Bài học lịch sử: còn làm người, còn sợ…

Nguyễn Quang

 Còn làm người, còn sợ, nhất là đối với nạn nhân chiến tranh, chiến tranh mang đến mọi thứ gọi là văn minh, nhưng nó cũng lấy đi mọi thứ kể cả văn hóa. Tại Việt Nam, hòa bình lại đáng sợ hơn khi bản chất con người biết mang ơn và thích trả thù nghiệt ngã. Họa sĩ Phạm Cung có một bức họa sau bảy lăm, họ trả thù bằng cách nướng chim của một sĩ quan thuộc phe miền Nam và tại thôn An Mỹ, miền Trung Việt Nam đã xảy ra chuyện một xã trưởng bị nhốt trong chiếc lồng sắt, đám đông vây chung quanh gồm toàn du kích nhảy múa, họ dùng giáo mác đâm từng nhát hả hê vào nạn nhân, máu phun tung tóe và hát bài ca cách mạng, tung hô lãnh tụ.

Nhưng càng giết người các bạo chúa càng trở nên sợ hãi, ám ảnh sợ người, đây có thể nói là tâm trạng chung của các lãnh tụ độc tài, và càng sợ người họ càng giết người để được an tâm trong sự cai trị độc đoán nhằm thoả mãn các tham vọng của họ hơn là thực hiện các khát vọng của công dân. Chính từ sự giết người như một kế sách để tồn tại trong các chiếc ghế quyền lực, nên trong chiến tranh các công dân vô tội trở thành nạn nhân của những bóng đêm kinh hoàng luôn phủ trên người họ.

Thanatophobia - Càng đạt được quyền lực con người càng thêm ưu tư lo lắng bảo vệ ngôi vị của mình trong ám ảnh sợ mất tất cả, thứ ám ảnh sợ chết do mất uy quyền. Mọi thứ sao dễ tan vỡ vì không thể có sự đồng lòng của hàng vạn người đối với một người, quý hồ cả triệu người sẽ như một, nhất là trong miếng đỉnh chung không thể thoả lòng hết bá tánh. Không ai xác quyết sau cái chết con người sẽ về đâu, vì thật sự nếu ai đó có hiểu được phần nào, chắc chắn không người nào chạy theo quyền lực trần thế vì cùng lắm cũng chỉ được như Tần Thuỷ Hoàng. Bạo chúa này cũng chỉ mang theo cung tần mỹ nữ và đám âm binh toàn là bằng tượng đất. Tất cả trong sự thể hiện tính thể về mặt nhà nước, đều có dịp cho người hậu thế chứng kiến các thứ nhà nước, rồi ra chỉ là hư ảo với quyền lực thế gian.

Còn đối với người dân là nạn nhân chiến tranh, những ai phải ở lại nơi chôn nhau cắt rốn, thường là những người đã lớn tuổi hay còn trẻ nhưng mang đầy thương tích chiến tranh, họ luôn nghĩ đến đoạn đường như quá thoáng nhanh đã trải qua, rồi những ngày sắp đến với tuổi già mà niềm tin và hy vọng dường như đã tan biến.

Nên quả thật họ không biết sẽ có ngày gia đình sum họp hay không, hoặc lại về với ông bà trước rồi lần lượt những người khác sẽ cùng về sau. Hằng ngày tiếng bom cùng đại pháo, súng lớn súng nhỏ… hậu quả của những âm thanh chiến tranh cũng đủ biến các công dân thành điên loạn. Cái chết trở thành Đấng cứu chuộc trong nhiều trường hợp nếu chẳng may rơi vào tình cảnh dở sống dở chết, hai tay hai chân không còn hay chột cả hai con mắt mà tứ chi cũng không còn. Khoa học đã làm những điều không thiện trong trường hợp này.

Nhiều chứng nan y như đường ruột, tim mạch, suyễn, phổi… mọi thứ đều có trong chiến tranh. Có những đoàn quân miền Bắc trên đường tiến vào Nam trúng phải bom mìn, họ đã chết không người thu dọn, hậu quả không biết bao mầm bệnh cùng nạn dịch cho các cư dân quanh vùng, nhất là đồng bào dân tộc còn sống du cư, du canh trong thưở ban đầu khi cuộc chiến khởi phát.

Qua những sự phòng thủ, vũ khí cùng đội quân bảo vệ cho các lãnh tụ các quốc gia, đủ biết rằng họ luôn mang theo mình nỗi ám ảnh lo sợ thực hiện. Nghĩa là nỗi ám ảnh về cái chết, bị đảo chánh, ám sát, dùng bom tự sát… Những thứ đó biến thành sự thực như lo sợ mất ngủ và mất ngủ thật. Sinh hoạt của Hitler, Staline… thường đều có giấc ngủ muộn vào sáng hôm sau, vào ban đêm có khi phải họp nội các nên các bộ trưởng thời Staline hầu như thường thức suốt đêm vì không biết lúc nào tên bạo chúa này gọi dậy để báo cáo. Còn Hitler vào một buổi sáng khi thức dậy nhìn sang đại sảnh đường nơi mọi người đang tập trung để nghe ông diễn thuyết, Hitler đã dùng ống nhòm và thấy rõ một Hitler như thật, tất nhiên là giả đang thao thao bất tuyệt, múa tay múa chân và khán giả vỗ tay liên hồi… Quả là ‘thiên tài hay làm việc về đêm’ như lời người đời hay dí dỏm. Họ thức suốt đêm vì những lo toan, ám ảnh nhiều nhất vẫn là cái chết cùng sự sụp đổ của chế độ.

Người dân - nạn nhân chiến tranh thì mất ngủ là chuyện thường tình, họ mất ngủ thật... lý do bom rơi đạn vãi luôn rình rập họ. Thần chết không từ sự sợ hãi vì mất quyền lợi nhưng do hậu quả sự hủy diệt người của tầng lớp thống trị. Họ nghĩ vẫn vơ về mọi thứ, những ý tưởng cứ đến liên tục và cứ thế cho đến gần sáng mới chợp mắt được. Trong bóng đêm như có kẻ khủng bố luôn rình rập bên ngoài cửa, dù chỉ có thể vào một đêm bất hạnh nào đó như đã từng xảy ra với nhiều gia đình trong làng, cũng có thể sẽ đến phiên họ. Nỗi ám ảnh sợ mất ngủ và cố gắng ngủ, nhưng đêm nào cũng đến gần sáng mới chợp mắt được. Nó giống như một sự chờ đợi cái kinh hoàng, một thất bại lớn nhất trong cuộc đời mỗi người, biết chắc là như thế nhưng không tránh được. Cái gọi là không tránh được – nó khả dĩ hoàn toàn tránh được nếu đồng loại không vì tỵ hiềm, lòng tham và thích giết hại người. Trong bao dung thể tưởng chừng dễ vứt bỏ nhưng cho đến khi nhân loại vẫn còn hai chữ thiện ác thì nó vẫn còn trong sự phản diện của hai mặt đối lập một cách tương sinh, đầy biện chứng.

Nạn nhân chiến tranh rơi vào tình huống nầy, đó là hay nghi ngờ các sự việc đã làm không biết có quên thực hiện hay không, như phân vân không biết đã làm dấu thánh trước khi rời khỏi Nhà nguyện hay đã vái Phật hay chưa trước khi rời khỏi Chùa, họ lẩm nhẩm các phép tính đã làm, thư đã dán phong bì rồi bốc ra dán lại nhiều lần vì nghi ngờ không biết có gửi đúng hay không. Sự kiểm tra nhiều lần cũng không làm người bệnh yên tâm và buộc họ phải tiến hành kiểm tra một cách liên tục trong sự ám ảnh nghi ngờ.

Khoảnh khắc tưởng có hòa bình, văn hóa phát triển ở miền Bắc, nhưng rồi vụ nhân văn giai phẩm 1961, đảng Lao Ðộng Việt Nam thay đổi thái độ đột ngột vào đầu tháng 11 khi các báo của đảng bắt đầu chỉ trích Nhân Văn Giai Phẩm bằng những luận điệu cực kỳ gay gắt và chụp mũ. Ðồng thời chính quyền bắt đầu làm những áp lực hành chánh đối với Nhân Văn trong việc ra báo. Cuối cùng tờ báo bị đóng cửa vào cuối năm 1961.

Sự thay đổi thái độ này trong ám ảnh nghi ngờ sợ mất quyền lực của đảng có vẻ là vì hai nguyên nhân. Thứ nhất Nhân Văn bắt đầu mở rộng những chỉ trích của mình ra ngoài lãnh vực văn nghệ sang lãnh vực chính trị và càng ngày càng tạo ra ảnh hưởng đối với quần chúng. Thứ hai, cuộc nổi dậy của dân chúng Hungary chống lại chế độ Cộng Sản đã làm cho đảng Lao Ðộng lo sợ và quyết định phải có hành động quyết liệt để ngăn chặn một chuyện như vậy xảy ra tại Việt Nam.


Nhân Văn Giai Phẩm đều bắt đầu hướng những chỉ trích của mình không chỉ trong lãnh vực văn nghệ mà sang cả chính trị, trong đó Trần Ðức Thảo viết rằng “chính bệnh quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân là những di tích của chế độ cũ trong tổ chức mới. Ðấu tranh chống những bệnh ấy là nhiệm vụ của nhân dân và đường lối của Ðảng, một trọng tâm công tác để đẩy mạnh công cuộc kiến thiết kinh tế và văn hóa, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội” và đòi hỏi rằng “nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do cá nhân”.


Aichmophobia – ám ảnh sợ vật nhọn đâm vào chính mình, có lẽ điều ám ảnh nầy dành cho phía cán bộ đảng viên nhiều hơn cả đến nổi họ nghiêm cấm các công nhân không được giữ bất cứ loại vũ khí nào, và công việc kiểm tra hầu như xảy ra thường xuyên tại tại các địa phương. Hậu quả của những vụ trấn áp với lý do không được dùng các loại gươm giáo nầy đã dẫn đến không biết bao nạn nhân bị vào tù do các cá nhân lợi dụng để trả thù, ngay cả việc chôn giấu vũ khí vào nhà vườn người khác để vu oan, mọi công dân đều có thể trở thành nạn nhân chiến tranh do sự chụp mũ của thành phần thống trị mới. Quả là trong nỗi ám ảnh nầy vì tập đoàn lãnh đạo phải lo cho chính bản thân của họ, các bạo chúa bao giờ cũng sợ nhất là những cuộc bạo loạn mà đối tượng đầu tiên bị nhắm đến trước tiên chính là giai cấp thống trị.

Nhà báo Nguyễn Hữu Ðang chỉ trích tính cách “gia đình” của đảng và nêu gương Liên Sô như sau:
“Tại sao sau ba mươi năm kiến thiết chủ nghĩa xã hội với hai lần đặt hiến pháp và nhiều lần chỉnh lý pháp luật cũng như sửa đổi hệ thống và lề lối xét xử của tòa án, bây giờ sắp bước vào giai đoạn kiến thiết chủ nghĩa cộng sản, Liên Xô còn phải đặt vấn đề pháp trị một cách nóng hổi như vậy? Chính là vì trong bao lâu Stalin đã lạm dụng quyền hành, dung túng bè lũ phản cách mạng Beria, lấy uy thế chính trị mà lũng loạn bộ máy nhà nước, vi phạm nghiêm trọng chế độ pháp trị. Coi thường pháp luật trở thành một tác phong của nhiều cán bộ, của nhiều cấp ủy Ðảng hay cơ quan chính quyền. Biết bao nhiêu công dân lương thiện và đảng viên tốt - kể cả Trung ương ủy viên của Ðảng - đã bị tù đầy, bắn giết oan trong tình trạng đó? Cho nên Ðại hội đã phải quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ chế độ pháp trị, nó là hiện thân của tinh thần nhân văn, tinh thần dân chủ, tinh thần kỷ luật trong một nhà nước văn minh”.


Panphobia - ám ảnh sợ tất cả, đây là tâm trạng chung của các nạn nhân chiến tranh nhưng cũng là thứ ám ảnh như thứ bóng đen luôn đè nặng trên các lãnh tụ độc tài, chỉ có rất ít và có lẽ cũng chỉ với một vài quân vương nào đó theo dòng lịch sử là biết sợ chính mình, không có kẻ nào lên hàng lãnh tụ mà không ‘ưu thắng liệt bại’, nghĩa là không có sự triệt hạ con người, thậm chí giết cả triệu triệu người trong chiến tranh. Tất cả đều mang nỗi ám ảnh sợ đủ thứ... nghĩ đến sự thất bại cuối cùng đến cái chết vẫn còn ám ảnh sợ vì không thể trở thành lãnh tụ mà không giết người.


Theo nhân văn giai phẩm, vì lòng khinh bỉ của chúng ta đối với pháp lý tư sản lớn quá đến nỗi ở một số đông người nó đã trở thành lòng khinh bỉ pháp lý nói chung. Vì trong cuộc kháng chiến kéo dài và gian khổ, chúng ta đã quen giải quyết mọi công việc to nhỏ trong không khí gia đình, với tinh thần tùy tiện. Chúng ta đã quen dùng cái “linh động” để gỡ cho công việc trôi chảy được mỗi khi vấp phải điều quy định chính xác. Chúng ta đã quen dùng cái “lập trường” để thay cho luật lệ cụ thể.”


Anthrophobia - ám ảnh sợ người, đây có thể nói là tâm trạng chung của các lãnh tụ độc tài, và càng sợ người họ càng giết người để được an tâm trong sự cai trị độc ác nhằm thoả mãn các tham vọng của họ hơn là thực hiện các khát vọng của công dân. Chính từ sự giết người như một kế sách để tồn tại trong các chiếc ghế quyền lực, nên trong chiến tranh các công dân vô tội trở thành nạn nhân của những bóng đêm kinh hoàng luôn phủ trên người họ.

Các nạn nhân không chỉ sợ vũ khí mà thấy bóng dáng con người trong những bộ quân phục nhất là thứ màu đen của du kích là hồn vía của họ đều lên mây. Mùi thuốc súng, mùi của lửa, mùi tanh của thịt sống từ sự nát thây do bom mìn văng tung toé thành từng miếng thịt nho nhỏ, có thể treo lủng lẳng trên các mái nhà, trước sân trên giàn bí, giàn bầu… Nó khiến con người khi trực kiến các thảm cảnh, tính khí từ đó sẽ khó còn bình thường. Ngoài ra với những người sống sót sau những vụ thanh trừng, ám sát với ngay chính người thân mà họ chứng khiến: Ôi những người ra lệnh phần lớn là những ông nội nằm vùng hoặc lẩn trốn điều khiển từ xa, còn những kẻ thừa hành toàn là những trai trẻ du kích địa phương, nhưng trước cách tàn bạo của những con người này ai cũng trong ấn tượng, chúng ta cùng sinh ra trong cùng một giống nòi có gene của sự ác ?

Nạn nhân chiến tranh trong trạng huống ám ảnh hồi ức hay nhớ lại một sự kiện hết sức khó chịu, một sự đau khổ trong quá khứ làm cho họ xấu hổ, hối hận và cố gắng quên đi nhưng không sao quên được.

Yếu tố thời tính đã chứng minh theo thời gian, thời hậu chiến, ngay cả những kẻ từng điều khiển chiến tranh cũng trở thành những nạn nhân chiến tranh. Mặc cảm tội lỗi, tội giết người và nhất là để chiến thắng, qua tuyên truyền phải đạt đến đỉnh cao trí tuệ của sự ngụy tín đến vong thân vì chứng nói láo! Không một chính trị gia nào là người nói thật và đã nói thật sẽ không là chính khách!

Họ nhớ lại quá khứ và trở nên trầm uất, hình ảnh con người giết nhau – hữu thể không còn thể hiện tính người, con người nhìn nhau trong cái gọi là hận thù giai cấp: con người không còn ngồi chiêm niệm thế giới, không cần cầu nguyện cho nhau, nhưng từ đây đi chuyển biến thế giới, từ đây hãy học biết giết người.
Monophobia - ám ảnh sợ cô đơn, một khi những vùng nông thôn xa xôi trở thành những khu trù mật, về sau với hình ảnh chung quanh làng trở thành những hàng rào ấp chiến lược và rồi đến các khu tái định cư cũng trong bờ rào kẽm gai, những người dân ngoài độ tuổi phải vào quân ngũ, họ nằm nhà thường không có việc gì khác hơn đi lãnh đồ viện trợ. Sự cô đơn trống vắng với thân phận con người khi phải nằm chờ một cái gì đó mà chắc chắn không phải là nền hoà bình vĩnh cửu, song cái chết lại dễ xuất hiện nhất, cho dù được chuẩn bị sẵn sàng với những người có đức tin tôn giáo. Nó vẫn là một không gian thật tối tăm không ai biết được cho đến khi con người không còn ý thức và ra đi.

Mỗi buổi sáng và chiều, nơi các trại định cư với người Ki Tô giáo hầu nhưng không người nào bỏ sót lễ misa, họ đến các nhà nguyện nhỏ trong các khu nhà xây tạm để dâng lễ, dọn đường cho cái chết thanh thản và trước mắt là có được ít ra sự bình an trong ngày. Và quả vậy những người có đức tin Ki Tô giáo họ có đau xót trước sự ra đi của người thân ngày càng nhiều trên chiến trường, nhưng họ đều như không la lối hay than vãn cho dù ánh mắt kia có ngập dòng lệ. Hãy trao cho con người ước mơ và hy vng, đó cũng là s góp phn vào vic tạo dng hạnh phúc cho nhân loại!


Trong chiến tranh, bọn cai thầu đã làm băng hoại xã hội dân sự, họ tạo ra những bồi bút, những dư luận viên, báo cáo viên với nhiều bài tham luận, phóng sự bóp méo sự thật, mạ lỵ vô cớ, gây chia rẽ và tạo sự nghi ngờ đối với những người khác lập trường của họ. Cuộc chiến tranh tuyên truyền và phản tuyên truyền dẫn đến một xã hội tha hóa đạo đức lâu dài cho dân tộc đó: “Nói láo, nói láo, nói láo mãi khiến con người hoài nghi về một chân lý, hoặc lộng giả thành chân”, như thế là đã thành công của nền trị chính bá đạo.


Theo Pascal: “Con người là một cây sậy biết suy nghĩ”. Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Hoạt động của tư duy gồm có: phân tích, tổng hợp, so sánh, khám phá và trừu tượng hoá, phán đoán suy luận và cuối cùng tìm ra kết luận.

Nhân văn giai phẩm và ngày nay qua mạng xã hội… như tiếng nói lương tri của con người, nhưng sự rối loạn nội dung tư duy trong hàng ngũ lãnh đạo đầy tham vọng quyền lực Hà Nội, vốn từ các định kiến còn gọi là ý tưởng quá đáng. Định kiến là những nhận định phát sinh trên cơ sở những sự kiện thực tế nhưng về sau chiếm một vị trí trong ý thức không phù hợp với ý nghĩa của nó và có kèm theo một tình trạng cảm xúc mãnh liệt. Người mang chứng bệnh luôn luôn nhớ tới việc đó tỏ ra bực tức, đau khổ, và tìm cách phản ứng trả thù. Người bệnh không thấy chỗ sai của định kiến nên không có sự đấu tranh phê phán lại và luôn tìm cách trả thù, nhưng cũng có rất ít trường hợp với thời gian gặp hoàn cảnh thuận lợi định kiến sẽ mờ nhạt dần và mất hẳn.

Định kiến khác với hoang tưởng là sự xuất hiện của nó không kèm theo biến đổi nhân cách. Thường gặp trong các trạng thái trầm cảm tự ty, cho mình có phẩm chất cao hơn người, hoặc mặc cảm xấu xa như vụng trộm về tình ái, tiền bạc, nhiều khuyết điểm, và từ thứ mặc cảm tội lỗi này luôn tạo ra thứ chính nghĩa nào đó như bình phong bên ngoài. Quả là những ý nghĩ, hồi ức, nghi ngờ, hành vi và động tác... không phù hợp với thực tế, xuất hiện trên người bệnh, cũng như các lãnh tụ với tính chất cưỡng bức. Người bệnh ý thức được đó là do bệnh tật, biết đó là sai, tìm cách xô đuổi nhưng không sao thắng được.

Tiến sĩ Kissinger nghĩ rằng mình ở thế mạnh của một siêu cường đã áp lực lên Tổng thống Thiệu phải ngồi vào bàn hội nghị và phải ký kết Hiệp định Paris, nếu không như đe dọa của Tổng thống Nixon sẽ “chặt đầu Thiệu”. Còn Ông Thiệu từng tuyên bố khi thăm miền Trung, thấy dân chúng bị chết oan quá nhiều qua những chiến dịch ám sát giết hại dân lành của cộng sản đã thốt lên “Chặt, chặt…thấy cộng sản là chặt…”.
Các công dân sống dưới chế độ cộng sản nhiều người vẫn còn lương tri nhưng họ không thể nói khác hơn và chắc chắn phải hành động hoàn toàn trái với sự phát triển tự nhiên của con người. Con người từ đây không còn chiêm niệm thế giới nữa, nhưng là chuyển biến thế giới, nhưng thế giới như một cây cổ thụ đã che lấp cả những người gọi là vô sản vì cái bề dày lịch sử của nó, nhất là tại Việt Nam những con người giành chính nghĩa cho mình từ thứ chủ nghĩa này, đó là những thành phần bất hảo cùng nhau vào hang Pắc Pó, để gọi là dựng cờ cứu nước, ăn cướp mà đền ơn, cả cướp chính quyền và cả việc ăn cướp để đền ơn đáp nghĩa về sau, trong bối cảnh như dân gian truyền ‘được làm vua thua làm giặc’, đó chính là bao niềm kinh hãi với người dân từ sự sợ hãi thông thường – phobia đến thanatophobia, monophobia, anthrophobia, aichmophobia…

Thay vì nói ‘Các con đừng sợ’ ! Hãy bảo nhau rằng phải biết sợ trong chế độ bạo tàn mới có thể sống sót được và rồi vượt qua sự sợ hãi để làm nên những giá trị theo phẩm cách làm người hầu hướng đến những giá trị siêu nhiên.

Huyền thoại và ước mơ như những yếu tố muôn đời của con người hướng đến điều gì trong hy vọng sẽ đạt được và thường khi vẫn chỉ là mơ ước. Nhưng nhân loại hết huyền thoại đến thần thoại để luôn nuôi dưỡng tinh thần con người tiếp tục hành trình đến chân thiện mỹ.

Miền Nam Việt Nam trước khi nội chiến tương tàn, quân đội miền Bắc vào xâm lược miền Nam, đây là một đất nước Tự Do dù chỉ là khởi đầu của một nền dân chủ hạn chế, nhưng xã hội trên đà phát triển kinh tế phồn vinh, một thời thái bình thịnh trị của miền Nam Việt Nam, nhưng hạnh phúc đến với người dân Việt dường như suốt theo dòng lịch sử chỉ là một thoáng qua.

Giấc mơ về cuộc chiến chấm dứt, về một nền hòa bình vĩnh cửu hầu như chỉ là khúc nhạc dạo trong trường ca lịch sử bao gồm những cuộc chém giết lẫn nhau.

Bài học lịch sử của người Việt, đó là xin đừng nhân danh về bất cứ gì để giết người. Giết người dù bất cứ lý do gì cũng là tội ác! Thay vì triệt hạ con người, hãy cứu người! Thay cho dục vọng khả giác là tình yêu chân thật! Hãy tránh xa mê mờ thay bằng minh tuệ! Đó là bước khởi đầu biết cùng nhau tôn trọng nhân phẩm con người.

Nguyễn Quang

(Trích từ tác phẩm Tâm Lý Thần Kinh Chiến Tranh VN của cùng tác giả, với nội dung không mô tả cuộc chiến, không nói về ai thắng ai, nhưng viết về các nạn nhân chiến tranh, đồng bào là kẻ chiến bại! Sách hơn 1000 trang.)