Nguy Cơ Lớn Cho Tập Cận Bình

 Nguy Cơ Lớn Cho Tập Cận Bình
Vi Anh

Chủ Tịch Tập cận Bình đang rơi vào một nguy cơ lớn không những tai hại về phương diện đối ngoại và mà còn về đối nội nữa, do cuộc Chiến Tranh Thương Mại với Mỹ. Đó là nguy cơ lớn nhứt thách thức ông Tập từ khi lên cầm quyền TQ tới giờ.

Một là về kinh tế. Chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ làm kinh tế Trung Quốc suy thoái. Kinh tế là tính chính danh cầm quyền của TC sau khi chủ nghĩa Cộng sản thất bại Liên xô và một loạt chư hầu các chế độ CS ở Đông Âu. Lúc bấy giờ TC phải chuyển sang kinh tế thị trường nhưng để giữ mặt mũi CS vẫn giữ cái đuôi theo định hướng xã hội chủ nghĩa gần hai thập niên đã qua.

Suy thoái, suy sụp kinh tế muốn hay không muốn cũng ảnh hưởng tớí vị thế và quyền lực của Ông Bình. Dầu có cố gắng TC cũng không đấu lại Ô Trump một Ông Già Gân lão thành trong kinh doanh, với nước Mỹ là một thị trường lớn nhứt thế giới, trong khi TQ chỉ là một công xưởng sản xuất hàng rẻ tiền để xuất cảng. Thế cho nên khi Mỹ tăng thuế hàng TQ nhập cảng vào Mỹ liên quan đến cả 500 mặt hàng và hàng mấy trăm tỷ, hàng TQ bị Mỹ coi là xấu mà giá lại lên cao thì chắc chắn sẽ ế, rất khó bán nếu không muốn nói là không thể bán được.

Thời kỳ vàng son của Ô Bình nay còn đâu khi chiến tranh thương mại với Mỹ bắt đầu. Đã hết rồi cái thời Ông Bình đã thành công trong việc dập tắt những tiếng nói chống đối bên trong lẫn bên ngoài đảng Cộng sản Trung Quốc, được quốc hội CSTQ hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch có thể ngồi ở  bệ rồng suốt đời như hoàng đế Trung Hoa ngày xưa. Tư tưởng Tập Cận Bình của Ông cũng được đưa vào hiến pháp TQ.  Điều này khiến Ông được xem là lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc, vang danh như người khai nguyên ra chế độ là Mao Trạch Đông.

Và cũng là thời mà theo báo South China Morning Post, Ông Bình coi "Tây phương rơi vào hỗn loạn, còn Trung Quốc trở nên thịnh vượng". Và Ông Bình trên phương diện đối ngoại chuẩn bị mở rộng tầm ảnh hưởng của TC thông qua sáng kiến "Vành đai, Con đường", một chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ông dành nhiều tâm huyết.

Nhưng đùng một cái cuộc chiến thương mại với Mỹ đã  gây một tình thế hoàn toàn khác, tai hại cho Ô. Bình. Con đường bành trướng của TQ thời Ông Bình không còn bằng phẳng nữa. "Đây là thách thức lớn nhất (của ôngTập)", Shi Yinhong, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, kiêm cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc, bình luận. "Nếu Trung Quốc phải đương đầu với một cuộc chiến tranh thương mại lan rộng và kéo dài, nền kinh tế, tài chính chắc chắn sẽ bị thiệt hại. Cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa không thể tiến lên phía trước", Yinhong nhấn mạnh. Thế là 'Giấc mơ Trung Hoa' là giấc mộng lớn của Ô. Binh vẫn là giấc mơ chớ không thành sự thật được.

Trên chiến trường thương mại, Ô. Bình đã phải tỏ ra nhượng bộ lớn, vì biết chơi không lại Mỹ nên cần hoà hưỡn để mong sống chung hoà bình, chớ táo bạo chiến tranh rất dễ sẽ từ chết tới bị thương. Chính Ô. Bình ra lịnh cho truyền thông của Đảng Nhà Nước bớt đánh phá Mỹ.

Ngay trận đầu sau khi Washington thực hiện lời đe dọa áp thuế nhập khẩu 25% trên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ mỗi năm, phía TQ đã lo đòn áp thuế trên sẽ tác động tới Trung Quốc nặng nề trên phương diện chính trị lẫn tài chính. Ô. Yinhong cho rằng chiến tranh thương mại lần này có thể khiến Trung Quốc phải thay đổi cách hành xử trên trường quốc tế, thậm chí xuống nước lập trường hung hăng mà họ đã theo đuổi thời gian qua. Theo Ô. Yinhong, đối mặt với sức ép đang gia tăng từ Mỹ và các nước Tây phương khác về vấn đề thương mại, Trung Quốc sẽ phải đưa ra các nhượng bộ lớn. Ông dự đoán Trung Quốc có thể sẽ bớt mạnh tay hơn trong các dự án đầu tư ở nước ngoài vì nguồn tiền dành cho những hoạt động này đã giảm.

 Nhưng TC sẽ không thay đổi chánh trị. Nhà nghiên cứu chính trị Chen Daoyin ở Bắc Kinh nhận xét dù điều gì xảy ra trên mặt trận thương mại, mọi người cũng không nên kỳ vọng bất kỳ thay đổi lớn nào của Trung Quốc trên phương diện chính trị.

Phát biểu tại một diễn đàn thảo luận về tranh chấp thương mại Trung - Mỹ hồi tháng ba, cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ bác bỏ những ý kiến cho rằng cải cách thị trường sẽ dẫn đến thay đổi lớn về chính trị.

"Trong nhiều thập kỷ, tính chính danh cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc được xây dựng dựa vào thành tích kinh tế. Nếu một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vì chiến tranh thương mại, điều này chắc chắn làm tổn hại tính chính danh đó", ông nói.

Perry Link, chuyên gia chính trị Trung Quốc ở Đại học California, Mỹ, cũng đồng ý với ý kiến trên. "Một cuộc suy thoái kinh tế... sẽ là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với sự ổn định chế độ của ông Tập... Tôi không nghĩ chủ nghĩa dân tộc mới sẽ giúp ích cho ông ấy, thậm chí, nó có thể chống lại ông ấy nếu mọi thứ chuyển biến xấu."

Vì các căng thẳng thương mại Trung - Mỹ ngày càng leo thang, Bắc Kinh gần đây tìm cách xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với châu Âu, vốn cũng là mục tiêu mà đòn thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm đến.

Nhưng Christopher Balding, nhà kinh tế thuộc Trường Kinh doanh HSBC thuộc Đại học Bắc Kinh, vẫn nghi ngờ khả năng xuất hiện một liên minh Bắc Kinh - Brussels về thương mại. "Thẳng thắn mà nói, châu Âu chỉ xem Trump như một cơn cảm lạnh vì ông ấy rồi sẽ rời nhiệm sở vào một lúc nào đó. Và họ có mối liên kết lịch sử sâu sắc hơn nhiều với Mỹ cũng như có một thị trường cởi mở hơn nhiều. Họ không có bất kỳ sự bảo đảm nào như vậy từ Trung Quốc", Balding nhận xét. Ông lưu ý Tập Cận Bình đã được thông qua là lãnh đạo trọn đời của Trung Quốc và "Trung Quốc cũng không có lịch sử về một thị trường mở cửa".

Thêm vào đó căn bản chánh trị của TC hoàn toàn khác với chế độ tự do, dân chủ của Liên Âu và Mỹ. Lịch sử Âu, Mỹ đã gắn bó  chặt chẽ với nhau, trong hai Thế Chiến. Một bằng cớ rõ rệt gần đây nhứt. Trong cuộc họp Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở ra ngày thứ Tư 11 và thứ Năm 12/07 tại Bruxelles với sự tham dự của tổng thống Mỹ. Các lãnh đạo của 29 nước của Liên minh quá nhiều lời qua tiếng lại với nhau. Nhứt là TT Trump của Mỹ lớn con, to tiếng, quen nói thẳng thừng. Ô. Trump đòi các đồng minh NATO tôn trọng cam kết đến năm 2024 tăng chi tiêu quân sự lên 2% GDP. Nhưng chỉ trong ngày đầu tiên của thượng đỉnh, 11/07/2018, đã kết thúc với việc 29 quốc gia NATO ra một tuyên bố chung, tái khẳng định cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng, như một cử chỉ nhượng bộ, đồng thuận trước các đòi hỏi của tổng thống Mỹ. Trump nói với các phóng viên báo chí sau ngày thứ hai của thượng đỉnh NATO tại Brussels, “Tôi cho họ biết rằng tôi vô cùng không hài lòng.” Nhưng ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán đã kết thúc với những điều khoản tốt nhất: “Cuối cùng tất cả đã đồng ý với nhau sau một chút khó khăn trong một lúc.”

Và khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương để bảo vệ tự do hàng hải theo Luật Biển thì Anh, Pháp đều điều chiến hạm và phi cơ qua phối hợp cùng Mỹ./.(VA)

https://vietbao.com/p123a283563/nguy-co-lon-cho-tap-can-binh