TÁM MỐI PHÚC THẬT CHO CÁC CHÁNH TRỊ GIA

TÁM MỐI PHÚC THẬT 

CHO CÁC CHÁNH TRỊ GIA
 
Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận

MỘT: Phúc cho những Chánh trị gia nào ý thức cao độ và hiểu biết sâu rộng về vai trò của mình. Công đồng chung Vatican II đã định nghĩa Chánh trị là một Nghệ thuật cao quý và khó khăn. Ngày nay, gần 40 năm sau, và giữa thời đại hoàn vũ hóa, định nghĩa nầy lại càng được cũng cố hơn khi chúng ta nhận thấy rằng người ta chỉ có thể đáp ứng sự yếu đuối và mong manh của hệ thống kinh tế với chìều kích toàn cầu bằng sức mạnh của Chánh trị hòan vũ kiên cố và đặt nền tảng trên những giá trị được mọn người nhìn nhận.
HAI: Phúc cho Chánh trị gia nào biết phản ảnh uy tín qua nhân cách của chính mình. Trong thời đại chúng ta, Chánh trị thế giới có biết bao tham nhũng, lạm quyền dính liền với chi phí quá cao trong các chiến dịch tranh cử. Tình trạng  tiêu cực nầy ngày càng gia tăng khiến cho các nhà chánh trị ngày càng mất uy tín. Để lật ngược tình thế, cần phải đưa ra một trả lời vững chắc. Một câu trả lời bao gồm cả nổ lực canh tân và sửa đổi  để phục hồi hình ảnh của nhà Chánh trị.
BA: Phúc cho Chánh trị gia nào biết hoạt động cho Công ích chứ không chỉ lo cho tư lợi. Để sống phúc thật nầy, Chánh trị gia phải tự vấn lương tâm, tự hỏi tôi đang lo việc cho dân tộc hay cho riêng tôi. Tôi có đang làm việc cho Tổ quốc, cho văn hóa hay không ? Tôi có đang làm việc để đề cao Luân lý, Đạo đức hay không ? Tôi có phục vụ chân thành cho nhân loại hay không ?
BỐN: Phúc cho Chánh trị gia nào biết trung thành sống phù hợp với Niềm Tin của mình. Niềm Tin đi đôi vi đời sống dấn thân hoạt động chính trị. Cần  tôn trọng những điều mình đã hứa, lời nói đi đôi với việc làm.
NĂM: Phúc cho Chánh trị gia nào thực hiện và bảo vệ sự Hiệp nhất bằng cách đặt Chúa Giêsu là trọng tâm.  Chúa Giêsu vốn là trọng tâm Hiệp nhất. Sở dĩ như thế vì chia rẽ là tự hủy. Ở Pháp, người ta nói các tín hữu Công Giáo Pháp không bao giờ cùng đứng chung với nhau trừ lúc nghe đọc Phúc Âm. Theo tôi, câu nói bình dân nầy cũng có thể áp dụng cho nhiều dân tộc các nước khác được.
SÁU: Phúc cho Chánh trị gia nào dấn thân thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc rễ. Sự thay đổi như thế xãy ra khi người ta cố gắng tranh đấu chống lại sự sa đọa trí thức như nhất quyết không gọi là Thiện những gì là Ác. Không xếp Tôn giáo vào xó  riêng  của cuộc sống tư riêng, nhưng biết ý  thức những ưu tiên trong những chọn lựa của mình dựa trên Đức Tin có một Đại Hiến chương là Phúc Âm.
BẢY: Phúc cho Chánh trị gia nào biết lắng nghe. Biết lắng nghe tiếng dân trước, trong và sau cuộc bầu cử. Biết lắng nghe Lời Chúa qua kinh nguyện. Hoạt động của Chánh trị gia ấy sẽ đạt được nhiều chắc chắn, an ninh và hữu hiệu.
TÁM: Phúc cho Chánh trị gia nào không sợ hãi. Trước hết, không sợ  ở  trong Chân lý. Đức Gioan Phaolô II đã nói: ngưi ta không bầu Chân lý. Một Chánh trị gia chỉ nên sợ chính mình mà thôi, vì chỉ có  mình biết mình. Chánh trị gia không nên sợ các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong cuộc phán quyết sau hết, Chánh trị gia sẽ phải trả lẽ hành động của mình trước Thiên Chúa, chớ không phải các phương tiện truyền thông đại chúng.
 
(Đức Hồng-Y  P.X. Nguyễn văn Thuận nhấn mạnh: tôi chỉ phát biểu như một Mục tữ)
 
Trích Diễn từ cuối cùng Đức Hồng Y đọc ở Padova, Ý, tháng 5 năm 2002 : 
 
đăng trong  ‘In Tempo’ ngày 20.09.2002. Dịch giả: Gs. Nguyễn Đăng Trúc