Hàng tấn cá chết kể cả các loài cá hiếm sinh sống tận vùng biển sâu ngoài khơi xa đã trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế. Ảnh: epa/Bernd Settnik
Chính phủ Việt Nam bị chỉ trích là phản ứng chậm chạp trong thảm họa môi trường ở các vùng biển miền Trung.
Tuy chưa công bố kết quả điều tra chính thức nhưng giới chức nói nguyên nhân là do nhiễm hóa chất cực độc và mọi sự chú ý đang dồn về công ty Formosa của Đài Loan tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Trong khi báo nhà nước nói Formosa sử dụng hàng chục hóa chất cực độc để súc rửa đường ống xả thải ra biển Vũng Áng, công ty khẳng định ‘không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can’ của họ trong vụ việc.
Trong khi báo nhà nước nói Formosa sử dụng hàng chục hóa chất cực độc để súc rửa đường ống xả thải ra biển Vũng Áng, công ty khẳng định ‘không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can’ của họ trong vụ việc.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường được truyền thông trong nước hôm nay dẫn lời cho biết đường ống xả thải ra biển của Formosa ‘được cấp phép chứ không phải lắp đặt lén lút.’
Sự nghi ngờ trong công luận càng tăng cao sau cuộc họp chiều nay 27/4 của Bộ Tài Nguyên Môi trường.
Sự nghi ngờ trong công luận càng tăng cao sau cuộc họp chiều nay 27/4 của Bộ Tài Nguyên Môi trường.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết đánh giá sơ bộ cho thấy có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất là do độc tố hoá học thải ra từ các phương tiện hay con người. Thứ hai là do tác động của các yếu tố tạo nên thuỷ triều đỏ.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh:
“Chưa có bằng chứng để kết luận về mối liên hệ, liên quan của Formosa và các nhà máy Vũng Áng đến vấn đề cá chết hàng loạt.”
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo ngày 27/4 công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung. Ảnh epa/Luong Thai Linh
Ông Nhân nói trong thời gian sớm nhất, giới hữu trách sẽ ra khuyến cáo giúp các địa phương khôi phục hoạt động đánh bắt, du lịch, và tắm biển.
Công luận hoang mang, ngư dân than khóc, người tiêu thụ lo lắng trong khi chưa có hành động cụ thể và lời giải đáp rõ ràng từ giới hữu trách liên quan đến nguồn cơn vụ việc, trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp giải quyết trước mắt ra sao.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hy, Viện trưởng Viện Sinh Thái và Môi trường, chia sẻ nhận định với VOA Việt ngữ:
“Ô nhiễm đã phá hoại môi trường tạo nên hệ sinh thái tự nhiên tại đây rồi, gây nhiễu loạn các chu trình sinh thái của vùng ấy rồi. Các cơ quan nhà nước giờ phải kiểm kê, đánh giá thiệt hại, xem hỏng đến đâu, sửa chữa được không, mất bao nhiêu, phương pháp sửa chữa thế nào. Mấy ông trong Viện ăn tiền nhà nước giờ có công việc cụ thể thì đánh giá cụ thể đi. Các đề tài khoa học các ông vẫn làm hằng năm hàng bao nhiêu triệu chỉ là lý thuyết khoa học thế thôi. Bây giờ các vị phải bắt tay vào làm đi. Các ông ấy bây giờ cứ đứng lơ ngơ nói chung chung thế thôi, chẳng ông nào bỏ tay vào trực tiếp xử lý cả. Tụi tôi cũng không thấy ai đặt vấn đề để tụi tôi tham gia vào việc này. Các biện pháp xử lý có cả xử lý cơ học, sinh học, cả xử lý bằng tính năng lượng của biển khơi, cả xem sóng vỗ tác động thế nào. Công việc đến tay rồi mà họ không làm thì thôi.”
khuyến cáo cho người dân các thực phẩm tôm, cua, cá ở vùng đó bây giờ không khai thác, ăn uống gì được. Phải xác định khoanh vùng bị ảnh hưởng để khuyến nghị dân. Sinh vật tại tất cả các vùng ấy đã bị tác động cả rồi, đã nhiễm độc cả rồi.
Bây giờ phải
Tiến sĩ Hy nói nhà nước cần tăng tốc các nỗ lực và biện pháp ứng phó tức thời vì các tác hại hiện nay là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng không những trước mắt mà còn lâu dài cho cả một hệ thống sinh thái biển tại đây.
Chuyên gia này đề nghị nhà chức trách cần phối hợp các nỗ lực từ các ban ngành nhà nước lẫn các tổ chức chuyên môn, các hội đoàn độc lập để khảo sát tình hình cũng như đưa ra những khuyến cáo cấp bách cho dân chúng để ứng phó trước thảm trạng môi trường biển tại miền Trung. PGS-TS Nguyễn Đắc Hy:
“Bây giờ phải khuyến cáo cho người dân các thực phẩm tôm, cua, cá ở vùng đó bây giờ không khai thác, ăn uống gì được. Phải xác định khoanh vùng bị ảnh hưởng để khuyến nghị dân. Sinh vật tại tất cả các vùng ấy đã bị tác động cả rồi, đã nhiễm độc cả rồi. Phải quy định đi, thế nhưng ai làm, ai chỉ định? Tôi thấy cứ lung tung thế thôi. Chả ai quy định trách nhiệm. Bộ, Sở, cùng các cơ quan giờ phải làm việc với nhau lấy mẫu phân tích, xác định không gian bị ảnh hưởng. Không xử lý, về lâu dài hệ sinh thái ở đấy bị phá vỡ, ảnh hưởng tới nguồn lợi từ biển của bao nhiêu người dân sinh sống ở đấy. Ngoài ra, nó còn gây ô nhiễm nước ở đấy, còn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm nữa chứ. Nhiều vấn đề lắm. Tôi theo dõi chẳng thấy gì cụ thể cả, họ cứ nói chung chung thế thôi.”
Hội nghề cá Việt Nam khuyến cáo người dân không dùng cá đánh bắt trong thời gian này. Kết quả phân tích mẫu nước tại Lăng Cô cho thấy cá chết do nước biển có chất độc cực mạnh và nước biển ở những khu vực này bị nhiễm kim loại nặng.
Luật sư Trần Vũ Hải, người khởi xướng thỉnh nguyện thư đề nghị lãnh đạo cao cấp và các ban ngành nhà nước nhanh chóng bắt tay vào vụ việc để giải tỏa những hoang mang trong công luận, phát biểu:
“Phải nghiên cứu và đưa ra kết luận về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Sự đối phó của các cơ quan chức năng là chậm chạp, thiếu kết hợp với nhau. Do đó chúng tôi đề nghị phải có người nhận trách nhiệm. Chúng tôi đề xuất phải có tổ công tác điều hành việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thảm họa này.”
Phải nghiên
Cuộc họp của Bộ Tài Nguyên Môi trường chiều ngày 27/4 cũng giống như các cuộc họp trước đó của Bộ với công ty Formosa, với lãnh đạo Hà Tĩnh đều không cho báo chí tham dự.
Một cư dân mạng nêu nghi vấn trên Facebook rằng liệu đây có phải là động thái “tự dàn xếp”, “đóng cửa bảo nhau” hay không và nhận xét rằng: “Việc này không những chứng tỏ kém về xử lý khủng hoảng truyền thông mà còn là vô trách nhiệm với người dân các tỉnh Bắc Trung Bộ và nhân dân cả nước.”
Trong khi đó, các trang mạng xã hội đang lan truyền lời kêu gọi ‘Xuống đường vì môi trường’ tại Sài Gòn và Hà Nội vào ngày 1/5 tới đây để cùng nhau lên tiếng về thảm họa môi trường ở miền Trung.
Cuộc xuống đường được dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng tại Nhà hát lớn (Tràng Tiền, Hà Nội) và Công viên 30/4 (Lê Duẩn, TPHCM.)
-------------------------------
-------------------------------
Thứ trưởng VN: Câu hỏi về cá chết làm ‘tổn hại đất nước’
28.04.2016
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã cắt ngang câu hỏi của một nữ phóng viên trong cuộc phỏng vấn tối 27/4 và nói câu hỏi đó làm ‘tổn hại đất nước’.
Trong video clip quay trực tiếp của Báo Thanh Niên được đăng tải trên mạng xã hội Facebook về cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, sau cuộc họp báo thông báo về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, một nữ nhà báo đặt câu hỏi:
“Thưa ông trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”
Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.
Cuộc họp báo chóng vánh, chỉ khoảng 10 phút với một thông báo ngắn của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, tối 27/4 đã khiến nhiều nhà báo bức xúc nói họ ‘hụt hẫng’, ‘phẫn nộ’, ‘thất vọng’…, nhất là sau khi phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ vì các bộ, ngành phải họp kín.
Vụ cá chết hàng loạt, mà dư luận nghi là do ống xả thải của công ty thép Đài Loan Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, đã khiến cho người dân cả nước hoang mang theo dõi. Tất cả các video truyền hình trực tiếp trên mạng xã hội của các hãng thông tấn trong nước đều thu hút lượng người xem khổng lồ.
Sau khi đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 lý do là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển hoặc do hiện tượng‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’, nhiều người đã phản ứng giận dữ qua các phát biểu trên mạng.
Đa số ý kiến tỏ ý nghi ngờ có sự khuất tất khi cả 7 Bộ và 1 viện với hàng chục ngàn tiến sĩ lại không thể đưa ra kết luật rõ ràng về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường hiện nay. Thậm chí một số người nói tuyên bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ‘vô lý’ và ‘xem thường’ người dân.
Ý kiến ‘phản biện’ về 2 lý do trên lập tức được đưa lên mạng rằng “1. Hóa chất do hoạt động con người thải ra không đủ lớn để chết nhiều trên một diện rộng như vậy. Để có số lượng nhiều như thế phải do máy móc thải ra mà thôi! 2. Thủy triều đỏ và hóa chất do con người thải ra chỉ có thể ảnh hưởng tầng nước trên mặt, chứ không thể ảnh hưởng tới tầng đáy đại dương được. Trong khi cá chết là của tầng đáy”.
Đề nghị “Hãy trả lại thuế môi trường cho chúng tôi’ của tác giả Nguyễn Đình Bổn trên mạng cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ khi tác giả này cho rằng khoản thuế môi trường được tính 3.000 đồng/lít xăng hay ở các sản phẩm khác là ‘chưa thấy tác dụng gì mà chỉ thấy tác hại’.
Hiện tượng cá chết hàng loạt đã xuất hiện từ ngày 6/4, nhưng đến nay các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn chưa có lời giải đáp cho thảm họa đang tác động mạnh đến đời sống hàng ngày của người dân và nền kinh tế vốn phục thuộc nặng vào biển ở các tỉnh miền Trung.