Sơ khảo về guồng máy Hành Chánh ở Việt Nam trước và sau năm 1975

Kết quả hình ảnh cho Sơ khảo về guồng máy Hành Chính ở Việt Nam trước và sau năm 1975
Triệu Huỳnh Võ, ĐS 6
I.     Thời Pháp Thuộc
Trước năm 1948, ba nước ở Đông Dương: Việt, Miên, Lào là thuộc địa của Pháp. Công chức cao cấp phục vụ trong guồng máy cai trị ở Đông Dương lúc bấy giờ gồm có 2 ngạch: ngạch Âu gồm Tham Biện (Administrateur des Services Civils) và Chủ Sự (Chef de Bureau des Services Civils), và ngạch Đông Dương. Ngạch Đông Dương gồm có Tham Tá (Commis).

  • Các Tham Biện của ngạch Âu được tuyển chọn, hoặc là từ sinh viên tốt nghiệp trường Pháp Quốc Hải Ngoại (Ecole de la France d’Outremer), hoặc chuyển từ ngạch Biên Tập Viên (Rédacteur des Services Civils) có bằng Cử nhân Luật hay Văn khoa, hoặc qua một kỳ thi tuyển vào ngạch Phó Tham Biện hạng 3 dành cho nhân viên đang là Phó Tham Biện hạng 1, vì ngạch Phó Tham Biện bắt đầu từ hạng1 lên đến hạng 3 là hạng cao nhất. Các Tham Biện bắt đầu bằng Phó Tham Biện,có 3 trật, rồi đi lên Chánh Tham Biện. Chánh Tham Biện, cũng co 3 trật, thường được cử giữ chức Tỉnh Trưởng, còn Phó Tham Biện giữ chức Phó Tỉnh Trưởng.
  • Các Tham Tá của ngạch Đông Dương được tuyển dụng từ các sinh viên tốt nghiệp Trường Pháp Chính Hà Nội, hoặc qua một kỳ thi chuyên nghiệp dành cho các ứng viên có bằng Tú Tài hay thơ ký có 6 năm thâm niên công vụ.
  • Các Tham Tá làm việc tại các Nha, Sở ở trung ươngĐặc biệt ở Nam Kỳ, thuộc chế độ thuộc địa nhưng cũng có hai hệ thống ngạch công chứcngạch Đông Dương và ngạch bản xứ.
  • Khi cai trị Việt Nam, người Pháp chia nước Việt Nam thành 3 vùng hành chánh: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), và Nam Kỳ (Cochinchine). Bắc và Trung Kỳ thuộc chế độ bảo hộ (protectorate), còn Nam Kỳ nằm trong chế độ thuộc địa (colony). Vì thế, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có tới hai nền hành chánh: một nền hành chánh bảo hộ do các công chức ngạch Âu hay ngạch Đông Dương phụ trách, và nền hành chánh bản xứ bao gồm các Tổng Đốc, Tuần Vũ, Tri Phủ, Tri Huyện, Án Sát, Bố Chánh vv… do Triều Đình nhà Nguyễn bổ nhiệm.
  • Giới chức ngạch Đông Dương, như đã đề cập ở phần trên, gồm các viên chức được tuyển dụng từ các sinh viên tốt nghiệp Trường Pháp Chính Hà Nội hoặc qua kỳ thi chuyên nghiệp dành cho các ứng viên có bằng Tú Tài hay thơ ký có 6 năm thâm niên công vụ. Có thể nói Trường Pháp Chính Hà Nội là tiền thân của Trường Quốc Gia Hành Chánh sau này. Trường Pháp Chính Hà Nội, thành lập ngày 15-10-1917, lúc đầu nhằm đào tạo quan lại ngạch Pháp để phục vụ trong guồng máy cai trị của Pháp ở Việt Nam về Hành chánh, Tài chánh, và Tư pháp. Học trình là 3 năm. Riêng ban Tài chánh chỉ có 2 năm. Muốn nhập học, ứng viên phải có bằng Tú Tài Pháp hay bằng Tú Tài bản xứ (Certificat de Fin d’Etudes Secondaire Franco Indigènes). Sau khi tốt nghiệp, học viên ngành Hành chánh được bổ dụng làm Tham Tá.
  • Giới chức ngạch bản xứ gồm: Huyện, có 3 trật, sau đó lên Phủ, có 3 trật, và cao nhất là Đốc Phủ Sứ, có 2 trật.Các viên chức ngạch Huyện, Phủ, Đốc Phủ nầy thường chỉ nắm giữ được các chức vụ như Quận Trưởng ở địa phương, hoặc chỉ huy các Nha Sở ở trung ương.Các chức vụ Tỉnh Trưởng hay Phó Tỉnh Trưởng do các nhân viên ngạch Âu đảm trách (Tham Biện và Phó Tham Biện)
  • Ngạch Huyện được bổ nhiệm qua một kỳ thi tuyển, hoặc từ các thơ ký hành chánh có bằng Tú Tài, hoặc thơ ký có 6 năm thâm niên công vụ, hoặc từ các sinh viên tốt nghiệp Trường Pháp Chính Hà Nội, hay có bằng Cử nhân Luật hoặc Văn khoa…