Những vật người thời Cộng sản

Nguyễn Quang


Những vật người thời Cộng sản


Việt Nam ngày nay “ung thư như một đại dịch. Tất cả mọi người như một đàn cừu chỉ biết chờ đợi, và run sợ... Tại sao? Ai cũng biết nhưng bất lực! Tất cả đều đúng theo ý đồ của kẻ độc ác phương Bắc, hủy diệt từ từ, hủy diệt thế hệ trẻ. Ý đồ thâm độc này được một bộ phận trong nước làm chất xúc tác cho quá trình hủy diệt được thuận lợi. Đó là lãnh đạo tham nhũng, cho phép hủy hoại môi trường, cho phép thức ăn độc hại TQ ồ ạt vào VN với mức thuế là zero! Đó là những con người VN độc ác, tham lợi nhuận, đầu độc lẫn nhau. Tương lai con cháu mình không biết đi về đâu?”[1]

  
Một chợ trời người ốm đau,
những vật người đầy bệnh hoạn


Bệnh viện với bao hình ảnh đập vào ngay trước mắt, không có dãy hành lang nào trong giờ hành chánh mà không có người ngồi dày đặc hoặc họ chờ đợi để đến phiên mình được chữa trị, hay là thân nhân đang chăm sóc người thân. Cảnh ngoài chợ làm sao thì nơi đây không khác mấy, song ngoài chợ không có sự sợ hãi nếu không muốn nói ai cũng vui vẻ trong sự mua sắm, còn nơi đây con người đầy trong hy vọng và thất vọng, nhưng có lẽ sự vô vọng đang bao trùm lên hết thảy nhiều hơn. 


Người thì la thét vì con cháu họ vừa sinh ra đã bị ngộp thở chết, kẻ khóc vợ vì không được sự quan tâm của BS trực kịp thời khiến cả mẹ và con đều chết, những trường hợp mổ nhầm từ gan sang mật, từ ruột thừa thành ruột già, mổ bao tử thay vì cắt thận… không biết bao nhiêu trường hợp oái oăm hoặc việc chữa trị không đến nơi đến chốn gây nên những hậu quả không lường trước được mà các công dân nghèo khổ đáng thương phải gánh chịu. Tin mới nhất thay vì cho thuốc dưỡng thai đã trao nhầm thuốc phá thai!


Nếu ai đến Việt Nam mà chịu khó đi khắp một vòng ngay tại các bệnh viện thành phố Sài Gòn cũng đủ viết thành tác phẩm về sự khốn nạn khi phải lâm vào cảnh cùng cực. Quang cảnh nơi bệnh viện Nhân dân Gia Định thấy mới khiếp đảm, rồi bước sang Bệnh viện ung bứu kế cận, nó không còn là cái chợ nữa nhưng là một nơi trình bày cái mà sự thể hiện của nó đáng ra khi hữu thể có mặt ở cuộc đời không nên có, một chợ trời người ốm đau những vật người đầy bệnh hoạn. 


Những con người đáng thương đang chờ chết với đủ mọi thứ bệnh nan y mà chỉ sự nhiễm trùng giữa người này và người khác cũng đủ là một sự quan ngại đáng sợ, nhưng các nhà lãnh đạo chỉ muốn tiến lên một thứ xã hội chủ nghĩa không tưởng, còn thực tế cuộc đời không có tí nào là mang tính xã hội giữa con người. Chợ kia nhiều lắm chỉ có một vài người cùi hủi ngửa tay xin lòng trắc ẩn còn nơi đây con người vong thân, bị biến dạng hẳn nơi trái tim của con người.


Theo thống kê quan hệ đồng giới nam có chiều hướng tăng nhanh ở Việt Nam, Ở Hà Nội và Sài Gòn có cả vạn người mắc chứng này, những quan hệ của họ không được bảo vệ rất dễ lây lan HIV, mỗi năm như tăng lên gấp đôi ba lần vào những năm đầu thế kỷ. Còn ma tuý thời phổ biến đến mức cán bộ lãnh đạo trại giam mang cả những viên tân dược này vào bán ngay trong các trại cai nghiện. 


Người ta còn kháo nhau vợ của viên Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng, người lãnh đạo đoàn quân xâm chiếm miền Nam còn dùng máy bay của nhà nước đi buôn lậu ma tuý, quý hồ dân thường những ai có thể đều thử làm một chuyến rồi sau đó cả đời chỉ ngồi mà hưởng không phải làm gì nữa!


Việc chăn nuôi cải thiện ở bệnh viện còn kinh khủng như thế này, các bác sĩ khoa sản luôn mang về các bào thai bị sẩy, nhất là nhau của các cháu bé sau khi sinh. Tất cả cho vào thùng cháo heo khiến chúng tăng trưởng rất nhanh cũng như da thịt đỏ au đến thế. Họ giành giựt các hài nhi bị sẩy thai cũng như nhau con trẻ mang về cho heo ăn là chuyện có thật và nay gần nửa thế kỷ dưới cái triết lý sống của những kẻ vô thần dường như bao giờ cũng vậy, vẫn không có gì thay đổi trong yếu tính của nó. 


Bệnh viện nơi nỗi đau của những người chờ chết, hình ảnh ở bệnh viện tim thành phố Sài Gòn, những con người nằm dài trên các hành lang mệt mỏi chờ đợi không biết đến bao giờ mới được phẫu thuật khi số bệnh nhân tim mạch tăng quá đông. Thậm chí nhiều người dù có tiền, nhưng với cả ngàn trường hợp đang chờ đợi để được mổ so với tỷ lệ chưa đến chục ca mỗi ngày… đã phải từ giả cõi đời trong những nỗ lực cuối cùng để ở lại cùng với cuộc trần này.


Nạn thuốc giả tràn lan đi sâu vào các bệnh viện đến ngay Bộ Y tế với người nhà của bà Bộ trưởng bán thuốc ung thư giả, nó đã là một sự liên kết giữa các giám đốc bệnh viện với nhiều công ty dược. Thậm chí có những bài phóng sự phát hiện bệnh viện nuôi bệnh để thu tiền? 


Một ca phẫu thuật bị sót gạc bông gòn, dẫn đến viêm xương và theo điều tra của các phóng viên tại một bệnh viện ở thành phố Huế, nhiều bệnh nhân đã tốn kém hàng chục triệu đồng nhưng bệnh vẫn không khỏi, dẫn đến tiền mất tật mang. Càng chữa bệnh càng nặng! 


Một trường hợp khác cũng ngay tại bệnh viện Nguyễn Văn Thái, Thành phố Huế, bệnh nhân bị gãy xương tay, sau quá trình chữa trị hơn mười tháng thì trầm trọng hơn, nên anh quyết định chuyển qua một bệnh viện khác, thế nhưng các bác sỹ tại đây đã không cho lập hồ sơ chuyển viện khiến việc xô xát đã xảy ra lớn chuyện gây náo loạn cả bệnh viện phải nhờ công an đến can thiệp. 


Theo các nạn nhân, chính tài xế các xe cứu thương cũng là những con cò “dễ sợ” nói theo tiếng Huế, chúng chỉ chở những bệnh nhân đến những nơi có tiền cò và thường là các bệnh viện lừa đảo. 


Những lời than oán khẽ rỉ tai nhau, những câu chuyện lạ gọi là sự cố xảy ra liên tiếp ở bệnh viện mà họ được nghe hoặc chứng kiến như một em bé đi vá màng nhĩ thì bị cắt amidan, những vụ hộ lý, y tá sơ suất làm các bé sơ sinh bị bỏng nặng rất thường xảy ra. Song tất cả đều có câu kết giống nhau của cái gọi là xử lý, rút kinh nghiệm rồi đâu vẫn vào đó. 


Một bà cụ đang ngồi canh chừng cháu trong phòng hồi sức kể cho nhiều người nghe nghe câu chuyện thương tâm của chính bà: đó là cháu bé sơ sinh suýt vào nhà xác. Sản phụ là con gái bà sinh hai bé gái, bé thứ nhất tử vong, bé thứ hai chỉ bị ngạt, thế là cả ê kíp trực cho rằng em bé đã chết và gọi gia đình mang về chôn cất… Bà cụ cho biết thêm trong nước mắt: họ gói cả hai bé lại và mang để ngoài hành lang, đến khi hộ lý sắp đưa hai bé vào nhà xác, chính bà ngoại đề nghị được nhìn mặt các cháu lần cuối thì phát hiện cháu vẫn còn thoi thóp thở… thế rồi tiếng nấc của bà trong nức nở không nói được nữa…


Những bí mật kỳ quái xảy ra ở bệnh viện như các BS không chỉ nhận hối lộ mà còn quấy rối tình dục nhân viên cũng như người nhà bệnh nhân rất phổ biến và đã có đơn thư tố cáo cũng như được đưa lên báo như tại một bệnh viện thuộc thành phố Qui Nhơn, các bác sỹ đã lạm dụng tình dục các nhân viên y tế cũng như người nhà của bệnh nhân trong một thời gian lâu dài…


Từ khoa sản đến khoa ngoại và khu cấp cứu ở các Bệnh viện, nhiều bệnh nhân nằm la liệt từ các trạm y tế địa phương chuyển về do hậu quả của việc chích ngừa với những loại thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc các danh mục không còn bảo đảm an toàn. Nhìn cảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến Hội nghị quốc tế về kiểm soát bệnh dại ở Châu Á lần thứ tư tại Hà Nội vào đầu thế kỷ hai mươi mốt do WHO và Hiệp hội Merieux đồng tổ chức đã đưa ra nghị quyết kêu gọi các nước Châu Á đang sản xuất vắcxin từ mô não ngừng sản xuất. 


Thế nhưng Việt Nam còn yêu cầu được sản xuất và cần có lộ trình đến nhiều năm nữa… Những bệnh nhân đang bị kháng thuốc, họ sốt, đau nhức, mệt mỏi, ói mửa, ngứa, ban đỏ, đau cơ, khớp… nhiễm trùng toàn thân.v.v. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em gia tăng bất thường ở các miền núi, người dân tộc hầu như không có em nào không lỡ miệng, loét tay chân… nhiều khi đến bệnh viện để tiêm ngừa hoặc chữa trị vẫn phải liều mạng với vắxin có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như biến chứng từ ngừa dại trở thành viêm não, bại liệt toàn thân rất đáng sợ.


Như vậy có lộ trình nào để giải quyết những vấn nạn này?


Có, con người là nạn nhân của cơ chế và chỉ có thể được giải thoát bởi một cơ chế mới.


Nguyễn Quang Hồng Nhân

[1] Trích từ bài viết ngắn của tác giả Huong Nguyen