ĐẠI SỨ MỸ THĂM BÁC SĨ NGUYỄN ĐAN QUẾ


ĐẠI SỨ MỸ THĂM BÁC SĨ NGUYỄN ĐAN QUẾ
Tin từ Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
Ngày 18-1-2018, lúc 14g15 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đến thăm Bs Nguyễn Đan Quế tại tư gia ở đường Nguyễn Trãi - Q5 - Saigon. Tháp tùng có Tổng Lãnh Sự và tham tán chính trị Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ ở Saigon.
Cùng tiếp khách với Bs Quế có Ths Phạm Bá Hải, Ls Lê Công Định và nhà báo Phạm Chí Dũng.
Sau khi chào hỏi, cuộc trao đổi bàn tròn đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, cởi mở, tích cực, lắm lúc khá vui vẻ sôi động.
Ông Đại sứ trình bầy và giải thích vai trò quan trọng của Châu Á – Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của chính phủ Trump.
Khi được hỏi về tranh chấp ở biển Đông. Đại sứ nói Mỹ và các nước khác nhất quyết đòi tự do hàng hải. Về câu hỏi có khả năng ‘quốc tế hóa’ để giải quyết vấn đề? Câu trả lời là khó có, các quốc gia trên thế giới chỉ chú ý nhiều về tự do hàng hải hơn là tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong khu vực tại Biển Đông. Có khả năng ‘đụng độ  quân sự’? Câu trả lời cũng là khó có.
Bs Nguyễn Đan Quế đồng ý, và cho rằng Thế Chiến Lược của các siêu cường tại Châu Á – Thái Bình Dương đang có những thay đổi lớn. Chúng ta cần bỏ tư duy cũ thời chiến tranh lạnh và nhìn các diễn biến chính trị tại đây với lối suy nghĩ mới về thế giới đang tiến đến Thế Chiến Lược Toàn Cầu Mới Hợp Tác Bắc - Nam.
Bất cứ quốc gia nào rồi cũng phải lo tự điều chỉnh cho thích nghi thế giới quan mới này, kể cả VN.
Riêng về trường hợp Việt Nam, Bs Quế cho hay:
Hệ thống chính trị của Việt Nam lỗi thới, không có hiệu năng, tham nhũng, lãnh đạo chia rẽ. Giới cầm quyền Hà Nội đang phải vất vả ‘bơi hay chết chìm’ trong toàn cầu hóa, càng ngày càng lộ nhiều chỉ dấu muốn hụt hơi. Quần chúng hoang mang, mất  tin tưởng. Để ngăn xáo trộn xã hội xẩy ra, Hà Nội tăng đàn áp các nhà tranh đấu, các blogger. TBT Nguyễn Phú Trọng tập trung thêm nhiều quyền hành trong tay, kể cả quân đội, công an.
Những nhà tranh đấu nhìn tình hình bất định nguy hiểm này là cơ hội tốt để phát khởi Dân Chủ Hóa Việt Nam.
Chiến lược đấu tranh là: Động viên quần chúng chống lại những vi phạm Nhân Quyền; và đồng thời phơi bầy mọi sai trái của nhà cầm quyền về chủ trương cũng như thi hành.
Với thời gian: Sức Mạnh Quần Chúng càng lên, trong khi bạo quyền độc tài càng xuống. Khi dưới - trên gặp nhau thì sẽ phải có thay đổi theo hướng Dân Chủ Hóa.
Dân Chủ Hóa đáp ứng khát vọng của dân tộc VN, đi đôi với quyền lợi phát triển của Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN, và hoàn toàn phù hợp với Thế Chiến Lược Toàn Cầu Mới Hợp Tác Bắc – Nam, cho nên sẽ có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ quần chúng Việt Nam, từ ASEAN, từ các nước dân chủ đã phát triển, đặc biệt là Mỹ.

Về Nhân Quyền trong chính sách của TT Trump, Đại sứ nói tuy gần một năm qua TT Trump ít nói đến Nhân Quyền, khiến nhiều người, nhiều nơi hiểu như có sự hy sinh Nhân Quyền vì lợi ích thương mại hay Mỹ không còn quan tâm nhiều đến Dân Chủ như trước đây nữa. Đại sứ nói không phải thế và nhiệt tình bênh vực Nhân Quyền vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong đối ngoai của Mỹ, nhưng không có sự áp đăt. Nước nào muốn theo giá trị nào và kiểu mẫu nào thì đó là quyền tự do của nước đó. Mỹ chỉ trình bầy điều mà Mỹ cho là tốt đẹp nhất. Chọn lựa là quyền của nước đó, của người đó. Mỹ chỉ muốn có đối tác bạn bè, bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.

Đại sứ dành phần lớn thời gian tìm hiểu về chiến dịch bắt bớ người hoạt động Nhân Quyền xảy ra trong thời gian gần đây. Ông cũng bộc lộ mối quan tâm không che giấu về thảm họa ô nhiễm ở miền Trung do Formosa gây ra và số phận của hàng trăm ngàn nạn nhân nơi đây.
Theo Bs Nguyễn Đan Quế Mỹ nên xử dụng ‘đòn bẩy’  1/ Buôn bán – đầu tư  và  2/ Hà Nội cần mua vũ khí sát thương, tầu tuần duyên, huấn luyện… trong khuyến cáo Hà Nội nên tạo không gian mà trong đó người dân có các quyền tự do căn bản như: phát biểu, báo chí, internet, tôn giáo, hội họp, lập hội…; Hay khi đòi Hà Nội thả tù nhân lương tâm; Hay khi thúc đẩy Quốc Hội Việt Nam thủ giữ một vai trò quan trọng hơn trong kiểm soát và cân bằng hoạt động của chính quyền hoặc trong cải cách Tư Pháp, Gíao Dục, Y Tế.
Sau khi trao đổi khá nhiều vấn đề với những câu hỏi và lời giải đáp có giá trị, Đại sứ Kritenbrink và phái đoàn tỏ ra rất vui có dịp gặp gỡ thảo luận bàn tròn như thế này.
Cuộc họp chấm dứt lúc 15g30 cùng ngày.


Nguồn tin: HCTNLTVN