Nhớ hoa mai vàng Việt Nam
TS Tôn Thất Trình
Chúng ta thưởng thức hoa
thanh nhã nước nhà thường chỉ nghĩ đến thủy tiên đơn cánh trắng -
narcisse, daffodil, hoa quỳnh - epiphyllium trắng nở đêm và hoa lan
orchid ( mà lại là các lọai hồ điệp , cát lan ... không phải những lan
hài sabot de Venus hay lady slipper đặc thù Việt Nam v.v... ) .
Ít khi
biết rỏ hai lòai lan mùa tết đặc biệt cho miền Bắc là hoa đào và đặc
biệt cho miền Nam là hoa mai vàng . Mùa Tết, Phi Châu cuối thập niên
1970, môt tiệm ăn Việt Nam ở Dakar - Senegal trưng bày mai vàng lụa
nhân tạo trên chậu sành lớn, làm chúng tôi khen nức nở chủ nhân khéo
nhớ quê nhà , dù bà ta quê quán Hà Nội, dân gian thưởng thức hoa đào (
Nhật Tân) hơn là mai vàng . Suốt hai thập niên 1980 và 1990, đến Tết
là nhiều nhà Việt Kiều tại Pháp , Ý và Hoa Kỳ trưng diện những cành
hoa mai vàng giả , đón mời bạn bè, chứ không thấy khoe các cành đào
đỏ thắm, có lẽ vì xứ mát lạnh hoa đào quá nhiều, không có gì là độc
đáo như mai vàng nước ta . Thật vậy, mai vàng đẹp nước ta thuộc các
thứ giống lòai Ochna integerrima Lour. ( còn có tên cũ là
Elaecorpus integerrima Lour. và Ochna harmandii Lec v.v...
) , mọc hoang rừng còi từ Quảng trị vào Nam. Tuy rằng tài liệu thực
vật lại cho biết là lòai này có thứ giống hoa trắng . Và cả nhiều thứ
giống chịu đựng được nhiệt độ lạnh hơn Quảng Trị, như các thứ giống
tìm thấy ở rừng miền Bắc Thái Lan , thuộc các nhóm rừng lá rụng -
deciduous forests Đông Nam Á Châu . Các thứ giống miền Trung hay
miền Nam Việt Nam thì luôn luôn có lá xanh, phải lẫy ( lặt ) hết lá
vài tuần trước Tết ( có khi phải xông thêm khói , nay có thể dùng các
chất điều hòa sinh trưởng như Giberellins..?) hoa mới nở đúng vào dịp
Tết được . Nhưng chắc cũng có nhiều thứ giống mai vàng rụng lá vào dịp
giêng hai , đầu mùa khô khích lệ cây đâm bông như vài thứ giống cây
cao su - hevea cây nghĩ ngơi , rụng lá đúng vào dịp Tết, khỏi mất
công khiển ( forcing ) hoa, có khi phiền phức . Các thứ giống mai vàng
này cũng như các thứ giống cây cao su rụng lá, đúng dịp Tết dân Việt
nghĩ ngơi phục sức, đúng là những cây Việt lấy hoa thưởng thức, hay
lấy mũ ( thật ra hevea là cây nguồn gốc Nam Mỹ Châu ) nuôi sống một
phần dân tộc ta .
Những mai chuông vàng Mỹ không sánh nổi sắc
đẹp mai vàng Việt
Cuối thập niên 1970 và đầu
thập niên 1980, nhiều Việt Kiều Ca Li đã đem bán Tết những cành hoa
chuông vàng thay thay thế cành mai . Đây là một vài thứ giống của tông
chi Forsythia , một nhóm cây lùm bụi hay thân leo ở Mỹ rụng lá
mùa đông và đến khoảng tháng hai tháng tư dương lịch các cành không
lá đâm hoa . Các cành hoa Forsythia cũng đều khiển -
forcing được trong nhà, để ra hoa mùa đông ở khí hậu lạnh Hoa Kỳ
. Ca Li khai thác ba lòai là Forsythia intermedia ( có thể là
giống lai giữa hai lòai kia ), lòai Forsythia suspense còn có
tên là Forsythia liễu rũ- weeping Forsythia, cành leo có thể ra
rễ khi đụng vào đất ẩm ướt, và lòai Forsythia viridissima là
Forsythia thân xanh, hoa cũng màu vàng xanh lợt , không có gì là đẹp
cho lắm . Trong các thứ giống Forsythia thân xanh có thứ giống lùn
Bronxensis, chỉ cao chừng 40cm , dùng làm bụi nhỏ công viên hay
phủ đất . Đa số các thứ giống lòai F. intermedia màu vàng
không tươi thắm như mai vàng nước ta. Như Beatrix Farrand, tuy
hoa màu vàng đậm nhuưg lại pha thêm màu cam mất bớt sắc vàng tươi đẹp
đi . Như Lynwood Gold , hoa vàng kim , nhưng lại có ngăm ngăm
đen, hung hung , nở đầy cành và chịu đựng được bảo tuyết , mưa dông
mùa xuân Mỹ không rụng . Spring Glory cành cũng rất nhiều hoa
, nhưng hoa vàng lợt. Còn thứ giống lùn Arnold Dwarf , thân chỉ
cao chừng 50-60cm nhưng cành lan xa đến gần 2m , ít hoa không có gì
là hấp dẫn . Spectabilis la thứ giống cao gần 3m, mọc mạnh ,
hoa vàng đậm theo chúng tôi là bụi chuông vàng đẹp nhất trong lòai.
Fortunei là thứ giống F. suspense , mọc thẳng đứng hoa
vàng kim, hay dùng phủ các bồn hoa công viên và hay được các vườn ươm
hoa kiểng giống bán . Hoa Cảnh ( số ... ) hình như đã có người giới
thiệu lòai hoa Forsythia sp. mai chuông vàng xứ lạnh. Chúng tôi
thiễn nghĩ không nên hòai công du nhập các thứ giống các lòai
Forsythia làm gì nữa . Có nhiều lòai mai vàng xứ lạnh thực sự đẹp
hơn , thích hợp hơn cho vùng cao đáng cải thiện , lai tuyễn như các thứ
giống tông chi Ochna xứ lạnh , xứ mát, ( có trên 80 lòai Ochna đã
được định danh trên thế giới ) chúng tôi đã lạm bàn ở Hoa Cảnh số
1 ( 91 ) -2004 . Nếu cần có hoa mới lạ màu vàng, có lẽ nên nghiên cứu
thêm lòai cổ thụ hoa vàng rực rở là cây hoa chuỗi vàng ( hoa Hòang
yến, muồng hoa vàng , bò cạp nước ) Cassia fistula hay chuông
vàng Tabebuia argenta họ Bignoniaceae ( họ cây phượng
tím Jacaranda ) ông Trương Duy Lam đã trình bày ở Hoa Cảnh số
4- 2004.
Mai vàng họ hoa hồng-Rosaceae không thay thế
mai vàng họ Ochnaceae được đâu !
Các cụ ta xưa thấy hoa gì
đẹp to hay nhỏ, dáng hoa hồng đều gọi là mai. Có khi thuộc những lòai,
những họ thực vật xa lắc xa lơ, như cây Bạch Mai , hoa nở trắng cây,
một đại thụ trong Nam nổi tiếng vì Pháp đã triệt hạ cây này ở chùa
Cây Mai vùng Sài Gòn vào thời kỳ xâm chiếm miền Nam ,thế kỹ thứ 19.
Đó là cây Mai mù u, lòai Ochrocarpus siamensis var.odoratissimus
Pierre , thuộc họ Bứa Guttiferae , không phải họ Mai vàng
Ochnaceae . Mai tả nhiều ở miền Bắc là mai đào hay mai
mơ ( apricot ) thuộc họ hoa hồng Rosaceae . Ông Nguyễn
Thiện Tịch đã phân biệt hai họ mai này , đặc biệt là mai Ochnaceae
có các nhụy cái rời hẳn nhau ở bầu nhụy, nhưng vòi và nướm lại dính
nhau thành một vòi duy nhất giữa hoa; khi ra trái thì có nhiều trái
gọi lầm là hột xếp quanh một đế hoa , trước màu xanh , khi chín màu
đen .Các mai đào , mai mơ thường chỉ có một nhụy cái , về sau chỉ cho
một trái như trái đào , trái mơ ( Hoa Cảnh số 1 - 2005) . Mai mơ được
dân Nhật lựa chọn nhiều làm cây hoa cảnh và uốn éo thân làm kiểng
bonsai rất đẹp . Bên ta thì cụ Nguyễn Trải đã từng tả những thân mai
già cỗi đẹp lảo, như trong câu " lảo mai năng chăm sóc, màu vóc
dáng thời gian " . chúng tôi nghĩ rằng đó là những mai mơ apricot
thân u nần, gân guốc như ở loài mơ Nhật làm hoa cảnh- japanese
flowering apricots . Và chắc đó cũng là mai cụ Chu Mạnh
Trinh tả ở chùa Hương tích : " thỏ thẻ rừng mai, chim cúng trái
", vì đã có người miền Bắc mô tả nhiều lọai trái mơ ( mai ) chua ngọt
khác nhau ở vùng này làm kẹo ô mai mơ rất ngon và cũng có thể làm ô
mai muối ( ume ) rất thịnh hành ở Nhật và đang phổ biến ở Hạ uy Di -
Hawaii . Nhưng chúng tôi lại không nghĩ rằng mai hoa ( ắt là mai hoa
vàng, vì cụ có làm việc ở Huế, nên biết rỏ các lòai mai vàng ) cụ Cao
Bá Quát chỉ bái lạy " Nhất sanh đê thủ bái mai hoa " là mai
vàng họ Ochnaceae, vì cụ Quát cũng còn nói đến trái mai vàng
thơm ngon ở câu thơ chữ Nho : " Hòang mai, vũ hậu, lục hà hương
" ( tạm dịch : " mưa cuối mùa , trái mơ vàng trên cành lá xanh chảy
như dòng sông hương thơm " . Ở miền Bắc có hai lọai trái mơ vàng
là Prunus armenica L. l, trái mơ bán đầy chợ Hà nội mỗi năm
hoa nở thơm ngàt, nhưng ít khi là hoa vàng . Hoa vàng trái mơ vàng tên
khoa học lòai là Prunus mume L ., quốc tế gọi là mơ Nhật -
japanese apricot , trái đầy lông , thịt dính vào hột tròn , rất
cứng, trồng khá nhiều ở Hòa Bình ,Cao Bằng , Lạng Sơn. Chính vì vậy
mà môt số Việt Kiều ở Pháp quả quyết mai vàng Việt Nam thuộc họ Hoa
hồng . Nhưng làm sao mai hoa vàng Âu Mỹ và cả Nhật, cả Trung Quốc nữa,
lại có các hoa kép đôi 24 cánh, 120 - 150 cánh... màu vàng như mai
vàng Ochna integerrima nước ta hiện nay . Hình như ở Huế,. năm
nào hoa mai vàng Ochna ra trên 5 cánh, thì năm đó trong nhà có nhiều
may mắn . Thế thì mai vàng nở 120 - 150 cánh trong Nam, nhà ai có mai
này hưởng được bao nhiêu cái hên đây ?
Mai vàng Ochna Mỹ , mai
vàng Ochna Tứ Qúi Hạ Uy Di cũng không sánh nổi mai vàng Việt Nam
Sau hơn 10 năm quen thuộc với
cỏ cây hoa lá Ca Li, giữa thập niên 1980, vài Việt kiều đem bày bán
các chậu mai vàng . Trước tiên là lòai mai vàng xinh đẹp của Mỹ tên
khoa học là Ochna pulcra , cây cao 5m , mọc rộng 3m , mọc chậm,
hoa màu vàng chanh lợt, ở Hoa Kỳ nở vào mùa thu hoa đầy cây dày dặc
thơm ngát ( có lẽ ít thấy ở các giống mai vàng Việt Nam ), rất thích
hợp ở những gia viên tương đối nhỏ bé ở Hoa Kỳ. Cây rụng lá một thời
gian ngắn vào cuối đông. Vào mùa xuân ở Mỹ, lộc đâm ra đầu tiên màu
tím, rồi đỏ dần sau đó lá mới xanh. Vào thu, lá đổi màu rất lạ,
trước khi lá rụng. Lá răng cưa nhỏ mịn và láng bóng. Cây thích nhiều
ánh nắng và chịu đựng được lạnh. Đây là một lòai mai vàng Ochna, đáng
du nhập, vào nước ta , bổ sung mai vàng theo cách đâm lá , rụng lá ,
hoa nở đầy cành mùa thu thay vì đầu xuân dịp Tết , hương thơm ngát và
cho ai ở Bình Định thích cành hoa mai vàng chen lá xanh hơn là chỉ
tòan hoa. Trái cũng màu xanh tươi tắn , khi chín màu đen , chim chóc
thích ăn . Sau đó xuất hiện hai lòai mai khác , thường bán trồng chậu,
gọi là mai tứ qúi . Không hiểu tại sao lại có tên là tứ qúi , ba tháng
nở hoa một lần ( ? vì mai nước ta, nhất là mai họ Hoa Hồng, nhiều
lắm là nở hai lần " nhị độ mai " ) hay là tại vì hoa trái tồn tại lâu
dài, xuân hạ thu đông , nở đầu hạ , cuối xuân ( vào dịp Tết )cánh hoa
vàng, sau đó cánh rơi rụng thì lá đài màu đỏ chói. mọc lên ở tâm đỏ 5
hay nhiều trái nhỏ màu xanh , rồi chuyễn qua màu đen đậm láng bóng,
tương phản rỏ rệt với lá đài đỏ . Hay cũng tại mai vàng này luôn luôn
có lá xanh - evergreen , không rụng lá mùa đông ? Lòai nhiều
hoa , nhưng tương đối nhỏ tên khoa học là Ochna multiflora hay
Ochna serrulata , tên chung là bụi mắt chim - bird's eyes bush.
ở giai đoan trái chín đen láng bóng , con trẻ Mỹ xem tựa mắt và tai
chuột, kiểu Mickey Mouse của phim Disney. Lá bầu dục , 5-10cm, dai như
da thú , răng cưa đều đặn , khi mới ra lộc thì lá màu đồng thau , sau
đó mới màu xanh. Chịu đựng được nhiệt độ dưới không và nhiệt độ cao
35-40 độ C . Cũng như chịu đựng khá giỏi khô hạn , khi cây mọc đã khá
cao. Ưa đất ít acid. Ưa bóng râm một phần nào . Trồng thùng gổ ,
chậu sành , chậu đất lớn đều tốt. Trồng làm phên dậu cũng tốt . Lòai
tứ quí thứ hai là Ochna kirkii hay Ochna thomasiana hay
mai trái đen huyền, nguồn gốc ở Hawaii , nhưng mùa Tết người Việt bán
hoa mai vàng này lại gọi là mai nguồn gốc Phi Luật Tân, cho có vẽ Á
đông , gần Việt Nam hơn chăng ? Bụi nhỏ như serrulata và thưa cành
hơn. Thân có sẹo trắng. Lá mọc luân phiên (nên gọi là tứ quí ?) đầy
lông . Hoa to hơn 3- 5cm. Trái đen huyền, mọc thẳng đứng trên đài đỏ
láng bóng . Các nhà viên học không dám sử dụng lọai này, sợ chim
thích ăn trái này nhả hột rải rác, lan tràn khắp đồng nội như cỏ dại
khó trị. Một người bạn ở thành phô' Boston , Hoa Kỳ vừa nhắc khéo là
mọi loài hoa Ochna Mỹ kể trên thật ra nguồn gốc các xứ Nam Phi Châu ,
trồng lâu ngày ỏ Mỹ nên gọi lầm là mai vàng Mỹ . Kể cả loài mai đỏ
O. atropurpurea GS Phạm Hoàng Hộ kể ra ở sách Cây Cỏ Việt Nam cũng
nguồn gốc Nam Phi ( Natal hay Mozambique ) .
Nên triễn lãm bonsai mai
vàng Việt Nam ở Mỹ và cải thiện thêm lòai hoa độc đáo nước nhà
Nhiều Việt Kiều Ca Li đã
chơi cây kiểng- topiaries và kiểng bonsai. Nhưng chúng tôi chưa
thấy những trưng bày kiểng bonsai mai vàng rực rở đọat giải vàng nhiều
năm qua ở hội Hoa Xuân nước nhà , hay những chậu mai ngũ sắc trong đó
có mai vàng nhiều cánh, ghép mai cánh vàng lá đài đỏ , bên ta gọi là
mai đỏ lòai Ochna atropurpurea DC ( mai này mới đúng là mai tứ
qúi vì hoa vàng trổ lẽ tẽ suốt năm ), hay ghép mai trắng nhiều ít
cánh hoa, thuộc hai lòai Ochna integerrima và lòai mai hoa
trắng Ochna mauritiana . Mai Ochna mauritiana khác hẳn hoa mai
mơ trắng vì mỗi hoa đều có đến 20 - 30 nhụy đực , tua nhụy dài 2.5-
4mm; khi ra trái lá đài uống cong dài ra cuối mùa màu đỏ tím, và trái
chín màu đen đủ cở tròn , thuôn , lăng trụ , thẳng đứng; hoa mọc từng
chùm , dạng ngù - corymbform chứa 8 - 14 hoa nên Âu Mỹ gọi mai
trắng này là mai làm bó hoa - arbre à bouquet .
Nghề chơi hoa mai vàng
Ochna Việt Nam đã độc đáo nhất thế giới rồi, nhưng kể ra cũng nên
cải thiện thêm một vài phương diện , như lai tuyễn chọn khoa học hoa
thơm ngát hơn nữa, lâu tàn hơn nữa ( hay tìm cách dùng hóa chất không
độc làm lâu tàn cành hoa mai vàng như ở những hoa cắt cành khác ) ,
nghiên cứu thêm khiển - forcing hoa bằng các chất điều hòa
tăng trưởng ( gibberellin chẳng hạn ) ngòai cách lẫy lá, xông khói,
mùa nào cũng nở được cho đúng là tứ qúi hơn nữa, hầu bán cành hoa vào
những mùa lễ lạc khác ngòai Tết Nguyên đán . Lựa chọn lòai lai cho
nhiều ngù mai vàng làm bó hoa cắt cành , hay cây nhiều cành nhiều hoa
hơn , cải thiện cách bón phân ,tưới tiêu, trị bệnh, sâu bọ hay lựa
giống kháng ... hạ giá thành bán rẽ hơn cho dân gian giới bình dân
thưởng thức . Còn ai chuyên về Công nghệ di truyền , nếu rảnh rỗi xin
đưa những gen cần thiết tuyễn chọn thành hoa mai xanh dương - blue
như Nhật đã làm hoa hồng xanh dương với genes bệnh mật xanh dương của
vua Henry VIII và của hoa Dạ Yên Thảo - Petunia . Hiện nay chỉ có
mai Ochna xanh lục- green, ngòai các
mai Ochna trắng, đỏ, đen huyền ( trái ) mà thôi .