Mỹ giảm khí thải nhiều hơn mọi quốc gia
TT Trump khiến giới chỉ
trích ‘nghẹn lời’
Phạm Duy
Tờ Fox News hôm 29/7 đăng
bài viết của Sterling Burnett và Justin Haskins thuộc Viện Heartland, cho rằng
Mỹ giảm được lượng khí thải Carbon nhiều hơn mọi quốc gia nước ngoài khác.
Theo các tác giả, khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch đưa
Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris
về biến đổi khí hậu vào tháng 6/2017, tiếng la ó phản đối của các nhà môi
trường cánh tả có thể nghe thấy trên khắp trái đất.
Từ Canada
đến Trung Cộng và trên khắp châu Âu, thế giới đã lên án quyết định của tổng
thống Mỹ là thiếu thận trọng và mâu thuẫn với “khoa học về biến đổi khí hậu”.
Họ cho rằng nếu không có Hiệp định Paris
về Biến đổi Khí hậu, Trái đất sẽ sớm bị ‘xóa sổ’ do trái đất bị nóng lên.
Nhưng một năm sau, Trái Đất vẫn không có gì thay đổi, như
mọi người có thể nhận thấy.
Còn kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chóng
mặt, phần lớn là nhờ cam kết của chính quyền ông Trump về bãi bỏ các quy định
và vượt trội về năng lượng. Hôm 27/6, chính phủ Mỹ thông báo tổng sản phẩm quốc
nội GDP của Mỹ tăng 4,1% trong Quí II năm nay, mức tăng trưởng cao nhất trong 4
năm.
Ngoài tin tức tốt đẹp này, bất chấp những cảnh báo u ám và
số phận bất hạnh, từ những đối thủ của Tổng thống Trump, Mỹ hiện là nước đứng
đầu thế giới về cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2).
Theo một báo cáo tháng 6/2018 của công ty BP, đo lượng khí
thải CO2 từ việc sử dụng dầu, khí đốt và than, Mỹ đã giảm được 41,8 triệu tấn
khí thải trong năm 2017 so với 2016, đánh dấu 3 năm liên tiếp giảm được khí
thải CO2 của nước Mỹ.
Việc giảm lượng khí thải CO2 của Mỹ là cao gấp đôi so với
Ucraina, quốc gia đứng thứ 2 về mức độ giảm khí thải trong nghiên cứu.
Theo các tác giả, sự sụt giảm khí thải CO2 của Mỹ gần đây là
nhờ kết quả của việc tăng tiêu thụ khí tự nhiên so với các dạng sản xuất năng
lượng khác, nhờ việc sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng điện hiệu quả hơn.
Việc giảm khí thải CO2 của Mỹ còn có ý nghĩa khiến cho những
cảnh báo ‘thảm khốc’ được các nhà môi trường đưa ra, hóa ra là một ví dụ nữa về
hành động cố ý gây sự sợ hãi của các nhà môi trường, đối với thế giới.
Một trong những người đưa ra những cảnh báo này là Thượng
nghị sỹ Chuck Schumer, lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mỹ, người đã gọi quyết
định của Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Paris là một “thất bại thảm hại có
tính chất lịch sử”.
Sau khi các nhà lãnh đạo thế giới từ các nước lớn và nhỏ,
chỉ trích gay gắt Tổng thống Trump vì đã rút khỏi Hiệp định Paris, họ đã đã
dành phần thời gian còn lại của năm 2017, giám sát các quốc gia phát thải hàng
triệu tấn khí CO2 bổ sung. Điều đó minh họa rõ nét sự hoàn toàn vô dụng của
Hiệp định Paris.
Ví dụ, năm 2017 Trung Cộng đã tăng lượng khí thải CO2 thêm
119 triệu tấn so với năm 2016, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế
giới, bất chấp ‘cái được gọi là cam kết’ của Bắc Kinh đối với Hiệp định Paris,
các tác giả bình luận.
Tây Ban Nha đã phát thải thêm 18,7 triệu tấn khí thải CO2,
trong khi Pháp tăng thêm 5,5 triệu tấn.
Còn Canada
có khí phát thải CO2 lớn nhất thế giới, theo các tác giả Sterling Burnett
và Justin Haskins. Được biết, Thủ tướng Justin Trudeau đã chỉ trích chính quyền
ông Trump về quyết định rút khỏi Hiệp ước Paris, trong đó ông Trudeau nói rằng
ông “vô cùng thất vọng” bởi quyết định “làm nản lòng” của tổng thống Mỹ.
“Canada
kiên định trong cam kết chống lại biến đổi khí hậu và hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế sạch. Người Canada biết chúng ta cần phải có hành động tập thể và dứt khỏa
để giải quyết nhiều thực tế khắc nghiệt về thay đổi khí hậu của chúng ta”, Thủ
tướng Trudeau tuyên bố.
Vậy, sau những tuyên bố ‘liều lĩnh’ này, Canada sẽ cắt
giảm khí thải đáng kể, đúng không? Các tác giả đặt câu hỏi.
Đáng tiếc, không chính xác là như vậy. Trong năm 2017,
Canada đã phát thải thêm 17 triệu tấn khí CO2, so với lượng phát thải trong năm
2016.
Có lẽ lý do khiến Canada, Trung Cộng, Pháp, Tây Ban Nha và
hàng chục nước khác ký kết Hiệp định Paris, đã phát thêm khí thải CO2, trong
khi đồng thời đổ lỗi cho Mỹ đã hành động theo hướng độc lập về năng lượng, là
bởi vì các nhà lãnh đạo của các nước này biết rõ những gì mà những người hoài
nghi về những kẻ cố tình báo động về sự nóng lên toàn cầu, đã hàng chục năm
nay.
Thế giới tốt hơn nhiều với năng lượng giá cả phải chăng, hơn
là tìm cách chiến đấu chống lại một vấn đề, mà nhiều nhà khoa học cho rằng nó
không tồn tại.
Được biết, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng gọi
biến đổi khí hậu là một“trò lừa bịp” của Trung Cộng .
Tất nhiên, Thủ tướng Trudeau và những nước còn lại của Hiệp
định Paris sẽ
không bao giờ công khai thừa nhận điều đó. Họ dễ dàng hơn nhiều, dành thời gian
trong nhiệm kỳ, khoe khoang về đức hạnh của mình, và ‘thương xót’ chủ nghĩa cá
nhân bi thảm theo cách Mỹ, các tác giả nhận xét.
Phạm Duy