Như người Khổng lồ độc nhãn, chỉ thấy mình, biết mình trên đường bành trướng, xâm lấn biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương, TC tỏ ra như dê húc càn, lại đụng hai nước Hồi Giáo Nam Dương (Indonesia) và Mã Lai (Malaysia).
Nam Dương là nước dân theo Hồi Giáo lớn nhứt thế giới, dân số theo Hồi Giáo hồi năm 2013 đã lên 250 triệu. Thời Chiến Tranh Lạnh Nam Dương từng lật đổ chánh quyền thân TC, đánh đuổi toà Đại sứ TC chạy trối chết. Và Mã Lai cũng là một nước 61,3% dân số, khoảng 19,5 triệu dân theo Hồi Giáo.
Hai nước Nam Dương và Mã Lai lâu nay ít khi can dự hay phản đối hành động TC xâm lấn của các nước như Việt Nam, Phi luật tân. Nhưng TC say sưa xâm chiếm biển đảo của các nước ở Biển Đông, khá lâu rồi. Bây giờ TC thọc mũi dùi sâu xuống gây hấn Nam Dương và Mã Lai. Cái gì cũng vậy, tức nước phải vỡ bờ. Nên hồi tháng 03 năm 2016 Nam Dương và Mã Lai công khai phản kích TC đã hiếu chiến, gây hấn, xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia Hồi Giáo này ở Đông Nam Á. TC khơi lại tiền cừu hậu hận của Chiến Tranh Lạnh của Nam Dương. Người Hồi Giáo không thể chịu nổi cảnh TC khinh thường mình, TC ỷ nước lớn coi Biển Đông như ao nhà của TC.
Hành động ngang ngược của TC coi vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương như ao nhà của TC không có gì mới lạ. Khá lâu rồi TC tuyên bố chủ quyền trên vùng biển với bản đồ hình lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông, ăn vào vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương ngoài khơi quần đảo Natuna nằm sát Biển Đông. Lực lượng Hải Cảnh TC gần đây có mặt trong khu vực, đã không ngần ngại can thiệp để xua đuổi ngư dân Nam Dương hay sách nhiễu lực lượng kiểm ngư Nam Dương để bảo vệ tàu cá Trung Quốc.
Tiêu biểu như ngày 19/03/2016 TC coi chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của Nam Dương như không có. TC cho tàu cá vào khai thác trong vùng biển của Nam Dương. Nam Dương bắt giữ một tàu cá của TC vào đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna của Nam dương. Nam dương kéo tàu cá Trung Quốc vô bờ, thì tàu tuần duyên Trung Quốc lớn hơn, nhiều hơn đã xông vào giải cứu tàu cá vi phạm, buộc Nam Dương phải bỏ tàu cá Trung Quốc lại. Ngay sau đó, Bộ trưởng bộ Thủy Sản Indonesia, bà Susi Pudjiastuti, ngày 21/03 tổ chức họp báo quốc tế lên án hành vi thô bạo của Bắc Kinh, thậm chí tuyên bố công khai là Indonesia không loại trừ việc kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế về hành vi vi phạm này. Nhưng TC coi thường phản đối của Nam Dương, ngang nhiên và tỉnh bơ tuyên bố tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng «đánh cá truyền thống của Trung Quốc» khi bị tàu của Inam Dương đe dọa cho nên tàu tuần dương của Trung Quốc phải đến trợ giúp.
Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), nhận định nói trên đài RFI của Pháp, chính thái độ ngoan cố và bất chấp phải trái của Trung Quốc đã khiến cho Indonesia bị "tức nước vỡ bờ". «Việc Trung Quốc đưa tàu cá vào vùng quần đảo Natuna đã xảy ra rất nhiều lần rồi, nhưng vì Indonesia muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, cho nên chỉ phản ứng nhẹ nhàng thôi. Nhưng kỳ này, ngày 19/03 vừa qua, khi tàu cá Trung Quốc bị tàu của Indonesia bắt giữ, thì lập tức tàu tuần dương của Trung Quốc xông tới cắt đứt giây cáp, cướp lại tàu cá. Đối với Indonesia, đây là một hành vi quá mức, vì thế Indonesia không những nói công khai chuyện này trước báo chí, mà lại còn dọa đưa vấn đề này ra tòa.”
“Sự kiện kể trên cho thấy thái độ rất ngoan cố và bắt chấp phải trái của Trung Quốc. Tuy đảo Natuna nằm giáp ranh đường lưỡi bò và trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng «đánh cá truyền thống của Trung Quốc» khi bị tàu của Indonesia đe dọa cho nên tàu tuần dương của Trung Quốc phải đến trợ giúp.
Đây rõ ràng là một hành động leo thang, một dạng thách thức của Trung Quốc, để xem thử coi Indonesia, các nước trong và ngoài khu vực phản ứng như thế nào đối với sự leo thang này».
Còn đối với Mã Lai, như Mao Trạch Đông dùng chiến thuật biển người trong Chiến Tranh Triều tiên, Tập cận Bình dùng chiến thuật “biển tàu” để giành biển chiếm đảo của Mã Lai. Tiêu biểu như ngày 24/03 TC tung cả trăm tàu cá vào vùng biển mà Malaysia tuyên bố chủ quyền gần bãi South Luconia Shoals cũng nhằm mục tiêu đó. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 26/03 cho biết TQ công khai khuyến khích ngư dân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông, một phương thức thâm hiểm khác để áp đặt chủ quyền. Malaysia phải điều tàu và máy bay đến nơi tăng cường giám sát, đồng thời lên tiếng cảnh cáo là lực lượng chấp pháp Malaysia sẽ can thiệp nếu tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. TC đã làm nhiều lần rồi. Chính phủ Malaysia đã phải báo cáo nhiều lần, cho Thượng Viện, cho dân chúng và các nước chuyện làm quá đáng của TC. Vùng biển South Luconia Shoals của Mã Lai. Đây là vùng cách bờ biển Sarawak 84 hải lý. Cục Tuần Tra Malaysia đã phải tăng cường tuần tra vùng này từ 269 ngày trong năm 2014 lên đến 345 ngày trong năm 2015. Việc tăng tuần tra tốn rất nhiều tiền, cho nên chính phủ Malaysia phải qua Thượng Viện xin thêm tiền. Ngư dân Mã Lai, hơn 20 hiệp hội ngư dân vùng Sarawak biểu tình và đòi chính phủ Malaysia phải có “thái độ dứt khoát». Vì vậy, vào trung tuần tháng 3 này Bộ trưởng Quốc Phòng Datuk Seri Hishammuddin Hussein đã phải tuyên bố tại Kuala Lumpur khi ông trả lời một cuộc phỏng vấn của báo chí là Trung Quốc đã lấn áp Malaysia quá nhiều, và nếu các thông tin về việc Trung Quốc tăng cường vũ khí trên các đảo Trường Sa là đúng, thì đã đến lúc Malaysia phải đẩy lùi (pushback) sự lấn áp của Trung Quốc. Theo Gs Ngô vĩnh Long, “từ "pushback" là một từ mà Malaysia ít khi, nếu không nói là chưa bao giờ dùng trong quan hệ với một nước khác, thế mà chỉ một tuần sau đó, Trung Quốc lại đưa một trăm tàu cá vào vùng biển của Malaysia ngoài khơi Sarawak, để thách thức Malaysia.
Malaysia đã hội ý với Úc, và có ý định tham khảo thêm Việt Nam và Philippines, phối hợp tìm biện pháp “đẩy lùi” TC. Riêng CSVN thì cho đến lúc này vẫn im hơi lặng tiếng trước các diễn biến trên đây liên quan đến các hành vi quá đáng của Trung Quốc đối với Nam dương và Mã Lai./.(Vi Anh)
Nam Dương là nước dân theo Hồi Giáo lớn nhứt thế giới, dân số theo Hồi Giáo hồi năm 2013 đã lên 250 triệu. Thời Chiến Tranh Lạnh Nam Dương từng lật đổ chánh quyền thân TC, đánh đuổi toà Đại sứ TC chạy trối chết. Và Mã Lai cũng là một nước 61,3% dân số, khoảng 19,5 triệu dân theo Hồi Giáo.
Hai nước Nam Dương và Mã Lai lâu nay ít khi can dự hay phản đối hành động TC xâm lấn của các nước như Việt Nam, Phi luật tân. Nhưng TC say sưa xâm chiếm biển đảo của các nước ở Biển Đông, khá lâu rồi. Bây giờ TC thọc mũi dùi sâu xuống gây hấn Nam Dương và Mã Lai. Cái gì cũng vậy, tức nước phải vỡ bờ. Nên hồi tháng 03 năm 2016 Nam Dương và Mã Lai công khai phản kích TC đã hiếu chiến, gây hấn, xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia Hồi Giáo này ở Đông Nam Á. TC khơi lại tiền cừu hậu hận của Chiến Tranh Lạnh của Nam Dương. Người Hồi Giáo không thể chịu nổi cảnh TC khinh thường mình, TC ỷ nước lớn coi Biển Đông như ao nhà của TC.
Hành động ngang ngược của TC coi vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương như ao nhà của TC không có gì mới lạ. Khá lâu rồi TC tuyên bố chủ quyền trên vùng biển với bản đồ hình lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông, ăn vào vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương ngoài khơi quần đảo Natuna nằm sát Biển Đông. Lực lượng Hải Cảnh TC gần đây có mặt trong khu vực, đã không ngần ngại can thiệp để xua đuổi ngư dân Nam Dương hay sách nhiễu lực lượng kiểm ngư Nam Dương để bảo vệ tàu cá Trung Quốc.
Tiêu biểu như ngày 19/03/2016 TC coi chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của Nam Dương như không có. TC cho tàu cá vào khai thác trong vùng biển của Nam Dương. Nam Dương bắt giữ một tàu cá của TC vào đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna của Nam dương. Nam dương kéo tàu cá Trung Quốc vô bờ, thì tàu tuần duyên Trung Quốc lớn hơn, nhiều hơn đã xông vào giải cứu tàu cá vi phạm, buộc Nam Dương phải bỏ tàu cá Trung Quốc lại. Ngay sau đó, Bộ trưởng bộ Thủy Sản Indonesia, bà Susi Pudjiastuti, ngày 21/03 tổ chức họp báo quốc tế lên án hành vi thô bạo của Bắc Kinh, thậm chí tuyên bố công khai là Indonesia không loại trừ việc kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế về hành vi vi phạm này. Nhưng TC coi thường phản đối của Nam Dương, ngang nhiên và tỉnh bơ tuyên bố tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng «đánh cá truyền thống của Trung Quốc» khi bị tàu của Inam Dương đe dọa cho nên tàu tuần dương của Trung Quốc phải đến trợ giúp.
Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), nhận định nói trên đài RFI của Pháp, chính thái độ ngoan cố và bất chấp phải trái của Trung Quốc đã khiến cho Indonesia bị "tức nước vỡ bờ". «Việc Trung Quốc đưa tàu cá vào vùng quần đảo Natuna đã xảy ra rất nhiều lần rồi, nhưng vì Indonesia muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, cho nên chỉ phản ứng nhẹ nhàng thôi. Nhưng kỳ này, ngày 19/03 vừa qua, khi tàu cá Trung Quốc bị tàu của Indonesia bắt giữ, thì lập tức tàu tuần dương của Trung Quốc xông tới cắt đứt giây cáp, cướp lại tàu cá. Đối với Indonesia, đây là một hành vi quá mức, vì thế Indonesia không những nói công khai chuyện này trước báo chí, mà lại còn dọa đưa vấn đề này ra tòa.”
“Sự kiện kể trên cho thấy thái độ rất ngoan cố và bắt chấp phải trái của Trung Quốc. Tuy đảo Natuna nằm giáp ranh đường lưỡi bò và trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng «đánh cá truyền thống của Trung Quốc» khi bị tàu của Indonesia đe dọa cho nên tàu tuần dương của Trung Quốc phải đến trợ giúp.
Đây rõ ràng là một hành động leo thang, một dạng thách thức của Trung Quốc, để xem thử coi Indonesia, các nước trong và ngoài khu vực phản ứng như thế nào đối với sự leo thang này».
Còn đối với Mã Lai, như Mao Trạch Đông dùng chiến thuật biển người trong Chiến Tranh Triều tiên, Tập cận Bình dùng chiến thuật “biển tàu” để giành biển chiếm đảo của Mã Lai. Tiêu biểu như ngày 24/03 TC tung cả trăm tàu cá vào vùng biển mà Malaysia tuyên bố chủ quyền gần bãi South Luconia Shoals cũng nhằm mục tiêu đó. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 26/03 cho biết TQ công khai khuyến khích ngư dân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông, một phương thức thâm hiểm khác để áp đặt chủ quyền. Malaysia phải điều tàu và máy bay đến nơi tăng cường giám sát, đồng thời lên tiếng cảnh cáo là lực lượng chấp pháp Malaysia sẽ can thiệp nếu tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. TC đã làm nhiều lần rồi. Chính phủ Malaysia đã phải báo cáo nhiều lần, cho Thượng Viện, cho dân chúng và các nước chuyện làm quá đáng của TC. Vùng biển South Luconia Shoals của Mã Lai. Đây là vùng cách bờ biển Sarawak 84 hải lý. Cục Tuần Tra Malaysia đã phải tăng cường tuần tra vùng này từ 269 ngày trong năm 2014 lên đến 345 ngày trong năm 2015. Việc tăng tuần tra tốn rất nhiều tiền, cho nên chính phủ Malaysia phải qua Thượng Viện xin thêm tiền. Ngư dân Mã Lai, hơn 20 hiệp hội ngư dân vùng Sarawak biểu tình và đòi chính phủ Malaysia phải có “thái độ dứt khoát». Vì vậy, vào trung tuần tháng 3 này Bộ trưởng Quốc Phòng Datuk Seri Hishammuddin Hussein đã phải tuyên bố tại Kuala Lumpur khi ông trả lời một cuộc phỏng vấn của báo chí là Trung Quốc đã lấn áp Malaysia quá nhiều, và nếu các thông tin về việc Trung Quốc tăng cường vũ khí trên các đảo Trường Sa là đúng, thì đã đến lúc Malaysia phải đẩy lùi (pushback) sự lấn áp của Trung Quốc. Theo Gs Ngô vĩnh Long, “từ "pushback" là một từ mà Malaysia ít khi, nếu không nói là chưa bao giờ dùng trong quan hệ với một nước khác, thế mà chỉ một tuần sau đó, Trung Quốc lại đưa một trăm tàu cá vào vùng biển của Malaysia ngoài khơi Sarawak, để thách thức Malaysia.
Malaysia đã hội ý với Úc, và có ý định tham khảo thêm Việt Nam và Philippines, phối hợp tìm biện pháp “đẩy lùi” TC. Riêng CSVN thì cho đến lúc này vẫn im hơi lặng tiếng trước các diễn biến trên đây liên quan đến các hành vi quá đáng của Trung Quốc đối với Nam dương và Mã Lai./.(Vi Anh)