70 năm nhìn lại: Mục tiêu và thủ đoạn của cuộc Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc

Lữ Giang

Năm 1954, sau khi lên nắm chính quyền ở miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra, nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện ngay cuộc Cải cách Ruộng đất kéo đài đến năm 1956, gây kinh hoàng cho toàn miền Bắc. Trong 70 năm qua, đã có hàng trăm sách hoặc bài viết nói về biến cố này, và các tài liệu liên quan đến biến cố đó cũng đã được tiết lộ khá nhiều. Nhưng điều quan trọng là phải xác định một cách chính xác MỤC TIÊU của nhà cầm quyền cộng sản khi thực hiện chiến dịch Cải cách Ruộng đất và CÁC THỦ ĐOẠN TINH VI và DÃ MAN đã được xử dụng để đạt mục tiêu đó.
Đây là một biến cố quan trọng mở đầu cho việc thực hiện chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, nên chúng tôi đã cố gắng sưu tra tài và nhìn lại biến cố này sau 70 năm với hy vọng góp phần vào việc làm sáng tỏ một giai đoạn đen tối trong lịch sử của đất nước.
                                        ooOoo
Cuộc cải cách ruộng đất từ 1946 đến 1957, nhất là trong các năm 1954, 1955 và 1956, do nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thực hiện đã đưa miền Bằc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra vào những ngày đen tối chưa từng thấy trong lịch sử của đất nước. Trong bài “Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất” được đăng trên trang nhà của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 22.9.2014, phóng viên Trà My đã viết:
“Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay với mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào - đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫm đạp luân thường đạo lý.
Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố Hữu:
«Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt
Trong phần dưới đây chúng tôi xin ghi lại những nét chính của cuộc cải cách ruộng đất này để đọc giả có một cái nhìn tổng quát về các diễn biến của biến cố đó, các thủ đoạn mà nhà cầm quyền cộng sản đã áp dụng và những hậu quả của nó.
I.- TÌNH TRẠNG RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 1953
Theo tài liệu thống kê của nhà cầm quyền CSVN, tình trạng sở hữu về điền thổ trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong năm 1953 như sau:
Địa chủ:      23,0% dân số, chiếm  18% ruộng đất,
Phú nông:     1,6% dân số, chiếm 4,7% ruộng đất,
Trung nông: 36,5% dân số, chiếm 39% ruộng đất,
Bần nông:    43,0% dân số, chiếm 25,4% ruộng đất,
Cố nông:      13,0% dân số, chiếm 6,3% ruộng đất,
Các thành phần khác: 6% dân số, chiếm 1% ruộng đất,
Ruộng công và bán công: chiếm 4,3%
Ruộng nhà chung: chiếm 1,3%.
Cũng theo tài liệu thống kê của nhà cầm quyền CSVN, số ruộng đất được đem phân chia cho nông dân từ 1945 – 1953 như sau:
Tại miền Bắc: 26.000 hecta của Pháp, 156.600 hecta của địa chủ, 3.200 hecta của nhà chung và 289.000 hecta đất công và bán công. Tính tổng cộng, số ruộng đất đã đem chia cho nông dân chiếm 58,8%
Tại Nam Bộ: tính đến năm 1953, số ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động được đem chia cho nông dân là 460.000 hecta.
[Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm và Lê Mậu Hãn, “Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập”, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 2001, tr. 921 – 924].
II.- CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Trong Bản Tuyên ngôn (Manifesto) của Đảng Cộng sản Quốc tế 1948 (Phần IV), Karl Marx đã coi “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. Khi Pháp vẫn còn xâm chiếm Việt Nam, Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Sắc Luật số 78/SL ngày 14.7.1949 về Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất), và Sắc Luật số 42/SL ngày 1.7.1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, ấn định toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, thuế sát sinh, thuế lâm thổ sản, thuế xuất nhập cảng…
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Võ Nguyên Giáp kể lại rằng vào tháng 4/1950, Hồ Chí Minh về Việt Bắc làm việc với Ban Thường Vụ Trung Ương:
Bác nói với chúng tôi:
Liên Xô phê bình ta chậm làm cách mạng thổ địa. Đồng chí Stalin trỏ hai chiếc ghế rồi hỏi mình: Ghế này là ghế của nông dân, ghế này là ghế của địa chủ, người cách mạng Việt Nam ngồi ghế nào?. Tới đây chúng ta phải làm cách mạng ruộng đất. Trung Quốc hứa sẽ giúp ta kinh nghiệm về phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất ”.
[Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây. HN, Nxb Quân đội nhân dân, 1995 ; tr. 412].
Ngày 31.10.1952, Hồ Chí Minh đã gửi cho Stalin một văn thư với nội dung như sau:
“Đồng chí Stalin thân mến: Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ (Lưu Shao Shi) và Vương Giá Tường (Văn Sha San). Xin đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
“Gửi lời chào cộng sản.
Tại Hội nghị Đảng Lao động Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất vào tháng 11/1953, Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Việt Nam, đã đọc một bản báo cáo nói về chính sách cải cách ruộng đất của Đảng trong đó có những đoạn như sau:
"Cải cách ruộng đất chính là để làm cho kháng chiến mau chóng thắng lợi. Nhân dân làm cách mạng, nhân dân kháng chiến và kiến quốc. Đại đa số nhân dân là nông dân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, phải tiêu diệt đế quốc xâm lược và giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến. Cải cách ruộng đất là một phương pháp chủ yếu đẩy mạnh kinh tế quốc dân phát triển...”
Bản báo cáo cho biết: địa chủ chưa đầy 5% nhân số cùng bọn đế quốc chiếm trên dưới 70% ruộng đất ở Việt Nam, còn nông dân gần 90% nhân số mà chỉ có trên dưới 30% ruộng đất. Không đầy 5% địa chủ bóc lột gần 90% nông dân bằng tô cao, lãi nặng,v.v.
[Báo Nhân Dân ngày 1.11.1954].
III.- BAN HÀNH LUẬT CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Ngày 1.3.1953, Ủy Ban Trường Vụ Quốc Hội ban hành nghị quyết về công tác phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất.
Ngày 12.4.1953 Chủ Tịch Nước ban hành Sắc Lệnh số 150/SL thành lập Toà Án Nhân Dân Đặc Biệt “ở những nơi phát động quần chúng để đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy kháng chiến đến thắng lợi.”
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Điều 2 của Sắc Lệnh quy định rằng nhiệm vụ của Toà Án Nhân Dân Đặc Biệt là “Trừng trị những kẻ phản cách mạng, những cường hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách ruộng đất.”
Điều 4 của Sắc Lệnh quy định rằng thành phần Toà Án Nhân Dân Đặc Biệt gồm một Chánh án và từ 6 đến 10 thẩm phán, đa số trung bần cố nông, bần cố nông nhiều hơn trung nông.
Điều 12 của Sắc Lệnh quy định: “Án tù dưới 5 năm do Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh duyệt và do Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh ký vào bản án. Án từ 5 năm tù trở lên chung thân và án tử hình thì do Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu duyệt và do Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu ký vào bản án.”
Cũng trong ngày 12.4.1954, Chủ Tịch Nước ban hành Sắc Lệnh số 151/SL quy định việctrừng trị những địa chủ chống pháp luật trong khi và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất.”
Ngày 4.12.1953, Quốc Hội thông qua Luật cải cách ruộng đất. Ngày 19.12.1953, Hồ Chính Minh đã ban hành Sắc Lệnh số 197/SL công bố Luật Cải Cách Ruộng Đất gồm 5 Chương và 38 Điều. Điều 1 của Sắc Lệnh này cho biết mục tiêu của cuộc cải cách như sau: “Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiém hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ.
Cũng theo điều 1, việc “thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất” nói trên là để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển; cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến, và đầy mạnh kháng chiến hoàn thành giải phóng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.”
IV.- THI HÀNH CHÍNH SÁCH
Ngày 15.3.1954, Ban Cải cách Ruộng đất Trung ương được thành lập do Phạm Văn Đồng (Phó Thủ tướng) làm Chủ nhiệm; Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Lao động), Nghiêm Xuân Yêm (Bộ trưởng Canh nông) và  Hồ Viết Thắng ((Thứ trưởng Canh nông, Trưởng ban Liên lạc Nông dân Toàn quốc) làm Phó Chủ nhiệm.
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc (1946 – 1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã được thực hiện bằng các chiến dịch đấu tranh giai cấp dưới sự chỉ đạo của Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng, với sự cố vấn của các cán bộ Trung Quốc. Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng phụ trách điều hành.
1.- Thành lập Đoàn và ĐộI Cải cách Ruộng đất
Các Đoàn Cải cách Ruộng đất được thành lập tại mỗi tỉnh, dưới cấp đoàn có các Đội Cải cách Ruộng đất cho từng xã. Thành phần trong các đoàn và đội được tuyển chọn là các cán bộ cốt cán, các đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội. Về sau, đa số đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được dồi sọ tư tưởng đấu tranh giai cấp rất kỹ càng nên có sự căm thù địa chủ và cường hào ác bá rất cao, vì thế chính sách cải cách ruộng đất ngày càng trở nên khốc liệt.
Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người. Sau khi huấn luyện, các đội cải cách được đưa về làng xã và thực hiện chính sách "3 Cùng" là “cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm” với các bần cố nông trong làng xã, rồi kết nạp họ thành "rễ" và thành "cành" của đội, sau đó triển khai chiến dịch từng bước.
2.- Phân loại các thành phần
Các gia đình trong mỗi xã được phân ra thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông (sở hữu hai căn nhà hay có từ 2 con lợn trở lên có thể bị coi là phú nông); (c) trung nông cứng (sở hữu 1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà); (d) trung nông vừa (sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà); (e) trung nông yếu (sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả); (f) bần nông và (g) cố nông.
Khẩu hiệu hành động là “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ.” Khẩu hiệu này lấy từ Chỉ thị thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ ra đời đầu tháng 4-1931. Trong chỉ thị này có câu “Trí phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy những bọn trí phú địa hào. Nếu đồng chí nào muốn làm cách mạng, tự nguyện đứng về phía giai cấp vô sản mà phấn đấu cũng không cho đứng trong Đảng.”
Chỉ tiêu các thành phần bị đấu tố được ấn định là 5%. Như vậy một xã có 100 gia đình thì phải có ít nhất 5 gia đình bị quy là địa chủ và phải bị đưa ra đấu tố. Trong 5 gia đình này phải quy cho 2 gia đình là cường hào ác bá để tuyên án tử hình. Rất nhiều cán bộ của đảng có ruộng đất cũng bị đưa ra đếu tố. Nếu đội không thực hiện đủ chỉ tiêu, sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp và thi hành công tác kém cỏi.
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
3.- Các cuộc đấu tố địa chủ
Các bần nông và cố nông được học các lớp tố khổ, trước tiên là nhận dạng các tội ác của địa chủ, nhớ ra các tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ... Sau đó các du kích và các cán bộ cốt cán cải cách ruộng đất đi tìm bắt các địa chủ và Việt gian trong các làng xã. Họ còn vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ, dù những người này đang là cán bộ, công nhân hay viên chức nhà nước.
[“Làm người là khó”, Chương 5, Hồi ký Đoàn Duy Thành, cựu Phó Thủ tướng, viết xong ngày 25.8.2004].
Các buổi đấu tố thường được tổ chức vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố được huy động từ vài trăm đến cả ngàn người, và thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông được tập dượt trước đã bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Sau khi bị đấu tố, các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố thì bị cô lập, bị bỏ đói và chịu nhiều sự phân biệt đối xử cũng như nhục hình. Trần Huy Liệu, người phụ trách kiểm tra trong đoàn chỉ đạo công tác ruộng đất tại Việt Bắc năm 1953, sau khi dự một buổi đấu tố ở thí điểm Thái Nguyên đã cho biết:
Đến lượt địa chủ vào. Hai tay bị trói quặt ra sau, nhưng vẫn phải bò từ ngoài vào, đeo bên mình những gói quần áo. Ngoài tiếng hô đả đảo, những người ngồi gần lối y vào cũng với tay ra đánh tát tơi bời. Không đợi để quỳ lên bục, một người đã túm lấy tóc mà “tố”. Trận vũ bão bắt đầu…”.
[Trần Chiến, “Trần Huy Liệu - Cõi người”. HN: Nxb Kim Đồng, 2009 ; chương 20]
4.- Xử án các địa chủ.
Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã để xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, nếu bị kết án tử hình, đội tự vệ xã sẽ thi hành án trước công chúng. Những người không bị xử bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, kể lại chuyện đấu tố ông Nguyễn Văn Đô ở ngoại thành Hà Nội như sau: Ông là Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Vụ đấu tố này kéo dài từ 5 giờ sáng đến 1 giờ chiều mới xong. Trong những người đấu tố, có một cụ già tố cáo ông cướp ruộng đất của ông ta, còn cô con gái của ông lại tố cô đã bị ông Đô cưỡng hiếp tất cả 177 lần… Khi được cho phép trả lời, ông Đô phản bác rằng ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác và cho kháng chiến. Với cô con gái tố bị ông hãm hiếp, ông nói: “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa.” Câu nói này đã khiến dân chúng cười ồ làm phiên tòa mất trang nghiêm, nên Chủ tịch đoàn phải hô “đả đảo tên Đô ngoan cố” và không cho ông nói nữa, rồi tuyên án tử hình ông và cho xử tử ngay tại chỗ.
[Thanh Niên Việt nam, August 25, 2012].



70 năm nhìn lại:
(tiếp theo)

Mục tiêu và thủ đoạn của cuộc Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc

Lữ Giang
Cải cách Ruộng đất chỉ là một kế hoạch xử dụng các thủ đoạn gian ác và tinh vi để vô sản hóa người dân và loại bỏ những thành phần mà họ cho rằng có khả năng chống lại chế độ, đồng thời tạo ra một tâm lý khiếp sợ khiến không ai còn dám phản kháng lại chính quyền nữa.

Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam

V.- KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH DẤU TỐ

Ngày 8.9.2014, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội đã cho mở một cuộc triển lãm mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957" và giới thiệu cuộc triển lãm các tư liệu này như là "Cung cấp thông tin đa chiều về một giai đoạn lịch sử đặc biệt". Ngũ Thiên, một nhà báo ở Hà Nội, đã ghi lại như sau:
Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về Cải cách ruộng đất đã được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin về Cải cách ruộng đất. Các tư liệu cho biết: Từ năm 1953 đến năm 1956 đã có 8 đợt phát động quần chúng giảm tô tại 1.875 xã và 5 đợt cải cách ruộng đất ở vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi phía bắc. Trong 3.314 xã, có 10 triệu dân, đã tịch thu hơn 70 vạn héc ta (44,6%) ruộng đất chia cho gần 4 triệu nông dân.
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Ngay từ khi bắt đầu, chủ trương “Phóng tay phát động quần chúng” đã bị buông lỏng cho “đoàn”, “đội” cải cách lộng quyền: truy bức để “đôn” tỷ lệ địa chủ lên cho đủ 5% dân số như một mức quy định bắt buộc; kích động, hù dọa quần chúng, khuyến khích họ tố oan cho nạn nhân; dùng nhục hình với đối tượng khi chưa có tòa án xét xử…
Phong trào Chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền được tiến hành kết hợp cùng với Cải cách ruộng đất từ đợt 4, đợt 5 đã phạm sai lầm “tả khuynh” nghiêm trọng. Những sai lầm đã để lại những tổn thất lớn cả về con người và tổ chức, gây đảo lộn đời sống xã hội ở nông thôn miền Bắc. Cải cách ruộng đất đi qua để lại nhiều bài học lịch sử đa chiều và một vết hằn sâu trong ký ức.
[Ngũ Thiên, 'Không đề cập hệ lụy cải cách ruộng đất', BBC ngày 8.9.2014].
Chính quyền cho biết cuộc triển lãm sẽ được kéo dài đến cuối năm 2014, nhưng vì thấy nhiều phản ứng bất lợi, ngày 11.9.2014 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã cho ngưng cuộc triển lãm, viện lý do “sự cố về ánh sáng”.
1.- Báo cáo thắng lợi
Nhật báo Nhân Dân số ra ngày 20.7.1955 cho biết kết quả 6 đợt cải cách ruộng đất đầu tiên như sau: Tịch thu, trưng thu và trưng mua 691.862,5 mẫu, 104.666 con trâu, bò, 1.848.224 nông cụ, 21.821.951 ký lô lương thực, đưa 3.867.609 người vào nông hội. Số người bị ảnh hưởng đến cuộc cải cách này là 10.303.004.
Tài liệu chính thức của nhà cầm quyền cho biết:
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Cuộc vận động cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ sau hòa bình lập lại, đến tháng 6-1955 được tiến hành ở 735 xã, bao gồm 1.608.294 nhân khẩu. Tiếp đó tháng 12-1955, cải cách ruộng đất đợt 5 được triển khai ở 1.720 xã, có trên 6 triệu người trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đợt 5 kết thúc ở toàn bộ vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi. 
Cuộc vận động cải cách ruộng đất năm 1956 đã đạt kết quả là: Chia 334.100 ha ruộng cho nông dân; hoàn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc; nâng cao quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn. 
Tính chung, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối năm 1956, ở miền Bắc đã chia 810 nghìn ha ruộng đất, 74 nghìn con trâu, bò cho 2,1 triệu hộ nông dân (với hơn 10 triệu dân). Tính đến năm 1953, ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động.
[Hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân (1955-1957) Cổng thông tin Chính Phủ].
2.- Công nhận những sai lầm và tác hại của sai lầm
Tại Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khoá II đã họp tại Hà Nội từ ngày 25.8 đến 5.10.1956, để thảo luận các văn kiện Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị, đặc biệt là công tác cải cách ruộng đất. Bộ Chính trị nhận định:
“Hiện nay ở miền Bắc, giai cấp địa chủ căn bản đã bị đánh đổ. Ruộng đất đã về tay nông dân. Hơn 10 triệu nông dân lao động đã vươn mình và làm chủ nông thôn, hàng vạn cốt cán được đào tạo; chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất đã vĩnh viễn bị xoá bỏ. Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên, trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện, chúng ta đã phạm một số sai lầm.
"Đó là những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài về nhiều mặt, những sai lầm về những vấn đề nguyên tắc, trái với chính sách của Đảng, trái với nguyên tắc và điều lệ của một đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, trái với chế độ pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân. Những sai lầm đó không những đã hạn chế những thắng lợi đã thu được, mà lại gây ra những tổn thất rất lớn cho cơ sở của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức quần chúng, ảnh hưởng tai hại đến chính sách mặt trận của Đảng ở nông thôn cũng như ở thành thị, ảnh hưởng nhiều đến tình cảm và đời sống bình thường của nhân dân ta, làm cho tình hình nông thôn căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và phấn khởi trong Đảng và trong nhân dân, đến công cuộc củng cố miền Bắc, đến sự nghiệp đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà.
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
“Những sai lầm nói trên đã xuất hiện từ lúc đầu, nhưng càng về sau thì càng thêm nặng, nhất là từ khi hoà bình lập lại, trong giảm tô đợt 7, đợt 8, trong cải cách ruộng đất đợt 4 và đợt 5.
Các nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong cải cách ruộng đất là:
- Trong khi chỉ đạo thực hiện, việc lãnh đạo tư tưởng đã có nhiều lệch lạc.
- Trong khi chỉ đạo thực hiện, nhiều chính sách của Trung ương đã không được quán triệt và phổ biến đúng đắn, phần nhiều bị hiểu sai, do đó mà không được chấp hành đầy đủ, thậm chí không được chấp hành hoặc làm trái ngược nhau.
- Việc tổ chức thực hiện đã có nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Các cơ quan cải cách ruộng đất tổ chức thành một hệ thống riêng từ trên xuống dưới với những quyền hạn quá rộng, đã dần dần lấn hết quyền của cấp uỷ và chính quyền. Từ cấp khu trở xuống, nhiều nơi đã đặt mình lên trên cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương.
- Việc bố trí lực lượng cán bộ đã không theo một nguyên tắc nào cả, thậm chí đã để cho những cán bộ còn non nớt chỉ đạo những cán bộ có nhiều kinh nghiệm ...
- Hiện tượng độc đoán chuyên quyền đã trở nên trầm trọng.”
(Tư Liệu – Văn kiện  Ngày 26/09/2015, dangcongsan.vn)
Ngày 29.10.1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phát ngôn viên cho Đảng, đọc trước Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một bản nhận định về những sai lầm của Đảng trong chính sách Cải cách Ruộng đất, trong đó có đoạn như sau:
Coi nhẹ yêu cầu toàn diện của nhiệm vụ cách mạng, coi nhẹ yêu cầu mở rộng mặt trận chống phong kiến và mặt trận dân tộc thống nhất. Vì vậy mà trong khi thực hiện nhiệm vụ phản phong đã coi nhẹ, thậm chí có nơi cán bộ đã phủ nhận những thành tích của cuộc đấu tranh phản đế tách rời cải cách ruộng đất với kháng chiến và cách mạng, thậm chí có nơi làm cho đối lập nhau.
[Nhật bào Nhân dân số 970, xuất bản tại Hà Nội ngày 31.10.1956].
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000” tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người coi là oan (chiếm đến 71,6%).
Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:
Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);
Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);
Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);
Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).
[Đặng Chí Hùng, Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5)]
3.- Các biện pháp sửa sai
Ngày 20.12.1956, Thủ Tướng Chính phủ đưa ra “Kế hoạch tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất” mang số : KEHOACH-TTg, chia làm ba bước công tác.
Bước một là tiếp tục xét và trả lại tự do cho những người bị oan đồng thời giải quyết một số vấn đề về chính trị như minh oan, xóa quản chế, bỏ tiếng phản động, liên quan cho những người được “tha” từ trước khi có chủ trương trả lại tự do cho những người bị oan.
Bước hai là trên cơ sở tuyên truyền và giáo dục chính sách cho nhân dân mà tiến hành sửa sai về thành phần, và đền bù tài sản cho những người bị quy sai, đồng thời sửa chữa những sai lầm về các chính sách khác mà trong cải cách ruộng đất đã phạm phải.
Bước ba là kiểm điểm công tác sửa sai và bàn tiếp tục giải quyết những vần đề còn lại. Nơi nào cần thiết thì bầu lại cơ quan lãnh đạo, như Ủy ban Hành chính và Ban chấp hành nông hội xã.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban Lãnh đạo Chương trình Cải cách Ruộng đất như sau:
- Trường Chinh: từ chức Tổng Bí thư Đảng, nhưng vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
- Hoàng Quốc Việt: ra khỏi Bộ Chính trị, xuống làm Ủy viên Trung ương
- Lê Văn Lương: ra khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng xuống làm Ủy viên dự khuyết Trung ương.
- Hồ Viết Thắng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng, Thứ trưởng Canh nông, trưởng ban liên lạc nông dân toàn quốc, phụ trách Cải cách ruộng đất, bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

VI.- CÓ SAI ĐÂU MÀ SỬA?

Ngày 30.10.1956, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 1997) đọc một bài diễn văn khá dài nẩy lửa tại Hội nghị Mặt trận Tổ Quốc với đầu đề Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo”. Ông nhấn mạnh:
Khi trong Cải cách Ruộng đất của ta, ta thấy bao nhiêu người bị tù tội, bị giết oan, trong đó bao nhiêu người dân ưu tú đã từng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng, khi hiện thời ở nông thôn vẫn có người bị đánh đập, ngược đãi, khi ta không xây dựng được đoàn kết giữa các đồng bào, thì ta phải nhận định rằng các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải cách Ruộng đất này chỉ là những biểu hiệu cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên… một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao Động…”
[Nguyễn Mạnh Tường, Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo].
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Về các nguyên nhân sai lầm, ông cho rằng có ba nguyên nhân trực tiếp: (1) Quan điểm ta-địch, thù-bạn của ta rất mơ hồ; (2) Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý, và (3) Ta bất chấp chuyên môn.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), có hai bằng Tiến sĩ Văn khoa và Luật khoa ở Đại học Montpellier ở Pháp, sống và làm việc với chính quyền cộng sản miền Bắc khá lâu, nhưng ông vẫn chưa nắm được chính sách của các đảng cộng sản. Do đó, ông đã dùng lối phân tích khoa bảng để nói về cuộc cải cách ruộng đất mà chính quyền cộng sản đã thực hiện ở miền Bắc. Lối phân tích này không nói lên được mặt trái đàng sau. Trong thực tế, sửa sai chỉ là một phần trong toàn bộ kế hoạch dùng các thủ đạon gian ác và tinh vi để vô sản hóa và khống chế sự phản kháng của người dân khi thực hiệnchuyên chính vô sản” (dictatorship of the proletariat) mà thôi.
Lénine đã nói: “Chuyên chính vô sản không phải là một "hình thức quản lý", mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt.”
[Vladimir Lenin, The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky, First Published 1918 in pamphlet form by Kommunist Publishers, Moscow - Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky].
Vì thế, muốn thống trị miền Bắc, nhà cầm quyền cộng sản phải mượn kế hoạch cải cách ruộng đất, dùng bần cố nông thực hiện phương châm “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ”, để loại bỏ những thành phần mà họ cho rằng có khả năng chống lại chế độ, đồng thời tạo ra một tâm lý khiếp sợ khiến không ai còn dám phản kháng lại chính quyền nữa. “Sửa sai” chỉ là một kịch bản để trấn an dư luận
Ông Hoàng Văn Chí (1913 – 1988), tuy chỉ tham gia kháng chiến với Mặt Trận Việt Minh từ 1949 đến 1954, nhưng đã nắm rất vững chính sách cải cách rộng đất và xảo thuật sửa sai của Đảng Lao Động tức Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong cuốn “Từ thực dân đến cộng sản – Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam” ông nói về xảo thuật này như sau:
Có người quan niệm phong trào Cải cách ruộng đất của cộng sản đã hoàn toàn thất bại. Sự thực thì khác hẳn vì chiến dịch Sửa sai chỉ là một tấn tuồng diễn tiếp sau những tấn tuồng khác.
Sửa sai là một chiến dịch, một bộ phận của chương trình Cải cách ruộng đất. Như vậy có nghĩa là định tâm sửa sai đã có từ trước khi phát động phong trào Cải cách ruộng đất… Sau ba năm khủng khiếp, cộng sản muốn bình thường hóa tình hình trở lại. Vì vậy nên mới có chiến dịch Sửa sai. Tất nhiên là Đảng sẽ mất ít nhiều uy tín, nhưng Đảng cho rằng đấy là một việc không thể tránh được.
Hồi ông Mao và các lý thuyết gia Trung cộng vạch ra chiến thuật Cải cách ruộng đất họ đã cố tình khủng bố quá mức do cho rằng có khủng bố quá mức mới chắc chắn thành công. Họ dự tính sẽ làm cho quần chúng quên sự quá mức đó bằng một phong trào Sửa sai, bằng cớ là ngay từ năm 1926 Mao Trạch Đông đã viết: “Muốn chữa một tình trạng bất công thì phải vượt quá mức của sự công bằng2. Chấp nhận ý kiến của ông Mao, ông Hồ giải thích về chính sách căn bản của Cải cách ruộng đất trong một khoá chỉnh huấn, như sau: “Nếu muốn uốn thẳng một cái que cong thì phải bẻ nó quá về phía bên kia và giữ như vậy một lúc lâu. Khi buông tay cái que sẽ từ từ thẳng trở lại”.
Image result for cải cách ruộng đất tại miền bắc việt nam
Cải cách ruộng đất không phải chỉ nhằm tịch thu ruộng đất của địa chủ để phân phát cho dân nghèo, vì nếu mục đích chỉ có vậy thì chính quyền cộng sản chỉ việc ký một sắc lệnh là xong. Trước Cải cách ruộng đất đã có rất nhiều địa chủ tình nguyện “hiến điền” nhưng chính phủ từ chối không nhận hoặc trong nhiều trường hợp đã nhận rồi lại hoàn lại, nói rằng chính phủ “không muốn một công dân nào bỗng dưng bị hao hụt lợi tức thường xuyên của mình”. Sự thực thì cộng sản muốn bắt địa chủ cứ ở thành phần địa chủ cho đến ngày “đền tội”. Cộng sản không cần và không muốn địa chủ hiến điền vì, toàn quyền trong tay, lúc nào cộng sản muốn tịch thu cũng được. Cải cách ruộng đất có những động cơ thầm kín như sau:
Tịch thu và phân chia ruộng đất chỉ là giai đoạn chuyển tiếp, mà tập thể hóa ruộng đất mới là mục đích tối hậu. Muốn bắt buộc toàn thể nông dân phải cam chịu số phận sống dưới chế độ tập thể, các lãnh tụ cộng sản thấy cần phải tiêu diệt tận gốc “tư tưởng tư hữu tài sản từ mấy ngàn năm đã chôn sâu trong tiềm thức của mọi người dù là bần cố nông”.
[Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản – Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam (Chương 16 – Sửa sai), Nhà xuất bản Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964].
Tịch thu xong ruộng đất rồi cộng sản làm gì?
Theo chủ nghĩa Lénin, tất cả ruộng đất của nông dân đều được truất hữu để biến thành tài sản tập thể xã hội chủ nghĩa, theo một tiến trình được mệnh danh là “tiến tình cải tạo nông nghiệp”, được thực hiện qua ba giai đoạn:
Giai đoạn một được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu toàn dân”: Tịch thu rộng đất của các địa chủ rồi phân chia lại cho nông dân canh tác và thu thuế. Mục tiêu của giai đoạn này là dụ nông dân đem công sức và vốn liếng ra cải thiện phần đất được giao cho họ.
Giai đoạn hai được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu tập thể”: Sau khi nông dân cải thiện ruộng đất hoàn chỉnh, bắt nông dân đưa số ruộng đất đó vào hợp tác xã, và biến mỗi nông dân thành người làm công cho hợp tác xã, được lãnh lương theo công điểm. Trên lý thuyết, cơ quan quản trị hợp tác xã là đại hội xã viên và ban quản trị hợp tác xã do đại hội xã viên bầu ra. Trong thực tế, ban quản trị này do cơ quan Đảng và chính quyền địa phương chỉ định.
Giai đoạn ba được mệnh danh là giai đoạn “công hữu xã hội chủ nghĩa”: Tất cả ruộng đất đều trở thành của tập thề và nông dân được coi là người làm chủ tập thể” của xã hội, với khẩu hiệu Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý”. Nông dân không còn quyền hành gì trên sở đất đã cấp phát cho họ lúc đầu nữa. Nói cách khác, tiến trình nói trên là một tiến trình đánh lừa nông dân để tước đoạt cả công lẫn của của họ.
[Vụ Huấn Học, Ban Tuyên Truyền Trung Ương, “Kinh tế chính trị học Mác – Lê-nin”, Kim Lai, Sài Gòn 1974, tr. 62 – 67].
CUỐI CÙNG LÀ CHUYÊN CHÍNH ĐẠI TƯ BẢN!
Tuy nhiên, sau những năm tháng dài thực hiện chủ nghĩa “chuyên chính vô sản”, ngày nay các nhà lãnh đạo cộng sản đã tự biến mình thành các nhà đại tư sản (barons) và dành cho mình quyền xử dụng cũng như hưởng dụng các tài sản mà họ đã tước đoạt được của dân chúng bằng các thủ đoạn gian trá. Chủ nghĩa “chuyên chính vô sản” (dictatorship of the proletariat) đã trở thành chủ nghĩa “chuyên chính đại tư bản” (dictatorship of the barons).

Lữ Giang