BA YẾU TỐ TẠO NÊN SỨC MẠNH VÔ ĐỊCH CỦA TƯ BẢN

Bước sang thế kỷ mới, những nước cộng sản còn sót lại, phải đối mặt với một áp lực dân chủ gia tăng từ mọi phía, nhưng truyền thống cầm quyền bằng bạo lực vẫn ngoan cố tiếp tục cản trở xu hướng tự do của nhân loại.
Duy trì đàn áp chính trị để kéo dài vị thế cai trị trong một thế giới mà mẫu hình chế độ và tập tục dân chủ đã được phổ biến và lan tràn rộng khắp là một hành động không bao gìờ đị tới thành công.  Xây dựng chính danh bằng hiệu xuất phát triển kinh tế trong khi phẩm chất đời sống chính trị của người dân không được cải thiện là một việc không thể kéo dài vì phát triển không thể nào liên tục nếu đòi hỏi dân chủ chưa được thỏa mãn đúng mức.
            
Năm 1991, khi tìm cách hàn gắn tình đoàn kết với Bắc Kinh, VN hy vọng Trung Quốc sẽ thay thế Lên Xô khôi phục lại phong trào cộng sản trên thế giới.  Tuy nhiên diễn biến lịch sử tử hơn hai thập kỷ qua cho thấy hy vọng đó chỉ là ảo vọng.  Bạo lực không còn là phương cách hữu hiệu để duy trì quyền lực khi sự tôn trọng tự do và nhân quyền đã được công nhận như một nếp sống thiết yếu của nền văn minh nhân loại.


Đây là một vấn nạn lớn cần nhanh chóng giải quyết.  Vấn đề là phải tìm ra một căn bản lý luận mới để phát hiện ra những sai lầm trong dĩ vãng.  Từ đó, lựa chọn một mô hình phát triển phù hợp với trình độ và nhu cầu của dân tộc.


Nhìn vào lịch sử ta thấy tất cả những hệ thống đế quốc xây dựng bằng bạo lực đều đã bị sụp đổ.  Đến nay, chỉ còn lại một cường quốc dân chủ nhất, non trẻ nhất, hiện đại nhất, văn minh nhất, thênh thang bước vào vị trí bá chủ toàn cầu mà không hao tổn một giọt máu.  Cường quốc đó là Hoa Kỳ.  Hoa Kỳ đã đạt được vị thế này một cách dễ dàng như vậy là vì đã biết lợi dụng sức mạnh vô địch của tư bản.


Sức mạnh vô địch đó gồm ba yếu tố : kinh tế thị trường (KTTT), tư hữu và tự do.  Những đoạn viết tiếp theo sẽ nới rộng cách nhìn vào những yếu tố đó với hy vọng sẽ giúp  độc giả có một nhãn quan chính xác hơn về nội dung của vấn đề.

Yếu tố thứ nhất :  KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Sau một thời gian cạnh tranh ráo riết với kinh tế hoạch định, kinh tế thị trường ngày nay đã chiến thắng khắp mọi nơi.  Bằng chứng là mọi chế độ cộng sản , sau khi sụp đổ, đều đã phải chia tay với chủ nghĩa Lenin, bãi bỏ kinh tế hoạch định và áp dụng kinh tế thị trường tự do.


Kinh tế tự do xuất phát tự đâu ?  Nó xuất phát từ bản chất của con người, từ cái mà Adam Smith gọi là “tình yêu đối với chính mình” (self-love) . Tình yêu này là động cơ của cuộc sống kinh tế của con người, giữa những con người không họ hàng không quen biết.  Đó là một cảm giác chung của nhân loại.


Đối với những người xa lạ, thì đừng hy vọng gì người ta phải “tốt” với mình nếu mình không “tốt” với người ta.  Mình phải làm cho người ta một điều gì để có thể hướng lại từ người ta một lợi ích tương đương.  Cho nên Adam Smith nói rất đúng là chỉ có thị trường tự do mới thỏa mãn được lòng ích kỷ của con người.


Thị trường tự do là nơi trao đổi, có đi có lại, nên nó rất cần thiết cho con người ở khắp mọi nơi trên thế giới.  Câu nói chính xác nổi tiếng sau đây của Adam Smith đã được cả thế giới ghi nhận : 


Kinh Tế Tự Do là một bàn tay vô hình sắp xếp cho mọi người trên thế giới, có thể thỏa mãn lòng vị kỷ của mình trong cuộc sống”.


Thêm nữa, xã hội con người nào cũng cần phải phát triển.  Friedrich Hayek cho rằng con người không chỉ quan tâm đến gốc gác của họ mà còn lo lắng nhiều hơn cho tương lai củ̉a họ nữa.  Vì thế mà con người cần hợp tác với nhau, cần sống tụ lại với nhau để bảo đảm an ninh và cùng phát triển tốt đẹp hơn trong thời gian trước mắt.  
Thói quen hợp tác này dần dần tạo nên cái được gọi là chế độ “tư bản”.


Để cho chế độ tư bản có thể tiến hành tốt đẹp ta cần có thêm hai điều kiện nữa :
 tư hữu và tự do.  
Tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau triển khai ý nghĩa cuả hai thuật ngữ quen thuộc này.

Yếu tố thứ hai : TƯ HỮU ​

Tư hữu là một yếu tố cần thiết không những cho sự phát triển kinh tế mà còn cần thiết cho sự bảo đảm an ninh của con người và nền pháp trị của quốc gia.  Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại quyền tư hữu được ghi nhận như một đối lực không thể thiếu để ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước.


Ý niệm tư hữu đã bị chỉ trích rất nhiều ngay cả trước thời Aristotle.  Tuy nhiên những chỉ trích đó không quyết liệt như dưới thời của Marx và Engels. Marx muốn dùng trí óc của mình để cải tạo thế giới theo một mẫu hình không tưởng nhưng tham vọng của ông đã thất bại.


Ngày nay mối quan hệ giữa tư hữu và tự do đã được xác định rõ rệt.  
Tư hữu là phương tiện căn bản để con người có thể giữ được tự do cho chính mình và tôn trọng tư do của người khác.  


Tư hữu và thịnh vượng liên hệ chặt chẽ với nhau.  
Tư hữu là động cơ cần thiết để làm cho đất nước phát triển và giàu mạnh.


Trong một thời gian khá lâu những người cộng sản đã không tin tưởng vào định luật này.  
Hậu quả là hệ thống cộng sản thế giới đã sụp đổ và nnhững người còn lưu luyến nhãn hiệu cộng sản đã phải thay đổi cách nhìn và trả lại cho tư hữu vị trí cũ.


Cuộc chiến tranh ý thức hệ trong thế kỷ 20 thật ra là một cuộc chiến tranh tư hữu.  
Chiến tranh tư hữu đã được những người cộng sản chính thức công bố qua bản Tuyên Ngôn của họ phổ biến năm 1848. 


Hàng trăm triệu sinh linh đã thiệt mạng oan uổng vì cuộc chiến tranh này. 

Cuối cùng tham vọng không tưởng của Marx và Engels cũng không thực hiện được.
            
                                                                          *
Sau Thế Chiến II, những nhà xã hội trong Quốc Tế II chia làm hai phe : phe cộng sản và phe xã hội chủ nghĩa. 


Phe cộng sản do Lenin cần đầu còn gọi là phe xã hội chủ nghĩa bạo lực.  


Phe này chủ trương cướp chính quyền bằng bạo lực và cai trị bằng chuyên chính.  


Trong chế độ xã hội mới này quyền sở hữu phương tiện sản xuất được tập trung toàn bộ vào trong tay nhà nước, mọi tự do của con người bị xóa bỏ.  


Đảng cộng sản tự cho phép đứng trên nhà nước và quốc hội để cai trị không luật pháp.


Giai đoạn quá độ hay chuyển tiếp cũng bắt đầu từ tời gian này. 


Giai đoạn đó kéo dài tới thời Gorbachev thì Liên Xô sụp đổ năm 1991.  


Tất cả là 74 năm, trong đó chưa bao giờ  thấy bóng thiên đường cộng sản như Marx đã tô vẽ và hứa hẹn.


Sau một thời gian Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản được công bố, Marx và Engels thấy có thể thay đổi xã hội bằng cải cách chứ không cần phải đập bỏ hoàn toàn chế độ tư bản như các ông đã chủ trương khi còn trẻ.  


Hai ông không lập đảng cộng sản nữa và chuyển sang ủng hộ phong trào xã hội chủ nghĩa ôn hòa của Lassall. 


Dưới sự chỉ đạo của hai ông đảng Dân Chủ Xã Hội Đức ra đời.  
Đây là một sự kiện quan trọng trong chiến tranh tư hữu mà người ta cố ý bỏ quên.
                                                                          *


Năm 1866 thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng lớn.  Sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh bằng một sáng tạo mang tính lịch sử.  Đó là sự ra đời của công ty cổ phần và các ngân hàng đầu tư quy mô lớn.


Với sự xuất hiện của công ty cổ phần vốn của xí nghiệp không còn dựa vào tiền tiết kiệm và dư trữ của một số nhà tư bản mà dựa vào khoản tiền tiết kiệm và dự trữ cua toàn xã hội.  Với sáng tạo này Marx đã tìm được con đường “quá độ” hòa bình để chuyển sang một chế độ mới và thấy được cả lý do chính đáng để thiết lập lại “sở hữu cá nhân”.


Như vậy, chủ nghĩa “Dân Chủ Xã Hội” được xây dợng trên bốn kinh nghiệm qúy bàu của nền văn minh nhân loại :


1/ chế độ đại nghị với tam quyền phân lập; 
2/ chế độ pháp trị với luật pháp là tối thượng;
3/ chế độ tư hữu như động lực phát triển; 
4/ chế độ phúc lợi để bảo đảm cuộc sống người dân đến trọn đời.  


Chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội đã trở thành con đường được loài người chấp nhận.
                                                                          *
Năm 1991 đế quốc Liên Xô sụp đổ. 
Lý do là vì Liên Xô đã theo đuổi một chính sách đế quốc quá tốn kém về phương diện ngân sách trong khi nền kinh tế Liên Xô không phát triển.  Vì thế mà Liên Xô đã đi đến chỗ phá sản.


Trung Quốc không sụp đổ theo vì đã nhanh chân chuyển sang KTTT trước đó hai thập kỷ.  
Đầu óc thực tế của ĐặngTiểu Bình đã cứu Trung Quốc khỏi sụp đổ và đã mang lại cho Hoa Lục một sự thịnh vượng lẫy lừng sau hơn ba thập kỷ  “mở cửa” với thế giới tư bản.


Ngày nay giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhận định được rằng muốn phát triển thì phải chấp nhận tư hữu và trả laị cho các nhà tư bản vị trí “lực lượng sản xuất tiên tiến” của họ trong xã hội.  Sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Giang Trach Dân đã đưa ra thuyết Ba Đại Diện để bổ túc cương lĩnh của đảng cộng sản Trung Quốc. 


Lực lượng thứ ba là lực lượng”doanh nhân tiền tiến” từ nay sẽ chung vai sát cánh với hai lực lượng công nông để đem lại cho đất nước một sự phát triển hài hòa.


Năm 2004, Hồ Cẩm Đào đã vận động đưa thuyết Ba Đại Diện và “chế độ sở hữu tư nhân”  vào hiến pháp, đồng thời tuyên bố là Trung Quốc sẽ đi theo con đường Dân Chủ Xã Hội.  

Yếu tố thứ ba : TỰ DO ​

Con người sống trong xã hội thường xuyên phải đối mặt với một vấn đề sinh tử : 
đó là sự cưỡng bách (coercion) bởi những người khác. 


Tình trạng con người không phải là đối tượng của một sự cưỡng bách tùy tiện của kẻ khác được gọi là tự do cá nhân (freedom) hay tự do dân sự (civil liberty).  Hai thuật ngữ này đồng nghĩa.


Dưới chế độ nô lệ tại Âu Châu, người tự do là người được làm tất cả những gì mình muốn, trái với thân phận của người nô lệ là người phải sống và làm việc dưới sự cưỡng bách của kẻ khaác.  Tự do cá nhân bao hàm thực trạng là con người có một không gian riêng tư để sinh hoạt theo ý muốn của mình mà không bất kỳ một người nào khác được phép xâm phạm.


Ngày xưa, khi được giải phóng người nô lệ được hưởng năm quyền khiến họ trở thành bình đẳng với người tự do :


1/ thứ nhất là quyền được pháp luật che chở như một thành viên của cộng đồng; 
2/ thứ hai là quyền được pháp luật che chở chống lại sự bắt giam tùy tiện; 
3/ thứ ba là được làm bất một việc gì mình muốn mà không trái luật pháp;
4/ thứ tư là được tư do di chuyển đến bất cứ nơi nào mình lựa chọn;
5/ thứ năm là quyền tự do tư hữu.


Ý niệm tự do cá nhân xuất hiện từ thời Trung Cổ.  Vào thời đó tự do đồng nghĩa với việc cung cấp những đặc quyền về thân phận hay về đất đai chứ chưa được hiểu theo nghĩa rộng như là một quyền chung cho tất cả mọi người trong cộng đồng nhân loại.


Thuật ngữ tự do cá nhân bắt nguồn từ thế kỷ thứ 17 tại Anh quốc.  Kể từ thời gian đó tự do là phó sản của một cuộc  đấu tranh về quyền lực phát triển không ngừng qua hơn hai thế kỷ để được tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một di sản qúy báu của loài người.


Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa dạng có cạnh tranh để thiết lập bộ máy cầm quyền do dân bầu ra mà không bị áp đặt thì ta gọi đó là một quốc gia dân chủ.  Còn tự do theo nghĩa truyền thống là các quyền tự nhiên bất khả chuyển nhượng.  Những quyền này bào vệ tính độc lập và tự chủ cũng như nhân phẩm của con người trước những chèn ép chính trị, xã hội, tôn giáo và những thứ khác.


Chính vì trách nhiệm bảo vệ quan trọng đó mà các quyền này được khuyến  khích phải ghi vào hiến pháp nên được gọi là tự do hiến định.  Nếu coi dân chủ cũng là biểu hiện của tự do thì đó là tự do chính trị, còn tư do hiến định mới chính là tự do dân sự (civil liberty).  Một đằng tạo ra chính quyền, một đằng hạn chế và kiểm soát chính quyền.  Với sự khác biệt đó, có thể nói tự do là nền tảng và dân chủ là thượng tầng.  Tự do hiến  định dẫn đến dân chủ nhưng dân chủ thì không mang lại tự do hiến định.


Thiết lập bầu cử ở một quốc gia là một việc tương đối dễ làm trong khi thúc đẩy chủ nghĩa tự do hiến định cho đất nước lại là một việc khó khăn hơn nhiều.  Qúa trình tự do hóa là một quá trình lâu dài, trong khi đó bầu cử chỉ là một bước.  Cho nên các chính quyền phải được đánh giá bằng thước đo liên quan đến các tự do hiến định.
                                                                 *
Người Mỹ thuộc loại di dân chính trị. Họ từ bỏ quê hương để né tránh những chế độ kinh tế kìm hãm sức phát triển toàn năng của con người.  Cho nên họ rất qúy trọng tự do và không tin tưởng vào bất cứ quyền lực nào, đặc biệt là quyền lực nhà nước là loại quyền lực luôn luôn có khuynh hướng xâm hại đến lãnh vực tự do cá nhân.


Trong những ngày đầu lập quốc, nước Mỹ chỉ có 4 tiệu người, sống trong những điều kiện kinh tế kém mở mang và chưa phát triển.  Chính vì vậy mà các tác giả của hiến pháp Hoa Kỳ đã phải nhìn xa trông rộng.  Họ đã đưa vào hiến pháp một số điều khoản làm cho hiến pháp có thể tu chính theo thời gian khi nào các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị thay đổi.


Bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bản hướng dẫn cho các đại biểu không lạc hướng và đi xa mục tiêu chính yếu là độc lập và bảo vệ những quyền căn bản của con người.  Hiến pháp được tu chính 27 lần kể từ năm 1789.  Nhìn chung trong quá trình tạo lập, hiến pháp Hoa Kỳ đã gặp nhiều khó khăn không phải vì cho liên bang quá nhiều quyền hành mà vì chưa có đủ bảo đảm cho các vấn đề nhân quyền.  Từ khi Đạo Luật Nhân Quyền (Bill Of Rights) được quốc hội chấp nhận thì mọi việc đều trôi chảy không còn gặp khó khăn nào nữa.


Khoảng thời gian 11 năm, giữa ngày tuyên bố độc lập cho đến ngày hiến pháp được soạn thảo, phải được coi như thời gian thử nghiệm tính hửu hiệu của nguyên tắc hiến định.  Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ pháp trị trên thế giới và cũng là quốc gia đầu tiên tạo dựng thành công chế độ tự do hiến định, trong đó những quyền căn bản của con người không bị nhà nước lạm dụng hoặc xâm hại.
                                                                          *


Nêu ra mô hình hiến pháp Mỹ không phải để nói rằng đó là con đường tốt nhất mà chỉ để nhấn mạnh và nhắc nhở rằng truyền thống tự do hiến định là một kinh nghiệm quý báu của nền chính trị Tây Phương mà nhân loại cần rút tiả.


Ngày nay khi nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ mới thì ai cũng có thể hiểu rằng con đường đi đến tương lai tươi sáng không phải là con đường bạo lực mà là con đường phát triển bằng sức mạnh của tri thức và tự do của con người.


Trung quốc đã học được phần nào kinh nhiệm về sự sụp đổ của Liên Xô nhưng chưa học được kinh nghiệm về sức mạnh của Hoa Kỳ.  


Hoa Kỳ đã đạt tới vị thế ngày nay là nhờ biết khai thác những yếu tố tạo thành sức mạnh vô đich cũa tư bản. 


Trong tư tưởng của thế hệ đương thời, mọi loại chủ nghĩa lừa bịp đã bị dẹp bỏ để nhường chỗ cho những giá trị phổ quát về dân chủ, pháp trị, nhân quyền và tự do hiến định.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------