Phương Pháp Nghiên Cứu Và Vấn Đề Chân Lý Lịch Sử

Phương Pháp Nghiên Cứu 
Vấn Đề Chân Lý Lịch Sử

Đỗ Hữu Nghiêm

Tầm quan trọng của chân lý sử học
 
Đối với bất kỳ nhà nghiên cứu sử học nào, vấn đề quan trọng nhất chính là tìm đạt gần nhất tới chân lý sử học. Chân lý sử học này khác với chân lý khách quan toàn diện, vì chân lý sử học chỉ phản ảnh một phần chân lý, một số phương diện, tùy thuộc vào tài liệu thu thập và trình độ phê phán, nhận thức và khai thác xử lý cũng như quan điểm của nhà nghiên cứu sử học.


Nói cách khác, chân lý sử học chỉ là một chân lý cục bộ hữu hạn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, như tài liệu, phán đoán, quan điểm sử học… Chân lý sử học càng phản ảnh tính toàn diện và khách quan khi càng đến gần sự thật về sự kiện, xảy ra trong thời gian, không gian, hoàn cảnh và các nhân vật có liên quan.

Càng lĩnh hội, nhận thức và ứng dụng uyển chuyển phương pháp sử học thì càng đạt đến chân lý khách quan, nhưng chắc chắn không bao giờ đạt tới chân lý khách quan toàn diện. Một sự kiện đã xảy ra là một sự kiện toàn diện vượt qua nhận thức toàn diện của bất cứ người nào. Mỗi con người chỉ nắm bắt được một phần chân lý như người ta vẫn so sánh giống như trong câu truyện đã trở thành truyền thống “anh mù sờ tai voi” hay “không ai tắm hai lần trong dòng sông chảy miên tục”. Sự kiện vẫn tiếp tục diễn ra, như không cn biết đến, hay thậm chí phủ nhận những biến cố đã xảy ra sau đó. Ở phương Tây, câu nói “Chân lý bên này dãy núi Pyrénées thì khác với chân lý bên kia dãy núi ấy” đã trở thành kim chỉ nam nhận thức chủ quan hay khách  quan của một người về người và sự kiện liên hệ xảy ra trong không, thời gian nào dó.
 
Thực ra để có thể phán đoán người và sự việc liên hệ, người ta không thể và không cần biết đến toàn diện chi tiết vấn đề, nhưng cần nắm rõ những dữ kiện cơ bản và chiều hướng diễn tiến chính yếu xác thực của sự kiện
 
Tài liệu sử học
 
Bất cứ chứng cớ nào liên quan đến một biến cố đã xảy ra đều trở thành tài liệu cho người nghiên cứu sử học. Chứng cớ đó trở thành tài liệu sử học hữu ích đến mức nào là tùy nhận thức, kinh nghiệm và phương pháp phê khảo xử lý và khai thác tài liệu. Có người chỉ quan niệm các sự kiện thống kê và được biên chép chính thức do các cơ quan hay nhân vật hữu trách có chức năng ghi lại mới là những tài liệu sử học có giá trị.

Nhưng khi xử lý tài liệu nhà nghiên cứu sử học đã bất ngờ phát hiện có bất đồng có thể ngụy tạo giữa thực kiện mà người ấy biết được qua những nghiên cứu độc lập với những bộ phận khác với các số liệu do cơ quan có thẩm quyến cung cấp. Việc xử lý mọi chứng cứ liên quan đến biến cổ xảy ra đều trở nên một đòi hỏi tiên thiên ắt có và đủ của nhà nghiên cứu về sự kiện xảy ra.
 
Một vấn đề lưỡng nan mơ hồ của tài liệu: tài liệu vừa phản ảnh chân lý vừa phủ nhận tính chất ấy, vì nhiều phương diện của toàn thể chân lý xảy ra con người không nắm được trọn vẹn, vì nhiều lý do. Và như thế nhà sử học chỉ có thể xác định được một phần chân lỳ về những sự kiện còn để lại bằng chứng. Nhưng đối với biết bao sự kiện trong cuộc sống phức tạp phong phú đa diện của chân lý toàn diện đã xảy ra, không con người nào có thể nhận thức và để lại tài liệu, ít nhất đối với con người có mặt chứng kiến sự kiện đó, như những chuyến bay tự sát chung quanh biến cố đánh bom vào Tòa Nhà Tháp Đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York ngày 11/9/2001
 
Tính tương đối của tài liệu
 
Như thế nếu chỉ dựa vào tài liệu mới có thể xác định được một số phương diện của sự thật. Nhưng các phương diện sự kiện có thật nhưng không còn tài liệu chứng minh sự kiện thì đều không được phản ảnh đầy đủ.
 
Vì thế đối với một số khoa học xã hội nhân văn xã hội, như sử học và luật học, tài liệu trở thành con dao hai lưỡi trong quá trình tìm kiềm ra sự thật đầy đủ. Nền khoa học xã hội nhân văn cần có những phê phán bên ngoài, cao hơn và uyển chuyển hơn và bên trên những tài liệu kiểu khoa học thực nghiệm cho phép
 
Thí dụ cụ thể là khi tôi làm việc trong Ban Sử Học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội tại Tp HCM trong thời gian 1978 đến 2000, thì vấn đề hắc búa nhất cho một nhà nghiên cứu sử học trong xã hội mác xít là chủ nghĩa duy vãt biện chứng. Để khỏi nói theo lý thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong nhiều tài liệu và  sách giáo khoa về chủ nghĩa xã hội khoa học do Đảng Cộng Sản và nhà nước Cộng Sản ban hành, tôi chú ý đến một số vấn đề cụ thể:
 
Nghiên cứu sử học Cộng sản cần có tính Đảng, như một tiền đề và định đề tiên thiên cho nhà nghiên cứu, nghĩa là duy vật, chống tôn giáo, chống chủ nghĩa thực dân, bênh vực các đường lối chính sách của Đảng về mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội…
 
Hệ quả tất yếu là bất cứ một sự kiện lịch sử nào nêu ra để chứng minh đều là những sự kiện chứng minh cho các đường lối chính sách của Đảng là đúng.
 
Các sự kiện quá khứ cần được giải thích lại  và phê phán theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử.
 
Cụ thể là một cán bộ thuộc Bộ Văn hóa có ý đồ muốn cắt bỏ để thay thế một phần cuốn “Viet Nam. A Travel guide to the Tourists” do nhà xuất bản Lonely Planet xuất bản, theo cảm quan và phán đoán theo quan điểm mà họ cho là mác xít, dân tộc và lợi ích khách quan. Tôi biết cụ thể vì cán bộ đó muốn nhờ tôi biên dịch đoạn văn thay thế đó từ Việt Ngữ sang Anh ngữ. Chính cơ quan văn hóa đo lo việc ấn hành. Nhưng tôi từ chối không thực hiện, viện cớ không chuyên môn và không có thời giờ.
 
Sự kiện xử dụng tình báo trong chiến tranh hay trong xảo thuật ngoại giao, tuyên truyền để đánh lạc hướng các tự liệu hay ngụy tạo tư liệu vì nhiều mục đích và lý do khác nhau khiến việc thẩm định và xử lý các tài liệu trở nên phức tạp và phải viết lại các vấn đề lịch sử nhiều lần.
 
Một Nhận Xét Thay Cho Kết Luận: Vấn Đề Ngụy Tạo Tài Liệu.
 
Trong xã hội ngày nay, nhất là ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Hiện Nay, việc ngụy tạo tài liệu đã thường xuyên xảy ra một cách tinh vi, trong chính sách toàn trị: Mọi điều đều tốt miễn là đạt lợi ích cho một mình Đảng Cộng Sản Việt Nam. Như thế mọi phương tiện đều tốt và đáng khuyến khích miễn là đạt mục đích phục vụ Đáng Cộng Sản đang nắm quyền.

Hiện nay, nhiều người Việt Nam được cho đi nước ngoài bị gài vào thế phải miễn cưỡng hay vô tình phục vụ quyền lợi của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng thực tế chính sách dùng người như thế có đạt mục đích của người Cộng Sản không, thì đó là một bài toán lâu dài để nhận xét. Mưu toan “Con Ngựa Thành Troie” muôn mặt trong nhiều nhân vật và cơ quan Việt Nam và Ngoại Quốc ngày nay vẫn cần có thời gian để chứng minh!