TRÁCH
NHIỆM
CỦA
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TRONG
CÔNG
CUỘC DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM
Lâm Lễ Trinh
LTS:
Dưới
đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh
trong buổi giới thiệu sách “Tuyết
Xưa, Viết về Văn học”
của Gs Trần Ngọc Ninhtại Viện Việt Học, Intitute of
Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst,
Westminster, Californie.
Sau
sự giới thiệu và phân tích khá đầy đủ của ông Viện
trưởng Nguyễn Khắc Hoạch và nhà thơ Viên Linh, tôi xin
mạo muội góp thêm một vài nhận định và ý kiến về
quyển sách “Tuyết
Xưa”
do ông bạn Trần Ngọc Ninh đã có nhã ý đề tặng.
Sáng
tác rất công phu này gồm có ba phần: 1) các tạp bút mà
tác giả hài hước mệnh danh “rơm
rác đời làm
báo”
đăng trước năm 1954, lúc còn là sinh viên y khoa, trong tập
san y học Vui
Sống
tại Hànội. 2) một số diễn văn và bài nghiên cứu sau
1954, về nguồn gốc văn hóa thái cổ Việt Nam và các
mối liên hệ với dân tộc, lịch sử, xã hội..3) Ý
nghĩa và vai trò của huyền thoại dân tộc. Nhiều hình
ảnh và minh họa mỹ thuật được trình bày khoa học qua
320 trang sách.
Nơi
đây, tôi chỉ đề cập đến hai phần chót trong đó có
3 điểm đáng được đem ra thảo luận thêm:
A
–
Trước hết, vấn
đề đinh nghĩa Dân tộc và Văn hóa.
Theo
tác giả Trần Ngọc Ninh, Dân tộc là “một
khối người có chung một nguyên tổ
trong
huyền sử, một ngôn ngữ chung và một văn hóa chung”
(trang
180,181,182).
Và
ông đã định nghĩa ngắn gọn “Văn
hóa là cái mà ta khác họ”
về ý thức hệ và trong cuộc sống. (trang 112).Trên thực
tế, vấn đề định nghĩa phức tạp hơn nhiều từ khi
hai ngành khoa học mới mẻ về nhân chủng (anthropology) và
ngôn ngữ (linguistique) xâm nhập lãnh vực nghiên cứu văn
minh và văn hóa.
Đúng
vậy, Dân tộc và Văn hóa là đề tài tranh luận sôi nổi
những thập niên gần đây. Hai nhà nhân chủng học
Kroeber và Kluckhohn xác nhận đến nay, có ít nửa 163 định
nghỉa khác nhau về Dân tộc. Định nghĩa của kinh tế
gia Đức Max Weber, lãnh tụ CS Nga Josef Stalin và nhà sử
học Pháp Ernest Renan thường được nhắc đến. Weber
quan niệm Dân tộc là một nhóm cộng đồng sắc tộc kết
tụ bởi sự tin tưởng họ thuộc một nòi giống riêng,
đồng hướng về một quyết tâm chính trị và được
phó thác một sứ mạng văn hóa. Đối với Stalin , đời
sống kinh tế, ngôn ngữ chung và lãnh thổ là ba yếu tố
chính yếu. Còn Ernest Renan thì ông cho rằng Dân tộc là
một hình
thức đạo lý
(a form of morality), một
giác quan hợp
quần
(a
sense of solidarity), phát sinh từ một ý
thức lịch sử đặc biệt,
(a distinctive historical conscience). Dưới lăng kính nhân
chủng học, Gs Clifford Geertz quan niệm hai yếu tố cấu
tạo chủ nghỉa dân tộc là sắc
tộc
và công
dân
bổ túc lẫn nhau trong khi vẫn đối địch.
Về
Văn hóa, trước thập niên 60, có hai định nghĩa xem như
sáng giá nhất, do hai nhà nhân chủng học trứ danh Edward
Tyler, gốc Anh, và Kenneth Lowie, gốc Mỹ, đề nghị . Theo
Tyler văn hóa là “những
năng khiếu và tập quán thụ đắc bởi con người với
tứ cách
một
thành viên của xã hội.”
Còn Lowie thì ông cho rằng văn hóa là “tất
cả những gì một cá nhân thu thập được từ
cộng
đồng
xã hội
như một di sản của quá khú chớ không phải do các cố
gắng của bản thân.”
Thập niên 70, quan điểm trên đây bị nhiều thức giả
kích bác, trong số này có Clifford Geertz, tác giả của
quyển sách danh tiếng “The
interpretation of cultures”
(NY Basic Books, 1973). Khuynh hướng mới chủ trương ngành
nghiên cứu văn hóa cần có tính cách giải thích, hướng
về việc tìm ý nghĩa, thay vì là một môn khoa học thực
nghiệm nhằm mục đích khám phá định luật. Văn hóa
không còn là một khái niệm thuần nhất nữa. Văn hóa
được phân tích như “những
màng tơ ý nghĩa do chính con người dệt chằng chịt xung
quanh
mình
để rồi bị vướng mắc trong đó. webs
of significance which man himself has spun and in which he is
suspended.”
Tại
Việt Nam, trong tác phẩm “Việt
Nam Văn hóa sử cương”,
học giả Đào Duy Anh định nghĩa tổng quát : “Văn
hóa không những bao gồm học thuật tư tưởng mà còn
liên hệ đến tất cả các phương tiện sinh hoạt của
con người.”
Hoàng Văn Chí, tác giả của“Văn
hóa sử quan”,
sai lầm khi phân biệt Văn hóa và Văn nghệ và ông đề
nghị tạm định nghĩa văn hóa như “lối
sinh
hoạt
và suy nghĩ của nhân loại.”
Gs Nguyễn Khắc Kham, trong bài khảo luận “Đặc
sắc
của
nền văn hóa Việt Nam”,
nhận định Việt Nam có một nền văn hóa “đa nguyên mà
lại có đặc tính nhất nguyên”. Đa nguyên vì kết tụ
nhiều nền văn hóa khác nhau, phát xuất từ Phật giáo
qua Ấn độ, từ Tây phương qua ảnh hưởng của Thiên
chúa giáo, từ Trung quốc dưới hình thức Khổng và Lão
giáo, không kể văn hóa thạch khí Hòa Bình, thạch khí
Bắc Sơn, đồng đen Đồng Sơn..vv..Nhất nguyên, mặt
khác, vì Việt Nam thành công dung hợp các trào lưu văn
hóa nói trên để khởi sắc phong phú. Khá đông học giả
Tây phương, đa số là người Pháp, như Dufell, Ernest
Gourou, và Charles Robequain, đã nghiên cứu sâu sắc thực
chất và đặc tính của nền văn hóa Việt.
B
–
Thứ nữa,
“sự thăng trầm và sống chết của các văn hóa” được
đề cập
trong
Tuyết
Xưa
từ trang 97 đến 186.
Tác
giả Trần Ngọc Ninh cho rằng các nền văn hóa, lớn hay
nhỏ, vô danh hay hữu danh, vì là nhân tạo nên phải trải
qua bốn giai đoạn - như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông -
chớm nở, phát triển, vượt đến tột đỉnh để rồi
tàn lụi dần dần và tắt hẳn. Theo Gs Trần Ngọc Ninh,
văn hóa không biến đổi là văn hóa chết. Văn hóa phải
đổi mới “nhật
tân, hưu nhật tân, nhật nhật tân”
như Khổng Tử căn dặn. Một nền văn hóa có thể tan
vỡ vì hai lý do: do sự cưởng
bách thay đổi
toàn diện (trường hợp cổ Ai cập bị Hy Lạp chinh phục
rồi bị La Mã đô hộ; trường hợp Đức Quốc Xã từ
bỏ sứ mệnh văn hóa của mình) hay tình trạng “ chia
rẽ và đối kỵ trong lòng dân tộc”
Để
kết luận, tác giả nhắc lại câu nói của Paul Valéry:
“Chúng ta, các văn minh, biết rằng chúng ta đều phải
chết, Civilisations,
nous savons que nous sommes mortelles.”
Nói cách khác, văn hóa cam chịu số phận phù du, sớm nở
tối tàn.
Nơi
đây, chúng tôi xin phát biểu một sự e dè. Thật vậy,
lịch sử chứng minh những nền văn hóa lớn ảnh hưởng
mạnh đến nhân loại thường đi kèm với sức mạnh về
quân sự như các đế quốc cổ đại Hy Lạp, La Mã,
Ai cập, Persia, Ấn độ, Đế quốc Anh trước Đệ nhị
Thế chiến...vv..Khi văn hóa (culture) tạo ra được một
nền văn minh (civilisation) vượt xa ngoài biên cương quốc
gia thì dù những đế quốc này sụp đổ đi nữa, ảnh
hưởng của họ về trí tuệ và kỷ thuật không chấm
dứt. Ngạn ngữ VN có câu: Hùm
chết để da.
Khoa học nhân văn La Hy (les humanités gréco-latines) , nền
Hòa bình Pax Romana, khái niệm về vũ trụ nhân sinh của
Socrate, Aristote, Eschyle và Sénèque.. nay vẫn được nhắc
mãi và giữ nguyên giá trị.
Trong
tạp chí Foreign Affairs, Feb.1998, Gs Samuel Huntington,thuộc
đại học Harvard, tiên đoán thiên niên kỷ này sẽ dự
kiến một va chạm nảy lửa giữa các nền văn minh đối
nghịch, a
clash of civilizations,
trong đó tôn giáo đóng vai trò hệ trọng. Sự đối đầu
sẽ tàn khốc hơn hai Thế giới Đại chiến vừa qua vì
dựa vào tín ngưởng.
C
– Sau hết, sự
tranh luận về giá trị của Huyền thoại dân tộc
trong Văn hóa thái cổ VN được tác giả đề cập trong
97 trang chót của Tuyết
Xưa.
Phần này quả là một khám phá thích thú đối với người
đọc.
Tại
Việt Nam, công việc chép sử chỉ bắt đầu dưới Triều
Lý (1010- 1225), được kiện toàn dưới Triều Trần
(1225-1400) và tương đối hoàn chỉnh dưới Triều Lê
(1418-1527). Vì chiến tranh liên miên, nhiều văn kiện lịch
sử bị tiêu hủy hay thất lạc. Từ Triều Lý trở lên
về trước, gần bốn ngàn năm, lịch sử Việt Nam không
được ghi chép vào văn bản. Để đánh dấu những giai
đoạn phát triển của dân Việt từ thời Hồng Bàng
(2879-258 trước tây lịch), các sử gia phải căn cứ vào
những lời truyền tụng, những di tích, hiện vật như
cung tên, khí giới, trống đồng, đồ gốm..vv.., đặc
biệt vào vô số huyền thoại liên hệ đến nguồn gốc
của Đất nước và Dân tộc do cha ông chúng ta thừa kế
từ đòi trước và truyền lại cho các thế hệ sau.
Vào
cuối thế kỷ 14, thời Thượng hoàng Trần Nghệ Tông,
Trần Thế Pháp là người đầu tiên sưu tầm những huyền
thoại ấy và chép lại trong một tài liệu tựa đề Lĩnh
Nam Chích Quái.
Năm 1492, cuối thế kỷ 15, tác giả Vũ Quỳnh sắp xếp
lại tác phẩm này thành một văn bản mới. Tiếp theo
quyển Lược
khảo về Thần thoại Việt Nam
(1956) của Nguyễn Đổng Chí, Tiếng
Đông Phương
xuất bản năm 1973 quyển sách dày 665 trang của Hoàng
Trọng Miên mang tên “Việt
Nam Văn Học Toàn thư, Thần thoại Cổ tích”,
có thêm vào nhiều câu chuyện của các sắc tộc thiểu
số.
Ngoài
ra, cũng nên kể tác phẩm Légende
des Terres Sereines
của Gs Phạm Duy Khiêm viết bằng Pháp văn. Các học giả
vừa nói dùng huyền thoại để làm văn chương hơn là
thực hiện một công tác nghiên cứu khoa học.
Huyền
sử đi trước lịch sử, không phải là lịch sử nhưng
tại Việt Nam, phản chiếu một cách sâu đậm tâm lý và
tâm linh dân tộc. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu huyền
thoại theo nghĩa nổi và nghĩa chìm. Tôi đồng ý với tác
giả của Tuyết
Xưa
khi ông khẳng định huyền thoại Việt Nam là “những
di ngôn của Tổ tiên để lại từ thời lập
quốc,
,những nét đặc thù của văn hóa dân tộc’
phải được bảo vệ và khảo sát theo phương pháp khoa
học.
Đi
xa hơn nữa, tôi nghĩ mỗi huyền thoại đều nhắn gởi
một
sứ điệp
thực tiển của Cha Ông. Vì thế cần nghiên cứu để
nhận thức ý nghĩa của các sứ điệp ấy và khai khác
những mạch sống mới trong công cuộc đấu tranh sắp
tới.
Từ
Âu sang Á, tại các quốc gia có một nền văn hóa cổ
kính, kể cả những xứ tự nhận là “tiến bộ”, mọi
vấn đề nguồn gốc đều có tính cách kỳ diệu. Ở
Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, quần chúng, từ lúc mở mắt
chào đời, sống giữa vô số huyền thoại truyền khẩu:
Âu Cơ, Lạc Long Quân, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên
Vương, Trọng Thủy, Mị Châu, Chử Đồng Tử, Sự tích
Trầu Cau, Bánh Dày và Bánh Chung của Lang Liệu, Thằng
Cuội và Cây Đa, Trương Chi và Mỵ Nương..v..v.. Đây
không hẳn là chuyện hoang đường, sản phẩm phi lý của
trí tưởng tượng.
Trong
quyển sách “Tổ
quốc ăn năn”,
nhà báo Nguyễn Gia Kiểng đã bị dư luận phê bình gắt
gao khi ông châm biếm giá trị của huyền sử và đề
nghị thẩm lượng lại những nhân vật lịch sử lớn
như Quang Trung Nguyễn Huệ.
Câu
nói của Thần Kim Qui, trả lời cho An Dương Vương: “Kẻ
thù đang ngồi ở sau
lưng
Nhà Vua”
còn mang tính thời sự trong hoàn cảnh Đất Nước ngày
nay. Trong tâm hồn của mổi người Việt nặng lòng vì xứ
sở, có một Phù Đổng nho nhỏ, đợi được đánh thức
và võ trang về thể chất lẫn tinh thần để đứng dậy,
lên đường, đấu tranh cho Quê Hương. Chúng ta gọi nhau
là Đồng Bào vì tổ tiên cùng ở trong một bọc trứng.
Khi chia năm chục người con về Thủy phủ và 50 lên núi,
Lạc Long Quân căn dặn Âu Cơ: “Tuy
đôi bên, kẻ ở rừng, người biển,
song
đến khi có việc gì thì tin cho nhau, không được bỏ
nhau!”.
Tổ tiên đề nghị cho chúng ta phương hướng hóa giải
vấn đề muôn thuở: Khác
biệt nhưng phải Nhất tâm!
Nói
cách khác, chúng ta cần hội nhập các bài học quý giá
rút từ một gia tài phong phú. Cần chuyển biến những sứ
điệp này thành thực tế trong sinh hoạt hằng ngày và
cách xử thế ở đời.
**********
“Tuyết
Xưa”nói
nhiều về lịch sử và huyền sử. Để kết thúc, chúng
ta hảy thoáng nhìn về một số hiện tượng thay đổi
bộ mặt của Văn hóa trong thế giới ngày nay:
1
–Ảnh hưởng không ngớt gia tăng của Văn hóa đối với
Chính trị.
Trong
tác phẩm best-seller “Cultural
forces in World politics,
Những sức mạnh văn hóa trong chính trường quốc tế”,
GS Ali A.Mazrui, gốc Kenya, Phi châu, nhận định rằng sau Đệ
nhị thế chiến, sự chia cắt địa cầu về ý thức hệ
(Dân chủ Tự do chống Xã hội chủ nghĩa) theo lằn ranh
Đông - Tây có tính cách giao thời trong khi cái hố phân
cách Nam-Bắc về kỷ thuật và lợi tức mổi ngày đào
thêm sâu. Theo ông, ý thức hệ và kỹ thuật bắt nguồn
từ văn hóa; văn hóa là trung tâm điểm của bản chất
quyền lực trong bang giao quốc tế; một nền văn hóa hùng
mạnh là “cái khiên bảo vệ hữu hiệu tự do, a
protective shield for freedom.” Với
chủ đích
khai
thông dân trí, văn hóa không thể tách rời khỏi tự do.
Văn hóa thiếu tự do không còn là văn hóa. Một danh từ
mới “văn
hóa chính trị,
culture
of politics”
trở nên thông dụng trong giới nhân chủng học, ï ý muốn
nói; khi vi khuẫn Dân chủ và Tự do đột nhập Văn hóa
thì Chính trị bị ảnh hưởng và buộc phải canh tân.
2-
Siêu cường Hoa kỳ tạo ra một Văn hóa của Sức Mạnh.
Thông
thường, hào quang văn hóa tạo uy tín và sức mạnh tinh
thần. Ngày nay, hiện tượng “Sức
mạnh tạo Văn hóa”
xảy ra với nước Mỹ. một quốc gia đa chủng, thành lập
năm 1775 bởi di dân tứ xứ. Kinh tế phong phú, khoa học
siêu đẳng, truyền thống dân chủ vững chắc và khã
năng quân sự vô địch giúp siêu cường Hoa kỳ gầy dựng
được Văn
hóa của Sức
mạnh
hiện thay đổi
bộ
mặt thế giới. Nền văn minh Hoa kỳ hiếu động, đa
sắc và cuồng nhiệt, vì thế thường bị các nước Cựu
Thế giới mỉa mai mệnh danh “Văn hóa Coca Cola, Văn hóa
trọc phú, Văn hóa Đô-la”. Sự phát triển mạnh của
văn hóa Hoa kỳ, nhất là việc phổ biến gần đây chủ
thuyết quân sự Tiên
Hạ Thủ Vi
Cường
của Tổng thống George Busk không phải không bị phản đối
tại nhiều xứ.
Thẩm
lượng văn hóa Mỹ qua phim ảnh đồi trụy, nhạc
jazz-bebop, nếp sống vội vã và thức ăn fast food là môt
phán xét dễ dãi và phiến diện. Trên thực tế, Văn minh
và Văn hóa Hoa kỳ đang đóng góp hệ trọng vào kho tàng
nhân loại về khoa học, kỷ thuật, văn nghệ, kinh tài và
tư tưởng chính trị. Sự đóng góp quý giá nhất là Hoa
kỳ giúp vãn hồi và duy trì hòa bình trên địa cầu để
bảo vệ văn hóa của các xứ khác không bị chiến tranh
tiêu hủy.
3-
Tác dụng hàng đầu của Văn hóa trong công cuộc Dân chủ
hóa Việt Nam.
Như
đã nêu trên đây, không thể coi Văn hóa như một ý niệm
trừu tượng của trí tuệ. Văn hóa là một vũ khí đa
năng, đa hiệu để thực hiện những giấc mơ cao quý của
con người, trong đó có giấc mơ hòa bình, hạnh phúc. Bá
quyền chính trị không bao giờ chấp nhận văn hóa tự do
mà chúng xem là phản động. Trước cái thiện và cái ác,
người văn nghệ sĩ VN không thể trung lập. Đứng trên
hay ngoài chính trị, khi sự tồn vong của dân tộc và
phát triển của đất nước tùy thuộc hơn lúc nào hết
vào dân chủ và tự do, là một sai lầm nguy hại. Không
có ý kiến cũng là ý kiến, ý kiến của kẻ trốn trách
nhiệm.
Nhà
cầm quyền CS hiện chủ trương giao lưu văn hóa một
chiều và nơm nớp lo sợ sự tấn công của văn hóa đối
kháng
có
tổ chức. CS hảy hóa giải trước, rồi nói đến hòa
giải sau. Miệng cổ võ giao lưu nhưng lòng tính toán hợp
lưu.
Qua
siêu xa lộ điện tử, tư tưởng của những người biệt
kích cầm bút có thể đột nhập lãnh địa đối phương
dễ dàng và mau chóng hơn cả hỏa tiển và phi cơ siêu âm
để khích động quần chúng. Cộng đồng hải ngoại nên
siết chặt hàng ngũ để đánh liên tục và tới tấp vào
các kẽ hở “cởi mở” của chế độ Hànội bằng
cách quảng bá sâu rộng những ý niệm dân chủ và pháp
trị. Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không vì bom
đạn nhưng vì trận tuyến tuyên truyền dai dẳng của
Thế giới tự do.
Trong
lịch sử nhân loại, những cuộc cách mạng thành công
bền vững không phải là những cuộc cách mạng đẫm máu
mà là những chiến thắng của lý trí và ý thức hệ.
LÂM
LỄ TRINH
Californie
THƯ
TỊCH:
*
“Cultures,
A critical review of concepts and definitions”
của Kroeber và Kuckhohn, Random Publishers, London 1952
*
“Cultural
forces in World politics”
của Ali A.Mazrui, 1998, Houghton Miflin Co, London.
*
“The
interpretation of cultures”
của Clifford Geertz, New York Basic Books, 1973
*
“Les
traits fondamentaux de la civilisation vietnamienne”
của Thái Văn Kiểm, L’Harmatan Paris 1996
“ Qu’est
ce qu’une nation” của
Ernest Renan;
“The Nation” của
Josef Stalin:
“Économie et Société” của
Max Weber
*
Đọc các bài của tác giả Lâm Lễ Trinh đăng trong nhiều
báo tại Hoa kỳ và Âu châu: “Sức
mạnh của Văn hóa và
Văn
hóa của Sức Mạnh”,
“Từ
Văn hóa lưu vong đến Giao lưu văn hóa”,
“Văn
hóa khai thông bế tắc
chính
tri”,
“Văn
hóa Việt Nam SOS”,
“Văn
hóa Hòa bình, một ảo giác”,
“Tận
dụng văn hóa để đấu tranh cho Dân chủ”, “A Culture
of Opposition abroad”.