Trung Cộng đang đuối sức
trong cuộc chiến thương mại
Nguyễn Ngọc Sẵn
Cuộc chiến tranh
thương mại nổ ra giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ làm nền kinh tế của hai quốc gia này
kiệt quệ và sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Đó là điều không tránh khỏi.
Kinh tế Hoa Kỳ vừa phục hồi sau cơn suy thoái 2008 và cuộc chiến thương mại với Tàu đang xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế nước Tàu đang u ám bởi nhiều vấn nạn như vốn đầu tư sục giảm nặng, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu bất ổn, núi nợ đang phình to và nợ tín dụng nhân dân trở thành cơn ác mộng.
Kinh tế Hoa Kỳ vừa phục hồi sau cơn suy thoái 2008 và cuộc chiến thương mại với Tàu đang xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế nước Tàu đang u ám bởi nhiều vấn nạn như vốn đầu tư sục giảm nặng, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu bất ổn, núi nợ đang phình to và nợ tín dụng nhân dân trở thành cơn ác mộng.
New York Times bình luận, Tổng thống Donald Trump hiểu rõ
chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu
thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này.
Tổng Thống Trump nghĩ rằng trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt
hại kinh tế để sẽ có được những lợi ích lâu dài.
Theo thống kê năm 2017, Trung Cộng nhập khẩu 129 tỷ Mỹ kim
(USD) hàng hóa của Mỹ và xuất khẩu sang Mỹ đến 506 tỷ Mỹ kim, do đó thâm hụt
mậu dịch Mỹ lên tới 307 tỷ Mỹ kim.
Vào ngày 6/7/2018 Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến thương mại bằng
cú đánh 25% thuế vào một số mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Trung Cộng với tổng trị giá
lên đến 34 tỷ Mỹ kim. Để đáp trả, Trung Cộng đánh 25% thuế trên hàng nhập khẩu
từ Hoa Kỳ trị giá tương đương 34 tỷ Mỹ kim.
Tổng Thống Trump dự định đánh thuế thêm 16 tỷ Mỹ kim trên
các mặt hàng hoá khác, nếu Trung Cộng vẫn đáp trả lại Mỹ sẽ đánh thuế thêm 500
tỷ Mỹ kim hàng hoá dự trù sẽ nhập cảng vào Hoa Kỳ trong năm nay.
Cuộc chiến thương mại mới bắt đầu chỉ một tuần lễ, nhưng
phía Trung Cộng đã mất gần 2000 tỷ Mỹ kim. Chỉ số Shanghai Composite mất gần
20%, và giới đầu tư bắt đầu lo ngại nền kinh tế Trung Cộng không đương đầu nổi
cuộc chiến nên họ đã bán cổ phiếu, rút tiền đầu tư vào nơi khác an toàn hơn mà Mỹ
là địa chỉ đáng tin cậy. Trong khi đó chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục tăng, dù Cơ
Quan Dự Trữ Trung Ương đã tăng lãi xuất trong tháng 6 vừa qua.
Một yếu điểm khác chỉ ra rằng Trung Cộng khó chạy theo cuộc
chiến thương mại lâu dài là khoảng nợ công lên đến 30.000 tỷ Mỹ kim, bằng 259%
GDP của họ. Thêm vào đó nợ đầu tư cổ phiếu bằng tiền vay tín dụng ở Trung Cộng
đã lên đến 760 tỷ Mỹ kim trong thời gian Trung Cộng mở rộng tín dụng toàn dân
để phô trương thành tích tăng trưởng. Với khoản nợ có nguy cơ mất rất lớn, khó
đòi nên hiện nay nhà cầm quyền Trung Cộng đã thiết lập một trang mạng liệt kê
danh sách những người thiếu nợ tín dụng với hy vọng vì mắc cỡ nên trả nợ. Một
phương cách chắc chưa có quốc gia nào đủ “đỉnh cao trí tuệ” để “sáng tạo” được.
Hôm 14 tháng 7, tờ South China Morning Post, với tựa đề
“Don’t mention the trade war” cho thấy Trung Cộng rất sợ dân chúng biết cuộc
chiến tranh thương mại với Mỹ. Họ ra lệnh các tờ báo (lề đảng) không được đưa
tựa đề nầy trên báo. Nhất là không được nối kết chuyện chiến tranh thương mại
với sự té nhào của thị trường chứng khoán, sự sụt giá đồng Quan, kinh tế đang
trì trệ làm người dân lo sợ. Không được dịch từ Twitter của Trump lời đe doạ sẽ
đánh thuế 200 tỷ đô la từ hàng hoá Trung Cộng. Tàu đang lấy thúng úp voi.
Cũng trong tờ báo trên, một bài viết khác với tựa đề
“Trump’s trade war on China: phoney or real, world will be the loser” có đoạn
ông Trump dự định áp thuế 500 tỷ lên hàng hoá Trung Cộng, con số lớn hơn tổng
xuất khẩu của Tàu vào Mỹ, nếu Tàu không “cúi đầu” (bài báo dùng chữ bow) nghe
theo yêu sách của Mỹ.
Trong cùng bài báo, Bộ trưởng thương mại Tàu thanh minh rằng
việc thặng dư mậu dịch không phải là lỗi của Tàu và họ bác khước việc đánh cắp
tài liệu khoa học, bắt buộc các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật
cho họ. Không riêng Mỹ đưa ra cáo buộc nầy, mà “thế lực thù địch” khác là bà
Merkel của Đức cũng cùng lên án như thế.
Sáng kiến đầy tham vọng “một vành đai một con đường” dùng
bẩy nợ để thôn tính các nước nghèo, chừng như càng lúc càng xa và có thể đó là
con đường đi không bao giờ đến.
Kẻ gian mắc nạn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ghi nhận sáu
tháng đầu năm 2015 Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ chỉ có 25,756 tấn thép, nhưng
sáu tháng đầu năm 2016 số lượng thép Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ là 312,329
tấn, tăng hơn 12 lần. Sự tăng trưởng đột biến nầy khiến Bộ Thương Mai Hoa Kỳ
điều tra. Và họ cáo buộc Trung Cộng tuồn thép qua Việt Nam để xuất
cảng sang Hoa Kỳ tránh thuế.
Trung Cộng tuồn thép sang Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh
áp thuế. Việc nầy họ đã làm từ hai năm trước khi họ tuồn nhôm cuốn sang Mễ Tây
Cơ để từ đó nhập vào Hoa Kỳ để trốn thuế.
Các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ U.S. Steel Corp., Nucor
Corp., AK Steel Holding Corp. và ArcelorMittal, cáo buộc các hãng sản xuất thép
Trung Cộng vận chuyển kim loại vào Việt Nam, tăng thêm chất lượng, dán nhãn sản
xuất tại Việt Nam và xuất cảng sang Hoa Kỳ theo mức thuế thấp mà Mỹ dành cho
thép Việt Nam. Vì vậy trong năm qua Hoa Kỳ đã áp mức thuế thép là 266% cho bốn
loại thép của Trung Cộng.
Một trong những vũ khí mà Trung Cộng có thể dùng để đánh trả
là bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ trị giá 1,17 ngàn tỷ USD mà họ đang nắm giữ. Đó
là mối lo ngại của các đời Tổng Thống trước Trump. Nhưng sau khi Tổng Thống
Trump cầm quyền, kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán tăng giá, tỷ lệ
thất nghiệp rất thấp vì vậy nếu Trung Cộng dám bán tháo trái phiếu họ đang giữ
thì những nhà đầu tư đang tháo chạy từ Trung Cộng, Việt Nam sẽ sẵn sàng mua
trái phiếu nầy, vừa an tâm vừa có lời. Nếu Trung Cộng bán hết trái phiếu, Mỹ
cũng không bị thiệt hại vì giá trị đồng USD cũng không giảm giá vì lãi suất
trên đồng USD không giảm, nhưng ngược lại Trung Cộng sẽ mất hết lợi thế là nước
nắm giữ nhiều nhất trái phiếu trong kho bạc Hoa Kỳ.
Việt Nam
cùng thọ nạn:
Ngày 21/5/2018, ông Jeffrey Gerrish, Phó Đại Diện Thương mại
Mỹ đã có chuyến công du đến Hà Nội. Theo một số nhà quan sát kinh tế thì Ông
Jeffrey Gerrish gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ để yêu cầu Việt Nam phải “san
bằng thâm hụt thương mại” theo yêu cầu của Tổng thống Trump và đòi Việt Nam
phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm.
Vào năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với tổng giá trị
41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, tạo mức thặng dư thương mại lên
32,4 tỷ USD, vì vậy Việt Nam nằm trong 16 nước có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ
mà bộ Thương Mại Mỹ lên danh sách.
Ông Jeffrey Gerrish yêu cầu Việt Nam phải tự cắt giảm mức
thâm hụt thương mại 8 tỷ USD/năm và có thể bắt đầu vào năm 2018 hoặc chậm phải
là năm 2019. Theo chuyên gia kinh tế, để giảm số thặng dư xuất siêu còn 8 tỷ
USD/năm thì giá trị xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm đến 75% so
với những năm trước. Bi kịch kinh tế và bi kịch ngân sách tăng đột biến có thể
làm đổ nhào chế độ cộng sản.
Nhìn quanh các đối tác láng giềng số thặng dư xuất siêu với
Nhật bằng 0, với Hàn Quốc số nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và gần 25 tỷ
USD trong năm 2017, với Trung Cộng số nhập siêu kể cả chánh ngạch và tiểu ngạch
lên đến khoảng 40 - 50 tỷ USD mỗi năm.
Một tháng sau khi Phó đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish
đến Hà Nội “đưa giấy nợ”, vào tháng Sáu năm 2018 Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ
đã sang Washington gặp quan chức Bộ Tài chính Mỹ.
Trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Nguyễn
Xuân Phúc tại Toà Bạch Ốc hôm 31/5/2017, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh vấn đề
giao thương và thâm hụt thương mại với Việt Nam và ông muốn sớm có được cân
bằng thương mại giữa hai nước.
Trong năm 2017 và đến đầu năm 2018 Bộ Thương Mại Mỹ đánh vào
hai mặt hàng quan trong của Việt Nam
là thép lên 53% và tôm lên hơn 25%, đồng thời Liên Minh Châu Âu cảnh cáo đối
với hàng hải sản dơ bẩn của Việt Nam.
Theo Nguyễn Đình Đạt, nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại Học The
West of Scotland: Thị trường chứng khoán Việt Nam "nhiều khả năng vẫn tiếp
tục giảm trong thời gian tới". “Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam
đạt đỉnh hơn 1.204,33 điểm với vốn hoá thị trường 3.269.948 tỷ VND vào ngày
09/04/2018, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh giảm mạnh còn 909,72 điểm
với vốn hoá 2.889.125 tỷ VND vào ngày 13/7/2018, tương đương giảm 33% về điểm
và giảm 380.823 tỷ VND về giá trị tương đương 16,5 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị
trường”. Hiện tại, tiền Đồng Việt Nam đang mất giá, một USD bằng 22,675 Đồng
Việt Nam, vì vậy giới kinh doanh, người dân đang rút tiền ra để mua ngoại tệ
mạnh, tránh mất giá. Nếu động thái nầy cứ tiếp diễn thì không bao lâu Việt Nam sẽ theo con
đường mà CHXH Venezuela đang đi.
Chưa hết, “theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nợ xấu ở
Việt Nam năm 2016, bao gồm nợ xấu do Tổng công ty Quản lý Quỹ Việt Nam quản lý
(VAMC), đã lên đến 487 nghìn tỷ đồng (21,7 tỷ USD), chiếm 8,8% tổng dư nợ cho
vay 5,5 triệu tỷ đồng (241 tỷ USD), tỷ lệ khá cao. NHNN cho hay kế hoạch đưa tỷ
lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào năm 2020. Bình quân mỗi người Việt Nam mang số nợ
US$ 1.038 và thu nhập binh quân của họ là 6 đô la Mỹ/ngày”. (Theo nhà báo Phạm
Chí Dũng).
Tiến sỹ Nguyễn Văn Phú, một nhà nghiên cứu kinh tế của Đại
học Strasbourg, Pháp, nói: các doanh nghiệp Việt
Nam
trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh
toàn cầu." Mỹ sẽ áp dụng thuế cao hơn cho các sản phẩm 'made in Việt Nam' thì tất cả
đều 'chết',".
Trong hoàn cảnh ông bạn 4 tốt và 16 chữ vàng đang tang gia
bối rối thì làm sao cứu được “đứa con hoang lầm đường” được. Trong thời khắc
hồn ai nấy giữ thì Việt cộng nên:
“liệu bề cướp đó giựt đây
Thặng dư 8 tỷ việc nầy mới xong”
Hoặc
“Liệu mà cao chạy xa bay
Tấm thân khuyển mã chỉ ngần ấy thôi” (phỏng theo
truyện Kiều).