HẢI NGOẠI HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

Đoàn Xuân Kiên



CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM



TẠI HẢI NGOẠI

 
HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

 
1          Cộng đồng Việt Nam hiện nay là một cộng đồng đa dạng, bao gồm rất nhiều những yếu tố đối lập nhau: quốc nội và hải ngoại, quốc gia và cộng sản, lương-giáo, trẻ-già... Trong mỗi thành phần này lại phân hoá thêm nhiều nưã. Cộng đồng hải ngoại chẳng hạn, gồm rất nhiều thành phần: bắc-nam, hoa-việt, cực đoan-ôn hoà, thủ cựu-cấp tiến, trẻ-già, tị nạn cũ-mới...
Tổ chức người Việt mọc ra như nấm, và phản ảnh tầm nhìn, quan điểm cuả mỗi nhóm, và rất nhiều khi chỉ muốn phủ định sự có mặt cuả những nhóm khác mình. Sự phồn tạp như thế tự nó cũng có nét đẹp cuả nó, là thể hiện tinh thần tự do cuả con người; chỉ khi nó lạm dụng quyền tự do để đi đến hành động muốn triệt tiêu kẻ khác, thì có "vấn đề" đấy.
2          Từ mấy thập niên vưà qua, khung cảnh thế giới mà chúng ta đang sống là một khung cảnh có những biến động lớn, đưa đến những đổi thay lớn trên quy mô quốc gia cũng như trên tầm mức thế giới. Có ba yếu tố chi phối mạnh đến sự đổi thay cộng đồng thế giới ở nưả sau thế kỉ XX, nhất là tứ hai thập niên cuối cuả thế kỉ XX:
            Trước hết là sự phát triển phi mã cuả tin học và vai trò cuả nó trong đời sống. Tin học phát triển đã thúc đẩy sự thông tin liên lạc, đã mở rộng cánh cưả để mỗi cá nhân hay cộng đồng có thể mở cưả ra thế giới rộng lớn. Tin học càng phát triển thì càng xoá bỏ tình trạng cô lập cuả các cộng đồng. Khả năng tiếp xúc gia tăng thì tầm hiểu biết về thế giới càng tăng. Sự phát triển tin học đã làm đảo lộn cách nhìn cuả con người đối với thế giới, thu hẹp dần ảnh hưởng cuả lề thói tư duy thiển cận, cố chấp. Đây là nhân tố làm thay đổi sinh hoạt văn hoá cuả cộng đồng thế giới. Lằn ranh giưã tiến bộ và lạc hậu, giưã cô lậu và hoà đồng trở nên rõ ràng hơn, dứt khoát hơn.
            Yếu tố thứ nhì là sự thay đổi cuả thế giới tư bản và cộng sản trong nưả sau thế kỉ XX, đã vượt bỏ những cách nhìn thế giới và xã hội như là giai đoạn trước và sau thế chiến II. Hoạt động kinh tế-xã hội ở nưả sau thế kỉ XX đã phát triển khác hẳn trước kia: hình thái tư bản độc quyền không diễn tiến theo như tiên đoán cuả người cộng sản. Các công ti đa quốc gia càng ngày càng phát triển, cùng nhịp với sự phát triển các cộng đồng kinh tế khu vực trên thế giới. Sự đối đầu đã không còn chỗ đứng, mà thay thế bằng thái độ hợp tác để cộng tồn. Đó là xu thế chung cuả thế giới tư bản. Khối thế giới cộng sản cũng trải qua những khủng hoảng lớn, bắt đầu từ phong trào xét lại (thập niên 1960), tiếp đến là phong trào đổi mới (thập niên 1980), rồi tan rã. Cả một cảnh quan thế giới đã tàn lụi, để đưa đến một "trật tự thế giới mới". Đây là một chuyển biến rất mới cuả cục diện thế giới trong hai thập kỉ qua. Sự thay đổi của thế giới ngày nay mang đậm tính cách của những xung đột giưãnhững nền văn minh khác nhau, hay nói khác đi là sự sung đột ở cơ tầng văn hoá.
            Yếu tố thứ ba là, về mặt sinh hoạt tinh thần cũng đang trải qua một sự thoát xác lớn lao chưa từng thấy trong suốt một thế kỉ sôi động cuả sinh hoạt văn hoá. Các tư trào đã thay chân nhau trong những thời hạn rất ngắn ngủi. Đến cuối thế kỉ XX thì trong nhiều điạ hạt trí thức, người ta nói nhiều đến "thời kì hậu-hiện đại" như một thời thượng tri thức. Cốt lõi cuả "chủ nghiã hậu hiện đại" [1] là sự nhận thức cuả văn hoá hiện đại rằng phải  phá bỏ hết mọi huyền thoại về sự hiểu biết
 chân lí cuộc sống. Con người trong thế giới hiện đại đứng trước một viễn ảnh rất chông chênh: những gì mình hiểu biết về thế giới chỉ là một hạt cát sông Hằng, chẳng có tư thế gì mình có thể hãnh tiến để phê phán, kết án cái biết cuả người khác.
            Xu thế chung cuả thế giới ở cuối thế kỉ XX là một sự đương đầu với thái độ độc đoán cố chấp về mặt văn hoá, đểø tiến đến một cộng đồng thế giới đa nguyên. Trước kia, sau thế chiến II, thế giới chia thành những khu vực đối đầu nhau, khiến cho tất cả các khối ảnh hưởng đã trở nên những khối phòng ngự. Nhưng khi bước vào thập niên 90, thế giới xoay đổi gia tốc. Không còn đối đầu, chẳng còn phòng ngự. Mà chỉ còn tiến công vào sự lạc hậu, phân hoá, thù hận. Trên sân khấu cuả cộng đồng thế giới đang diễn ra sự cộng tồn cuả những yếu tố đối kháng nhau, và ở một mức độ nào đó đang có sự đấu tranh giưã những yếu tố đó, như một tất yếu cuả sự vận động xã hội. Cục diện mới cuả thế giới đang là tiền đề cho một kỉ nguyên đa nguyên đang trên đà thành hình trên khắp các mặt cuả cuộc sống. Một cảnh quan văn hoá mới cuả thế giới chăng ? Hãy còn quá sớm để kết luận như vậy. Chỉ có một điều đã hiển nhiên là hệ thống giá trị mới, tư tưởng đa nguyên, đang là sự vận hành mới cuả văn hoá thế giới.
 
3          Sự vận động cuả cộng đồng Việt Nam chúng ta không thể tách rời sự vận động chung cuả khung cảnh văn hoá. Văn hoá Việt Nam đã trải qua những biến động lớn từ hơn năm trăm năm nay, kể từ khi văn hoá Đại Việt [2] đạt đến đỉnh cao cuả nó rồi, bắt đầu trải qua thời kì suy thoái cuả nó. Những bất ổn chính trị, sự sa sút về giá trị tinh thần phơi bày ra trên bề mặt sinh hoạt xã hội ở đầu thế kỉ XVI là những dấu hiệu mở đầu cuả một thời kì khủng hoảng văn hoá, những dấu hiệu chỉ báo về một thoái trào cuả văn hoá Đại Việt. Hệ giá trị tinh thần do sự tổng hợp tư tưởng và nhân sinh quan tam giáo (Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo) đạt được ở thời kì mà Trần Quang Khải đã cảm khái rất tự hào: "Lí đại quan hà nhị bách niên" (giang san nhà Lí  trải dài qua hai trăm năm) và Trúc Lâm Yên Tử (thế kỉ XIII), khi sang đến triều đại nhà Lê thì đã trở nên nghèo nàn, sa sút. Các vua nhà Lê đã theo xu hướng chung cuả học phong Đông Á mà đưa Tống Nho [3] lên điạ vị độc tôn. Kịp đến khi người phương tây đến giao thương với đất Đại Việt, kéo theo đó là sự truyền bá tín ngưỡng Ki-Tô-Giáo và sau nó là văn hoá phương tây, thì văn hoá Đại Việt chính thức bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Kỉ nguyên văn hoá mới cuả dân tộc đã manh nha từ đây.
            Liên tiếp trong vòng năm trăm năm lại đây là những xung đột xã hội bắt rễ từ những xung đột văn hoá nghiêm trọng: giưã hệ ý thức phong kiến Tống Nho và hệ tư tưởng phi-Nho, giưã văn hoá phong kiến và văn hoá dân gian, giưã văn hoá truyền thống và văn hoá ngoại nhập.
            Một nét lớn cuả văn hoá Việt Nam trong suốt thế kỉ XX là ở tính cách đấu tranh quyết liệt giưã các thành phần cuả văn hoá dân tộc. Đạt mức căng thẳng cao độ là những thập niên cuối cuả thế kỉ XX. Ở trên kia đã nói qua về những thành phần đối kháng nhau trong sinh hoạt văn hoá chúng ta trong mấy chục năm qua. Nếu chỉ liệt kê ra, dù có theo từng cặp đối lập, thì cũng không tránh khỏi vụn vặt; chúng tôi nghĩ là có thể quy những thành phần đối kháng nhau đó vào hai thành phần chính, dưạ trên tính cách cuả chúng trong mối quan hệ lẫn nhau: "văn hoá mới" và "văn hoá cũ". [4]
Ở đây, chúng tôi hiểu văn hoá cũ là những hệ thống giá trị tinh thần đang là hệ giá trị chính thống của mộ thời, xem như những khuôn mẫu về giá trị cuả một cộng đồng, và là hệ quy chiếu giá trị cho mọi hình thái sinh hoạt văn hoá cuả cộng đồng đó trong một thời kì lịch sử nhất định. Một cộng đồng càng có chiều dày lịch sử thì sự tích luỹ những hệ giá trị càng phong phú.
Ngược lại, văn hoá mới là những hệ giá trị đương hình thành, có thể là kết quả cuả sự kế thưà và phát triển từ những hệ giá trị cũ, mà cũng có thể là do sự phản động lại những hệ giá trị cũ. Cần nói ngay là ý niệm cũ mới ở đây chỉ là những cái mốc cuả quá trình tiến hoá, không phải là những phán đoán giá trị. Trong quá trình biện chứng sinh thành thì văn hoá mới hôm nay sẽ là cũ trong tương lai.
            Bên cạnh hai hình thái chung sống không hoà bình giưã văn hoá cũ và văn hoá mới, cũng cần ghi nhận thêm một hiện tượng thứ ba: sự lẩn tránh những áp lực của thời mới. Nói cho cùng thì đây chỉ là dấu hiệu cuả sự phân hoá thành phần văn hoá cũ mà thôi. Không muốn đối đầu giưã cũ và mới, một thành phần cuả hệ giá trị cũ tìm được một tuyến phòng ngự khá an toàn, ấy là làm văn hoá thuần tuý, có người gọi là "tô bồi quốc học".
            Phải nói ngay rằng trao truyền văn hoá cho thế hệ trẻ là một nhu cầu thường xuyên, dù là văn hoá cũ hay văn hoá mới, dù là ở trong nước hay ở ngoài nước. Trao truyền văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ là trao lại tấm căn cước văn hoá cuả một cộng đồng dân tộc. Chuyện đáng nói ở đây là thái độ chọn lưạ cuả một thành phần cuả cộng đồng: thái độ lẩn tránh việc nhận diện bản chất chính trị cuả cuộc đấu tranh giưã hai hệ giá trị văn hoá cũ và mới. Văn hoá dân tộc đang phải đương đầu một thử thách lịch sử, đang cần phải lột xác để đi vào kỉ nguyên văn hoá mới. Vậy thì thái độ nào là thái độ chính đáng cuả người làm văn hoá ? Xây dựng và tô bồi quốc học, nhưng là thứ quốc học cuả bọn trí thức hương nguyện hay là thứ quốc học do những nhà yêu tiến bộ trong suốt dọc dài lịch sử bốn nghìn năm góp phần tô bồi ?
            Một ý thức tô bồi quốc học không thể không gắn liền với ý thức về những hệ giá trị cuả mỗi thời kì tiến hoá cuả văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ cần được giảng cho thấy là tiền nhân chúng ta chưa bao giờ toạ hưởng văn hoá dân tộc như một mâm cỗ thần kì. Quốc học đã phải là những vận hành, những đấu tranh giưã những hệ giá trị cũ và mới, cấp tiến và thủ cựu ở mỗi thời kì lịch sử. Một ví dụ rất nhỏ: nếu hôm nay, thế hệ trẻ Việt Nam được tìm hiểu về hệ thống tư tưởng Nho Gia thì tất nhiên không thể tránh việc phải tìm hiểu về những nhà nho kiệt xuất ở những chặng lịch sử khác nhau: Chu An, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Phan Bội Châu... Tất cả những nhà nho ở trên dọc dài lịch sử đều học một sách, sống và nghĩ theo cùng một hệ tư tưởng. Vậy mà sao lại có nhà nho hương nguyện, và nhà nho cấp tiến? Sự khác biệt chỉ là do tinh thần "tư duy độc lập" cuả những sĩ phu mỗi thời. Người trí thức đúng nghiã là những người có tinh thần phê phán, chứ không phải là những kẻ "tận tín thư" (tin cả vào sách vở). Ngô Thì Nhậm chính là người như thế. Ông là một khuôn mặt nhà nho lớn ở thời suy vi cuả văn hoá Đại Việt. Con người ông là hiện thân cuả những suy nghĩ lớn vượt thời đại, mà bọn nho sĩ sử quan thiển cận không thể hiểu được, nên đã buông lời xằng bậy về ông.
            Đặt câu hỏi trên đây là để nhận rõ một thực trạng xã hội hiện nay: không thể làm văn hoá thuần tuý cách lià thái độ nhận thức nhu cầu tất yếu cuả lịch sử dân tộc, là vận hành về tương lai. Cho nên, nếu trống đồng Đông Sơn có linh thiêng thì hãy dóng lên tiếng trống thúc giục dân tộc sớm hình thành kỉ nguyên văn hoá Việt Nam, vì đã năm trăm năm máu và nước mắt rồi. Nếu trống đồng có khôn thiêng thì cũng cần phải hiểu cho rằng không bao giờ lịch sử dân tộc lại quay trở lại kỉ nguyên Văn Lang đâu, dẫu cho kỉ nguyên ấy có là thời hoàng kim cuả dân tộc từ hai ba nghìn năm trước. Cũng thế, thời hoàng kim cuả văn hoá Đại Việt là thời kì huy hoàng kéo dài hai trăm năm. Nhưng thế kỉ XXI sắp tới đây lại không phải là thế kỉ XI-XIII, mà lịch sử cũng không quay trở lại ngược chiều kim đồng hồ bao giờ! Cái còn lại cuả văn hoá Văn Lang và Đại Việt thật ra thì vẫn còn đó: tô bồi quốc học đúng nghiã là phải vận dụng gia sản cũ vào những hoàn cảnh đất nước mới, để góp phần hình thành những giá trị văn hoá mới. Nhìn nhận gia sản văn hoá tổ tiên như vậy thì mới thấy thái độ lẩn tránh sự đối đầu giưã hệ giá trị cũ và mới là một thái độ ảo tưởng.
 
4          Cộng đồng Việt Nam sẽ đi về đâu ? Trong tình hình rối nát như hiện nay, liệu cộng đồng này có sắm được vai trò gì trong cuộc vận động văn hoá mới ? Cho đến nay, chúng ta có thể nhận ra là có ít nhất ba quan điểm rất trái ngược nhau về cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại:
            Quan điểm thứ nhất cho rằng cộng đồng người Việt hải ngoại trước kia là một tập thể ô hợp, không định hướng, và nhất là thiếu lãnh đạo. Đến gần đây, khi những làn sóng Việt kiều về thăm nhà, thì có người nghĩ rằng “cộng đồng hải ngoại” hầu như đã tan rã dần. Cộng đồng như thế chỉ còn là một đám đông vô danh, và sự gắn bó giưã các cá nhân và tập thể với nhau chủ yếu là trên cơ sở kinh tế, tiêu dùng. Hoạt động văn hoá, giáo dục? Ý thức yêu nước yêu dân tộc? Khó có thể hình dung là có những loại hoạt động như thế ở hải ngoại! Một rừng sách báo, phim ảnh, điã hát ở hải ngoại chỉ thu gọn lại là những món hàng tiêu thụ, để người ta giải trí như người ta thưởng thức một bát phở ngon! Nói cách khác, cộng đồng người Việt hải ngoại dường như đang như một bóng mờ sắp tan loãng. Cho nên những ai còn có lòng với đất nước không nên phí công vận động hô hào đoàn kết với những bóng ma. Những người hoạt động dân chủ trong nước đang cần chúng ta hỗ trợ hơn.
            Quan điểm thứ nhì lại cho rằng cộng đồng hải ngoại là một tập hợp những người con dân cuả đất nước vẫn không phụ rẫy đất mẹ. Và cộng đồng hải ngoại từ hai mươi năm nay vẫn đóng góp phần cuả nó vào việc phục hưng đất nước: số ngoại tệ khổng lồ hằng năm về tiếp cứu cho thân nhân nhưng cũng là gián tiếp giúp đất nước tỉnh lại sau những cơn thoi thóp vì sự quản lí tồi tệ ở trong nước. Đến nay, sau hai mươi năm tích luỹ tài nguyên quý giá là nhân tài và vật lực, cộng đồng hải ngoại có thể sẽ còn có nhiều đóng góp phần mình vào việc xây dựng đất nước trong tương lai. Chính vì vai trò rất tích cực như thế, cộng đồng hải ngoại xứng đáng có một chỗ đứng trong cộng đồng dân tộc. Cộng đồng hải ngoại phải nhận ra sức mạnh  tiềm tàng cuả mình để nghiêm chỉnh nhận thức khả năng đóng góp cho việc thúc đẩy cho đất nước tiến nhanh trên con đường dân chủ và phát triển.
            Còn một quan điểm thứ ba về vấn đề cộng đồng: hãy tạm không nên nghĩ nhiều quá về mối quan hệ giưã cộng đồng hải ngoại và đất nước. Mối quan hệ như thế phải là mối quan hệ hai chiều. Nhưng hiện nay, dường như chưa ai thực sự biết rõ đất nước - hay cụ thể hơn, những người trong nước- nghĩ gì về người ở nước ngoài. Những kẻ ra đi khỏi nước hãy nhìn rõ thực tại, hãy làm cái gì để xây dựng một cộng đồng đúng nghiã là một tập thể có nghiã lí, có bản sắc văn hoá, có đủ trình độ và tư cách để tự giới thiệu chính mình với cộng đồng thế giới. Cộng đồng hải ngoại cho đến nay chưa hề có một tư thế nào trước mặt thế giới cả. Chúng ta có những nhà trí thức tài danh, những sứ giả văn hoá cuả dân tộc ở khắp thế giới. Vậy mà hình như hai mươi năm nay, hình như tất cả chúng ta đều là những kẻ vắng mặt trước cộng đồng thế giới.
            Chúng tôi nghĩ ba cách nhìn về cộng đồng trên đây tuy là khác nhau, nhưng đã nói lên ba khiá cạnh khác nhau cuả cộng đồng hải ngoại hiện nay. Tưởng không còn cái nhìn nào triệt để hơn là tổng hợp cả ba cách nhìn. Cộng đồng có những biểu hiện tiêu cực (phản ảnh qua quan điểm 1) là từ những nguyên nhân rất cụ thể. Khi khắc phục được những yếu tố đó thì mới mong nghĩ đến xây dựng cộng đồng (quan điểm 3) tiến lên cùng nhịp cuả cộng đồng dân tộc và cộng đồng quốc tế. Có lẽ lúc đó mới dám mong nghĩ đến những đóng góp cuả nó đối với đất nước (quan điểm 2).
Vậy thì đâu là nguyên nhân cuả tình trạng phân tán bát nháo cuả cộng đồng hải ngoại? Cho đến đây, chúng ta mới chỉ xét những nguyên nhân từ những xung đột văn hoá cũ và mới. Nhưng đến đây có lẽ phải thêm một nguyên nhân tâm lí rất quan trọng nhưng hình như lại chưa được nhận diện đầy đủ và nghiêm chỉnh. Đó là bóng ma cuả "hội chứng tị nạn" (refugee syndrome).
            Hội chứng tị nạn là tập hợp những triệu chứng tâm lí thần kinh bệnh, thường gọi là tình trặng căng thẳng thần kinh kéo dài. Đó là kết quả cuả một chuỗi dài những thống khổ lớn, gây nên những chấn động tâm lí cùng tột. Cơn chấn động tâm lí này hầu như tuyệt đại bộ phận dân Việt, ai cũng trải qua: có thể là những hoang mang tột độ cuả người cán binh trong rừng mưa bom, cuả người chính quyền miền nam trước và sau biến cố sấm sét 30.4.75; có thể là những nhục nhằn và uất ức đau khổ vì chế độ đối xử trong các trại tù cải tạo; có thể là tâm trạng tủi nhục, hắt hủi cuả đời sống những kẻ bên lề xã hội....Mất mát ! Đó là nét nổi bật cuả tâm sự cuả những người bị đẩy xuống "đáy điạ ngục". Cho đến ngày phải chia xa cùng đất nước, nơi có bao người thân, bao nhiêu kỉ niệm vàng son... Khi đặt chân lên vùng đất lưu vong, người tị nạn càng ý thức rõ hơn nưã những mất mát vô cùng lớn cuả mình, những mất mát không thể đền bù.
            Cho dù những thống khổ phải chịu đựng ở quê nhà, rồi trên đường vượt biển có thể qua đi, những chấn động tâm lí vẫn để vương lại những hội chứng tâm lí nặng nề ở những cấp độ khác nhau. Tất cả những cảnh huống thương tâm kia sẽ công phá bản ngã từng người, có thể sẽ trở thành những vết thương không bao giờ lành được. Sự mất mặt, mất quyền lợi, sự bị làm nhục, làm mất phẩm cách... đã gặm nhấm tự tin cuả con người, để rồi sẽ bùng ra không kiềm chế được khi phải bỏ đất nước ra đi.
            Hội chứng tị nạn sẽ phai dần theo thời gian, nhất là khi con người đã tạo được một chỗ đứng chân trong xã hội lưu vong. Tự tin là yếu tố chế giải được hội chứng tị nạn. Cũng có thể là do sự hỗ trợ tinh thần cuả gia đình bè bạn, hoặc những phương thức điều trị tâm lí (tôn giáo, nhà thương, nghệ thuật). Nhưng có một số người phải chịu đựng rất lâu, thậm chí không thể giải gỡ nổi hội chứng tị nạn. Những biểu hiện cuả tình trạng kéo dài "hội chứng tị nạn" có thể là: tâm lí nuối tiếc dĩ vãng, luôn luôn lôi dĩ vãng ra đánh bóng lại để chạy trốn cái hiện tại u buồn, kém tự hào; cũng có thể là thứ tâm lí hoài nghi và tâm lí bất mãn với tất cả mọi thứ chung quanh. Trong lòng nhiều người đã nhen nhúm ý muốn trả thù, để đòi bồi thường lại những mất mát, đoạ đầy mình phải chịu vì một cuộc đổi đời.
            Hội chứng tị nạn đã là nguyên nhân ẩn giấu cuả những hành vi bạo động cuả những con người đang tìm cách đòi bồi thường cái thế giá đã bị tước đoạt, hoặc nói chung là tất cả những mất mát to lớn trong đời. Nhưng khốn nỗi, kẻ thủ phạm đã đày đoạ mình, đã làm nhục mình, thì lại không có mặt quanh mình. Những người thân mến chung quanh đã trở thành những những bao cát để cho mình đấm, cho mình dày xéo. Bạn bè mình hôm qua bỗng dưng cũng có thể bị lôi ra tố khổ, thay cho một kẻ thù vắng mặt. Trong rất nhiều trường hợp, người bạn đường giấu mặt này đã trở thành một đồng minh đắc lực cuả hệ giá trị văn hoá cũ, trong thành tích đập phá, huỷ hoại cộng đồng.
 
5          Hơn hai mươi năm qua, cộng đồng hải ngoại không ngừng loay hoay tìm một hướng đi tới, lại thiếu những con người giàu khả năng lãnh đạo để làm một cuộc phục hưng thế giá cuả cộng đồng hải ngoại. Mà khi đã thiếu lãnh đạo ở ngoài thì cộng đồng này có là cái gì đâu trước thế giới ! Khi chúng ta chỉ là một con số không vĩ đại thì đất nước có xem chúng ta là cái gì ! Trong muôn nghìn tập thể người Việt các nơi, đang có những cá nhân và tổ chức âm thầm học hỏi, rèn luyện mình để chuẩn bị đóng góp phần mình cho tập thể. Người lãnh đạo thật sự -dù là cá nhân hay tập thể- phải là người trưởng thành từ trong thực tiễn hoạt động ở đây và lúc này.
            Hiện nay, có một thứ vốn rất quý mà cộng đồng hải ngoại đã may mắn tiếp nhận được trên đường lưu vong, là được học sống dân chủ trong một xứ sở tôn trọng quyền tự do cuả con người. Đó là điều kiện căn bản để học tiếp nhận những giá trị mới trong cuộc đời. Văn hoá dân tộc chúng ta đang trải qua những biến động mà có nhiều người đã xem như là những cơn khủng hoảng bản s
ắc dân tộc. Chúng ta còn tự do để trao truyền lưả văn hoá cho con em, chúng ta còn những đóng góp nhỏ nhoi vào hoạt động khoa học đủ mọi ngành. Và trên hết, nếu chúng ta còn trao truyền được ý thức văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ, chúng ta sẽ còn nhiều cơ may góp phần tạo lực đẩy cho văn hoá dân tộc sớm định hình kỉ nguyên "văn hoá Việt Nam" sau hơn năm trăm năm máu và nước mắt rồi.
            Tuỳ vào đảm lược cuả mình, thế hệ người Việt bước vào thế kỉ XXI có thể sẽ được vinh hạnh góp phần mình vào việc phục hưng văn hoá mới cho dân tộc ở kỉ nguyên "văn hoá Việt Nam" theo cùng một nhịp với việc xây dụng cơ sở văn hoá mới, văn hoá cuả kỉ nguyên đa nguyên cuả cộng đồng thế giới - một thế kỉ Ánh Sáng mới chăng ? Cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng thế thôi. Tuỳ đảm lược cuả mình mà cộng đồng này sẽ chỉ là một ốc đảo lạc lõng, một ngón tay thứ sáu cuả cộng đồng dân tộc, hay sẽ là một thánh Gióng trên hành trình xây dựng hệ giá trị văn hoá mới cho dân tộc. Để khỏi hổ thẹn với cái "bốn nghìn năm văn hiến". 
 
__________________________________________
1] Chủ nghiã "hậu hiện đại" (post-modernism) xuất hiện rải rác qua những thời điểm khác nhau, tuỳ theo từng ngành tri thức. Ở trong bài này, chúng tôi nhìn nó ở giai đoạn đã phổ biến, tức là vào thập niên 80.
[2] Chúng tôi nhìn lịch sử văn hoá dân tộc theo chiều lịch sử tiến hoá thì nhận ra ba kỉ nguyên văn hoá lớn: (1) kỉ nguyên văn hoá Lạc Việt (Văn Lang) mà đỉnh cao là văn hoá Đông sơn (với trống đồng và văn minh luá nước); (2) kỉ nguyên văn hoá Đại Việt là kết quả cuả cuộc giao lưu với văn hoá Hán tộc, mà đỉnh cao là văn hoá Lý-Trần; (3) kỉ nguyên văn hoá Việt Nam đang trên đường hình thành suốt từ khi bắt đầu giao lưu với văn hoá thái tây, với đủ các trào lưu tư tưởng nối tiếp nhau nhưng đều có một sắc thái chung là duy lí, nhị nguyên. Hậu quả cuả tình trạng này là chiến tranh (máu và nước mắt) không ngừng. Đỉnh cao cuả văn hoa ở "kỉ nguyên Việt Nam" chưa thấy một dấu hiệu nào là đang định hình ! Xin trở lại vấn đề này trong một dịp khác.
3] Chúng tôi dùng từ ghép Tống Nho để phân biệt với hệ thống tư tưởng triết học Khổng Nho. Khổng Nho là phần tinh tuý cuả Nho Giáo khi chưa bị chế độ phong kiến Trung Hoa và các nước Đông Á biến làm công cụ ý thức hệ bảo vệ quân quyền. Hán Cao Tổ là người đầu tiên đã có ý muốn thống thuộc nho sĩ. Đến các vua nhà Tống thì bọn nho sĩ đã hoàn bị việc đưa Nho học lên hàng công cụ tư tưởng để củng cố vương quyền. Chính hệ thống tư tưởng nho gia đời Hán và đời Tống đã là nguồn triết lí chính trị cho chế độ phong kiến tập trung. Nhìn trên bình diện văn hoá thì góp chung Khổng Nho và Hán-Tống Nho là một sự khiên cưỡng.
[4] Trong các tác giả bàn về văn hoá Việt Nam hiện đại, có Nguyễn Kiến Giang rất đáng chú ý. Ông vận dụng quan điểm biện chứng duy vật để nhận diện thực trạng văn hoá dân tộc hiện nay. Tác giả giới thuyết văn hoá hiện đại là từ Cách Mạng Tháng Tám 1945. Chúng tôi lại nghĩ rằng văn hoá hiện đại phải đưa lùi khởi điểm về tận Đông Kinh Nghiã Thục, với đủ tầm vóc ảnh hưởng sâu và rộng cuả nó đối với xã hội ta suốt thế kỉ XX. Chúng tôi hiểu ĐKNT là biểu tượng cuả phong trào duy tân vang dội khắp ba miền đất nước. Những thủ lĩnh cuả phong trào đã trở thành biểu tượng cuả một thế hệ canh tân đất nước về mọi mặt, trong đó văn hoá là điạ bàn chủ đạo.
            Khi điểm lại các thành phần văn hoá cuả dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mà ông cho là khủng hoảng hiện nay, ông nhận ra ba thành phần: truyền thống, canh tân và phục hưng, hãnh tiến. Thiết nghĩ rằng tác giả nhìn giai đoạn khủng hoảng quá ngắn hạn, và quy chiếu vào sự khủng hoảng cuả hệ văn hoá vô sản trong nước. Khủng hoảng sẽ trở nên sâu sắc hơn, nếu tác giả mở rộng ra để bao trùm các hệ tư tưởng nhị nguyên đang đấu tranh với nhau trên điạ bàn đất nước. Nhưng tất cả những luận điểm về khủng hoảng chỉ là do vị trí đứng cuả tác giả mà thôi. Chúng tôi thì nghĩ là đó là một thời kì chuyển tiếp cần thiết để bước về phiá cái mới. Xem: Nguyễn Kiến Giang (1993), "Nhìn nhận thực trạng văn hoá Việt Nam hiện nay", trong Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang.California: nxb. Trăm Hoa, tr. 145- 176.