Nguyễn
Quang
Đất nước
thống nhất
người miền
Nam
chạy khỏi quê hương
Art Longa Vita Brevis – cuộc đời quả là ngắn, nghệ thuật
mới lâu dài. Ở đây người dân trước bạo tàn, đánh không lại chỉ còn biết chạy và
chạy như có lời ‘dĩ đào vi thượng sách’, nghệ thuật cao nhất đó là chạy thoát
được ách cai trị của Cộng sản.
Xin trở
lại: rạng sáng Ngày 30 tháng 4, quân cộng sản tiến vào Sài Gòn, vẫn còn gặp vài
ổ kháng cự lẻ tẻ. Xe tăng cộng sản hung hăng ủi sập cổng Dinh Độc Lập để quân
đội tiến vào. Dương Văn Minh không còn con đường nào khác, ra đón tiếp quân
“giải phóng” và sau đó xin bàn giao chính quyền. Viên Đại Tá chỉ huy quân cộng
sản lúc đó quát vào mặt Dương Văn minh "Các Anh còn cái gì nữa vào lúc này
mà đòi bàn giao ? Chỉ có chấp nhận đầu hàng vô điều kiện mà thôi! "Đại Tá
cộng sản Bùi Tín đã bỏ đi Pháp, lúc đó đóng vai Chính Ủy bên cạnh viên Đại Tá
Bùi Tùng Chỉ huy quân giải phóng, vào Dinh Độc Lập. Bùi Tín khôn ngoan, nhỏ nhẹ
hơn nên nói "Chúng tôi chấp nhận việc đầu hàng của các Ông. Các Ông không
có chi phải sợ cả. Người Mỹ là kẻ xâm lăng đã bị đánh bại. Nếu các bạn là những
người yêu nước thì hãy coi giờ phút này là niềm vui chung của dân tộc, và trên
đất nước của chúng ta, chiến tranh đã chấm dứt!". Buổi sáng hôm đó, cộng
sản bắt Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trước quân cộng sản.
Thiện Nam
bây giờ đã là một giáo viên, như mọi người miền Nam khác trong thấp thỏm lo âu,
gọi là cách mạng nhưng không thấy có gì là đổi mới theo chiều hướng văn minh
hơn, thấy dáng vẻ bề ngoài của ‘những nhà cách mạng’ từ thấp tới cao trông nhớn
nhác, những con người không phải từ thời đồ đá nhưng phát ra sự khoa đại với
đầy nhựa nhớt kéo thành sợi mất vệ sinh trên cái miệng, có lẽ như Mao không cần
phải đánh răng mỗi sáng vì đã có những nụ hôn từ các nữ đồng chí hộ lý sẽ rửa
sạch miệng lưỡi… lại đứng đâu gãi đó, một thứ hình ảnh không mang tính thuyết
phục tí nào. Khi ngang qua Sứ Quán Anh tại trung tâm Sài Gòn, ai cũng thấy quần
áo lót đen đỏ phơi đầy trên hành lang của Tòa sảnh. Riêng tại địa phương với
những vụ hành quyết trả thù thật man rợ, đúng là loại ‘vượn người’ đang chuyển
biến thế giới, nên chúng không có trái tim người.
Chiến tranh đã chấm dứt, đất nước đã thống nhất nhưng dân
chúng miền Nam không vui mừng, sung sướng, hạnh phúc mà lại xô nhau chạy đi mọi
ngả, tìm cách thoát chạy khỏi chính quê hương, đất nước của mình để tránh họa
cộng sản, bất kể mọi gian nguy, bị chết chóc, cướp bóc, hải tặc hãm hiếp, quăng
xác xuống biển… Chính quyền mới truy lùng, tiêu diệt, bắt bớ những kẻ đã phục
vụ cho chế độ cũ, các nhân vật đảng phái chính trị, tống họ vào những trại tập
trung cải tạo ở các vùng rừng núi âm u, hiểm hóc, cách biệt hẳn với xã hội loài
người tận mãi những vùng Thượng Du Bắc Việt.
Cán bộ cộng sản từ lớn đến nhỏ, ngơ ngác nhìn Sài Gòn vẫn
còn đó hình bóng của sự xa hoa tráng lệ, so với “thiên đàng ngụy tín Bắc Bộ”.
Họ thi nhau vơ vét tài sản của kẻ bỏ chạy, của nhân dân Miền Nam đem về Bắc như những chiến lợi
phẩm sau khi chiến thắng. Sau này, có cơ hội tiếp xúc với người thân ở Bắc Việt
Nam, từng giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền cộng sản thời gian
này, các gia đình ở miền Nam được biết mật lệnh của cộng sản Hà Nội lúc đó có
những điểm rất kinh khủng: bắt nhốt hết mọi kẻ có khả năng chống cự, nổi dậy
sau này, tịch thâu mọi loại vũ khí có tầm sát hại tập thể hay cá nhân, khi có
dấu hiệu hay mầm mống biến động thì tất cả những kẻ ít nguy hiểm nhất cũng phải
tập trung cải tạo, nên khi Trung Cộng tràn vào đánh phá 6 Tỉnh miền Bắc Việt
Nam 27 tháng 2 – 1979 để “dạy cho cộng sản Hà Nội một bài học” liền ngay ngày hôm
sau, tất cả mọi sĩ quan đã giải ngũ, không đi cải tạo sau 30 – 4 – 1975, cũng
phải vào các trại cải tạo theo lệnh tái tập trung, cán bộ, nhất là công an phải
tìm cách dụ dỗ vợ con, làm áp lực để phá tan các gia đình sĩ quan đã đi cải tạo
để lấy hết, vét hết, không cho lực lượng sĩ quan khi trở về, còn có thể làm chi
được nữa, chỉ còn lo miếng cơm ăn cũng không nổi! Một chính sách muôn đời với
những người Cộng sản ‘bần cùng hóa nhân dân’.
Các hãng thông tấn ngày đêm phát đi tin tức từ những cuộc
đào thoát, những chuyến tàu mong manh mà thân phận con người dễ làm mồi cho cá
trên Biển Đông. Cả nước ai cũng muốn đào thoát như lời của một thuyền nhân sống
sót được phỏng vấn ‘đến cái trụ đèn cũng muốn ra đi’.
Một bài học của lịch sử từ Việt Nam, chiến tranh đã cướp
đi bao sinh mệnh của nhiều người vào thời hòa bình gần bằng với số phận của bao
người đã khuất trong chiến tranh, có lẽ đó là sự xoay vần của con Tạo trong hận
thù chồng chất giữa người với người, gọi là ‘làm cho cho lụy cho tàn cho cân’.
* Trích từ tác phẩm Chiến
Tranh & Hòa Bình Việt Nam.
Chương 53. Tập I.
***