Viện Nhân Quyền Việt Nam trong mục tiêu góp phần giải
quyết các vấn đề thời hậu cộng sản, xin giới thiệu
tham luận “30 tháng tư: Nhìn người rồi lại nhìn ta!”
của tác giả Lữ Giang.
Chính vì xem nhẹ pháp trị, nặng nhân trị của Tổng
thống Ngô Đình Diệm và hiện nay với đảng cộng sản
VN bất tuân luật pháp, nên đã xảy ra tình trạng hỗn
loạn trên cả nước. Đặc điểm của bài viết gợi lên
cho chúng ta hình ảnh dàn lãnh đạo Hà Nội hiện nay y
như của miền Nam trước khi bị sụp đổ: phản Thầy,
phản Chúa, phản phúc.
Chúng ta không trách Hoa Kỳ như Hoàng thân khả kính Sirik
Matak, mọi quốc gia đều có quyền lợi riêng của mình,
đây cũng là nền tảng căn bản để đặt quan hệ ngoại
giao.
Khi bỏ chạy Hoa Kỳ vẫn là đồng minh
của chúng ta, điều đáng sợ thật sự chỉ khi nào Hoa Kỳ phản
bội lại chính mình, nước Mỹ hiện vẫn trên nguyên tắc tôn trọng tự
do, dân chủ và nhân quyền.
Giám đốc VNQVN
30 tháng tư: Nhìn người rồi lại nhìn ta!
Lữ Giang
Cuộc tháo chạy của VNCH năm 1975 được khởi
đầu bằng cuộc tháo chạy của Cộng Hòa Khmer. Mỗi lần đến 30 tháng tư,
chúng ta cần nhìn lại hai cuộc tháo chạy này dưới những khía cạnh khác
nhau để rút thêm những bài học lịch sử.
NHÌN NGƯỜI TRƯỚC…
Với sự hậu thuẫn của Mỹ, ngày 18.3.1970
trong lúc Sihanouk đang ở ngoại quốc, Thủ Tướng Lon Nol cho quân đội bắt
giữ chính quyền dân sự ở Phnom Penh, bao vây toà nhà Quốc hội và triệu
tập Quốc hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao
quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Lon Nol cử Hoàng thân Sirik Matak –
người bị chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - giữ chức
Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và
bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol.
Tháng 10 Lon Nol tuyên bố thành lập Cộng hòa
Khmer và Lon Nol trở thành Tổng thống đầu tiên. Hoàng thân Sirik Matak
được cử làm Phó Tổng Thống.
Hoàng thân Sihanouk
Tháng 4 năm 1973, Lon Nol đình chỉ hoạt động
của Quốc hội, tuyên bố thành lập "Hội đồng Chính trị Tối cao" bao gồm
chính ông, Sirik Matak, Cheng Heng và In Tam.
Vào đầu năm 1975, Khmer Đỏ và CSVN bắt đầu
mở cuộc tấn công chế độ Lon Nol, thành lập vòng đai bao vây thủ đô Phnom
Penh. Quốc hội Hoa Kỳ quyết định không cấp viện trợ thêm cho Campuchia
nữa. Ngày 1.4.1975, Tổng Thống Lon Nol tuyên bố từ chức và bay đi tỵ nạn
ở Hawaii. Hoàng thân Sirik Matak quyền Tổng Thống.
Sáng 12.4.1975 Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch
Eagle Pull, di tản các nhân viên, các viên chức Mỹ và một số viên chức
Campuchia bằng máy bay trực thăng từ thủ đô Phnom Penh tới các hạm đội
Mỹ trong vịnh Thái Lan.
Đại sứ Mỹ ở Cambodia lúc đó là ông John
Gunther Dean đã thông báo cho các viên chức cao cấp của Cộng Hòa Khmer
biết Hoa Kỳ dành cho họ quyền tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, nhưng Hoàng
Thân Sirik Matak, Thủ Tướng Long Boret, Lon Non (em của Lon Nol) và các
thành phần nội các của chính phủ Lon Nol đã từ chối, mặc dầu Long Boret
và Sirik Matak có tên trong danh sách “Bảy kẻ Phản Bội” (Seven Traitors)
bị Khmer Đỏ tuyên án tử hình. Tổng cộng có 150 người trong chính phủ
Cộng hòa Khmer đã di tản theo người Mỹ. Còn Hoàng thân Sirik Matak đích
thân viết cho Đại sứ John Gunther Dean một lá thư có nội dung như sau:
“Tôi thành thật cảm tạ Ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do. Than ôi! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy! Với Ngài và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài, không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do.
Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết.
Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu
trời này. Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại
đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại, nhưng tất cả chúng ta
đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó. Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ! Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi.”
Ký tên: Hoàng thân Sirik Matak
Hoàng thân Sirik Matak
Riêng về Thủ Tướng Long Boret, Đại sứ John Gunther Dean kể:
"Long Boret đã từ chối việc di
tản. Ông ta là một người tài giỏi. Trẻ hơn nhiều so với Lon Nol hoặc
Sirik Matak. Khi cá nhân tôi đến gặp ông vào ngày 12 tháng 4, trong cuộc
di tản buổi sáng sớm của chúng tôi, đề nghị ông ta hãy dắt vợ con cùng
chúng tôi rời khỏi Phnom Penh vì tôi lo sợ cho sự an toàn của ông ấy,
ông ta cảm ơn tôi nhưng [như ông ta nói] nghĩ rằng tính mạng của ông ấy
không đáng lo ngại.”
Thủ Tướng Long Boret
Ngày 17.4.1975, lực lượng Cộng hòa Khmer sụp
đổ, Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh. Hoàng thân Sirik Matak, Thủ tướng
Long Boret, Lon Non và các viên chức hàng đầu của Chính phủ Cộng hoà
Khmer đã bị bắt đưa đi xử tử tại trung tâm thể dục thể thao Cercle
Sportif. Các đơn vị thuộc quân đội Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer của
Lon Nol còn lại trong thủ đô đều bị tước vũ khí và đưa đi xử bắn toàn
bộ tại sân vận động Olympic.
Trong Hồi ký “Ending the Vietnam War”
Kissinger nói rằng chính quyền Ford đã bất ngờ và xấu hổ vì trên thực tế
các quan chức hàng đầu của Campuchia đã từ chối rời khỏi đất nước, bao
gồm Hoàng Thân Sirik Matak, Thủ tướng Long Boret và em trai cựu Tổng
thống Lon Nol là Lon Non, mặc dầu họ nằm trong danh sách mà Khmer Đỏ đã
tuyên án tử hình.
RỒI QUAY LẠI NHÌN TA...
Tướng Dương Văn Minh vốn nổi tiếng là THAM,
NGU, HÈN nên bị Mỹ khai thác và đưa ra làm con bài thí mỗi khi muốn thay
đổi tình hình.
1.- BỊ DÙNG LÀM SÁT THỦ
Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh
Sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo của
VNCH đã kể lại hai chuyện liên quan đến những sự vi phạm nghiêm trọng
của Dương Văn Minh, nhưng được Tổng Thống Diệm bỏ qua cho:
Đại tá Nguyễn Văn Y
Vụ thứ nhât: Chôm thùng phuy vàng của Bình Xuyên
Ông cho biết vào khoảng tháng 5 năm 1955,
sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các nhân
viên Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Họ thấy một người đang ngồi câu cá
trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về
thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận
vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải
nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông cho mò tìm và vớt được hai
thùng, một thùng đựng bạc giấy và một thùng đựng vàng. Ông bảo nhân
viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. Còn
thùng vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng
Sài Gòn. Dương Văn Minh chẳng báo cáo gì về vụ vàng này. Ông Diệm đã ra
lệnh điều tra. Hai người được trao nhiệm vụ điều tra là Thẩm Phán Lâm
Lễ Trinh, Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám
Đốc An Ninh Quân Đội. Đại Tá Xuân báo cáo số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch
thu được đã giao cho Đại Tá Dương Văn Minh. Nhưng sau khi suy nghĩ, ông
Diệm nói với ông Nhu: “Thôi, cho nó đi cho yên!”
Vụ thứ hai: Chứa chấp gián điệp Việt Cộng.
Vào đầu năm 1960, nhân viên tình báo thấy
một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh ở số 3 đường Trần Quý Cáp,
Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ,
thấy không có gì khả nghi mới bước ra.
Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt
mày và hình dáng rất gióng Dương Văn Minh, đã đến ở luôn trong nhà
Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở
đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ,
hiện đang là Thiếu tá trong bộ đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện
đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân viên tình báo biết được Dương
Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại Tá
Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn
Nhựt đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn
Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của Biệt Khu
Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương
Văn Nhựt.
Ông đã trình vụ này cho Tổng Thống Diệm,
nhưng sau khi nghe, Tổng Thống đã đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem
tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.”
Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt
Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cam-bốt và
trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: Nếu trở lại sẽ bị thanh toán.
Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng
Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân
của Tướng Minh vì ông ta “thiếu khả năng.”
Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất mãn với
ông Diệm, nên năm 1963 khi tổ chức đảo chánh ông Diệm, Mỹ đã dùng Dương
Văn Minh làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, tức chỉ huy cuộc đảo
chánh. Nhưng khi hành động, Thiếu Tá Lucien Conein chỉ để cho Dương Văn
Minh làm sát thủ, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu
và hai người chống đảo chánh là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng
Đặc Biệt, và Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, còn việc tổ chức và
điều hành quân đội đảo chánh đều đặt dưới quyền chỉ huy của hai nhân
viên CIA là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm và Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu.
Tướng Minh được trao quyền lãnh đạo chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp, sau đó bảo Tướng Khiêm làm “chỉnh lý”
ngày 30.1.1964, loại bỏ các tướng râu ria của Dương Văn Minh về tội
“thân Pháp”, đưa Tướng Nguyễn Khánh ra làm sát thủ Ngô Đình Cẩn. Nguyễn
Khánh ban hành một đạo luật hồi tố để giết Ngô Đình Cẩn. Giới luật gia phản đối vì luật này vi phạmnguyên tắc bất hồi tố (non-retroactive) của hình luật và điều 11 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng
khi Mỹ bảo thì chẳng cần luật pháp, nên Nguyễn Khánh đã cho xử bắn Ngô
Đình Cẩn. Sau đó các biến loạn đã xảy ra, Mỹ loại Nguyễn Khánh và đưa
hai tên tà lọt của CIA là Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm lên cầm
quyền tại Miền Nam cho đến ngày mất nước.
2.- BỊ DÙNG LÀM HÀNG TƯỚNG
Ngày 21.4.1975, Đại Sứ Martin đến thuyết
phục Tổng Thống Thiệu từ chức để đưa Dương Văn Minh lên đầu hàng, nhưng
ông Thiệu chẳng biết gì hết, còn hỏi ông Martin: “Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không?” Đại Sứ Martin trả lời: “Tôi không dám hứa nhưng có thể có”.
Frank Snepp cho biết sáng 20.4.1975, Đại Sứ
Mattin đã đi gặp Đại Sứ Mérillon của Pháp và xin tiếp một tay. Đại sứ
Merillon cho Tướng Minh biết ông ta đã liên lạc với phía bên kia, họ cho
biết chỉ nói chuyện với tướng Minh. Tướng Minh tưởng thật, đồng ý làm
Tổng Thống để điều đình với “phía bên kia” và thành lập một “chính phủ
hòa hợp hòa giải”. Tướng Timmes đã đến gặp Tướng Minh để thăm dò, Tướng
Minh cười và trả lời: “Vẫn còn cơ hội cho các cuộc thương thuyết…” (There
was still a chance for negotiations). Nhưng chiều 28.4.1975, lúc 17 giờ
50, sau khi nhận chức Tổng Thống, Tướng Minh đã cho người đi tìm Đại Sứ
Mérillon thì ông đã biến mất rồi!
Đến đây người Việt mới nhận ra rằng Mỹ là "siêu cộng sản"!
Tổng Thống Dương Văn Minh
Lúc 11 giờ sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng T-54 đầu tiên
của Việt Cộng tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập
một cánh cổng đã mở, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất.
Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu
lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương
Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi
bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu
kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.
Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì Trung
Tá Bùi Tùng, Chính Ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203 tới. Ông Minh thấy ông Tùng
người to cao thì lễ phép chào và nói:
- Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền.
- Trung Tá Tùng nói:
- Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện.
Ông Tùng buộc Tổng Thống Dương Văn Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Dương Văn Minh bị dẫn tới Đài Phát Thanh Sài Gòn
Bản tuyên bố đầu hàng do Chính Trị Viên Bùi Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30:
“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh,
Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng hòa hạ
vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi
tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán
hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính Phủ Cách Mạng
Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.”
Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống
chỉ 36 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa
30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc đời làm con bài thí của Mỹ
trong một thời điểm rất bi thảm.
NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ
Nhìn lại những gì mà Thủ Tướng Long Boret và
Hoàng thân Sirik Matak của nước Campuchia nhỏ bé đã làm rồi nhìn lại
hành động của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và
Tổng Thống Dương Văn Minh của nước Việt có lịch sử ngàn đời oai hùng…,
ít ai không cảm thấy đau buồn.
Người Mỹ khi rút khỏi Sài Gòn không hề thông
báo cho các viên chức cao cấp của VNCH rằng Hoa Kỳ dành cho họ quyền tỵ
nạn chính trị tại Hoa Kỳ như họ đã thông báo cho các viên chức Cộng Hòa
Khmer khi rút khỏi Phnom Penh, nên hầu hết các viên chức cao cấp VNCH
đã phải bị đi tù vì hợp tác với Mỹ. Chính quyền Ford cũng không hề “bất
ngờ và xấu hổ” về chuyện này. Mặc dầu vậy “tình hữu nghị Việt – Mỹ vẫn đời đời bền vững”.
Hoàng thân Sirik Matak đã nói với người Mỹ “không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do” và “Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ!”, trong
khi đó đa số người Việt đấu tranh vẫn tiếp tục tin tưởng rằng người Mỹ
sẽ giúp họ “giải phóng quê hương” và mỗi khi có chuyện gì bất
bình thường đi mách với Mỹ!
Đó là những bài học lịch sử đắt giá. Triết gia George Santayana (1863 – 1952) đã nhắc nhỡ chúng ta:
“Những người không thể nhớ quá
khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất
có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi
quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ.”
Ngày 28.4.2016
Lữ Giang