Nguyễn Quang
Những nạn nhân chiến tranh, nữ tù binh, các cô gái bị bắt vào chiến khu, buộc đi dân công và may mắn còn sống sót thường trở nên tàng tàng trông thấy rõ.
Có người bị điếc vì trúng phải bom thả vào mật khu hay bị đại bác từ xa nã vào. Khi trở về tai bị điếc hoặc có trường hợp mắt mù, phần lớn không lập gia đình và họ hay kể về những đêm kinh hoàng có khi cả ban ngày nơi chiến khu, đó là các em phải phục vụ công tác sinh lý hết tiểu đội này đến tiểu đội khác mà các viên chính ủy thường tuyên truyền công tác chuẩn bị từ tư tưởng: đây quả thật là công việc rất trọng đại của cách mệnh…
Đã có nhiều người thui thủi trong thầm lặng, họ chỉ biết cười và cười – người Việt Nam luôn lạc quan và hay cười là vậy. Có người thoát được đời dân công hộ lý, họ thu lấy cái cờ đỏ sao vàng ra xem và giấu kỷ, đúng là ‘cờ in máu’ như bài hát họ hát trong chiến khu. Có khi họ chỉ lấy chiếc cờ ra trong ánh mắt nhìn không dứt với nụ cười rồi vọc qua vọc lại thích chí đến đau xót.
Nơi miền quê thôn dã Việt Nam người dân không đủ tầm cở về kiến thức để lập nên các giáo phái, nhưng chuyện ngồi đồng bóng hay dựa vào các hồn ma đã chết rất phổ biến và ‘người làm sao thì ma làm vậy’ như dân gian truyền miệng với nhau. Ma trơi trên khắp miền Trung này đều có đẳng cấp ‘sống làm sao chết làm vậy’. Nào ma chết đói, ma cà rồng phổ biến nhất để nói những sự nhũng lạm, hút máu dân lành. Có ma cô, ma cạo để ám chỉ bọn lưu manh; có cô hồn các đẳng để nói về ma tốt, ma xấu.
Quả thật, hồn ma chiến tranh là một lĩnh vực đặc biệt được giới chuyên gia xây dựng và phát triển sau hai lần đại chiến thế giới, là đối tượng để nghiên cứu điều kiện hình thành lịch sử mà Hegel từng mô tả qua khái niệm zeitgeist. Đặc biệt trong cuộc chiến Việt Nam này do sự đối cực giữa hai miền mà có ‘hồn ma bên này’ để phân biệt với ‘hồn ma bên kia’. Hồn ma là Thiện, còn phe kia là ma quỷ. Những chiếc am nho nhỏ dọc theo những con đường làng, các khu mới tái định cư nơi mỗi đầu đường hay chỗ uẩn khúc đều có những chiếc lư nhỏ có cắm nhang cùng vài cánh hoa nho nhỏ để tưởng nhớ các oan hồn lẩn quất đâu đó.
Từ những chuyện thuộc thế giới bên kia đến ảo tưởng kỳ lạ, những người thường ngồi đồng bóng, cầu cơ để tìm các thông tin về người thân mất tích, họ thường trong trạng thái mê sảng ở các bệnh tâm thần cấp tính. Nhất là khi nhập xuất thần gọi là có hồn ma nhập về, đó là lúc có những ảo tưởng rất kỳ lạ xuất hiện ngoài ý muốn của cái xác gọi là có hồn ma nhập về một cách dồn dập, như thấy bóng đèn chiếu sáng lập loè thì bảo là hào quang của tiên thánh, thấy bóng đen thì bảo là quái vật, thấy sự biến đổi của mây trôi thì bảo là hình ảnh của tiên thánh đang di chuyển.
Sau đó, họ hay ngồi theo kiểu tọa thiền, mắt nhắm cùng cái đầu gật gật... Theo lời kể những giây phút siêu thoát ấy thật tuyệt vời: họ đã gặp hết vị tiên nầy đến vị tiên khác, lúc nào tâm thần họ cũng như trong mơ, ánh mắt luôn lờ đờ lim dim, huyền ảo.
Hưng phấn là trạng thái hoạt động của một trung khu hay một nhóm trung khu thần kinh khi có một xung động thần kinh truyền tới. Thật vậy, bất cứ một cảm giác, một tư tưởng, một hành động của con người cũng dựa trên cơ sở một hoạt động thần kinh nhất định.
Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh cũng như của từng tế bào thần kinh đều diễn ra trong hai quá trình cơ bản là hưng phấn và ức chế.
Hưng phấn giúp hệ thần kinh thực hiện được phản xạ, khi con người đang có một hoạt động ý thức thì lúc đó trên vỏ não có điểm hưng phấn ưu thế hơn các điểm khác. Để chinh phục con người phải biết tạo điểm hưng phấn ưu thế về vấn đề đó, như tạo nên sự hoạt bát nhanh nhẹn, cởi mở, dễ thích nghi với môi trường mới, nhưng có nhược điểm khi hưng phấn thường hay nói nhiều dễ bị hiểu lầm, dẫn đến “tiền hậu bất nhất “, đa ngôn. Đó quả là thứ hưng phấn thần kinh theo chiều thóa hóa trong chiến tranh. Kẻ cầu cơ, người đồng bóng đều nói huyên thuyên, các loa tuyên truyền phát đi ngày đêm, các chính trị gia trong Nam, ngoài Bắc và ngay cả ở Mát-xcơ-va, Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn người ta nói mọi thứ từ chiến lược đến sách lược. Tất cả đều nói trong mục tiêu tối thượng là cứu người, giải phóng dân tộc nhưng thực tế xảy ra trên chiến trường chỉ toàn là chuyện giết người. Càng giết được nhiều người với những thủ đoạn xấu xa nhất lại càng nhân danh vì chính nghĩa nào đó nhiều hơn. Chỉ có Liên Xô, tên nước vào thời ấy và Hoa Kỳ là giải quyết được sự dư thừa của vũ khí, riêng Trung cộng ‘bất chiến tự nhiên thành’, đó là đã biến Việt Nam thành một chư hầu tự nguyện, bán cả Biển Đông giao nhiều đất đai cho Trung quốc để nhận vũ khí binh lính Tàu cộng qua tận Hà Nội để làm cố vấn và huấn luyện quân Bắc Việt. Hậu quả kẻ gánh chịu giữa đàng nạn nhân là người dân Việt.
Con người nhanh chóng ra đi khi viếng thăm thế giới này.
Những đoàn thanh niên xung phong nữ về sau với những người còn may mắn sống sót sau chiến tranh họ đều kể lại những chuyện ‘vui’ trong bất hạnh khi thiếu vắng đàn ông. Chẳng may có ‘cu cậu’ nào đi lạc quanh nơi các binh đoàn thanh niên xung phong đóng, kể cả những toán liên lạc từ Bắc vào Nam, họ đều giữ lại và mỗi người được thay phiên hưởng chút đàn ông, các đấng nam nhi được kích dục đến tận cùng và may mắn lắm mới thoát khỏi đoàn quân hậu duệ có máu của ‘Võ Tắc Thiên’, nhanh chóng trở thành “ma nam” và trong tình huống ngược lại là “ma nữ”, nhưng mà đúng ra cũng chỉ là chuyện của con người.
Không có một thứ hậu cần phục vụ cho các biến đổi tâm lý thần kinh, một áp lực nặng nề luôn đổ xuống mỗi cá nhân trong từng giây phút, nhưng với những con người lãnh đạo đất nước trong mục tiêu chiếm đoạt quyền lực bao giờ họ cũng trong duy ý chí như một liều thuốc chữa bệnh chứ không nhằm trên các thực thể lâm sàng một cách khách quan.
Trong chiến tranh, người dân kể cho nhau nghe có khi từ chính những người có trách nhiệm trong những việc như thế này: họ thả lương bò vào trong cửa mình phụ nữ để buộc khai cung, họ châm kim trên các đầu ngón tay, nung sắt lên cho đỏ rồi nướng vào da thịt, các chỗ kín trở thành thứ trò đùa man rợ… trong nhiều năm lúc cao điểm của chiến tranh trước sự quá dã man của phe miền Bắc, đúng hơn sự gian ác của Việt cộng… những người miền Nam đã thấy chuyện kéo lê những xác Việt cộng còn sống hay đã chết kể cả phụ nữ trên đường. Trước cái quá ác con người đã trả lại bằng cái ác, không hề có văn minh trong chiến tranh xét về mặt nhân bản, cái gọi là văn minh qua chế tạo vũ khí tối tân như một phương tiện phục vụ sự ác, văn minh trong chiến tranh được định nghĩa : đó là những gì xảy ra KHÔNG BIẾT KIỀM CHẾ.
Những xác người nằm xuống thành dãy dài chồng chất lên nhau ngoài chiến trường hay nơi những nhà vĩnh biệt của các nghĩa trang, thường người nào mặt mày cũng sưng húp cả lên, có khi toàn thân đã trương phù to tướng. Một người lính, hay bộ đội miền Bắc đúng là phanh thây trên chiến trường, ruột gan văng tung tóe, chân một cái đứt ra nằm bên, hai tay nát bấy với khẩu súng gắn đạn AK còn bên cạnh, có cả dao găm lựu đạn… máu đã trở màu tím đen lan ra một vùng đất nhỏ. Hình ảnh còn ghi lại trên youtube ngày nay.
Những thứ bệnh phát sinh nhanh như lệch lạc tình dục (sexuel perversion), đây thật sự là lãnh vực sâu kín của con người, nhưng lại rất người. Trong một xã hội mở mọi quan hệ tình dục theo hướng tự nhiên, ngoại trừ những trường hợp có sự cấu tạo gene bất thường. Nhưng trong hoàn cảnh bị ức chế lâu năm, vấn đề tình dục lại biến đổi theo môi trường. Ở đây chỉ nêu lên những trường hợp thông tin đã lan rộng và hầu hết các nạn nhân trải qua trong thời chiến tranh đều có các biểu hiện thủ dâm, loạn dâm đồng giới, khẩu dâm, loạn dâm xung động gồm những việc loạn dâm, cưỡng dâm mà có lẽ chỉ xảy ra trong thời tao loạn, nếu chẳng may dân tộc nào rơi vào những lệch lạc như thế, quả là chủng tộc đó đang rơi vào một tình trạng chiến tranh nội tại trên phạm vi nhân cách cá nhân trầm trọng mà các nhà lãnh đạo của dân tộc đó đã không tạo được chiến tranh như cánh tay dài để giải quyết những nội tại bên trong quốc gia đó.
Các nạn nhân chiến tranh tại các Trung Tâm phục hồi chức năng đều mắc phải chứng giảm khí sắc (hypothymia), họ buồn rầu, ủ rũ “giống như ma” và là thành phần chủ yếu trong hội chứng trầm cảm (depression) này, các cư dân bị buộc phải bỏ ruộng vườn vì thường xuyên là nơi giao tranh giữa hai phía, họ cũng trong trạng huống tâm thần trầm cảm như vậy.
Ngoài ra với sự xuất hiện của cảm xúc bàng quan khiến nạn nhân giảm cảm xúc, ít biểu hiện cảm xúc qua nét mặt, ít hoạt động và trong sinh hoạt nhiều khi có sự bình thản đến đáng sợ. Các nạn nhân loại nầy có thể coi thường cảnh chết chóc trong chiến tranh, tới đâu hay tới đó, thờ ơ với tất cả, thường là người có kiểu thần kinh cân bằng chậm. Ai bảo sao làm vậy, không tiêu cực, cũng không sốt sắng. Họ quan niệm: nước chảy, bèo trôi, mặc cho số phận. Tất cả rồi sẽ qua đi, hết mưa đến nắng. Do đó lơ là với hoàn cảnh, ít kêu ca phàn nàn mà âm thầm chịu đựng:
— Họ khó nảy sinh tình cảm nhưng sâu sắc.
— Họ sống với kỷ niệm cũ.
— Họ khó làm quen, nhưng rất gắn bó.
— Tâm trạng ổn định.
— Họ say sưa trong vấn đề gì đó, các nạn nhân loại nầy thường hay tìm cho mình một công việc tay chân như điêu khắc, làm gậy, vật kỷ niệm.v.v.. Họ làm một cách chăm chú cần cù để cố quên đi những chuyện đang xảy ra chung quanh như có hồn ma đang ám ảnh theo chân họ.
Nhiều dân quê, cả các cụ được đưa vào các trại dưỡng lão, trước cái chết vì chứng thận, tim mạch… hai bàn chân sưng húp trong một thời gian lâu dài, nhưng trông họ rất bình thản đến đáng sợ cho đến phút ra đi. Cái chết như đã có lần đến với chính họ nhưng nó đã bỏ họ lại để nhường lời cho sự giải thích với ngôn từ số phận, nên họ cảm thấy những ngày còn lại vừa qua như một ân huệ của sự sống so với bao thân phận con người đã nhanh chóng ra đi khi viếng thăm thế giới này. Họ thật bình tĩnh và xem cái chết nhẹ như tơ hồng ‘sống gởi, thác về’. Alive one minute, dead the next.
Trong chiến tranh người đã là ma và ma chính là hiện thân nơi con người nếu cái ác được gán cho ma.
Nguyễn Quang