2017: một năm kinh hoàng cho vùng Amazon
Amazon đã biến thành một vùng đất phi luật pháp, nơi không có Nhà nước pháp quyền, phó mặc cho sự ngạo mạn của những kẻ có tiền và có quyền, là nơi mà quyền lực chính trị, pháp luật và việc thi hành pháp luật như những bóng ma.
Đó
là lời tố cáo của Đức hồng y Brazil Claudio Hummes – chủ tịch REPAM (Mạng lưới
Giáo hội Toàn Amazon) – và Đức cha Erwin Krautler – chủ tịch REPAM của Brazil –
trong lá thư chung được công bố dịp Giáng Sinh năm nay, với tiêu đề “Có quá nhiều
bạo lực ở Amazon, nhưng Sự sống –quà tặng của Thiên Chúa–, còn mạnh hơn!”.
Lá
thư nói rằng biến cố Giáng Sinh đã bừng lên giữa những dấu hiệu của sự chết và
những áp bức huỷ hoại vùng Amazon, nơi đã trở thành “món tiền trao đổi trong những
âm mưu chính trị của những kẻ đại diện của người dân, những kẻ đắm mình trong
vũng bùn tham nhũng”; và những người phải trả giá đắt là người dân tại Amazon
đang chống lại sự hủy diệt ngôi nhà chung của chúng ta”.
Lá
thư đề cập đến các vụ giết người, các vụ trục xuất và cướp bóc nhà cửa cùng đất
đai đã tàn phá cuộc sống của người dân Amazon trong năm qua. Lá thư tổng kết: “Năm
2017 khép lại với số người chết chưa từng thấy, gồm những nông dân, đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Những
xung tột gia tăng và lan đến từng ngóc ngách của Amazon”. Thông tin nêu ra trong
lá thư cho thấy “một sự thờ ơ không thể tha thứ được của Nhà nước, đã không thực
hiện đủ bổn phận bảo vệ những nạn nhân trong những cuộc xung đột ấy, và trong một
số trường hợp, Nhà nước lại chính là những kẻ áp bức”. Lá thư cũng nhấn mạnh đến
việc “thiếu điều tra và dung túng cho hầu hết tội ác xảy ra tại Amazon”.
Kết
thúc lá thư, Đức hồng y Hummes và Đức cha Krautler nhắc đến “đức tin mang tính
ngôn sứ của nhiều chứng nhân của Amazon”, là những người đã nhìn nhận và tuyên
xưng rằng “Thiên Chúa đã nhập thể ở giữa người nghèo”. Các ngài nhấn mạnh, biến cố
“Chúa Giêsu sinh hạ trong chuồng bò ở ngoài thành phố” là “sự lựa chọn thầm lặng
của Thiên Chúa dành cho người nghèo và người bị loại trừ, những người bị thế giới
xem là thừa thãi như những đồ vật bỏ đi”. Người nghèo, khi bị loại ra khỏi ‘bàn
tiệc của cuộc đời’, lại trở thành người được Thiên Chúa yêu thương”.
Cũng nên nhắc lại: trong
buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 15-10-2017, sau
Thánh lễ tôn
phong hiển thánh 35 vị Chân phước
Brazil, Mexico, Tây Ban Nha và Italia tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha
Phanxicô đã loan báo ngài sẽ triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt về
vùng Amazon vào năm 2019.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Đáp lại mong muốn của một số Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh, cũng như tiếng nói của nhiều vị mục tử và tín
hữu
ở các
nơi khác trên thế giới, tôi quyết định triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt cho toàn vùng
Amazon, sẽ được tổ chức tại Roma vào tháng Mười 2019”.
“Mục
tiêu chính của Khoá
họp Thượng Hội đồng này, Đức Thánh Cha giải thích, là xác định những cách thức mới để loan
báo Tin Mừng cho
dân Chúa ở Amazon, đặc biệt là người dân
bản địa, thường bị lãng quên và không có triển vọng về một tương lai an bình,
gồm cả cuộc khủng hoảng rừng Amazon, lá phổi có tầm
quan trọng chủ
yếu cho hành tinh của chúng ta”.
Amazon là vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rộng 6 triệu kilômét vuông và
bao gồm lãnh thổ của các quốc gia: Guyana, Suriname và
Guyana thuộc Pháp, Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Peru và Brazil. Đây là nơi cư trú của gần 3 triệu cư dân bản địa, bao gồm 390 bộ lạc bản địa và 137 dân tộc cô lập với
thế giới. Họ có những nền văn hoá cổ xưa rất đáng giá, và
nói 240 thứ tiếng thuộc 49 họ ngôn ngữ.
(Theo Agenzia Fides)
Giuse Tuấn