Đừng vội vàng phán xét

Hội nghị thượng đỉnh Trump – Putin
 
Đừng vội vàng phán xét  
 
Hôm 18/7, tờ Fox News cho đăng bài viết của Stephen Yates, yêu cầu mọi người đừng vội vàng phán xét hội nghị thượng đỉnh Trump – Putin.
 
Là Phó cố vấn An ninh Quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, ông Stephen cho rằng Tổng thống Trump một lần nữa cho thấy ông không có cách tiếp cận thông thường đối với ngoại giao. Kết quả là, hầu hết những gì dẫn đến cuộc gặp thượng đỉnh và họp báo với Tổng thống Nga Putin tại Helsinki hôm 16/7 là hoàn toàn xa lạ với những người hiểu biết những sự kiện tương tự trong các chính quyền Mỹ trước đây.
Được biết, sau hội nghị thượng đỉnh, đã xảy ra một ‘trận địa chấn’ chính trị và truyền thông, phản ứng khá ngay ngắt.
 
Theo ông Stephen, mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh là hoàn toàn thông thường: khám phá xem liệu nước Mỹ có đủ sự quan tâm quốc gia và ý trí của giới lãnh đạo, chấp nhận một mối quan hệ đầy rủi ro với một quốc gia có thế lực, và đưa họ theo chiều hướng hợp tác hơn.
 
Các tổng thống của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đã đối mặt với nhiều nước cạnh tranh, thậm chí với những đối thủ tại hội nghị thượng đỉnh, để theo đuổi mục tiêu cơ bản này.
 
Tổng thống Trump dường như đang trở lại một chính sách đối ngoại với cách tiếp cận thực tế hơn, khác hẳn với các chính sách của chính quyền Obama trước đây.
Theo ông Stephen, Tổng thống Trump và ông Putin có thể đạt được được những tiến bộ quan trọng khi làm việc trong phòng kín, nhưng mọi người hiện nay chủ yếu phản ứng, tập trung vào những gì diễn ra trong cuộc họp báo của họ.
 
Nhiều chính trị gia và chuyên gia đã nhầm lẫn khi vội vàng đưa ra các kết luận chiến lược (thường là cực đoan), dựa trên phản ứng đối với chiến thuật ngắn hạn của ông Trump, chẳng hạn như lời nhắn tin ‘sôi nổi’ trên mạng Twitter hoặc một nhận xét thẳng thắn không chuẩn bị trước, của ông Trump với các phóng viên báo chí. Đây có thể nguyên nhân, gây ra làn một làn sóng chỉ trích Tổng thống Trump sau cuộc họp báo thượng đỉnh.
Sự chỉ trích mà tổng thống Trump phải đón nhận từ những lời nói thẳng của mình, đã tạo ra những vấn đề về chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ. Điều này đã khiến các chính trị gia và các chuyên gia mù quáng trong các đánh giá của mình về kết quả bầu cử, cải cách thuế cũng như yêu cầu các thành viên NATO phải trả nhiều tiền hơn cho việc được bảo vệ. Đó cũng thể được xem là những phán xét vội vã về hội nghị thượng đỉnh.
 
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga kết thúc - Một khởi đầu tốt đẹp mở ra
 
Ông Stephen khẳng định Tổng thống Trump đã làm đúng. Hội nghị thượng đỉnh Trump – Putin là một phần quan trọng trong lời hứa của Tổng thống Trump, tuyệt giao với các chính sách của cựu Tổng thống Bush và Obama, trở lại chủ nghĩa hiện thực, chia sẻ gánh nặng và cân bằng lại thương mại.
 
Tại thời điểm này, người ta không thể biết liệu hội nghị hôm 16/7 có thất bại hay không? Hay nó đã đánh dấu sự khởi đầu của một cách tiếp cận mới, mang lại ‘quả ngọt’ trong những năm tháng tới.
 
Một tiến bộ quan trọng trong việc đáp ứng những thách thức đối với chính sách đối ngoại mà Mỹ đang đối mặt ở Syria, Iran, Triều Tiên, Trung Quốc, Ukraine và các nơi khác, có lẽ chính là việc có ít hơn sự thù địch, và nhiều hơn sự hợp tác từ Nga. Do đó rất đáng để khám phá sự hợp tác [với Nga], ngay cả khi vẫn còn sự hoài nghi, ông Stephen nhận xét.
Tuy nhiên, rõ ràng Tổng thống Trump không có sự thể hiện tốt nhất hôm 16/7, diễn đạt rõ tầm nhìn của ông từ một vị thế mạnh mẽ, và truyền tải thông điệp rằng ông Putin phải đưa ra những lựa chọn chiến lược hoặc sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng ngược lại, Tổng thống Trump đã truyền đạt thông điệp này một cách hiệu quả, khi ông gặp nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un ở thượng đỉnh Singapore.
 
Theo ông Stephen, Tổng thống Trump có lẽ mong muốn giải quyết vấn đề Syria một cách nhanh chóng với ông Putin. Điều đó có thể ảnh hưởng đến đến tư thế của ông Trump trước công chúng trong cuộc họp báo khi ông thể hiện có vẻ ‘tha thứ’ hơn là phê phán, liên quan đến những hành động xấu xa của Nga, mà mọi người đều biết, ông Stephen bình luận.
 
Ông Stephen tin theo hướng mà Tổng thống Trump dự định sẽ đi nếu như tất cả những ‘sự ồn ào’ trong hệ thống [chính trị, xã hội] của Mỹ, không cải thiện được tình hình thế giới [theo hướng có lợi nhất cho nước Mỹ].
 
Có thể hiểu rằng truyền thông và công chúng mong muốn ngay lập tức những đánh giá về tất cả mọi thứ mà Tổng thống Trump đã làm, giống như muốn nhìn thấy kết thúc của một bộ phim hay một chương trình truyền hình, chỉ sau một thời gian ngắn.
 
Nhưng, theo ông Stephen, mọi người không nên rút ra những kết luận dài hạn dựa trên các chiến thuật hoặc sự kiện ngắn hạn, liên quan đến Tổng thống Trump. Tất cả mọi người nên ghi nhớ điều đó khi đánh giá hiệu quả cuộc họp báo của ông Trump.
 
Hội nghị thượng đỉnh Helsinki là sự bắt đầu của một ‘vở kịch nhiều màn’ giữa tổng thống Mỹ và Nga. Cuối cùng, kết quả sẽ nói nhiều hơn những gì thể hiện hôm 16/7. Mọi người sẽ có được sự hiểu biết tốt hơn nhiều về tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh sau 6 tháng hoặc một năm so với những gì biết được ngày hôm nay, ông Stephen kết luận.