốc tế đã nói… TQ sẽ không chơi trò chơi địa chánh trị chiến lược vì những muc tiêu ích kỷ…, sẽ không áp đặt  các thoả thuận thương mại với nước khác từ trên xuống dưới”. Nhẹ nhàng Bà Lagarde Giám đốc IMF vừa khen Vành đai Con đường có dấu hiệu tiến bộ, nhưng bà không quên cảnh báo về rủi ro nợ tiềm tàng, khó bề hoàn trả đối với các nước đối tác tham gia vào dự án , Bà nhắc nhở các ngân khoản vay được cho việc phát triển hạ tầng cơ sở là cần thiết nhưng không nên coi đó là “bữa ăn trưa miễn phí”. Một số báo cáo ( chú thích # 4) về “chánh sách Bẫy Nợ” ( debttrap,debtbook) khiến mọi người kinh ngạc bên cạnh các trường hợp nghiên cứu (case studies) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS( chú thích #2) và gần đây trên VOA  nhiều bài phóng sự công phu về “Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường” của Trung Quốc. Vung ra hơn 1 ngàn tỷ ( trillion) đô la Mỹ, Trunng Cộng đang tiếp tục xử dụng công cụ BRI đầu tư vào đường sá, cầu cống, đường sắt, cảng cạn ( dry port) , cảng sâu, nhà máy điện, đặc khu kinh tế trên 70-80 quốc gia nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu với môt chiến lược táo bạo dựa trên xã hội chủ nghĩa với đặc trưng Trung Quốc của Tập Cân Bình từng tuyên bố tại Diễn dàn Bác Ngao 2018.

Tới nay thì “ Sáng Kiến Vành đai Con đường” đã hiện trên khắp các châu, cả trên địa cực ( Polar Silk Road), và ngoại tầng không gian.
Bài tham luận này nhằm điểm lại các công trình nghiên cứu, dự án theo dõi tác động của BRI trên các quốc gia , trên mọi lãnh vực làm thay đổi cuộc sống, gây rối loạn môi trường, biến thể cảnh quan, và ảnh hưởng thế cân bằng địa chánh trị.

3.  “Con đường Tơ lụa Hàng Hãi” và “Chuỗi Ngọc Trai” trên Ấn Độ Dương

Không ai ngạc nhiên những biến chuyển lớn lao địa chiến lược tại vùng Ấn Độ Dương trong thời gian gần đây khi “ Sáng kiến Vành đai Con đường” của Bắc Kinh mở rộng mạng lưới cơ sở kinh tế, quân sự kết nối vòng Chuổi Ngọc Trai từ ven biển TQ ,qua Biển Đông, lách qua eo Malacca, chuôi vào ấn Độ Dương rồi tiến về  Cảng Sudan ( Port Sudan) đã phải vượt qua các chốt chiến lược Eo Mandeb, Eo Malacca, Eo Hormuz, Eo Lombock, nhằm khắc phục tình huống địa lý bất lợi để TC có thể tiếp cận thẳng từ lục địa với Ấn Độ Dương, phòng khi chốt Eo Malacca khép lại. Các cơ sở hạ tầng, hải cảng, phi cảng, căn cứ quân sự đặc biệt là hải quân được thành lập trong Ấn Độ Dương với tốc độ khá nhanh khiến Tây Phương và thế giới quan tâm trước bản chất bành trướng của TQ. Bên cạnh các kế hoạch trên đất, nhiều dự án qui mô trên biển, đáng kể các cảng biển nước sâu ở Miến điện (Cảng Kyaukpyu), Bangladesh, Cảng Hambantota ở Sri Lanka, cơ sở chiến lược trên quần đảo Maldives, cảng Gwada ở Pakistan với dự án“Hành lang Kinh tế Trung quốc-Pakistan” (China-Pakistan Economic Corridoors, CPEC); không nên quên  dự án cảng chiến lược Chabahar do Ấn độ đầu tư cùng Iran khai thác, ngay bên cạnh cảng Gwada.
Cảng Kyaukpyu  (Miến Điện): Kyaukpyu là thị trấn cận duyên trong Vịnh Bengale thuộc Rakhine, nơi đây người Rohingia từng bị quân đội Miến đàn áp tàn  bạo lấn chiếm đất đai cho dự án xây dựng cảng Kyaukpyu trong kế hoạch BRI khiến người Rohingia phải bỏ làng ra đi. Bên cạnh cảng biển nước sâu này, công ty TC cũng trúng thầu xây một khu công nghiệp trong đặc khu kinh tế  (SEZ); từ cảng chiến lược Kayaukpyu một ống dẫn dầu song hành với đường ống dẫn khí đốt chạy đến Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam, một dự án mang tính chiến lược nhằm giảm phụ thuộc nhập cảng dầu khí qua Eo Malacca; cảng nước sâu Kyaukpyu cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh  phía Tây Hoa lục, như khu tự trị Tân Cương . Có những lo ngại TC có thể dùng cảng Kyaukpyu trong mục tiêu quân sự, nhưng nỗi lo sợ vượt trội hơn là TC có thể áp dụng đòn bẩy kinh tế vào “chánh sách bẩy nợ”( debt trap), như đã xảy ra ở Sri Lanka qua dự án đầu tư của BRI vào cảng Hambantota.
Cảng Hambantota (Sri Lanka) vào năm 2017 đã trở thành gánh nặng cho Sri Lanka  khi chi phí duy trì vượt quá khả năng điều hành, và TQ gọi khoản đầu tư cho cảng này là “ món nợ “ khi Sri Lanka không  trả nổi nên đã phải rơi vào” bẩy nợ”, dựa theo “luật lệ” riêng của bắc Kinh theo đó Sri Lanka phải chuyển nhượng cảng cho công ty nhà nước TQ là China Merchants Port Holdings kiểm soát vào tháng 12 năm 2017 với hợp đồng thuê 99 năm; Hambantato trở thành  một nhượng địa cho TC và cũng lạ lùng , câu chuyện tương đối giống như cách đế quốc Anh buộc Nhà Thanh ký vào hiệp định nhượng Hồng Kông vào thế kỷ XIX. Sri Lanka cũng giao cho TQ một vùng đất rộng quanh cảng để làm khu đặc quyền kinh tế (SEZ/Special Economic Zone).Thật ra,TC còn  đầu tư nhiều vào các cơ sở hạ tầng và chỉ đến năm 2015, ngoài TC, Sri Lanka còn nợ các nước khác, gộp lại đã vượt trần vào khoản 94% GDP. Một nhà nghiên cứu thuộc CSIS đặt câu hỏi về lý do kinh tế việc xây thêm cảng Hambantota khi Sri Lanka đang có khả năng và kế hoạch mở rộng tại cảng Colombo, điều này khiến nhiều người nghĩ Hambantota có thể trở thành một cơ sở quân sự TQ khi TC đang mở rộng mạn lưới hải quân ,và xử dụng Hambantota trong  kế hoạch bao vây Ấn Độ, một cường quốc càng ngày càng xích lại gần Mỹ hơn trong Chiến lược Hướng Đông ;cảng Hambantota lại nằm trên tuyến đường thương mãi quan trọng xuyên qua Ấn Độ Dương. Một cuộc xâm chiếm đất đai trong hoà bình.!
Cảng Gwadar ( Pakistan ), cùng số phận như cảng Hambantota, nay cũng thuộc quyền quản lý của TC, lý do vì  Pakistan không trả nổi món nợ khổng lồ 62 tỷ USD  mà TC đã cho Pakistan vay để cùng TQ phát triển  dự án“Hành lang Kinh tế TQ-Pakistan ( CPEC)” đi ngang qua Kashmir phần đất do Pakistan quản lý nhưng Ấn độ coi phần đất đó  thuộc chủ quyền của mình; CPEC là một dự án nằm trong kế hoạch BRI do Tập Cân Bình đề xuất từ năm 2013. Với chách sách bẫy nợ, Bắc Kinh được thuê đất quanh cảng Qwadar 43 năm. Cảng nước sâu Qwadar là trung tâm chuyển vận hàng hoá, là cửa ngỏ nhập khẩu và xuất khẩu từ vùng Tân Cương đến các thị trường quốc tế, rút ngắn thời gian nếu phải đi vòng qua Eo Malacca. Nó trở thành nơi hội tụ của các vùng thương mại quan trọng của thế giới, của Trung Đông giàu dầu mỏ, của Trung Á (Central Asia ) và Nam Á  (South Asia).Việc khai triển tuyến đường giữa Pakistan và phía Tây TQ, Bắc Kinh rút ngắn được con đường vận chuyển dầu khí , nguồn năng lượng thiết yếu cho sự sống còn của nền kinh tế của TQ; kiểm soát được Gwadar, TQ có thể bảo đảm sự vận chuyển dầu từ Trung Đông qua Eo biển Hormuz cũng nằm gần cảng Gwadar.
Nhiều chuyên gia quan tâm, nhưng ai ngăn được TQ xử dụng cảng nước sâu này như một căn cứ hải quân Trung Quốc; cảng Gwadar nhìn ra Biển Ả Rập (Arabian Sea) và vùng biển chiến lược Ấn Độ Dương là nơi trong tương lai TC có tiềm năng triển khai hạm đội trong khu vực Ấn độ -Thái Bình Dương , điều mà thủ tướng Modi và thành viên Bộ Tứ Kim cương ( Quad) đã nghĩ tới.
Ngày 29/01/2018 Pakistan và TQ đã cùng nhau tổ chức triển lãm lần dầu tiên về tầm quan trọng của cảng Gwadar và khu kinh tế tự do, ( Special Economic Zone ,SEZ) của  cảng này. Tuy nhiên thách thức an ninh vẫn là vấn đề cho cảng và cho CPEC với sự quấy rối của các phần tử hiếu chiến, gồm Nhà nước Hồi Giáo và các phần tử nổi dậy và sự chống đối của các đảng đối lập mang màu sắc dân tộc trước tác động xâm lược của Bắc Kinh.
Cảng Chabahar (Iran): Cảng chiến lược Chabahar nằm trên ven biển phía nam quốc gia Hồi giáo Iran, bên cạnh sườn  cảng Gwadar( Pakistan) , nhìn ra Vịnh Oman, vừa được khánh thành hồi đầu tháng 12/2017 do nổ lực đầu tư của Ấn độ với thoả thuận với Iran, nó phản ảnh tham vọng của thủ tướng Ấn độ Narenda Modi nhằm  phát triển hạ tầng cơ sở kết nối khu vực giữa Ấn độ ( Mumbai) với Iran xuyên qua Biển Ả Rập , nối cảng Chabahar với Afghanistan , và tuyến đường mới này sẽ vươn tới châu Âu, nhằm đối trọng với Vành đai và Con đường Tơ lụa Trung Quốc; dự án  Chabahar tạo ra viễn cảnh hàng hoá Ấn độ tràn ngập vào Trung Á và Afghanistan, mà khỏi qua lãnh thổ Pakistan , vốn căng thẳng với Ấn Độ, tất nhiên sự kiện mới này buộc Pakistan chú ý theo dõi ,và dự án Chabahar là nước cờ chiến lược của Dehli nhằm hạn chế ảnh hưởng  Trung Cộng trong khu vực Ấn Độ Dương. Nhưng liệu New Dehli có thể cạnh tranh nổi với sức mạnh kinh tế của TC, trong sách lược phát triển cảng Qwadar , cùng những thử thách an ninh bất ổn ở Afghanistan. Công trình phát triển cảng Chabahar lại do một công ty có liên hệ gần gũi với Vệ binh Cộng hoà Iran; nay tổng thống Trump lại rút khỏi thoả thuận hạt nhân ký năm 2015, lại tái lập biện pháp trừng phạt Teheran ,tạo lại thế thù nghịch với Iran, và do đó cũng gây trở ngại không ít cho New Dehli trong hợp tác Iran-Ấn độ; trong khi BRI đang đẩy Iran  siết chặt bang giao với Trung Cộng, trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc TC và Hoa Kỳ.

Tóm lại, “Con đường Tơ lụa Hàng hải “(Maritime Silk Road ) trên đường vào Ấn Độ Dương đã tạo những tác động kinh tế, chánh trị, quân sự, văn hoá cho các quốc gia tham gia vào kế hoạch đầu tư của TQ, nhưng nhìn chung ảnh hưởng chánh trị, kinh tế , quân sự của Bắc Kinh càng ngày càng mở rộng trong khu vực  khiến các chiến lược gia đặc biệt quan ngại tập trung vào Ấn Độ Dương, nơi mà Hoa kỳ và Bộ Tứ Kim cương ( Quad) từng xem như vùng kết nối quan trọng giữa Thái Bình Dương với Trung Đông và quan trọng hơn nữa trong việc quản lý bất kỳ mối đe doạ nào đối với các “chốt cổ chai “ của Eo biển Hormuz và Eo biển Malacca. Như đã trình bày, nền kinh tế TC phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường thương mại Ấn Độ Dương, bình thường phải xuyên qua các chốt eo biển, do đó việc phát triển các cảng biển sâu và các tuyến đường kết nối với lục địa (TQ ) bảo đảm được việc cung cấp năng lượng (dầu khí) giảm thiểu được chi phí  và thời gian chyển vận, mà còn có thể phòng ngừa được trường hợp bị Tây Phương chèn ép tại các chốt ( như Eo biển Malacca…) Việc gia tăng hiện diện quân sự ở Ân Độ Dương là điều tất yếu, là phù hợp với chiến lược biển của Tập Cận Bình , đặc biệt để đảm bảo an toàn các tuyến đường hàng hải con đường huyết mạch cho nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất cảng ,và không ngạc nhiên việc TC dùng sức mạnh cơ bắp nhằm bảo vệ lợi ích đã chiếm hửu trong khu vực (như trường hợp cảng Hambantota) , dù việc xâm lăng lãnh thổ như vậy là vô đạo và trái với luật pháp quốc tế.
Chiến lược “Chuỗi Ngọc trai”vẫn còn mở rộng ”, cảng Gwandar chưa phải là hạt trai cuối cùng khi lịch trình đầu tư của Vành đai và Con Đường còn dài dính liền với nhiệm kỳ không giới hạn chủ tịch Tập Cận Bình ; tiến độ mở rộng cho thấy  BRI cũng đã vươn tới Châu Phi, Nam Thái Bình Dương. Phản ứng của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhựt Bản, Úc sẽ ra sao?

4.”Sáng kiến Vành đai Con đường” mở căn cứ quân sự tiền đồn đầu tiên tại Phi Châu: cảng Djibouti

Tham luận này không đủ rộng để trình bày tác động của BRI trên khắp địa bàn Phi Châu, trong bối cảnh Hoa kỳ với chánh quyền TT Trump hầu như lơ là trong chánh sách đối ngoại đối với lục địa bao la này theo báo cáo (phần  Châu Phi ) của chánh phủ Mỹ nói về Chiến lược An Ninh Quốc Quốc Gia (National Security Strategy ) và Chiến lược Quốc Phòng ( National Defense Strategy), trong lúc Trung Cộng tiếp tục đổ hang nghìn tỉ đô la qua kế hoạch “ Vành đai Con đường” đầu tư vào phát triển hạ tầng cơ sở, và  kết quả TQ ngày nay là đối tác thương mại lớn nhứt của lục địa này, vượt trội hơn Hoa Kỳ.
Nhưng điều Hoa Kỳ chắc không thể lơ là khi Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân Djibouti tầm cở trong vị thế chiến lược nằm ngay lối ra vào phía nam Biển Đỏ ( Red Sea) chỉ cách căn cứ quân sự Hoa kỳ Camp Lemonnier 10,5 km, căn cứ quân sự duy nhứt của Hoa Kỳ, cũng là nơi lực lượng đặc nhiệm Mỹ mở các hoạt động chống khủng bố. Cộng hoà Djibouti có khoảng một triệu dân có biên giới với Somalia, và nằm tại khu vực Sừng của châu Phi, ngay tại vị trí chiến lược với các tuyến đường hải quốc tế đi qua kinh đào Suez, nhìn ra Vịnh Aden, phía tây bắc giáp Ehiopia, còn Eritrea trùm ngay trên đầu.
Không rõ Djibouti đã vay (nợ) TC tới mức “vượt trần” chưa khi xứ này chấm dứt hợp đồng với DP World mà giao việc quản lý cảng cho Bắc Kinh; TQ còn” giúp “ đầu tư vào dự án thiết lập tuyến giao thông  đường xe lửa điện (electric railway) nối liền hải cảng Djibouti với Addis Ababa (thủ đô Etiopia); theo tiết lộ của giới truyền thông, Djibouti đã vay TC một khoản tiền khổng lồ tương đương với 75% GDP,  còn theo ước tính của Mỹ, Djibouti đã nợ hơn 1,2 tỷ đô la; điều này khiến ta suy luận là Bắc Kinh đã làm trò chơi “ bẩy nợ” để rồi Djibouti lại phải nhượng cảng container Doraleh. Ngày khai mạc căn cứ hải quân  (1/08/2017) có Quân đội Nhơn dân Trung quốc (PLA) tham dự.
Trước việc TC thiết lập căn cứ ngay điểm chiến lược quân sự Djibouti, Tướng Thuỷ quân lục chiến Thomas Waldhauser, chỉ huy các lực lượng quân sự Hoa kỳ tại Châu Phi (US Africa Command) đã trình báo Uỷ ban Quân vụ Thượng viện “ đây là kịch bản tệ hại nhứt” ( “worse-case scenario”), nó sẽ “hạn chế quyền tiếp cận của chúng ta”, … hạn chế khả năng ra vào của Hải quân , ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhiên liệu cho tàu quân sự,  cho việc tiếp tế Camp Lemonnier, và các tiền đồn khắp châu Phi”.
Thêm sự kiện nóng từ “ Chương trình The Dragon’s Reach” trích tin VOA (ngày 04 Tháng 5, 2018): Trung Cộng từ căn cứ hải quân Djibouti đã bắn tia laser cấp độ quân sự vào máy bay của Mỹ trong lúc hạ cánh xuống Camp Lemonnier, gây phi công bị thương nhẹ; theo phát ngôn viên của Ngũ Giác đài Dana White tin chắc công dân TQ đứng đằng sau hai vụ bắn laser gần đây; nhưng ai cũng đoán được TC đã phủ nhận các cáo buộc của Hoa Kỳ. TC muốn thăm dò phản ứng  Mỹ, như họ đã từng làm ở Biển Đông, cho rằng Bắc Kinh có một chiến lược dài hạn , bền bĩ mà họ đang theo đuổi, cả ngoại giao quân sự lẫn đầu tư kinh tế đều là những trụ cột quan trọng về cách họ thực sự thiết lập sự hiện diện trong khu vực đó.”
Vị thế của cảng Bjibouti tại mõm tây bắc Ấn Độ Dương chắc cũng đã gây những lo ngại cho thủ tướng Ấn độ Narendra Modi ; quả là thêm “hạt trai mới” trong “chuỗi ngọc” ( String of Pearls) của TC nhằm bao vây Ấn độ tứ bề trong đó nhiều cảng  TC có thể biến thành cơ sở quân sự như ở Miến Điện, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan ( Cảng Gwadar với trục Vành đai Kinh tế TQ-Pakistan xuyên ngang Kashmir tức sườn phía bắc Ấn độ).
Trước khi rời Bạch Ốc, Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng đã mưu tìm cũng cố quan hệ với một lục địa đang tiến gần hơn với TQ , trong bối cảnh” Vành đai Con đường” phát động rầm rộ tại Phi Châu. Trong chuyến viếng thăm Phi Châu sáu ngày tại 5 quốc gia  (từ ngày 07/03/2018); trong cuộc họp báo tại thủ đô Ethiopia, Tillerson lên tiếng cảnh báo châu Phi lâm vào cảnh“đổ nợ”, khuyên các quốc gia Châu Phi nên cẩn thận, đừng để mất chủ quyền khi nhận các khoản vay, mà cần xem xét kỷ các điều khoản ký kết, chắc ông lại muốn nói tới chánh sách “bẩy nợ” của Bắc Kinh mà Bà Giám đốc IMF đã từng lưu ý các “thành viên con nợ” của BRI. Chắc nhiều người còn nhớ lời phát biểu của vị cựu ngoại trưởng Tillerson tại CSIS 10/18/2018“ Chúng tôi cần hợp tác với Ấn Độ nhằm đảm bảo rằng Ấn Độ -Thái Bình Dương không trở thành một khu vực rối loạn, xung đột, và theo thói kinh tế con buôn cướp giựt” (“we need to collaborate with India that Indo-Pacific does not become a region of disorder, conflict, and predatory economics” (chú thích #14&15 ).
Chuyện BRI và tác động của nó trên Djibouti và trên Phi Châu còn dài, xin tạm ngừng ở đây; trong một dịp khác sẽ bàn về mạng lưới Vành đai Con đường trên toàn Châu Phi, và kế hoạch hợp tác giữa quốc gia độc tài đạo tặc Nga với chế độ độc tài toàn trị TC , cả hai nhằm mở rộng ảnh hưởng loan toả trên toàn lục địa mênh mông này, hi vọng  sẽ vượt trội hoặc ít nhứt là cạnh tranh với Hoa Kỳ, trong ý đồ sắp đặt lại trật tự thế giới. Tổng thống Trump trong diễn văn báo cáo về Chiến lược An ninh Quốc gia ( 12/2017) đã xếp hai cường quốc mới này là kẻ thù, là những quốc gia xét lại ( revisionist countries ).

5. Con đường Tơ lụa trên bộ (Silk Road Economic Belt) nối kết Trung Quốc với Âu Châu, xuyên qua Trung Á. Trường hợp quốc gia Kazakhstan

Đồng thời với Con đường Tơ lụa Hàng hải (Maritime Silk Road),TC cho khai mở “Vành đai Con đường Tơ lụa” trên bộ ( Silk Road Economic Belt) kết nối TQ với Âu Châu, xuyên qua Trung Á ( Central Asia) và Nga; Âu châu là biên giới cuối cùng của “Nhứt Đới” (One Belt). Mục đích Bắc Kinh là phát triển hạ tầng cơ sở và phát triển cho khu vực, tìm đường phát tán nền kinh tế dựa tren xuất khẩu nhưng Mỹ, Tây Âu, Nhựt nói chung là Tây phương quan ngại động cơ thầm kín đằng sau “ Viễn kiến và Hành động cho kế hoạch BRI” của Bộ Chánh trị TC (phổ biến từ 28/03/2015); Âu châu nghĩ rằng phần lớn  BRI đã mang đến những tác động tiêu cực về mặt kinh tế, quân sự, địa chánh trị cho các quốc gia thành viên BRI. Trái lại, các quốc gia Trung Âu và Đông Âu CEE (cụm từ Anh ngữ CEE chỉ Countries in Central and Eastern Europe) lại khá nhiệt tình với chánh sách đầu tư của Trung Cộng mà ít quan tâm đến mối hại kinh tế, chánh trị sau này. Nhưng các nhà phân tách thời sự lướt qua khía cạnh địa chánh trị đáng đáng chú ý về sự đồng thuận Bắc Kinh-Moscow trong kế hoạch phát triển BRI tại Trung Á và Đông Âu.
Trong chiến lược “ đi ra ngoài” (“going out”) về phía tây, BRI đụng phải Liên minh Kinh tế Âu-Á, của nhà độc tài toàn trị Tập Cận Bình và tổng thống Putin cũng vừa độc tài lại mang tiếng đạo tặc, cả hai đều có tham vọng mở rộng ảnh hưởng kinh tế địa chánh trị trên các nước Trung Á (Cenral Asia), EU (European Union), bao gồm luôn cả các quốc gia Trung Châu (Central Europe) và Đông Âu (Estern Europe); trong cách nhìn tiêu cực quả là chuyện “mạt cưa mướp đắng” gặp nhau. Nhưng cả hai, TC và Nga,  cũng đang trực diện với nhiều thử thách cho việc thực hiện kế hoạch của mình, nên phải bỏ lại đằng sau những bất đồng tư tưởng , dành cho cách tiếp cận thực dụng hơn để cả hai cùng thắng, cùng theo đuổi lợi ích chung và cùng đối phó các mối đe doạ chung. Nga đang bị Tây phương trừng phạt kinh tế sau vụ Crimea, sau vụ ảnh hưởng vào cuộc bầu cử Hoa kỳ, vào thêm vào đó nguồn lợi dầu khí bị thu hẹp; Nga lại muốn duy trì sự kiểm soát các nước láng giềng Trung Á, Đông Âu thuở nào từng là liên minh của Liên bang  Xô Viết. Thực sự Nga bị Tây Phương cô lập về cả hai mặt kinh tế và chánh trị , dù Kremlin vẫn còn ở thế mạnh quân sự chưa ai vượt trội, cho nên qua sự hợp tác với TC , Putin sẽ có thêm ưu thế mở rộng hoạt động cho mình và cho Liên Minh Kinh Tế Âu-Á (EEU) đặc biệt hướng về vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tìm các nước không theo lịnh trừng phạt của Tây phương để tìm thị trường mới khác như Phi luật Tân, Indonesia, Nam Hàn, Việt Nam. Liên minh Kinh tế Âu-Á ( Eurasian Economic Union , thường được viết tắt EEU) là sáng kiến của Putin và do Nga đứng đầu , với 5 thành viên : Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan trong đó có 2 trong 5 nước  Trung Á (Kazakhstan, Uzbekistan, Turmenistan, Tajikistan, Kyrgystan). Trung Á nằm vào vị trí chiến lược giữa các thị trường đang phát triển của Á Châu (Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và các thị trường giàu có Âu châu.
Đối với TC, với khối dự trử ngoại tế khá lớn, với Quỹ Con đường Tơ Lụa ( Silk Road Fund), Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Á Châu (AIIB ) và  các ngân hàng TQ đứng phía sau chống lung kha1 vững chắc cho BRI , nhưng nhiều rủi ro khi “ đi ra ngoài” xuyên qua Trung Á ( Central Asia), là sân sau của Nga, Tập phải đối phó  với vấn đề an ninh, một vùng đầy bất ổn chánh trị lại nôm nớp lo sợ khủng bố của Nhà nước Hồi Giáo, và nhiều nhóm quá khích, trong khi nội tình cũng không yên trong việc trấn áp các phong trào yêu nước tại Tân Cương, Tây Tạng, chưa kể nền kinh tế TQ cũng bắt đầu khựng lai; trong tình huống đó, Trung Á là nơi mà Putin  là trùm khu vực có khả năng quản lý tình thế và ổn định khu vực. Nói cách khác TQ là người tạo cảnh (enabler), giàu phương tiện, là đại xì thẩu ( Big money! ), có khả năng thực hiện kế hoạch “Nhất đới Nhất lộ” còn Nga sẽ là người bảo vệ an ninh có “Big Gun”!Do đó không ai ngạc nhiên thấy“mạt cưa” và “mướp đắng “ hợp tác với nhau vì quyền lợi chiến lược, vì cả hai cùng chia sẽ lợi ích, để cả hai cùng thắng  trong tham vọng tạo lập một khu vực Trung Á thạnh vượng (!) dưới sự kiểm soát của hai cường quốc độc tài, và nhờ đó Tập Cận Bình lấy đà đẩy mạnh cuộc đầu tư vào Âu châu.
Đánh dấu cho sự hợp tác Trung-Nga , từ nặm 2015 hai nước Nga và TC đã ký kết thoả thuận hợp nhứt BRI với EEU , giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu ( EEU) với Sáng kiến Vành đai Con đường. Ngoài ra nên kể những dự án cụ thể giữa hai nước gồm hợp đồng khí đốt giữa Gazprom và CNPC (2014), Quỹ Con đường Tơ lụa - Silk Road Fund - đầu tư cho dự án Sibur (2017), dự án Yamal LNG (2015), dự án Western Europe-Western China highway, nối liền cảng Liannyungang trên bờ Biển Hoàng hải, TQ với cảng cạnh St.Petersburg dọc Biển Baltic, xuyên qua Kazakhstan. Hai cường quốc có vẻ vững tin sẽ vượt trội hoặc thừa sức cạnh tranh với siêu cường Hoa Kỳ, và chắc cả hai khó quên về tuyên bố của tổng thống Trump xem họ là hai kẻ thù trong “Chiến lược An ninh Quốc gia”. Nhắc lại tại “Diễn đàn đầu tiên Vành đai Con đường”(ngày 10/ 5/2017) tại Bắc Kinh, Tập ca ngợi Nga là một đối tác cột trụ tích cực của BRI , và Putin là người được Tập cho phát biểu ngay sau bài diễn văn khai mạc của Tập, để Putin có dịp quảng cáo lại dự án Đại Á-Âu (Greater Eurasia project )với cử toạ gồm nhiều lãnh đạo thế giới, doanh nhơn, học giả… Chánh sách thương mại, thuế má của Trump càng tạo sự gắn kết TC và Nga, điều này thấy rõ trong Thượng đỉnh “Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải  (SCO) tại Thanh Đảo gần đây (ngày 9-10/06/ 2018).

Nhìn vào bản đồ “Nhứt đới” hay các hành lang kinh tế  kết nối TQ với Trung Á, các cơ quan truyền thông nói đến khá nhiều tác động của “Sáng kiến Vành đai Con đường” (BRI) tại Cộng hoà Kazakhstan, Trung Á (Central Asia ), về dự án Đặc Khu Kinh Tế” Khorgos; phóng sự của “The Dragon’s Reach” trên VOAnews cũng không quên đánh giá hệ luỵ của BRI trên vùng sa-mạc xa xôi này.
Khorgos là một cảng cạn  (dry port) khổng lồ đang dựng lên trên một sa mạc xa xôi cạnh biên giới giữa Cộng hoà Kazakhstan và Trung Cộng trong kế hoạch “Vành đai Con đường” nhằm phát triển các tuyến đường bộ để chuyển vận hàng hoá trên xe lửa (loại standard gauge trains) từ nội địa Trung Quốc để sang qua xe lửa loại wider gauge (wider gauge trains ) trước khi cho xuất khẩu tới các thị trường châu Âu; theo báo chí cho biết chuyến xe lửa đầu tiên năm 2015 mang được 30 containers; năm 2017 chuyển vận gần 50 ngàn containers; chuyển vận như vậy chỉ mất từ 10-14 ngày , trong khi dùng đường biển sẽ mất 50 đến 60 ngày, nhưng so lại thì rẻ hơn đường bộ, dù thời gian ngắn hơn! Hàng hoá “Made in China” ào ạt đổ về hướng Âu Châu, nhưng chiều ngược lại thì quá ít; lại tình trạng nhập siêu cho Âu Châu. Trung Cộng đầu tư hàng tỉ đô la vào Kazakhstan , với kế hoạch BRI đổ vào dự án Đặc Khu Kinh tế  Khorgos-Eastern Gates thành trung tâm (hub) quốc tế hàng đầu về thương mãi, vận tải, hậu cần. Zarakhstan là đối tác thương mại lớn nhứt của Trung Cộng, và có ảnh hưởng rộng lớn lên các quốc gia chung quanh. Hiện nay Cộng hoà Kazakhstan, độc lập từ năm 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ, được trị vì với vị tổng thống già nua Nursultan Nazarbaye vốn là một lãnh đạo vào thời cộng sản từ năm 1990, ông có công xây dựng đất nước khá hơn, nhưng vẫn giữ lối quản trị độc tài mà vẫn còn nắm giữ ưu thế trong khu vực và uy tín quốc tế; Kazakhstan là thành viên của Liên Minh Á-Âu (EEU), cũng là thành viên của SCO, của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu (OSCE ). Kazakstan cũng là quốc gia sở hửu nhiều nguồn dầu khí mà TC rất ưa thích, lại là vùng sản xuất ngũ cốc, và hơn thế có quặn uranium trong lòng đất, cũng là thứ nguyên liệu Bắc Kinh đang cần.
Là khách hàng quan trọng của BRI, không rõ Kazakhstan đã lọt vào “bẩy nợ” của Bắc Kinh chưa, nhưng chánh phủ Kazakh nhắm mắt làm ngơ không dám mạnh miệng với Bắc Kinh khi công dân mình bị đàn áp giam cầm ở Tân Cương trong nhiều năm qua tại khu tự trị này ngày càng gia tăng đáng kể , từ việc lấy mẫu DNA cá nhơn, việc thâu hồi hộ chiếu, bỏ tù hàng loạt và việc giam giữ trong các” trại giáo dục cải tạo”; một số tù nạn nhơn là công dân Kazakhstan được trả về xứ nhờ sự can thiệp “tinh tế” của nhà nước Kazakh vốn là “đối tác tốt “của  “Sáng kiến Vòng đai và Con đường”. Giáo sư Nargis Kassenova giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Á của Viện Đại học KIMEP (Almaty, Kazakhstan ) nói với Diplomat qua email “ Theo hiểu biết của tôi là vấn đề đã được nêu lên một cách ngoại giao để báo hiệu mối quan tâm, nhưng không gây ra sự phẩn nộ của chánh phủ Trung Quốc …” một phóng viên của đài RFE/RL nhận định về cách can thiệp của nhà nước cho các nạn nhân Kazakh ở Tân Cương rằng ngoại giao là một nghệ thuật tinh tế, đặc biệt khi nhơn danh cho một nước 18 triệu dân đi nói chuyện với đại diện của một quốc gia 1 tỷ 400 triệu dân”. (Chú thích # 17 & 18).
Theotin từ ác cơ quan bảo vệ nhơn quyền, từ giữa năm2017, Bắc Kinh tăng cường chiến dịch  đàn áp và giam giữ hàng chục ngàn người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ (Muslim Uyghurs) và các dân tộc thiểu số Hồi giáo (ancient Turkic Muslim people) khác trong đó có người dân tộc Kazakh tại các nhà tù và trại “giáo dục cải taọ “ ở những vùng phía tây khu tự trị Tân Cương,  cạnh biên giới Kazakhstan. Bắc Kinh ngược lại tố cáo có cả trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ sống nhiều nơi trong nội địa TC đã vượt biên tham gia các nhóm Hồi giáo quá khích ở Trung Đông, Afghanistan, nhằm giải thích biện pháp trấn áp cực kỳ dã man của họ.
Tình cảm chống Trung Quốc từ vụ giam cầm công dân Kazakh ở Tân Cương càng thêm trầm trọng vì sự hiện diện các doanh nhơn và Hoa kiều càng ngày đông đảo hơn trong các khu đặc quyền kinh tế, họ tóm thâu hết các cuộc thầu, giành hết công ăn việc làm của người bản xứ; Tập Cận Bình khi thăm viếng thủ đô Astana ( Kazakhstan) năm 2013 đã thông báo hành lang kinh tế Trung Quốc-Âu châu sẽ xuyên qua chốt trọng yếu Kazakhstan, dân chúng Kazakh đoán  trước điềm tai hoạ cho đất nước sắp đến nơi.
Năm 2016 một cuộc biểu tình với hàng ngàn dân chúng nổ ra khi tin chánh phủ Kazakh đề xuất tu chính luật lệ đất đai (Land Code) cho phép ngoại kiều, cụ thể là TQ, mua những vùng đất rộng lớn của Kazakhstan trước đây đã nhượng cho TQ theo thoả thuận năm 1999. Một video trên website TC lại phổ biến cáo buộc Kazakhstan đã chiếm đất của TQ khoản 44 triệu km vuông càng làm cho dân chúng thêm phẩn nộ   (xem chú thích # 18).Lại thêm vụ vừa ăn cướp vừa la làng.
Vốn là một cộng hoà Xô-viết cuối cùng tuyên bố độc lập khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, nhưng Kazakhstan ở thế phải tham gia Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) do Nga đứng đầu, với bản chất bá quyền với các thành viên. Tháng Ba 15, 2018 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bổng dưng, nếu không nói là bất thường, cho biết việc Kazakhstan cung cấp hộ chiếu miễn thị thực cho công dân Mỹ phải cần sự chấp thuận của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU),  tức phải được Kremlin đồng ý. Đã có vấn đề phức tạp trong bang giao giữa Kazakhstan và các liên bang trong thời gian gần đây mà theo giới phân tích, phần nào cũng do sự lãnh đạo của vị tống thống Nazarbaev đã kém mạnh mẽ hơn khi ông trên đà lão hoá; thời điểm 3/15 mà Lavrov đặt vấn đề visa nhắc lại ngày Kazakhstan tổ chức lần đầu tiên với tư thế là nước chủ nhà cho hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Trung Á từ năm 1999. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Kazakhstan (Anua Zaynakov) với giọng khá chua chát, và ông ta chờ khi Lavrov đến thủ đô Astana để đàm phán về Syria  hôm 3/16 để đáp trả Lavrov rằng việc giới thiệu hay huỷ bỏ chế độ visa cho công dân nước ngoài là quyền của quốc gia nào có chủ quyền, và rằng EEU không phải là một liên minh chánh trị mà vai trò duy nhứt là quan tâm với việc hợp tác kinh tế.

Các phân tích cho thấy Cọng hoà Kazakstan với vị thế địa-kinh tế-chánh trị hàng đầu của Trung Á, sau những năm cọng tác với Sáng kiến Vành đai Con đường của Tập và với EEU của Putin rồi cũng đụng phải vấn đề chủ quyền với họ, tinh thần dân tộc bị sứt mẻ, nhưng ban lãnh đạo Kazkhstan đã góp vốn cho hai đại cường giải quyết phần nào các khó khăn nội bộ của họ thay vì tạo sự thạnh vượng và lợi ích cho dân Kazakh hay cho Trung Á.

Tác động của BRI tại Trung Đông khá phức tạp sẽ được bàn tới đầy đủ hơn trong dịp khác. Năng lượng  trời cho khu vực nầy lại là sức thu hút không gì cản nỗi cho cường quốc đỏ Trung Nam Hải luôn có nhu cầu ( dầu khí ) cho phát triển công nghiệp; mới đây ( ngày ngày 10-07-2018 ) Tập Cận Bình triệu tập “Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Ả rập” ( CASCF/China-Arab States Cooperation Forum) lần thứ 8 tại Bắc Kinh, với sự hiện diện của các thành viên cao cấp của các quốc gia Ả rập  và Liên minh Ả Rập ( Arab League ); trong diễn văn khai mạc , hoàng đế đỏ tuyên bố sẽ đẩy mạnh “Sáng kiến Vành đai Con đường” đi vào sự nghiệp phát triển Trung Đông; chủ tịch thông báo TQ sẽ tháo khoán gói tín dụng trong hình thức vay nợ ( loan) $20 tỷ USD cho nhiều quốc gia Ả rập ( loans) , và thêm vào đó 1 gói viện trợ (aid) $100 tỷ USD cho người Palestine, Yemen, Jordan và Syria. Kế hoạch táo bạo của BRI đi vào Trung Đông vào thời điểm mà tình hình chánh trị đầy bất ổn giữa Riyadh và Teheran với các điểm nóng tại  Yemen, Iran, Iraq, Syria, Qatar; BRI có vẻ đẩy Bắc Kinh về phía Iran một quốc gia Hồi giáo( hệ phái Shiite) tỏ ra đáng tin cậy trong mặt trận chung chống chánh phủ Trump vừa mới rút khỏi thoả thuận hạt nhơn và đang có biện phát trừng phạt kinh tế xứ nầy, và tổng thống Trump thì sát cánh với Arab Saudi ( hệ phái Sunni), một quốc gia luôn ở trong tình trạng xung đột với Iran; ngay khi Diễn đàn diễn ra , Ngoại trưởng UAE là Tiến sĩ Al Jaber tố cáo Iran can dự nội tình các nước Ả rập và hổ trợ các dân quân khủng bố tại các lân bang Ả rập.

Liệu Trung Cộng đối phó ra sao với tình trạng thù địch khá sâu sắc giữa các hệ phái, trong bối cảnh Tây phương đang theo dõi tác động tiêu cực của BRI khắp nơi , tại Trung  Đông cũng như trên thế giới , trong đó nhiều case study tiếp tục phân tích sức mạnh kinh tế và tham vọng của tập đoàn Đại Hán tại Âu châu qua công cụ BRI, một lục địa đang đối phó quá nhiều khủng hoảng chánh trị xã hội, kinh tế, an ninh.

“Sáng kiến Vành đai và Con đường” đi vào Âu Châu.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tây phương rất quan ngại vào kế hoạch đầu tư của BRI mà Trung Cộng nổ lực tô điểm và quảng cáo trên Diễn đàn BRI 5/2017  tại Bắc Kinh; EU nói chung đã nhìn thấy hậu ý thầm kín của Tập Cận Bình, ngược lại các quốc gia Trung Âu và Đông Âu ( CEE cụm từ Anh ngữ viết tắt cho countries in Central and Eastern Europe) lại nhiệt tình hoan nghinh đầu tư của TQ mà quên đi cái giá phải trả về mặt kinh tế và chánh trị về sau.
Bản tin Handelsblatt ( Đức) ngày 17/04/2018 cho thấy con đường BRI dù là “đới” hay “ lộ” rồi cũng đến trạm cuối  là Âu Châu cũng khá gập ghềnh, không được trơn tru. Đã có 27 trên 28 vị đại sứ EU đồng tình ký vào bản Báo cáo, như một tuyên bố chung, nhằm đưa vào nghị trình thượng đỉnh EU-TQ vào cuối tháng Bảy tại Bắc Kinh, với nội dung chỉ trích nặng nề và tố cáo “Dự án Silk Road” của TQ đi ngược lại chánh sách tự do hoá mậu dịch, nó còn tạo nên bất bình đẳng dành cho công ty TQ ở vào lợi thế nhờ vào sự trợ giá của nhà nước. Điều nhức nhối cho EU là một thành viên của mình là Hungary lại từ chối ký vào văn bản, một hình thức tuyên bố chung. Báo cáo còn chỉ trích tham vọng của Bắc Kinh nhằm tạo một mô hình toàn cầu hoá phù hợp với lợi ích riêng cho mình, và đồng thời “sáng kiến”chỉ theo đuổi mục tiêu chánh trị nội bộ như việc giải toả hàng hoá dư thừa do tình trạng “sản xuất quá tải” của TQ, và kế hoạch mở ra thêm thị trường xuất cảng. Các viên chức EU cho thấy TC có ý đồ chia rẻ châu Âu châu và tìm cách quan hệ đầu tư riêng với từng quốc gia thành viên EU hầu dễ bề thao túng . EU cũng như Hoa kỳ rất quan ngại TC trong kế hoạch đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng yếu, các công nghệ nhạy cảm, về an ninh trong chương trình đầu tư hạ tầng cơ sở, về quyền sở hửu trí tuệ; EU đòi hỏi nguyên tắc minh bạch, tuân thủ luật lệ quốc tế, bảo vệ môi  sinh, lao động cùng những luật lệ riêng của EU.”
Năm 2017 “Thượng đỉnh Trung Quốc – CEE “còn gọi thượng đỉnh “ 16+1 “đa phần là các nước  Trung Âu và Đông Âu (CEE) và Trung Cộng do Hungary là nước chủ nhà luân phiên tổ chức, bàn thảo về kế hoạch đầu tư, về hạ tầng cơ sở đặc biệt về việc xây cất con đường sắt cao tốc  Belgrade-Budapest ( nối liền thủ đô hai nước Serbia và Hungary). Hungary là thành viên chánh thức của EU, lẻ ra Bắc Kinh khi làm ăn với Budapest nên qua ngả EU cho phù hợp với nguyên tắc quan hệ ngoại giao luật lệ của Liên minh,thay vì đi đêm với Hungary; nhưng Hungary đã vấp phải “bẩy nợ” của BRI ; trong việc xây cất đường sắt cao tốc Belgrade-Budapest,  Serbia phải vay 297,6 triệu USD và Hungary vay $2,1 tỉ ( billion) với China Exim Bank.
Theo Kế hoạch BRI một hệ thống đường sắt cao tốc mới sẽ được thiết kế nhằm chuyển vận  hàng hoá từ TC theo đường Tơ lụa Hàng hải ( Twenty First Century Maritime Silk Road) đến cảng Piraeus ( Hy Lạp ) , từ đó phân phối đến các vùng khác trung tâm châu Âu! (nguồn: voanews.com/a/Serbia-start-contruction-chinese-funded-railway-budapest). Cảng Piraeus là cảng lớn nhứt và lâu đời nhứt của cộng hoà nghị viện Hy Lạp, năm bên bờ Địa Trung Hải, là quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu châu (EU) từ 1981, lại là quốc gia nạn nhơn của chủ nghĩa đế quốc chủ nợ của Trung Quốc ( xem # 16 ) . Hải cảng mở ra thì hàng loạt công ty quốc doanh TQ đổ vào đầu tư với nhiều hợp đồng hàng tỉ đô la; Hy Lạp vốn đã khốn đốn vì nợ công từ  lúc khủng hoảng tàì chánh năm 2009 ,nay thêm nợ vay từ kế hoạch BRI; trước mắt Hy Lạp không trả nỗi nợ thì phải đành thế chấp tài sản: năm 2016 một công ty TC ( Cosco Shipping) mua 51% cổ phần của cảng Piraeus; theo Reuters ( 22/09/2016) công ty này đã trả 315.5 triệu USD.
Biết khó bề tung hoành ở các khu vực giàu có Tây Âu, các lãnh đạo TC đi lùng các nước nhỏ phần lớn trong nhóm CEE, các nước trong cánh Western Balkans ( như Serbia, Bosnia, Albania…) với nền kinh tế , chánh trị  bất ổn vẫn còn trong thời kỳ đang phát triển , quá cần vốn để mở mang hạ tầng cơ sở , mà lại gặp khó khăn để vay từ các định chế tài chánh tây phương ( WB,IMF) nay lại được cường quốc số hai mở hầu bao mà không đòi hỏi cải thiện nhơn quyền, hay phải tuân thủ các chuẩn mực trong chánh sách cho vay, với điều kiện bên ngoài có vẻ lỏng lẻo nhưng rồi khi nợ đáo hạn không trả nổi thì chỉ còn nước trao tài sản cho Bắc Kinh giữ giùm ,điển hình như vụ cảng Hambantota ở Shri Lanka.! Một tiền hội nghị thường niên cho định chế 16+1 “ hợp tại Sofia  ngày 29-06-2018 do Bulgaria tổ chức để nghiên cứu kế hoạch phát triển BRI tại thượng đỉnh Trung Quốc-CEE dự trù ngày 9/7/2018 trong đó theo nghị trình có phần Bắc Kinh tiếp tục trấn an lời cáo buộc của bản báo của 27/28 đại sứ EU , và đặc biệt hơn của thủ tướng Đức Merkel trong dịp thăm Bắc Kinh (tháng 5/2018) đã phản đối mạnh mẽ tiến độ phát triển của tổ chức 16+1 nhằm vào sự chia rẻ nội tình EU khi các nước CEE này trên đường chuẩn bị hội nhập vào EU ; nguồn tin cho biết Thượng đỉnh EU-China sẽ khai diễn vào ngày 16/7/2018. Hiện tình cho thấy, với quá trình mang tính bành trướng, “Sáng kiến Vành đai Con đường “ khó bề thoải mái với Tây Âu khi đã tạo không khí nghi ngờ Trung Cộng chơi bài chia rẽ các nước châu Âu trong bối cảnh Brussels và Bắc Kinh đang đàm phán một thoả thuận đầu tư song phương.

6.Trung Cộng mở rộng kế hoạch RBI vào Mỹ LaTinh và vùng Caribbean

Mỹ Latin và vùng Caribbean vốn là sân sau địa chánh trị kinh tế của Hoa Kỳ gần hai trăm năm, nhưng chánh quyền Trump với chánh sách “American First” có vẻ không còn lưu tâm đến vấn đề bang giao với họ, vốn đã xấu từ các tổng thống tiền nhiệm, nay trở nên tệ hơn . Tổng thống Trump lại không may phải huỷ bỏ chuyến công du chánh thức dầu tiên tại Lima ( Peru ) để tham dự thượng đỉnh OAS ( Tổ chức  các nước châu Mỹ ) vì phải ứng phó với vụ Syria dùng võ khí hoá học. Cũng xin nhắc lại năm 2013 ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ là John Kerry tuyên bố sự chấm dứt lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Mỹ La Tinh, kết thúc thời đại của học thuyết Monroe (“The era of the Monroe Doctrine is over”).
Hoa Kỳ “lơ là “ thì TC nắm lấy cơ hội nhảy vào. Tại thượng đỉnh“Nhứt đái Nhứt lộ” lần thứ nhứt  tháng 5/2017 tại Bắc Kinh Tập Cận Bình khi nghinh đón các vị lãnh đạo Mỹ Latin đã tuyên bố Mỹ Latin là phần mở rộng tự nhiên của “Đường Tơ lụa Hàng Hải của thế kỷ 21” và Tập cũng không quên cám ơn tổng thống Argentina Maricio Macri đã tham gia BRI; ngoài ra còn có mặt tổng thống Chi-Lê Michelle Bachelet; những quốc gia Chile, Peru, Boliva, Venezuala đều là thành viên của AIIB ( Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu). Nhưng các nhà lập pháp Hoa Kỳ thì không thể “lơ là” khi TC  vung hàng tỉ đô la đầu tư vào Mỹ Latin ( Latin America ) kể cả hợp đồng khai thác dầu khí với Venezuala và Mexico;ngoài ra TC còn đều đặng tăng cường quan hệ quốc phòng xuyên suốt khu vực kể cả với những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như Columbia và Costa Rica; TC lại là thương gia vũ khí cung cấp cho vùng, kể cả vũ khí chiến lược; tất nhiên Quốc hội Hoa Kỳ cần biết mục tiêu của Sáng kiến Vành đai Con đường trong tham vọng độc chiếm sân sau của Mỹ.
Tư lịnh Bộ Chỉ huy Miền Nam (SOUTHCOM) Đô đốc Kurt Tidd trong buổi điều trần 2/2018 đã báo động với Uỷ Ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ ‘ Vành đai Con đường’ là một đe doạ cho Hoa Kỳ trong trong khu vực Mỹ La Tinh ( nguồn: BREITBART NEWS, by Edwin Mora, 15 Feb, 2018. ) ông cho biết TC đã cam kết $500 tỉ (billion) cho quỹ thương mại với nhiều nước Mỹ La Tinh và $250 tỉ đầu tư trực tiếp cho thập niên tới. Đô đốc Tidd nhận định TC đang tăng cường hoạt động kinh tế  qui mô trong khu vực với tài trợ và cho vay không điều kiện ràng buộc, thực hiện lề lối thương mại không công bằng, không tôn trọng chuẩn mực lao động và môi trường, và luôn mở rộng ảnh hưởng với các đối tác quan trọng, và khuyến khích ngày càng nhiều nước tham gia vào kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở. Nhưng thách thức về an ninh đáng cho Washington quan ngại về việc Bắc Kinh chú trọng tiếp cận các trọng điểm chiến lược như Kinh đào Panama.
Từ 1997, bộ Tư lịnh Miền Nam Hoa Kỳ (SouthCom) dời từ Panama về Miami; năm 2000, Hoa Kỳ giao trả Kinh đào Panama và vùng đất liên quan cho chánh quyền Panama quản trị. Tháng Sáu/2017, Tổng thống Panama tuyên bố cắt đứt quan hệ  ngoại giao với Đài Loan và quay sang thiết lập quan hệ với TC; tháng 11/2017 tổng thống Panama Juan Carlos Valera Rodriguez thăm TQ , mở đại sứ quán ở Bắc Kinh và lãnh sự quán tại Thượng Hải, và không quên ký với Tập Cận Bình 19 thoả thuận, trong đó thoả thuận quan trọng nhứt là đưa Panama vào Sáng kiến Vành đai Con đường! Với nền kinh tế thứ nhì chỉ sau siêu cường Hoa Kỳ, và với sức mạnh hậu cần, Trung Cộng đẩy mạnh phát triển con Kinh đào chiến lược Panama , nhiều doanh nghiệp từ Hoa lục đổ xô về Panama , nhiều dự án phát triển hai bên kinh đào, và tích cực tham gia nhiều công trình hạ tầng cơ sở quan trọng ( tàu điện ngầm, xây cầu trên kinh đào, trung tâm hội nghị). Theo nguồn tin về phía Đài Loan, trong trao đổi thiết lập ngoại giao, Trung Cộng đã cung cấp khoản vay không lời trị giá 3 tỉ đô la cho chánh phủ Panama. Một cái giá quá rẻ để có được một vị thế quan trọng kinh tế-chánh trị-địa chiến lược là kinh đào Panama, là điều mà Đô đốc Tư lịnh SouthCOM đã trình cho Uỷ ban quân vụ Thượng viện; đô đốc Tidd kết thúc bài báo cáo với quí nghị sĩ rằng Trung Quốc đang tăng cường vai trò đối thủ cạnh tranh với Hoa Kỳ tại Mỹ Latin.
Trước đó, ngày 12-01-2018, Diễn đàn Trung Quốc và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) kỳ hai họp tại Santiago, Chile ( nước chủ nhà ) nhằm siết chặt sự hội nhập của Mỹ Latin , và cố ý làm giảm ảnh hưởng của Washington; và Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết khu vực này là “ một sự phù hợp tự nhiên cho “sáng kiến  “, Vương tiếp tục quảng cáo thương hiệu BRI : “ TQ luôn cam kết con đường phát triển hoà bình và chiến lược đồng hưởng lợi win-win …” và Vương Nghị cũng không quên mời gọi đối tác tham gia vào “sáng kiến”. CELAC thành lập năm 2011 tại Venezula, gồm 33 thành viên, nhưng không có Mỹ và Canada.
Thật vậy“Con đường Tơ lụa Hàng hải TQ của thế kỷ 21”tiếp tục vai trò của kẻ đối thủ cạnh tranh với Mỹ tại Caribbean, lại được lúc Tổng thống Trump đảo ngược chánh sách bình thường hoá quan hệ với Cuba  mới vừa phục hồi vào thời Obama; Trump tăng cường cấm vận, hạn chế kinh doanh và sự đi lại của công dân Mỹ làm hụt hẫng hi vọng Havana trông chờ tư bản Hoa Kỳ; Mỹ và Cuba vốn là cựu thù thời chiến tranh lạnh. Trump “lơ là’ thì Bắc Kinh điền vào chỗ trống; Cuba tìm cách tăng cường thương mại với Trung Quốc và tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường, lại muốn có vai trò như một “nút khu vực”( region node ) có thể đưa kế hoạch này lan rộng khắp Mỹ Latin và Caribbean. (trích phát biểu của Antonio Carircarte , thứ trưởng đặc trách ngoại thương và đầu tư Cuba với đại sứ TC Chen Xi tại Cuba vào dịp Hội chợ Thương mại Quốc tế Havana ( FIHAV/ 2017). Một loạt bài tường thuật về tác động của BRI tại Cuba do Văn phòng Phát thanh và truyền hình Cuba” (OCB) điều hành, nay vẫn tiếp tục đăng trên VOAnews (từ May /2018 , trong mục “The Dragon’s Reach “) cho thấy Trung Cộng hiện nay là đối tác thương mại lớn nhứt  của Cuba, và đã ký kết nhiều thoả thuận đẩy mạnh đầu tư phần lớn vào Cảng Mariel , với các dự án vào TelCom, thương mại, năng lượng mặt trời và công nghệ sinh học. Tại Hội thảo Quốc tế và Triễn lãm Công nghiệp Cuba kỳ ba (CubaIndustria-2018) với khoản 30 nước tham dự trong đó có sự hiện diện của phái đoàn doanh nhơn TQ là đông đảo nhứt ; mục đích chánh , theo lời Bộ Trưởng Công nghiệp của đảo quốc này là tìm sự thu hút vốn nước ngoài và doanh nhơn để thành lập liên doanh và phát triển các lãnh vực kinh tế chiến lược. TC hiện nay là nước đầu tư lớn nhứt và cũng là chủ nợ lớn nhứt của Cuba. Cuba nói cần thêm đầu tư của TQ, như ngành du lịch. Tại buổi hội thảo, Cuba đặc biệt trình bày về lợi thế đầu tư tại Đặc Khu Kinh tế Mariel, cách Havana 50km, một dự án hạ tầng cơ sở lớn nhứt của đảo quốc này.
Cảng Mariel hiện nay chỉ hoạt động khoản 50% khả năng , Cuba lại bị Hoa Kỳ cấm vận,  chuyển vận hàng hoá từ cảng này riêng về Mỹ ( như cảng Tampa Florida ) đã bị hạn chế. Không biết  chủ nợ Bắc Kinh toan tính gì với cảng Mariel này khi Cuba không trả nổi nợ dù đã nhiều lần đáo hạn và nhiều lần” tái cơ cấu”. Theo Bộ trưởng đầu tư và thương mại nước ngoài, Cuba hàng năm cần 2, 5 tỉ ( billion) đô la đầu tư từ nước ngoài để đạt được sự phát triển bền vững.
Không biết phát biểu của tổng thống Pence tại Đại hội đồng OAS tại White House tháng Sáu/2018 về cam kết của Hoa Kỳ với Mỹ Latin có phục hồi lại ảnh hưởng một khi nó đang bị xoi mòn và đang rơi dần vào tay hoàng đế đỏ TC( Xem chú thich # 22).
Nhìn chung, kế hoạch  BRI giúp Bắc Kinh mở ra nhiều thị trường mới ở Mỹ Latin, và với sách lược đầu tư theo mẫu “kinh tế chủ nợ” vào  hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở, nhứt là tại những quốc gia nghèo chẳng những không đem lại phồn vinh mà có khi đưa họ vào “bẩy nợ”; BRI cũng nhằm giải toả tình trạng sản xuất quá dư thừa; tham vọng của BRI xâm nhập nơi đây  cũng vì vùng nầy giàu về là nguyên liệu ( nickel, đồng. thiết, kẻm ,platin,sắt, dầu khí đốt… ) và TC cũng không quên chú trọng đến các quốc gia nằm trong vị thế chiến lược như Panama, BRI đẩy mạnh việc nối kết đối tác trong khu vực  với phần còn lại của thế giới như Dự án thiết lập sợi cáp quang ( fiber-optic cable) dưới lòng biển dài 19.000 km, nối liền China với Chile, tức nối kết Á châu với Mỹ Latin.

7. “Con đường Tơ lụa Hàng hải” bành trướng về các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, và việc TC can thiệp vào nội tình nước Úc

Với bản chất bành trướng, Trung Nguyên tiếp tục tiến hành “Chánh sách Going Out”  khắp hoàn cầu; tờ Sydney Morning Herald ngày 9-04-2018 cho biết Trung Quốc sắp đạt được thoả thuận mở căn cứ quân sự tại đảo quốc Vanuatu, một quốc gia nằm trong Nam Thái Bình Dương , về phía đông bắc Úc châu khoản 200km.; nếu tin này có thật, thì  đây sẽ là cơ sở quân sự thứ hai của TC ở hải ngoại sau khi Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân Dijibouti ở Phi Châu, và như vậy TC lại tạo sự bất ổn  an ninh cho khu vực. Chánh phủ Vanuatu phủ nhận tin này, nhưng các chuyên gia quốc phòng thì nhìn xa hơn, dù Vanuatu chỉ là nhóm đảo nhỏ với diện tích chung vào khoản trên dưới năm ngàn dặm vuông ( 4,706 sq mi ) với dân số đôi ba trăm ngàn  nhưng nếu TC thiết lập căn cứ quân sự nơi đây thì nó sẽ trở thành một tiền đồn chiến lược đe doạ an ninh khu vực, mà trước hết là mối lo cho Úc; phải chăng “ Nhứt đới, Nhứt lộ” đã vượt qua “Chuỗi Đảo Thứ nhứt” và “ Chuỗi Đảo Thứ nhì “ vốn là những vòng đai bao vây  ngăn cách TC với Thái Bình Dương? Thực hư ra sao nhưng Canberra đã phản ứng gần như tức khắc. Bắc Kinh phủ nhận “trò chơi địa chánh trị” đó, nhưng không phủ nhận việc đầu tư vào Vanuatu trong nhiều năm qua , qua hình thức tài trợ, cho vay, kể cả dùng tiền bôi trơn mua chuộc trong các vụ đấu thầu như thông lệ, trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở;  BRI đã dầu tư vào việc xây dựng các trụ sở,cơ quan công quyền, sân vận động; Trung Cộng đã chi 19 triệu USD cho Vanuatu xây cất Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia ngay trong thủ đô Port Vila xứ này, nhưng có bao giờ xử dụng( rõ là sự lảng phí), đầu năm 2017 TC lại tài trợ 14 quân xa…
Hiện nay chánh phủ Vanuatu nợ nước ngoài $440 triệu, trong đó Bắc Kinh chiếm gần phân nữa , trong một quốc gia với GDP (PPP) chỉ vào khoản $1 tỉ USD ( năm 2017).

Cách TC dùng tiền làm đòn bẩy không chỉ riêng cho đảo quốc Vanuatu, nó cũng áp dụng cho các đảo lân bang trong tình trạng đang phát triển (Tonga, Samoa, Figi, Cook Islands và Pampua New Guinea). Thực tế các quốc đảo khó lòng từ chối các đề nghị hấp dẫn từ TQ vì bản thân vừa nhỏ vừa nghèo mà nguồn lực tài chánh quốc gia hạn hẹp, nhưng lại cần vốn để  xây dựng hạ tầng cơ sở ( đường sá, trường học, bến tàu và v.v), rốt cuộc trên đường dài rồi cũng rơi vào “bẫy nợ”. Bắc Kinh lại còn trải thảm đỏ cho các lãnh đạo các đảo nhỏ đến thăm!
Lộ trình bành trướng nam tiến của BRI khiến chánh quyền Úc báo động và chuẩn bị chương trình tài trợ cho các quần đảo nhỏ này; nhưng liệu còn kịp ngăn chặn được sự thao túng của Bắc Kinh?  Chậm còn hơn không ! Bước đầu Úc đã đề nghị tài trợ cho Vanuatu $14 triệu USD trong lãnh vực giáo dục, 400.00 đô Úc để giúp phát triển chánh sách mạng và an ninh mạng, nhằm ngăn ngừa công ty Huawei TQ tham gia các dự án viễn thông  ; cùng lúc hai nước cũng thảo luận về hiệp định an ninh.
Thủ tướng Úc Malcolm Turbull cũng thuyết phục thủ tướng Rick Houenipwela của quần đảo Solomon huỷ bỏ thoả thuận ký với Tập đoàn Viễn thông Huawai (TQ) về việc xây dựng một tuyến cáp quang internet ngầm dưới biển.

Việc TC can thiệp vào chánh tình nội bộ Úc không phải là điều mới lạ; Chánh quyền và Tổ chức Tình Báo An ninh Úc đã vạch trần việc Bắc Kinh tung tiền để lũng đoạn nhiều lãnh vực chánh trị, văn hoá, mua chuộc chánh khách, giới đại học, các nhà nghiên cứu, báo chí, và huy động các du học sinh tạo ảnh hưởng TQ nơi hải ngoại. Vụ scandal về móc ngoặt tiền bạc giữa một dân cử quốc hội  Úc với nhà tỉ phú TQ tại Úc đưa tới vụ một nghị sĩ phải từ chức vào đầu năm nay. Vụ hải cảng chiến lược Darvin nằm trong Lãnh thổ Phía Bắc (Northern Territoty) cũng mở mắt cho nhiều nước làm ăn với TC, về âm mưu trong kế hoạch đầu tư của “Nhưt đới Nhứt lộ ; Cảng Darwin là cửa ngỏ mở ra Biển Đông, kế cận với căn cứ quân sự Hoa Kỳ, nay lại cho tập đoàn Landbridge Trung Quốc thuê 99 năm, với giá rẻ mạt vào khoản 500 triệu đô la Úc; một viên chức Úc đã chấp thuận dự án này sau đó nghe nói được Bắc Kinh đối đải khá hậu hĩ; một tỉ phú Úc tại địa phương nói với báo chí  vì không có tiền để phát triển cho vùng cực Bắc này, mà chánh quyền trung ương cũng không giúp, nên chúng tôi phải cần đến đại gia TQ!
Trước tham vọng Bắc Kinh bành trướng xuống phía nam , tờ báo Sydney Morning Herald mở cuộc thăm dò dư luận: “ Liệu Úc có nên ủng hộ “Sáng kiến Vành đai Con đường” của Trung Quốc”? Kết quả  phổ biến ngày 26-06-2018 cho thấy có 59% nêu ý kiến nên tránh yểm trợ sáng kiến này. Theo AFP loan tin ngày 29-06-2018, Quốc Hội Úc vừa chánh thức thông qua luật ngăn chặn nước ngoài can thiệp nội bộ Úc, giữa lúc có nhiều lo ngại việc Bắc Kinh gây ảnh hưởng vào nền chánh trị Úc, một vấn đề đã được cơ quan tình báo Úc nêu lên trước đây.
Úc là thành viên của “Tứ giác Kim cương” thường gọi ngắn gọn là Bộ Tứ (Quad ) bao gồm bốn cường quốc dân chủ là Mỹ, Ấn độ, Úc, Nhựt vừa mới “ hồi sinh”sau một thập niên trùm chăn trước đà tấn công không ngừng nghỉ của “Vành đai và Con đường” , sau khi tổng thống Trump tuyên bố tại Hội Nghị APEC 2017 “Hướng đến khu vực Ấn độ Thái Binh Dương tự do, mở và thạnh vượng”

8. “Sáng kiến Vành đai Con đường  (BRI)“ Kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở tại Đông Nam Á (ĐNA)

Đế quốc đỏ Trung Nguyên đã có ý đồ khống chế  và xâm chiếm ĐNA ngay từ lúc họ Mao mới nắm được chánh quyền (1949 ); hơn sáu mươi thập niên sau, trong chuyến viếng thăm ĐNA lần đầu tiên ngày 02-10-2013 đã tuyên bố tại quốc hội Indonesia ngày khai sanh  Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21, Tập Cận Bình không dấu diếm coi ĐNA là nơi mang lại cơ may kinh tế và cũng là nơi có  một giá trị địa chiến lược quan trọng bật nhứt cho Trung quốc; sự phồn vinh của quốc gia này với nền kinh tế đứng vào hàng số 2 chỉ đứng sau siêu cường Mỹ nhờ dựa  vào xuất cảng, và vì tình huống địa lý , sức mạnh xuất cảng vào ĐNA lại trông cậy vào tuyến đường hàng hải, do đó ưu tiên hàng dầu của Bắc Kinh là bảo vệ bằng mọi giá các tuyến đường huyết mạch cho sự sống còn cho nền kinh tế, đặc biệt là Biển Đông và eo Biển Malacca. Do đó mục tiêu chánh đàng sau BRI  là thiết lập con đường hàng hải ( Nhất lộ)an toàn từ bờ biển TQ xuyên suốt tới Địa Trung Hải , và thêm vào đó những con đường trên bộ (Nhất đới )để bảo đảm sự tiếp cận với các thị trường nước ngoài, để bổ túc con đường biển hoặc khi tuyến đường hàng hải bị ngăn trở. Tới nay Trung Cộng cho thấy vành đai và đường cũng như những hành lang đang mở rộng như một mạng lưới trùm lên Đông Nam Á, mở đường tiến xuống Nam Thái Bình Dương luôn tới Vùng Nam Cực ( Antarctica), trong sách lược mở rộng con đường Tơ Lụa Địa cực ( Polar Silk Road ).

Dự án “Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương” ( China-Indochina  Peninsula Economic Corridor) sẽ kết nối 600 triệu dân ĐNA với nền kinh tế TC , thực tế là từ Vân Nam, Quảng Tây với các quốc gia Việt, Miên, Lào qua Thái Lan cho đến Singapore; và một đường đất thứ hai chạy về phía tây là “Hành lang Bangladesh-Trung Quốc-Ấn độ-Miến Điện”; Kinh tế trên biển thì Tập Cận Bình đã nói tới từ  khi công du năm 2013 tại Indonesia về ” Nhứt lộ “ Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21” toả rộng một cánh từ các cảng duyên hải TQ xuyên qua Biển Đông ,vào eo Malacca để vào Ấn độ Dương đến Địa Trung Hải và Âu châu, và một cánh xuống tận Nam Thái Bình Dương (South Pacific Ocean),  nơi nhiều đảo quốc nhỏ như Vanuatu, Tonga, Figi, Solomon , Cook Islands, Pampua Guinea … ; phải chăng BRI đã xuyên thủng các Vòng Chuỗi đảo Thứ nhứt ( First Chain Islands ) và  Chuỗi đảo Thứ Hai vốn ngăn cách Bắc Kinh với Thái Bình Dương ? là hai vòng đai mà Bắc Kinh cho là Hoa Kỳ bao vây họ và kềm hảm họ quanh quẩn với ven biển ( cận duyên) của mình.
Tham vọng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng màu mở, Bắc Kinh xử dụng tối đa công cụ BRI trong kế hoạch đầu tư vào ASEAN một cộng đồng mênh mông trải dài từ đất liền của bán đảo chồm qua Biển Đông kết nối với các quốc gia quần đảo Indonesia, Philippines, Brunie , tổng cộng  mười nước với nhiều khác biệt chánh trị, tôn giáo, kinh tế ,ngôn ngữ. TC với sách lược “predatory economics” như đã áp dụng khắp nơi, vung tiền cấp tín dụng cho một số các quốc gia đang phát triển-vừa nhỏ vừa nghèo - cần tư bản của TQ để phát triển hạ tầng cơ sở dù một số nước này đã từng nhận tài trợ từ các định chế tài chánh quốc tế ( WB, IMF, ADB). Theo dự tính của Ngân hàng Phát triển Á Châu thì Đông Nam Á cần chi $2,76 ngàn tỉ USD vào hạ tầng cơ sở tính đến năm 2030 để có sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng phương cách tài trợ ma mãnh, cách cho vay “dễ dãi”, không đòi hỏi điều kiện nhơn quyền, minh bạch, công bằng, chuẩn mực quốc tế nên BRI  lại dễ thu hút trên dưới nửa tá khách hàng của “Cộng đồng kinh tế ASEAN”, và do đó khiến nhiều quốc gia với những lãnh đạo đầu óc đặc sệt làm vua không giới hạn, lại tham nhũng, lại muốn học đòi theo mô hình XHCN theo đặc trưng TQ, rốt cuộc trên đường dài rồi cũng sập vào “bẫy nợ”, không khả năng hoàn trả nổi khoản vay, nước sở tại tức nay là con nợ phải nhượng lại cổ phần cho công ty quốc danh Trung Quốc đưa đến nguy cơ mất chủ quyền và lãnh thổ; cái tội là người dân và con cháu họ phải nai lưng gánh lấy mãn đời.

Theo cơ quan nghiên cứu quốc tế, năm 2018 chứng kiến tình trạng nở rộ các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở tại các nước Đông Nam Á trước sức thu hút của Sáng kiến Vành đai Con đường, mà quên đi những cái bẩy nợ giăng ra nên ít nhiều nhà lãnh đạo rồi cũng chui vào như những con phù du đành chết héo chết khô trước ánh đèn.
Tiến sĩ Murray Hiebert trong Chương trình Đông Nam Á của CSIS ghi lại quy mô các dự án được bàn thảo trong một hội nghị bàn tròn với các chuyên gia thượng thặng ( 04-17-2018 )cho thấy vì vượt quá khả năng tài chánh để thực hiên dự án nên rồi các nước cũng quay tìm nguồn vốn từ BRI  của TC hay từ Đối tác về Cơ sở hạ tầng Chất lượng của Nhựt ( Japan’s Partnership for Quality Infrastructure ) .
Philippines của Duterte kế hoạch dành $20 tỷ USD trong ngân sách tài khoá 2018 cho xa lộ, cho tuyến đường sắt bắc qua quần đảo. Malaysia cần trên $50 tỷ USD cho Dự án Liên kết Đường sắt Bờ Đông và đường sắt cao tốc nối kết Kuala Lumpur với Singapore  và 2 đường ống, riêng TC cho vay $ 23 tỷ ( vừa bị thủ tướng Mahathir Mohamad cho đình chỉ cả ba dự án). Thái Lan cam kết $46 tỷ USD cho Dự án Hành lang Kinh tế Phía Đông ( EEC/Eastern Economic Corridor), phần lớn vốn moi ra từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ( foreign direct investment ), công tư đối tác hợp doanh ( PPP/private-public partnership ) và nguồn vốn nhà nước. Indonesia thông báo 200 dự án hạ tầng cơ sở nuốt vốn khoản $70 tỷ USD cho tới năm 2019. Cũng theo tường thuật của chuyên gia Murray Hiebert, Việt Cộng cũng đã cam kết $6,6 tỷ USD nhưng cho biết còn cần thêm  480 tỷ USD ưu tiên cho các dự án tính đến năm 2020, kể cả dự án đường cao tốc-100 mile nối Hà Nội với Sài Gòn. ( chú thích # 26 ).
Sau đây xin ghi lại  một vài trường hợp nghiên cứu( cases study) về các mô hình phát triển với dự án BRI tại ĐNA  để theo theo dõi lợi ích, thủ đoạn của Con đường tơ lụa thời nay của họ Tập.

Tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc trong kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Lào nằm ngay đỉnh đầu của Hành Lang Trung Quốc-Bán đảo Đông dương nhưng lại được Bắc Kinh hết lòng chiếu cố đầu tư, và chấp thuận tháo khoán $6 tỷ USD tức 6.000 triệu USD để  xây dựng một đường sắt dài 420 km, nối liền biên giới Lào-Trung Quốc đến thủ đô Vientiane, ngang qua cố đô Luang Prabang, khu Di sản Thế giới. Tuyến đường sắt này cũng đã được kế hoạch trong tương lai gần nối liền Côn Minh ở phía tây nam TQ thông qua Lào ,Thái Lan và Malaysia đến Singapore; đây  lại là con đường chiến lược bắc-nam quan trọng cho TQ, trên đường dài gây ảnh hưởng trên Đông Nam Á.
Tổng công ty đường sắt Trung Quốc đương nhiên quản lý công trình xây cất; có 6 nhà thầu  cũng là TQ trách nhiệm cho 6 đoạn đường sắt; dự án cần độ 50 ngàn công nhơn đa phần là người Hoa. Nợ đáo hạn trong vòng 20 năm với lãi xuất hàng năm 3%. Doanh thu do khai thác mỏ bauxite và ba mỏ bồ tạt ở Lào  được xử dụng để bảo đảm khoản vay của Trung Quốc; theo hợp đồng đầu tư TQ sẵn lòng cho chánh phủ Lào vay thêm nếu Lào không thể chia sẽ 30% của 6 tỷ USD; cầm chắc là phải vay thêm khi Lào là một quốc gia vừa nhỏ lại vừa nghèo. Dự án ban đầu  định khởi công năm 2011 và hoàn tất vào 2015, nhưng vì lý do chánh trị và tài chánh, dự án đã dời lại và sẽ hoàn thành vào năm 2021.
Một vùng đất 3800 ha (9500 mẫu Anh) cần cho dự án tất nhiên cần phải được dọn sạch cho việc thiết lập tuyến đường, và cảnh chiếm hữu đất đai, ruộng vườn, tài sản của dân chúng đã xẩy ra, cũng giống như các vụ CSVN cướp đất của dân trên khắp nước . Dự án phỏng tính phải dời bốn năm ngàn căn nhà mà đến nay chưa ai được bồi thường hay được cho dân chúng biết  kế hoạch di dời. Theo lời của một cư dân trong khu vực Luang Prabang , cố đô của Lào, đã phải từ bỏ ngôi nhà và đất đai của mình cho dự án, nói với RFA “ Chúng tôi biết nghĩ chắc sẽ được bồi thường, nhưng chúng tôi không thể biết được khi nào sẽ được trả tiền”!. Cũng như tại CHXHCNVN, tại Cộng hoà dDan6 chủ Nhơn dân Lào tất cả đất đai thuộc về nhà nước quản lý, pháp lý bồi thường nếu có cũng không công bằng so với giá thị trường; dân chúng Lào lo lắng về sự thiếu minh bạch trong cách thanh toán trong một quốc gia khét tiếng về tham nhũng , lại không có cơ quan truyền thông độc lập.
Công trình cần phải đẩy mạnh theo lời một quan chức nhà nước Lào cho” đúng quy trình”; dự án đường sắt sẽ có 72 đường hầm xuyên qua núi và 170 cây cầu, tổng cộng chiều dài chiếm 250km trên tuyến đường sắt TQ-Lào 420 km, thêm vào 33 trạm , và trạm chánh  dọc theo tuyến đường tại 3 tỉnh Luang Nam Tha, Oudamxay và Luang Prabang. Cảnh quan , môi trường, môi sinh, đời sống dân Lào đang bị xáo trộn lớn lao.Dân Lào quả rơi vào hoàn cảnh khố khó.

Ngoài việc xây dựng đường sắt Lào-Trung Quốc , Bắc Kinh là nước đầu tư lớn nhứt tại xứ này ; nhiều công ty Tàu  vung hàng tỷ đô la vào các Khu Đặc quyền Kinh tế (SEZ -Special Economic Zones), hiện nay có 13 khu SEZ hoạt động ngày đêm; Khu SEZ Boten , Đặc Khu Kinh tế Tam Giác Vàng ( khu này nằm giữa các “đồn điền” trồng  và buôn bán thuốc phiện, lại nằm ngay trên bờ sông Mekong) ; hai khu Boten và Đặc khu Kinh tế Tam giác ngày nay là hai trung tâm của truỵ lạc, cờ bạc, mãi dâm, nghiên ngập; đó đây tràn ngập người Hoa và lại còn có người Miến Điện, ngôn ngữ quan thoại được xử dụng trao đổi ; du khách có cảm tưởng đây là vùng “nhượng địa” dưới quyền kiểm soát của người Tàu.

Nhiều công ty Tàu ( quốc doanh) bỏ vốn đầu tư khai thác mỏ, xây đập , khai thác đồn điền cao su; nhưng tác hại không lường  do các đập thuỷ điện từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn sông Mekong. Trung Cộng còn có dự án xây dựng một giang cảng nước sâu thương mại trên khúc Sông Mekong tại cố đô Luang Prang, với tiềm năng đón những tàu hàng cở lớn âm ấp hàng hoá dư thừa từ Vân Nam đổ xuống, bên cạnh tuyến đường sắt TQ-Lào dự trù hoàn thành năm 2021.

Lào là một nước có thể xếp vào loại nghèo nhứt trong khối ASEAN, với dân số chưa tới 7 triệu, với GDP ( danh nghĩa) $17, 152 tỷ USD năm 2017 và bình quân đầu người $7.367 USD], riêng nợ vay để có con đường sắt đã lên tới 6 tỷ, không thấy báo cáo về nợ công. Tài nguyên chỉ có nông phẩm đủ để ăn, sản xuất thuỷ điện bán cho các quốc gia lân cận, còn các doanh thu từ các mỏ bauxite, cobalt thì dùng để bảo đảm tiền vay TQ, phần lớn  thương mại thì do Hoa kiều chi phối. Cộng hoà Dân chủ Nhơn dân Lào theo chủ nghĩa Mác-Lê, nằm trong ảnh hưởng Hà Nội từ sau khi Phong trào Pathet được CSVN giúp giành lấy quyền lực năm 1975 thì nay với chiến lược đầu tư áp đảo cùng với gói viện trợ lớn lao của TC qua Vành đai Con đường đã đưa Vạn Tượng vào quỷ đạo Bắc Kinh đồng hành trong bộ ba Đông dương cũ (Việt Miên Lào) dù rằng đương kim Tổng Bí thư Lào Bounnmahang Vorachith tuyên bố sẽ giữ thế cân bằng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, ông này được huấn luyện quân sự  và học tập tại trường đào tạo về đảng tại VNCS. Năm 2016 Bounnmahang có dịp tiếp tổng thống Obama tại Lào và được hứa Mỹ sẽ hàng gắn vết thương chiến tranh tại Lào, nhưng có vẻ gói tài trợ để tháo gở bôm mìn sau cuộc chiến Việt Nam cũng như túi viện trợ nhơn đạo và cho dự án theo Sáng Kiến Hạ lưu Sông Mekong không đủ lớn so với chương trình đầu tư táo bạo của BRI. Chánh quyền tổng thổng Trump thì lại quá bận rộn với cuộc chiến thương mại với Tập Cận Bình, với vấn đề Đông Bắc Á, với Biển Đông, với việc rút khỏi “Thoả thuận Hạt nhân” với Iran; Tây phương  đang mất dần ảnh hưởng trước sức mạnh bành trướng của TQ.
Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chi tiêu lớn lao cho dự án con đường sắt, vào hạ tầng cơ sở có giúp ích được bao nhiêu cho người dân Lào, bao nhiêu lọt vào túi tham nhũng, hay đổ vào mục chi tiêu lảng phí, kẻ thủ lợi vẫn là Bắc Kinh là kẻ thắng cuộc, không có chuyện win-win ở đây. Lãnh đạo Lào thì không còn lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận kế hoạch đầu tư lớn lao và tốn kém , khi quốc gia vừa nhỏ vừa nghèo lại cần xây dựng hạ tầng cơ sở , phát triển đất nước ;nguy cơ chủ quyền đất nước bị xâm phạm dưới ảnh hưởng đòn bẫy kinh tế; còn có thể rơi vào “bẫy nợ” khi nợ công quá lớn, mà lại số tiền vay quá mức trong giao dịch không minh bạch rất thường xẩy ra với chủ nợ là Bắc Kinh!

BRI đang đưa Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Campuchia vào thể chế độc tài, độc đảng.

Một thành viên của cựu Đông dương Việt Miên Lào, nước Campuchia  đang lọt dần vào quỹ đạo Bắc Kinh qua kế hoạch Sáng Kiến Vành Đai Con đường ; lịch sử hiện đại cho thấy Campuchia bắt đầu chánh thức liên lạc ngoại giao với TQ từ năm 1958 với những thăng trầm trong quan hệ  Cam bốt-Liên Xô-Trung Cộng-Việt Cộng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng rồi sau cùng Trung Cộng cũng tách Campuchia ra khỏi ảnh hưởng của CHXHCNVN.
Năm nay 1918 đánh dấu năm thứ 60 ngày bang giao Campuchia-TQ ( 1958-2018 ), thủ tướng Lý Khắc Cường viếng thăm Phnom Penh để cùng thủ tướng Hun Sen để giám sát  việc ký kết 19 thoả thuận mới ( ngày 11/01/2018 ) đánh dấu mối quan hệ chiến lược hai nước đi vào tầm cao , đẩy mạnh chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở cần thiết để phát triển đất nước nhưng cũng cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh cũng cố và tăng cường sự hiện diện của mình chẳng riêng gì ở đất Chùa tháp này mà trên cả khu vực Đông Nam Á. Phnom Penh đã trở thành con chốt đắc lực nhứt của TQ theo chỉ đạo Bắc Kinh trên bàn cờ chánh trị ASEAN ( đặc biệt trong việc TC hung hăng xâm lược Biển Đông cũng như quân sự hoá các đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

Trên voatiengviet.com ngày 08-06-2018 trích bài phóng sự trang mạng Asia Times có trụ sở Hong Kong “ Một khu đinh cư của người TQ đang thành hình ở Campuchia”; bài báo muốn nói đến “một khu vực kinh tế khép kín dành riêng cho công nhơn, các nhà đầu tư và du khách TQ đang lần lần hình thành ở Koh Kong, Campuchia, với khoản đầu tư lên đến 3,8 tỷ USD dưới hậu thuẩn của Chánh phủ Hunsen dù vấp phải sự phản đối của người dân và các tổ chức hoạt động môi trường ở nước này”. TC đang tiến hành xây dựng một cảng biển nước sâu, một sân bay và một thành phố. Asia Times cũng tường thuật bài phân tích của tổ chức phi lợi nhuận Mỹ (C4ADS) cảnh báo rằng dự án cảng Koh Kong dường như là một phần trong kế hoạch lớn hơn của BRI nhằm thiết lập các tiền đồn hải quân trong khắp khu vực; tương tợ như trường hợp các dự án BRI khác như Hambantota ở Sri Lanka, hải cảng Qwadar ở Pakistan, căn cứ quân sự ở Dijibouti ( Phi Châu) và thoả thuận cho thuê cảng Darwin ở Úc (99 năm). Cảng Koh Kong nằm ở phía Tây Nam Campuchia , nhìn ra Vịnh Thái Lan, nó sẽ mang ý nghĩa chiến lược quan trọng hơn một khi dự án Kinh đào Kra ở Thái Lan được thự hiện, vì kinh đào này sẽ rút ngắn con đường vận chuyển từ Trung Đông sang châu Á.

Một bài báo viết trên v.rfi.fr ngày 5-07-2018 trong chuyên đề “Sihanoukville, thuộc địa của TQ? Theo nhận xét của Le Monde Diplomatic, từ vài tháng qua ,thành phố cảng Cam Bốt bên bờ Vịnh Thái Lan đã trở thành vùng đất hứa cho các nhà thầu TQ.
Tiến sĩ Darren Touch trên Diplomat ngày 2/02/2018 có bài phân tích rất đặc sắc “ What Does Chinese Investment Mean for Cambodia”?.
Khu Đặc quyền Kinh tế Sihanoukvillepha, Đường cao tốc Phnom-Penh-Sihanoukville, một phi trường mới cho Nam Vang là những công trình mới của Sáng kiếng Vành đai Con đường, và tiềm năng đầu tư đang tiếp tục nở rộng. Bộ mặt Sihanoukville hoàn toàn biến thể, lấp lánh màu sắc rực rỡ với những thương hiệu quảng cáo bằng chữ quan thoại; nhiều Casino do người Tàu dựng lên mọc lên như nấm, khiến Sihanoukville được mang thêm biệt danh thành phố Macau II. Số người Hoa nay đã leo lên hàng chục ngàn người trong khi Sihanoukville có độ 250.000 dân. Chưa hết, theo thoả thuận mới nhứt ký với Băc Kinh sẽ có 2 triệu du khách thăm Campuchia  và thương mại song phương hai nước được gia tăng vào mức $6 tỷ USD vào 2020, nhưng ai cũng đoán được cán cân mậu dịch thâm hụt sẽ nghiêng về phía nào; cũng không rõ bao nhiêu phần trăm du khách sẽ “chui” ở lại để làm ăn; hoạt động kinh tế tại Sihanoukville nay do người Hoa nắm. Thống đốc tỉnh Sihanoukville đã báo cáo với Bộ trưởng Nội vụ phác thảo những nổi bất bình mà người dân Campuchia địa phương phải đối mặt;đại để là người Tàu giành hết công ăn việc làm; năm qua dân nước ngoài xin giấy phép lao động chiếm 69% ; hoàn cảnh khá nhạy cảm cho vị thống đốc vừa phải phục lợi ích cho Phnom Penh vừa cho tỉnh mình!
Thủ tướng Hun Sen bất chấp trước các nhóm hoạt động xã hội dân sự  hay cán nhóm chánh trị bất đồng chánh kiến nói lên nỗi bất bình về thái độ lệ thuộc vào TQ, về các chương trình phát triển làm khốn khổ người dân.

Trước đây không lâu, độ tám tháng, bản tin Reuters có bài phóng sự của Rina Chandran ngày 9/09/ 2017 tường thuật về cuộc đấu tranh của “dân oan khiếu kiện” phản đối công ty  TQ chiếm đất của dân để đầu tư trồng mía ở tỉnh Preah; công ty đã khai phá hết các ruộng lúa, ủi sạch rừng, lấp rạch đào kinh, cùng xây cất cơ sở phụ vụ thực hiện một đồn điền mía, kể cả nhà máy tinh lọc đường….và hung hảng hơn là họ buộc dân làng bỏ hết tài sản di dời đi nơi khác, mà chưa biết phải đi đâu và cũng chưa nhận được khoảng bồi thường nào.Vì sao nên nỗi? Hun Sen ban hành chánh sách về “Nhượng quyền Kinh tế Đất đai” ( Economic Land Concession ) từ những năm 2000s, và sau này có tu chỉnh lại vào năm 2012, nhưng thực tế tác hại xã hội của chánh sách vẫn trút lên đầu dân. Theo tin Reuters thì cuộc đấu tranh nói trên do gia đình bà Tep Them phát động, cho biết cũng như đa số dân làng khác, họ sống với nghề trồng lúa, nuôi gia súc và cạo nhựa trong rừng để sống qua ngày, mà còn danh dụm chút đỉnh; nay thì mất tất cả những gì của ông bà tổ tiên để lại.

Được Bắc Kinh hậu thuẩn cam kết bảo đảm an ninh và kinh tế , Hun Sen dần trở nên độc tài và rồi sẽ dẫn tới toàn trị; với công cụ Vành dai Con đường Tập Cận Bình đã thành công trong xây dựng Hunsen thànhngười bạn ngoan, thành con chốt di động theo chỉ đạo Bắc Kinh trên bàn cờ chánh trị Đông Nam Á.
Hunsen không còn quan tâm vì đến lời cảnh cáo về các vi phạm nhân quyền EU, Hoa Kỳ ; ông ta dẹp đối lập và kế hoạch làm thủ tướng dài dài theo gương chủ tịchTập Cận Bình; phát ngôn viên đảng cầm quyền Campuchia, ông Sok Eysan đã tuyên bố, Trung Quốc hoạt động rất tốt với chế độ độc đảng, thế thì tai sao Campuchia lại không thể như vậy! Quan hệ TC-Campuchia có vẻ nồng ấm, nhưng trong đó chỉ cóTập và Hun Sen là hai kẻ cùng thắng “win-win”, chỉ dân xứ Chùa Tháp khốn khổ, chủ quyền đất nước bị xâm phạm; người dân Kampuchia sống sót sau thời kỳ diệt chủng dưới thời Khờ -me đỏ Pol Pot tay sai của Trung Cộng  thì ngày nay lại chịu sống dưới chế độ độc tài Hunsen cũng là thừa sai của Bắc Kinh.Một thành quả của Sáng Kiến Vành đai Con đường!
Nhưng lộ trình của “Con đường Tơ Lụa” của Trung Cộng không phải lúc nào cũng phẳng phiu,thẳng tắp; âm mưu kế hoạch của họ đã lộ diện và bị phản khán  ở nhiều nơi : Miến điện ( cảng Kyaupyu), Sri Lanka ( cảng Hambanantota ), Pakistan ( cảng Qwadar), cảng Djibouti, cảng Sihanoukville cũng như sự kiện chánh trị gần đây ở Mã Lai.

Malaysia đình chỉ Dự án” Liên Kết Đường sắt phía Đông” do BRI hậu thuẩn.

Theo tin Blomberg Opinion ngày 10 /07/2018, tân thủ tướng Mahathir Mohamad đã  cho lịnh tạm dừng Dự án” Liên Kết Con đường sắt phía Đông “(East Coast Rail Link ) dài 620 km nối bờ biển phía đông Malaysia với thủ đô Kuala Lumpur và Thái Lan; phần lớn công trình xây dựng được trao cho Công ty Kiến Trúc Giao thông TQ và 85% tiền  vay từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc. Gói đầu tư $20 tỷ USD thật ra là nợ , và theo tân chánh phủ Mã Lai là quá cao cần phải giảm nhiều hơn nữa để dự án về phương diện tài chánh có thể tiến hành. Thật ra sự đình chỉ này là tín hiệu mới về lập trường chánh trị của nhà lãnh đạo Mahathir Mohamad phản ảnh tình cảm phản kháng Trung Quốc của cử tri  Mã Lai trong chiến dịch bầu cử tháng Năm vừa qua; truyền thông khen ngợi ông đã giữ lời hứa là sẽ kềm chế ảnh hưởng quá mức của Trung quốc vào môi trường chánh trị nước ông; thêm vào đó quyết định đưa tới việc đánh bại đối thủ Najib Razak, người tiền nhiệm của ông là việc cáo buộc sự liên hệ chặt chẻ giữa Najib Razak và Bắc Kinh đưa tới những tệ trạng tham nhũng, và nhiều sai trái trong lúc thực hiện dự án, cũng như liên kết vụ bê bối tại Quỹ Phát triển 1MDB  với nguồn tài chánh của BRI mà người tiền nhiệm của ông là cựu thủ tướng Najib Razak rất ủng hộ và tích cực cổ động.Thực ra thủ tướng Mahathir Mohamad cho ngưng cả 3 dự án ( dự án Bờ Đông dự chi $20 tỷ và 2 đường ống $2,3 tỷ USD ); cả ba dự án do tiền vay của TQ và công ty TQ thực hiện, và cả 3 đều do chánh phủ tiền nhiệm ký kết. Tiền lời cũa gói nợ vay cho 3 dự án này theo tân thủ tướng sẽ cao hơn cả mức chính phủ đi vay. Theo tin BBC news ngày 09 /07/2018 thủ tướng Mahathir Mohamad sẽ lên đường sang Bắc Kinh để nêu vấn đề 03 dự án, ông nói “ các dự án không công bằng.”

Những áng mây đen hiện dần cho tương lai Sáng kiến Vành đai Con đường” của Trung Cộng trên lộ trình tiến vào Đông Nam Á,  còn vào Việt Nam ?

Sáng Kiến Vành đai Con đường tại Việt Nam & Các Dự án Đặc Khu Kinh tế.

Những tháng vừa qua, trước khi bùng nổ cuộc biểu tình trên toàn cỏi Việt Nam và hải ngoại để phản kháng dự luật về ba Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ( tức dự luật Đơn vị hành chánh-kinh tế đặc biệt) thì đã có khá nhiều  tham luận trong nước và hải ngoại bàn về tham vọng của Sáng kiến Vành đai Con đường tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng chánh trị  do chủ trương bành trướng củaTập Cận Bình trong ý đồ xâm lược Việt Nam . Phần lớn các cơ quan truyền thông ngoại quốc Hoa Kỳ, Pháp, Nhựt ,Úc,Anh cũng đồng  loạt đưa ra nhận định tiêu cực về “dự luật Đặc Khu” và các phân tích nguy cơ do Sáng kiến Vành đai Con đường từ khi BRI đổ bộ vào các quốc gia Đông Nam Á..
Các đại biểu quốc hội bù nhìn Việt Cộng  đã không dám “bấm nút”thông qua “dự luật Đặc khu” bán nước theo đúng nghị trình  phải là ngày 15/6, trước phản kháng và sự phẩn uất cực độ của toàn dân , trước nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng với sự toa rập của tập đoàn cộng sản Hà Nội ; cả bộ chánh trị, quốc bù nhìn và chánh phủ Việt Cộng buộc phải lùi bước, hoản lại một thời gian ( có thể vào tháng 10/2018 ) nói là để giải thích và lấy thêm  ý kiến của dân về tiến trình cũng như lợi ích của ba dự án Vân Đồn , Bắc Vân Phong và Phú Quốc ! Lại bày kế hoản binh.

Nhơn dân Việt Nam lần đầu tiên đánh bại tập đoàn thừa sai Hà Nội, nói chung một cách ôn hoà bất bạo động, trừ trường hợp tự vệ như chuyện xẩy ra ở Bình thuận, và cũng lần đầu tiên toàn dân Việt Nam phá vở đúng lúc âm mưu TC chỉ thị Hà Nội thực hiện Dự án ba Đặc Khu Kinh tế như  y từng thúc đẩy Hà Nội kết nối khuôn khổ “Hai Hành lang, Một Vành đai” với “Sáng kiến Vành đai Con đường” như VC đã ký vào Bản Ghi nhớ lúc Tập Cận Bình thăm Hà Nội vào cuối năm 2017. Nếu để Hà nội hình thành xong “3 khu hành chánh kinh tế đặc biệt” với hợp đồng thuê 99 năm, Bắc Kinh không những chỉ xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế dựa theo mô hình Thâm Quyến( do Đặng Tiểu Bình đề xuất cách nay gần bốn thập niên  như một thí điểm mở cửa cho mèo trắng mèo đen nào cũng vào được miễn có lợi cho sự phát triển kinh tế Trung nguyên), mà TC còn có ý đồ xử dụng 3 cảng biển Việt Nam của đặc khu thành cảng quân sự như những tiền đồn nhìn sang căn cứ hải quân tàu ngầm có thiết bị nguyên tử ở đảo Hải Nam, và các đảo Hoàng sa Trường Sa đã hoàn tất quân sự hoá; Tập khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, xem thường luật pháp quốc tế và phủ nhận Phán quyết Toà án Trọng tài La Haye 2016 về Con đường Chín đoạn Lưỡi bò, xâm lấn vùng biển đặc quyền kinh tế , áp lực công ty Repsol chấp dứt khai thác dầu khí đã có hợp đồng với Hà Nội, áp lực Việt Nam tại mỏ Cá Voi xanh , đánh phá hoạt động ngư dân kể cả việc “tàu lạ” liên tục đâm  tàu đánh cá người Việt. TC đầu tư vào 3 dự án Đặc Khu Kinh tế như tăng thêm sức mạnh cho chiến lược Chuổi Ngọc Trai; Đặc khu Phú Quốc là địa điểm chiến lược nằm ở cuối phía nam của Biển Đông tiếp giáp với tuyến đường hàng hải sang eo biển cổ chai Malacca, cách không xa Cảng Koh Kong trên ven biển Campuchia nay nằm trong tay Trung Quốc Cảng biển Vân Đồn nằm trên phía bắc sẽ là một trong các trạm chiến lược của kế hoạch BRI nằm trên lộ trình Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21.Nghiên cứu cách vận hành của BRI tại các khu Đặc quyền kinh tế nước Lào, Campuchia cho thấy một khi TC trúng thầu các dự án Đặc Khu , họ sẽ điều hành các khu không khác chi một vùng tự trị nằm trong đất nước sở tại, nhưng lại nằm ngoài sự giám sát của nhà nước. Dù dự luật không nêu tên TQ, nhưng có nói đến quyền tối ưu cho công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh, tức thị là TQ, chứ các ngoại quốc khác khó lòng cạnh tranh. Một cựu bộ trưởng ngoại giao VC Nguyễn Danh Dy cũng thất vọng về quyết định của bọn CS Hà Nội cho thực hiện dự án bán nước này “ Khi Bắc Kinh đang quân sự hoá và kiểm soát Biển Đông ( coi như ao nhà của chúng), cấm đoán Việt Nam đánh cá và khai thác nguồn dầu khí nằm trong lãnh hãi của mình thì việc TC chiếm đoạt Đặc khu kinh tế ( SEZ ) dễ như trở bàn tay…Khi lợi ích kinh tế và chủ quyền đất nước ở Biển Đông  bị TQ đe doạ nghiêm trọng , quyết định thiết lập thêm SEZ mới tại các vị trí trọng yếu này không thể biện minh vì lý do kinh tế hay an ninh”.
Trong  nhiều thập niên qua,  khi biết được kế hoạch nhà nước CSVN sẽ chánh thức “khai sanh” dự luật Đặc Khu kinh tế, Vân Đồn, Bắc Phong Vân, Phú Quốc các nhóm lợi ích cấu kết với giới chức quyền VC , phía sau lại có tỷ phú TQ chống lưng,  ào ạt vung tiền đầu tư vào 3 địa điểm trên ,và đã thực sự sanh hoạt tương tự như các Khu kinh tế , họ tranh nhau đầu tư vào địa ốc , du lịch với những dự tính mở casino, nhà điếm.
Các loại khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu , khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển đã được nhà cầm quyền CS đề xuất quy hoạch trong những đầu thập niên 2000s ; theo một vài tài liệu thì khu kinh tế Vân Đồn và Bắc Vân Phong đã đi vào hoạt động từ năm 2006, khu kinh tế Phú quốc từ năm 2013 và cho đến năm rồi ( 17/03/2017 ) cả ba được Bộ Chánh Trị CSVN họp bàn ( theo lịnh Bắc Kinh )để thành lập Đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt, và để rồi năm sau đó được quốc hội bù nhìn VC dự định đem ra biểu quyết hôm 15/06/2018 nhưng đã phải đình hoản trước sự phản kháng quyết liệt của toàn dân .

Bên cạnh dự luật Đặc khu Hành chánh Kinh tế, Quốc hội VC ngày 12/6 đã thông qua Luật An ninh Mạng, nhằm siết chặt tiếng nói phản biện, vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân, tiếng nói của người bất đồng chánh kiến, nó cho phép nhà nước quyền lực vô hạn để kiểm soát hoạt động trên mạng của người dân; luật còn bắt buộc trung tâm cung cấp dịch vụ Internet và mạng xã hội phải đặt máy chủ ở Việt Nam và cung cấp dữ liệu cá nhân của người xử dụng cho cơ quan an ninh; nhà nước còn yêu cầu các trung tâm cung cấp dịch vụ Internet, Face book phải gở bỏ những tin tức bất lợi cho nhà nước cộng  sản. Nội dung Luật An Ninh Mạng VC rập khuôn nguyên xi Luật An Ninh Mạng TQ và có hiệu lực từ tháng 6 năm 2017. Hành trình và phạm vi hoạt động của Vành đai Con đường như vậy không chỉ thu hẹp trên đất liền, trên biển, trên sông, nơi hai đầu địa cực ( Polar SilkRoad ) mà còn vào mạng không gian ảo ( xin tạm đặt tên gọi nó là Cypersecurity Silk Road )!

Nhìn trên bản đồ, CSVN nằm gọn trong  phạm vi địa lý giữa các tuyến đường “Nhất đới Nhất Lộ “(OBOR), với các hành lang ( corridors )bắc nam , đông tây  theo Sáng Kiến Vành đai Con đường của Tập Cận Bình, lại nhằm lúc VC cần vốn cứu nguy nền kinh tế và nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở,  không ai lấy làm lạ Hà Nội trong khung 4 tốt 16 chữ vàng đã hoan nghinh BRI rất sớm. Nhắc lại tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhơn chuyến thăm TQ (năm 2015) đã đồng ý đưa Cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển ( Maritime Silk Road), Tập và Trọng hai bên cũng thảo luận “ xây cất  cảng, đường cao tốc, và các dịch vụ hạ tầng khác”( nguồn: BBC NEWS trích từ trang Nikkei Asean Review hôm 8/04/2015); và hai năm sau Tập thăm Hà Nội (tháng 11/2017) và đã cùng ký với Trọng Bản Ghi nhớ về vụ kết nối sáng kiến” Hai Hành Lang, Một Vành đai” với “Sáng kiến Vành đai Con đường”. Ít người được biết về dự án hạ tầng cơ sở tuyến tàu điện Cát Linh-Hà Đông có nằm trong kế hoạch BRI hay không, nhưng tiến độ xây dựng tuyến đường thường xuyên trì trệ, đôi lần ngưng thi công bảo là do thiếu vốn, phải cầu cạnh chủ nợ là TC để vay bổ sung $250 triệu USD do phải đội vốn; dự án khởi công vào năm 2011 dự tính có thể khai thác thương mại vào giữa năm 2015 nhưng phải đình trệ nhiều lần vì chậm vốn, vì tai nạn lao động và công tác hi vọng hoàn tất vào năm 2018, tức trể mất 7 năm. Như mọi dự án của BRI, tuyến tàu điện Cát Linh-Hà Đông do Công ty Hữu Hạn Tập đoàn đường sắt TQ ,và như hợp đồng đã ký,nhơn công  cùng thiết bị đều đến từ TQ .
Đầu tư trên 3 Đặc khu Kinh tế  là âm mưu lộ liễu của kế hoạch BRI dùng tiền đổi đất, xâm chiếm lãnh thổ như họ đã thực hiện các dự án bâu-xit trên Tây nguyên, sách lược diệt chủng  Formosa, với dự án gang thép ; doanh nhơn người Hoa thì tràn ngập trong các nghiệp vụ đầu tư địa ốc, thuê đất trồng rừng, dự án xây cất Chinatown (như dự án khu thương mại Bình dương) và  xin nhắc lại kẻo quên, những bài học cho ai chưa học : cảng Hambantota ở Sri Lanka, cảng Qwadar ở Pakistan, cảng Pireus ( Hy Lạp ), dự án đường cao tốc Bar-Poliga xứ Montenegro [nối liền cảng Bar từ bờ Biển Adriatic với nước láng giềng Serbia [ Montenegro và Serbia thuộc nhóm các nước Western Balkans, là những quốc gia ứng viên vào EU, mà TC muốn tách họ ra để có những hợp tác song phương, điều mà EU tố cáo TC cố ý chia rẽ Âu châu.]

Trên con đường xâm lược đất nước ta , Chủ tịch Tập Cận Bình chánh thức khai sanh “Sáng kiến Vành đai Con đường” không lâu sau khi lên nắm chánh quyền và không phải đợi đến năm 2013 mới phát động đầu tư vào đất nước chúng ta. Ngày nay BRI ít nhứt đã mở ra nhiều Hành lang Kinh tế ( China-Indochina Peninsula Corridor ) nối kết TQ với Việt Miên Lào qua Thái Lan đến Singapore, bên bờ đông có Con đường Tơ lụa hàng hải Thế kỷ 21, trong đất liền còn có dự án con đường  cao tốc Hà Nội-Saigon, bên cạnh dự án chiến lược “Con đường tơ lụa Sông Cửu Long” với hậu quả tác hại không lường của công tác dời đá phá ghềnh xây đập thuỷ điện cho ba nước Việt Cam Bốt Lào, chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho TQ.

Trong cuộc đấu tranh trường kỳ và gian khổ cho độc lập, tự do, dân chủ, thạnh vượng cho xứ sở, nhơn dân Việt Nam trước mắt phải đối mặt với cuộc tấn công kinh tế  nằm trong kế hoạch BRI/Bắc Kinh đang được tiến hành trên nhiều mặt trận: Các Khu Kinh tế, Sông Mekong và Biển Đông. Toàn dân Việt Nam trong nước hải ngoại nhứt tề sẵn sàng cho cho cuộc biểu tình phản kháng  dự luật Đặc Khu Kinh tế mà quốc hội bù nhìn Hà nội định đưa ra vào cuối Tháng Mười năm nay ( 2018 ).
Đại hoạ mất nước gần kề do tập đoàn thừa sai Hà Nội hết lòng cúc cung phục vụ tham vọng  Bắc Kinh. Một Việt Nam tự do dân chủ pháp trị phú cường nằm trong ý chí và lòng quyết tâm của nhơn dân trong nước, dứt khoát không hoà giải hoà hợp với nguỵ quyền Hà Nội; một chế độ độc tài toàn trị phải ra đi; môi trường cho cuộc cách mạng dân chủ dưới ánh sáng của chủ nghĩa dân tộc sanh tồn đã ló dạng, mồi lửa cho cuộc nổi dậy âm ỉ đó đây. Không ai nghĩ Liên Xô phải tan rã, cộng sản Đông Âu rồi cũng sụp đổ, nhơn dân kể cả những người cs hồi tâm đã xô ngả Bức tường Bá Linh. Chánh nghĩa phải thành công.

                                     ***

Tạm kết về Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) và Thách thức của nó trên Toàn Thế giới.

Bài tham luận tuy dài nhưng chưa đủ để điểm lại các mục tiêu Kinh tế, chánh tri, quân sự, quyền lực mềm của Sáng kiến Vành đai Con đường ( BRI ) của Trung Cộng, cung các thách thức của nó cũng như phản ứng khắp nơi.
Năm 2013, Chủ tịch TQ tập Cận Bình phát động Sáng kiến Vành đai Con đường, một chánh sách ngoại giao trong nổ lực đầu tư hơn một ngàn tỷ đô la vào dự án xây dựng đường , cầu cống, đường rầy, cảng , phi trường và nhiều công trình hạ tầng cơ sở khác trên các tuyến đường thương mại nhằm phục vụ lợi ích cho Trung Quốc. Nhưng kế hoạch không chỉ là kinh tế , mục tiêu xây dựng ảnh hưởng chánh trị , uy thế quân sự ,mở rộng quyền lực mềm của TQ trên lộ trình của BRI mới là tham vọng  của hoàng đế đỏ. “ Sáng kiến “ đã tác động lên cuộc sống con người, môi trường nhiểm độc, biến đổi cảnh quang, thay đổi khí hậu và làm nghiên đổ cán cân địa chánh trị tại nhiều nơi trong số gần 70 nước tham gia kế hoạch “ Nhứt đới Nhứt lộ” mà nay gọi là “Sáng kiến Vành đai Con đường” .
Từ một đất nước nghèo đói vì chủ nghĩa điên khùng của Mao, TC ngày nay ngang nhiên trồi lên như một cường quốc kinh tế số 2 nhờ các lãnh đạo kế tiếp từ Đặng Tiểu Bình và sau này là Tập Cận Bình đã kết hợp kinh tế thị trường định hướng trong chế độ XHCN mang màu sắc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo độc tài, toàn trị của ĐCSTQ. Liệu Sáng kiến Vành đai Con đường có cứu nổi kinh tế TQ đang lao dốc, tăng trưởng đang chựng lại, nợ nầng leo cao vút trong bối cảnh chiến tranh thương mại với siêu cường Hoa Kỳ? và phản ứng  tiêu cực khắp nơi từ Tây phương, những nước tham gia, và ngay cả những quốc gia đang lâm vào bẫy nợ. Có thể nói đây là thời cơ thuận lợi cho dân tộc Việt Nam đẩy mạnh công cuộc đấu tranh xoá sổ dự luật Đặc quyền Kinh tế trong quyết tâm giải trừ chế độ CSVN.

BS Mã Xái
Mùa Tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngoc Huy
Tháng 07 năm 2018
Tài liệu tham khảo:

1.”Redifining the Belt and Road Initiative “By Andreea Brinză đăng trên The Diplomat March 20, 2018.
2.”China’s Maritime Silk Road: Strategic and Economic Implication for the Indo-Pacific” /CSIS/April 2.2018 http//:csis.org/analysis/chinas-maritime-silk-road.
3.VOA tiếng Việt tin trích ngày 13-04-2018-IMFcảnh báo: “Sáng Kiến Vành đai Con đường” (BRI) tiến triển, cần đề phòng rủi ro nợ tiềm tàng đối với các quốc gia đối tác tham gia vào các dự án chung.
4.Theo báo cáo Center for Global Development đăng ngày  4 March năm 2018 , tám quốc gia khách hàng của BRI rơi vào rủi ro nợ cao nhứt khó có khả năng hoàn trả:  Pakistan,Djibouti,Maldives,Lao,Mongolia,Montenegro,Tajikistan,KyrgyzStan);có thể tìm xem toànbài trên http://www.cgdev.org/publication/examining-debt-implications-belt-and-road-initiative-policy-perspective.
5.”How Big Is China’s Belt and Road?” By Jonathan Hillman ( csis.org/analysis/how-big-chinas-belt-road.)
6.”China’s New Revolution-The Reign of Xi Jinping “By Elizabeth Economy/Foreign Affairs /May/June 2018
7. ”Xi Jinping and China’s Return to One-Man Rule”By Quinn Marschick/March 15,2018/The Diplomat.
8.VOA news: “THE DRAGON’s REACH-Tracking China’s Economic Power Play”- Dự Án“ The Dragon’s Reach” tổng hợp các báo cáo về “Sáng Kiến Vành đai và Con đường” (BRI) từ 5 cơ quan truyền thông độc lập của BBG ( Broadcasting Board of Governors): Voice of America,Middle East Broadscast Networks, Radio Free Europe/Radio Liberty, Radio Free Asia and the Office of Cuba Broadcasting.
9.”Return of The Quad”The /Diplomat May/2018 By Jeff Smith,Yuky Tatsumi, Rajestwari Pillai Rajagopalan, Rory Medcaff and David Brewster.
10.”Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng” By Lê Hồng Hiệp / April 12,2018/trên Tập san Nghiên Cứu Quốc tế (nghiencuuquocte.net)
11.0.”What China Thinks of the Indo-Pacific Strategy” By Dingding Chen/The Diplomat/May 2018
12.”EU Ambassadors Condemn China’s Belt and Road Initiative” By Ravi Prasad/21/April/2018/THE DIPLOMAT
13. “ The Backlash to Belt and Road-A South Asian Battle Over Chinese Economic Power”By Andrew Small/Feb 23,2018/MAJALLIA ( ArabMagazine)
14.”Predatory Economics and the China Challenge” By Matthew P.Goodman/ csis.org/analysis/predatory-economics-economics-and-china-challenge. Volume VI,Issue 11,November 21, 2017
15.”China’s Predatory Ecomics and How to Stop It” by Howard Richman…/October 25,2017/American Thinker.
16. “ China’s Creditor Imprialism” by Bramah Chellaney, Project Syndicate, December 20,2017
17.”Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskava” của Trần Quang Biên dịch, đăng trên Nghiên cứu quốc tế” ngày 03-03-2018 Nguồn :Enrico Cau, “The Geopolitics of the Beijing-Moscow Consensus” The Diplomat. õ/01/2018.
18.” Tổ chức Hợp tác Thượng hải” (SCO) nay gồm 08 quốc gia thành viên thường trực : Nga,TC, Kazakhstan,Kyrgystan,Tajikistan,Uzbekistan,Pakistan và Ấn độ; và các quốc gia quan sát (observer states): Belarus,Mongolia, Iran,Afghanistan.
19. “ Carefull, Kazakhstan Confronts China About Kazakhs in Xinjiang Re-Education Camp” By Catherine Puts/ June 14, 2018/The Diplomat.
20.”Kazakhs hit out at China’s Travel Ban”/RFA 2017-06-20
21.”Serbia Start Construction of Chinese-funded” Railway to Budapest/VAOnews November 28, 2017 By Reuters
22.”Remarks by Vice President Pence During a Protocolary Meeting at  the Organization of American States.” Foreign Policy| Issue on May 7,18.
23.”The challenging Geopolitic of the Port at Chabahar” By Harsh V.Pant December 12,2017 | The Diplomat
24. Sáu Hành lang kinh tế kết nối trong Sáng Kiến Vành đai Con đường : 1. China-IndoChina Peninsula Economic Corridor 2. Bangladesh-China-India-Myanmar Economic  Corridor 3. China-Pakistan Economic Corridor 4. China-Central and West Asia Economic Corridor 5.New Eurasian Land Bridge Corridor 6.China-Mongolia-Russia Economic Corridor.
25. “ Đặc Khu Kinh tế-Thảm hoạ mới” Bài viết của Trần Văn đăng trên voatiengviet ngày 25/05/2018.
26. “Southeast Asia Financial Integration and Infrastructure Investment: What role for the United States?” Written by Murray Hiebert | CSIS, May 25/2018.
27. “ China’s Ruling Party has Branches on University Campus around the World” by Gao Feng for RFA Radio Free Asia | 19-04-2028.