Linh Tiến Khải
Trong các
ngày từ mùng 3 tới mùng 5 tháng 8 vừa qua các Giám Mục vùng Nam Phi châu
gồm các nước Swaziland, Tanzania, Zambia, Zimbabwe và Mozambic đã nhóm
đại hội tại Maputo thủ đô Mozambic, để thảo luận về tệ nạn buôn người
trong vùng. Kết thúc hội nghị các Giám Mục đã đưa ra lời kêu gọi toàn xã
hội hiệp lực để đánh bại tệ nạn này đang gây ra rất nhiều khổ đau cho
các nạn nhân ...
...và đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình, không phải chỉ trong các nước vùng Nam Phi châu, mà trên toàn thế giới nữa, vì nạn buôn người hiện diện tại nhiều nơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong số các hình thức buôn người thông thường có tệ nạn buôn nhân công, buôn phụ nữ và trẻ em cho các mạng lưới mại dâm và kỹ nghệ tình dục, buôn bán cơ phận người, buôn người di cư tỵ nạn…
Hội nghị nói trên đã do Uỷ ban của HDGM Mozambic về di cư tỵ nạn, viết tắt là CEMIRDE và Mạng lưới Nam phi về việc buôn và lạm dụng trẻ vị thành niên, viết tắt là SANTAC, cũng như tổ chức công giáo Anh quốc phát triển hải ngoại viết tắt là CAFOD, cùng tổ chức và bảo trợ. Cùng tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính quyền và các tổ chức dân sự.
ĐC Francisco Chimoio, TGM Maputo kiêm chủ tịch HĐGM Mozambic, cho biết hội nghị là dịp thuận tiện để các tham dự viên trao đổi tư tưởng và kinh nghiệm giữa các nước trong vùng Nam Phi châu. Giáo Hội có nhiệm vụ phục vụ sự sống và bênh vực phẩm giá con người trong con người của Chúa Giêsu Kitô. ĐC Adriano Langa, chủ tịch Ủy ban đặc trách người di cư tỵ nạn của HĐGM Mozambic, nhấn mạnh việc mỗi nước và mỗi người phải góp phần mình cho cuộc chiến chung chống tệ nạn buôn người này, cũng như suy tư về các hình thức buôn người ngày nay đã trở thành một hiện tượng liên quốc. Mới đây Ủy ban này đã hướng dẫn một cuộc nghiên cứu hiện tượng buôn các cơ phận người, ăn cắp từ người di cư tỵ nạn trong vùng nam Mozambic. ĐC cho biết 16 năm nội chiến tại Mozambic đã khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa ruộng vườn di cư tỵ nạn ra nước ngoài cũng như di chuyển bên trong nước. Họ trốn chạy chiến tranh tàn sát và tìm tới những nơi nào còn có an ninh.
** Ngoài việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho các anh chị em này, cũng cần phải giúp họ tái định cư và hội nhập cuộc sống địa phương nữa. Nhưng chính hoàn cảnh di cư tỵ nạn khiến cho nhiều người trở thành nạn nhân của hiện tượng buôn ngưòi và buôn cơ phận người.
Kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới cho biết trong rất nhiều trường hợp họ bị các tổ chức buôn cơ phận người lừa đảo, chụp thuốc mê và bị đánh cắp cơ phận, thường là thận. Nhưng cũng có khi các tay buôn cơ phận người đánh cắp cả mắt và tim nữa, và trong trường hợp này thì nạn nhân bị giết. Chẳng hạn bên châu Mỹ La tinh các thừa sai đã tìm thầy nhiều trẻ em được nhận là con nuôi, nhưng bị bỏ rơi đâu đó trong vùng biên giới các nước, và khi xem xét người các em thì các vị thấy các vết mổ ở vùng thận. Các em đã bị các tay buôn cơ phận người giả vờ nhận nuôi trẻ em, rồi mang tới vùng biên giới mổ và đánh cắp một trái thận của các em.
Phát biểu trong hội nghị bà Claire Dixon, đại diện tổ chức Công Giáo Anh quốc phát triển hải ngoại, khẳng định rẳng cần có sự cộng tác của các chính quyền và các tổ chức bên trong các quốc gia vùng Nam Phi châu mới có thể chống lại hiện tượng buôn người liên quốc này. Chúng tôi yểm trợ cuộc chiến chống lại tệ nạn này trên khắp thế giới, nhưng mỗi quốc gia liên hệ phải nỗ lực làm việc và huy động các lực lượng của mình để đương đầu với hiện tượng buôn người đang đạt các chiều kích báo động ngày càng gia tăng.
Trong thông cáo công bố sau khi kết thúc hội nghị, các Giám Mục toàn vùng Nam Phi châu khẳng định rằng Giáo Hội toàn vùng không chỉ lãnh trách nhiệm và dấn thân chống lại hiện tượng buôn người tồi bại đáng xấu hổ này, nhưng còn kêu gọị sự cộng tác của mọi lực lượng xã hội cùng góp sức trong cuộc chiến chung phục vụ sự sống và nhân phẩm.
** Đây là lần đầu tiên Liên HĐGM vùng Nam Phi châu tổ chức hội nghị để thảo luận sâu rộng trong ba ngày vể tệ nạn buôn người. Mọi người đã thảo luận tích cực và đã lắng nghe trao đổi các kinh nghiệm cũng như nhận diện các hình thức buôn người mới, tinh vi và đa diện của hiện tượng liên quốc này. ĐC Adriano Langa, chủ tịch Uỷ ban di cư tỵ nạn của HĐGM Mozambic, cho biết các tham dự viên đã rất hài lòng về kết qủa tích cực của các ngày họp.
Ông Lutero Simango, chính trị gia phát ngôn viên của Phong trào dân chủ Mozambic, là đảng phái chính trị lớn nhất Mozambic, cho biết hội nghị đã không chỉ phân tích hiện tượng buôn người trong toàn vùng Nam Phi châu, nhưng cũng đề ra một số biện pháp và kiểu giúp chống lại nó như thế nào.
Trong tình hình nội chiến như hiện nay mà Giáo Hội Mozambic đứng ra tổ chức một hội nghị như thế quả là một nỗ lực rất to lớn.
Mozambic rộng hơn 801.000 cây số vuông, có hơn 25 triệu dân. Mozambic là cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, và đã chỉ giành được độc lập hồi năm 1975. Những người đầu tiên sống trong vùng đất này là người San “Boscimani”. Trong các thế kỷ thứ I tới thứ IV họ bị các dân tộc gốc Bantu từ miền bắc tới lấn át. Sau đó người A rập thành lập nhiều vùng cai trị khác nhau dọc bờ biển và trên các đảo khiến cho đa số dân theo Hồi giáo. Vào cuối thế kỷ XV người Bồ Đào Nha tới Mozambic và xây cất nhiều nơi như trạm dừng chân và cung cấp thực phẩm cho các tầu thuyền thương mại của họ hướng tới vùng Đông Ấn Độ. Người Bồ Đào Nha giao việc điều hành cho các giới tư nhân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Sau Đệ Nhị Thế Chiến trong thời giải thể chế độ thực dân có các nhóm chủ trương giành độc lập quy tụ lại với nhau thành Mặt trận giải phóng Mozambic viết tắt là FRELIMO và chiến đấu giành độc lập. Sau 10 năm chiến tranh du kích chống lại Bồ Đào Nha năm 1975 Mozambic giành được độc lập.
** Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Samora Machel lãnh tụ FRELIMO, Mozambic liên miinh với Liên Xô và theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, dựa trên sự ủng hộ của các phong trào độc lập khác trong vùng như Đảng quốc đại Nam Phi. Nhưng đường lối chính trị này lôi kéo sự thù nghịch của các nước khác như các chính quyền da trắng Nam Phi, Rhodesia và Hoa Kỳ. Các nước này đã tài trợ cho phong trào vũ trang chống cộng sản gọi tắt là RENAMO. Trong thập niên 1980 nội chiến bùng nổ khiến cho Mozambic bị kiệt quệ với các thiệt hại về nhân mạng và nền kinh tế rơi vào tình trạng xuống dốc thê thảm.
Năm 1990 qua trung gian của cộng đồng thánh Egidio hai phong trào FRELIMO và RENAMO đã ký thoả hiệp hoà bình và cho ra đời một bản Hiến pháp bảo đảm chế độ đa đảng. Trong các lần bầu cử sau đó đảng FRELIMO luôn luôn thắng cử. Sau thời chiến tranh lạnh Mozambic theo đường lối chính trị tự do, liên minh với Hoa Kỳ, Anh quốc và Bồ Đào Nha. Năm 1995 Mozambic được làm thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung của Anh. Trong cuộc bầu cử năm 1995 ông Joaquim Chissano đắc cử tổng thống. Năm 1996 Mozambic góp phần thành lập khối các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Sau khi tổng thống Chissano rút lui năm 2005, ông Armando Emilio Guebuza lên làm tổng thống và theo đuổi cùng đường lối chính trị của ông Chissano, công khai chống lại đường lối chính tri kỳ thị chủng tộc của tổng thống Mugabe bên Zimbabwe. Các người tỵ nạn da trắng trốn chạy Zimbabwe sang Mozambic được tiếp đón tử tế, có quốc tịch mới và được cấp đất đai trong vùng miền nam bỏ hoang. Với nhiều kinh nghiệm họ là lực lượng giúp vực nền kinh tế của Mozambic lên cao. Năm 2009 tổng thống Guebuza tái đắc cử. Từ năm 2015 tân tổng thống là ông Filipe Nyusi thuộc đảng FRELIMO.
Cũng như nhiều nước Phi châu khác Mozambic bao gồm nhiều chủng tộc khác nhau. Nhóm da đen chiếm 99,5% tổng số dân gồm các chủng tộc: Shangaan, Chokwe. Manyika, Sena, Makua và nhiều nhóm khác. Đa số thuộc chủng tộc Bantu. Nhóm da trắng chiếm 0,2% đa số là người Bồ Đào Nha. Nhóm thứ ba gồm 0,2% người lai giống. Nhóm thứ tư gồm 0,1% người gốc Ấn độ.
** Trên bình diện tôn giáo 50% tổng số dân theo các tôn giáo cổ truyền phi châu; 30% là tín hữu Kitô, và 20% là tín hữu Hồi.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Bồ Đào Nha đưọc 40% tổng số dân sử dụng. Nhưng dân chúng cũng nói nhiều thổ ngữ, tất cả thuộc nhóm Bantu, trong đó có các thứ tiếng: Tsonga, Chope, Bitonga, XiSena, XiShona, Ndaho, CiNyungwe, EChuwabo, EMacua, EKoti, ELomwe, CiNyanja, CiYao. XiMaconde và KiMwani. Cộng đoàn Á châu thì nói tiếng Urdu và Gujarati.
Như quý vị thính giả đã biết, sau các vụ phản đối kết qủa cuộc bầu cử hồi năm 2014, Mozambic lại rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị sâu rộng, khiến cho quân đội chính quyền đụng độ với các lực lượng của đảng RENAMO. Chiến tranh khiến cho hàng ngàn người Mozambic chạy sang Malawi lánh nạn. Nhưng nhờ cộng đồng thánh Egidio đứng ra làm trung gian hoà giải, tình hình lắng dịu qua việc thành lập một Uỷ ban hỗn hợp gồm 12 đại diện của tổng thống và 12 đại diện của đảng RENAMO.
Lực lượng RENAMO yêu cầu được cai trị trong các tình họ được dân chúng ủng hộ. Lời yêu cầu này cần thiết cho việc canh cải quyền bính địa phương và tản quyền từ trung ương. Qua trung gian của cộng đồng thánh Egidio đã có một Tiểu ban được thành lập cho mục đích này, nhằm tạo ra bầu khí tin tưởng cần thiết cho việc đạt hoà bình. Hiện nay các thành viên của cộng đồng thánh Egidio hiện diện trong mọi thành phố bên Mozambic và sát cánh với Giáo Hội địa phương trong việc giải hoà và thăng tiến đất nước.
Linh Tiến Khải
...và đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình, không phải chỉ trong các nước vùng Nam Phi châu, mà trên toàn thế giới nữa, vì nạn buôn người hiện diện tại nhiều nơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong số các hình thức buôn người thông thường có tệ nạn buôn nhân công, buôn phụ nữ và trẻ em cho các mạng lưới mại dâm và kỹ nghệ tình dục, buôn bán cơ phận người, buôn người di cư tỵ nạn…
Hội nghị nói trên đã do Uỷ ban của HDGM Mozambic về di cư tỵ nạn, viết tắt là CEMIRDE và Mạng lưới Nam phi về việc buôn và lạm dụng trẻ vị thành niên, viết tắt là SANTAC, cũng như tổ chức công giáo Anh quốc phát triển hải ngoại viết tắt là CAFOD, cùng tổ chức và bảo trợ. Cùng tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính quyền và các tổ chức dân sự.
ĐC Francisco Chimoio, TGM Maputo kiêm chủ tịch HĐGM Mozambic, cho biết hội nghị là dịp thuận tiện để các tham dự viên trao đổi tư tưởng và kinh nghiệm giữa các nước trong vùng Nam Phi châu. Giáo Hội có nhiệm vụ phục vụ sự sống và bênh vực phẩm giá con người trong con người của Chúa Giêsu Kitô. ĐC Adriano Langa, chủ tịch Ủy ban đặc trách người di cư tỵ nạn của HĐGM Mozambic, nhấn mạnh việc mỗi nước và mỗi người phải góp phần mình cho cuộc chiến chung chống tệ nạn buôn người này, cũng như suy tư về các hình thức buôn người ngày nay đã trở thành một hiện tượng liên quốc. Mới đây Ủy ban này đã hướng dẫn một cuộc nghiên cứu hiện tượng buôn các cơ phận người, ăn cắp từ người di cư tỵ nạn trong vùng nam Mozambic. ĐC cho biết 16 năm nội chiến tại Mozambic đã khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa ruộng vườn di cư tỵ nạn ra nước ngoài cũng như di chuyển bên trong nước. Họ trốn chạy chiến tranh tàn sát và tìm tới những nơi nào còn có an ninh.
** Ngoài việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho các anh chị em này, cũng cần phải giúp họ tái định cư và hội nhập cuộc sống địa phương nữa. Nhưng chính hoàn cảnh di cư tỵ nạn khiến cho nhiều người trở thành nạn nhân của hiện tượng buôn ngưòi và buôn cơ phận người.
Kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới cho biết trong rất nhiều trường hợp họ bị các tổ chức buôn cơ phận người lừa đảo, chụp thuốc mê và bị đánh cắp cơ phận, thường là thận. Nhưng cũng có khi các tay buôn cơ phận người đánh cắp cả mắt và tim nữa, và trong trường hợp này thì nạn nhân bị giết. Chẳng hạn bên châu Mỹ La tinh các thừa sai đã tìm thầy nhiều trẻ em được nhận là con nuôi, nhưng bị bỏ rơi đâu đó trong vùng biên giới các nước, và khi xem xét người các em thì các vị thấy các vết mổ ở vùng thận. Các em đã bị các tay buôn cơ phận người giả vờ nhận nuôi trẻ em, rồi mang tới vùng biên giới mổ và đánh cắp một trái thận của các em.
Phát biểu trong hội nghị bà Claire Dixon, đại diện tổ chức Công Giáo Anh quốc phát triển hải ngoại, khẳng định rẳng cần có sự cộng tác của các chính quyền và các tổ chức bên trong các quốc gia vùng Nam Phi châu mới có thể chống lại hiện tượng buôn người liên quốc này. Chúng tôi yểm trợ cuộc chiến chống lại tệ nạn này trên khắp thế giới, nhưng mỗi quốc gia liên hệ phải nỗ lực làm việc và huy động các lực lượng của mình để đương đầu với hiện tượng buôn người đang đạt các chiều kích báo động ngày càng gia tăng.
Trong thông cáo công bố sau khi kết thúc hội nghị, các Giám Mục toàn vùng Nam Phi châu khẳng định rằng Giáo Hội toàn vùng không chỉ lãnh trách nhiệm và dấn thân chống lại hiện tượng buôn người tồi bại đáng xấu hổ này, nhưng còn kêu gọị sự cộng tác của mọi lực lượng xã hội cùng góp sức trong cuộc chiến chung phục vụ sự sống và nhân phẩm.
** Đây là lần đầu tiên Liên HĐGM vùng Nam Phi châu tổ chức hội nghị để thảo luận sâu rộng trong ba ngày vể tệ nạn buôn người. Mọi người đã thảo luận tích cực và đã lắng nghe trao đổi các kinh nghiệm cũng như nhận diện các hình thức buôn người mới, tinh vi và đa diện của hiện tượng liên quốc này. ĐC Adriano Langa, chủ tịch Uỷ ban di cư tỵ nạn của HĐGM Mozambic, cho biết các tham dự viên đã rất hài lòng về kết qủa tích cực của các ngày họp.
Ông Lutero Simango, chính trị gia phát ngôn viên của Phong trào dân chủ Mozambic, là đảng phái chính trị lớn nhất Mozambic, cho biết hội nghị đã không chỉ phân tích hiện tượng buôn người trong toàn vùng Nam Phi châu, nhưng cũng đề ra một số biện pháp và kiểu giúp chống lại nó như thế nào.
Trong tình hình nội chiến như hiện nay mà Giáo Hội Mozambic đứng ra tổ chức một hội nghị như thế quả là một nỗ lực rất to lớn.
Mozambic rộng hơn 801.000 cây số vuông, có hơn 25 triệu dân. Mozambic là cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, và đã chỉ giành được độc lập hồi năm 1975. Những người đầu tiên sống trong vùng đất này là người San “Boscimani”. Trong các thế kỷ thứ I tới thứ IV họ bị các dân tộc gốc Bantu từ miền bắc tới lấn át. Sau đó người A rập thành lập nhiều vùng cai trị khác nhau dọc bờ biển và trên các đảo khiến cho đa số dân theo Hồi giáo. Vào cuối thế kỷ XV người Bồ Đào Nha tới Mozambic và xây cất nhiều nơi như trạm dừng chân và cung cấp thực phẩm cho các tầu thuyền thương mại của họ hướng tới vùng Đông Ấn Độ. Người Bồ Đào Nha giao việc điều hành cho các giới tư nhân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Sau Đệ Nhị Thế Chiến trong thời giải thể chế độ thực dân có các nhóm chủ trương giành độc lập quy tụ lại với nhau thành Mặt trận giải phóng Mozambic viết tắt là FRELIMO và chiến đấu giành độc lập. Sau 10 năm chiến tranh du kích chống lại Bồ Đào Nha năm 1975 Mozambic giành được độc lập.
** Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Samora Machel lãnh tụ FRELIMO, Mozambic liên miinh với Liên Xô và theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, dựa trên sự ủng hộ của các phong trào độc lập khác trong vùng như Đảng quốc đại Nam Phi. Nhưng đường lối chính trị này lôi kéo sự thù nghịch của các nước khác như các chính quyền da trắng Nam Phi, Rhodesia và Hoa Kỳ. Các nước này đã tài trợ cho phong trào vũ trang chống cộng sản gọi tắt là RENAMO. Trong thập niên 1980 nội chiến bùng nổ khiến cho Mozambic bị kiệt quệ với các thiệt hại về nhân mạng và nền kinh tế rơi vào tình trạng xuống dốc thê thảm.
Năm 1990 qua trung gian của cộng đồng thánh Egidio hai phong trào FRELIMO và RENAMO đã ký thoả hiệp hoà bình và cho ra đời một bản Hiến pháp bảo đảm chế độ đa đảng. Trong các lần bầu cử sau đó đảng FRELIMO luôn luôn thắng cử. Sau thời chiến tranh lạnh Mozambic theo đường lối chính trị tự do, liên minh với Hoa Kỳ, Anh quốc và Bồ Đào Nha. Năm 1995 Mozambic được làm thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung của Anh. Trong cuộc bầu cử năm 1995 ông Joaquim Chissano đắc cử tổng thống. Năm 1996 Mozambic góp phần thành lập khối các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Sau khi tổng thống Chissano rút lui năm 2005, ông Armando Emilio Guebuza lên làm tổng thống và theo đuổi cùng đường lối chính trị của ông Chissano, công khai chống lại đường lối chính tri kỳ thị chủng tộc của tổng thống Mugabe bên Zimbabwe. Các người tỵ nạn da trắng trốn chạy Zimbabwe sang Mozambic được tiếp đón tử tế, có quốc tịch mới và được cấp đất đai trong vùng miền nam bỏ hoang. Với nhiều kinh nghiệm họ là lực lượng giúp vực nền kinh tế của Mozambic lên cao. Năm 2009 tổng thống Guebuza tái đắc cử. Từ năm 2015 tân tổng thống là ông Filipe Nyusi thuộc đảng FRELIMO.
Cũng như nhiều nước Phi châu khác Mozambic bao gồm nhiều chủng tộc khác nhau. Nhóm da đen chiếm 99,5% tổng số dân gồm các chủng tộc: Shangaan, Chokwe. Manyika, Sena, Makua và nhiều nhóm khác. Đa số thuộc chủng tộc Bantu. Nhóm da trắng chiếm 0,2% đa số là người Bồ Đào Nha. Nhóm thứ ba gồm 0,2% người lai giống. Nhóm thứ tư gồm 0,1% người gốc Ấn độ.
** Trên bình diện tôn giáo 50% tổng số dân theo các tôn giáo cổ truyền phi châu; 30% là tín hữu Kitô, và 20% là tín hữu Hồi.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Bồ Đào Nha đưọc 40% tổng số dân sử dụng. Nhưng dân chúng cũng nói nhiều thổ ngữ, tất cả thuộc nhóm Bantu, trong đó có các thứ tiếng: Tsonga, Chope, Bitonga, XiSena, XiShona, Ndaho, CiNyungwe, EChuwabo, EMacua, EKoti, ELomwe, CiNyanja, CiYao. XiMaconde và KiMwani. Cộng đoàn Á châu thì nói tiếng Urdu và Gujarati.
Như quý vị thính giả đã biết, sau các vụ phản đối kết qủa cuộc bầu cử hồi năm 2014, Mozambic lại rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị sâu rộng, khiến cho quân đội chính quyền đụng độ với các lực lượng của đảng RENAMO. Chiến tranh khiến cho hàng ngàn người Mozambic chạy sang Malawi lánh nạn. Nhưng nhờ cộng đồng thánh Egidio đứng ra làm trung gian hoà giải, tình hình lắng dịu qua việc thành lập một Uỷ ban hỗn hợp gồm 12 đại diện của tổng thống và 12 đại diện của đảng RENAMO.
Lực lượng RENAMO yêu cầu được cai trị trong các tình họ được dân chúng ủng hộ. Lời yêu cầu này cần thiết cho việc canh cải quyền bính địa phương và tản quyền từ trung ương. Qua trung gian của cộng đồng thánh Egidio đã có một Tiểu ban được thành lập cho mục đích này, nhằm tạo ra bầu khí tin tưởng cần thiết cho việc đạt hoà bình. Hiện nay các thành viên của cộng đồng thánh Egidio hiện diện trong mọi thành phố bên Mozambic và sát cánh với Giáo Hội địa phương trong việc giải hoà và thăng tiến đất nước.
Linh Tiến Khải