Xuống đường là yêu nước !
Cùng các bạn sinh viên!
Dân chủ là thuộc về nhân dân!
Giới trẻ không thích bất cứ chế độ bạo tàn!
Nhân dân muốn thay đổi!
Dân chủ là xuống đường!
Khát vọng dân chủ của các công dân chính là xác lập các quyền cơ bản của con người được tôn trọng qua xã hội dân sự về tính độc lập – tự do quyết định không làm phương hại đến người khác, nếu không nó chỉ là thứ dân chủ giả hiệu, con người bắt đầu có tự do khi tôi cầm một lá cờ, một bảng hiệu để phát biểu: Tôi có nhu cầu…Tôi muốn….Đó là cách thức thể hiện tự do của mình đồng thời thể chế dân chủ đích thực khởi đầu.
Khát vọng thường khiến con người hành động vượt quá khả năng hiểu biết của mình, dân chủ vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính giáo dục. Con người sinh ra theo Rousseau "đã có tự do" bẫm sinh và trong sự tiến hóa của đồng loại con người thụ bẫm tri thức để từ cái tính hoang dã trong mỗi cá nhân ngày càng ‘tự do đến tự chủ’ – theo định nghĩa văn minh là biết kiềm chế tự chủ.(1)
Như vậy sự phát triển của con người không trái với quy luật tự nhiên theo nghĩa tích cực về sự thụ bẫm các chân lý cổ xưa như một sự kiện toàn ngày càng giúp con người đến viên mãn toàn diện, thật vậy càng học hỏi con người càng nhận ra sự giới hạn khả năng nhận thức của mình. Kant đã đặt lên vấn đề ‘Tôi có thể hiểu biết đến đâu? Sự giới hạn khả năng nhận thức của con người qua tác phẩm Phê bình lý trí thuần túy. Con người đã liều mạng trong hành động vì tưởng rằng mình có quyền năng vô hạn, do đó mà đánh mất tự chủ đến vong thân. Con người không có tự chủ thì dù có cảm nghiệm rằng đang tự do, vẫn không có tự do đích thực trong thực tế. (2)
Tự do bẫm sinh qua ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ, con người không còn hành động theo cảm năng nhưng dưới sự soi sáng của lý trí. Sự thôi thúc bên trong các cá nhân để tồn tại và phát triển tạo nên động lực phát triển như cửa ngỏ con người khám phá tự do hầu chu toàn bổn phận đối với chính mình và cộng đồng, đó là sự đấu tranh của con người văn minh – tự chủ. Nó sẽ là viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền dân chủ - con người tiến đến việc điều hành cuộc sống chính mình và cộng đồng qua sự hình thành những tổ chức tự nguyện của xã hội dân sự.
Như vậy câu hỏi được đặt ra, các quốc gia chậm tiến hay các nước văn minh cần dân chủ hơn? Rõ ràng có thể khẳng định các nước chậm phát triển cần xây dựng một nền dân chủ hơn vì hơn ai hết chung tay vỗ nên kêu ‘nhân loại khôn hơn mỗi người’, như vậy dân chủ không chỉ tạo sự thăng hoa tinh thần nhưng còn là một nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển. Chỉ có tự do của các công dân mới có thể giúp cá nhân phát triển toàn diện: con người thăng hoa, có năng lực, hứng thú đến sáng tạo.(3)
Như vậy xây dựng dân chủ chính là phương thức quan trọng nhất để đưa các dân tộc đến phát triển!
Nhưng trải qua lịch sử muốn có được dân chủ không phải là điều đơn giản, hầu hết chỉ là những sự lừa bịp qua sự nhân danh như nêu trong hiến pháp vài câu dân chủ, thậm chí khẩu hiệu giăng đầy đường nhưng thực tế thường hoàn toàn trái ngược. Nên muốn có dân chủ thật sự phải qua một cuộc cách mạng giáo dục nhân quyền sâu rộng đối với mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia chậm phát triển.
Quan niệm về dân chủ cũng như hạnh phúc cùng khoái lạc đều tùy theo nhận định của các trường phái khác nhau, nhưng dân chủ mang tính phổ quát qua những quyền cơ bản được công nhận trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Thật vậy ngay từ những ngày đầu tiên của Cách Mạng Pháp với những tiêu chuẩn về quyền con người đã được nêu lên và ngày càng hoàn thiện theo nhu cầu thiết yếu của con người.
Tất yếu dân chủ không thể là một sự ngã lòng theo một khuynh hướng này nọ cho phù hợp với sự tuyên truyền của một đảng phái chính trị, tất cả những sự pha trộn nào đó nhằm phục vụ cho quyền lợi bè nhóm đảng phái đều phản dân chủ. Con người được xem như đối tượng quan trọng nhất cùng mục tiêu của việc xây dựng một nền dân chủ phổ quát chứ không vì các chiêu bài dân chủ mỵ dân.
Ngày
nay có thể nói được rằng giáo dục nhân quyền chính là công việc vô cùng
thiết yếu để có thể tiến tới một quốc gia phát triển trên nền tảng
những giá trị đạo đức phổ quát đến một thế giới hình thành trên phương
cách dân chủ phổ quát.
Đại Học Nhân Quyền Việt Nam chính là cái nôi phổ biến lý thuyết và rèn luyện phương cách thực hiện nền dân chủ phổ quát, đây là công việc trường kỳ của người dân Việt, không chỉ với chế độ bạo tàn hôm nay và còn mãi về sau vì con người vẫn luôn đầy những dục vọng khả giác và trên nền tảng phổ biến các quyền cơ bản của con người hầu cùng nhận ra nhau trong bộ mặt con người qua xã hội dân sự chỉ có được trong thực thi dân chủ phổ quát.
Như vậy không một quốc gia nào có thể từ chối hay trì hoãn việc thực hiện thể chế dân chủ phổ quát với bất cứ biện minh nào, tất cả mọi lý do chỉ là thứ ngụy biện để duy trì quyền lợi bè nhóm mà vốn chế độ bạo tàn nào cũng xem ‘trí thức không bằng cục phân’ và nhân dân như cỏ rác! (4)
Dân chủ là dấn thân đòi hỏi cho bằng được các quyền cơ bản phổ quát khi sinh ra làm người, ngay cả mang lại bộ mặt thật cho các bạo chúa trở lại làm người!
Tự do vừa là quyền vừa là động lực, nhưng để tự do hành thiện theo bẫm sinh ‘Nhân chi sơ tính bản thiện’ trong một vườn địa đàng nhiều trái cấm và đầy sự cám dỗ tội lỗi, vai trò của Nhà nước Tự nhiên cũng như Nhà nước có tổ chức phải cùng các tổ chức xã hội dân sự giáo dục năng lực làm chủ của người dân. Tất cả các nhà lãnh đạo quốc gia, những lãnh tụ các tôn giáo cũng là các công dân và cần được giáo dục nhiều hơn hầu tránh xảy ra những công dân bất bình thường trong xã hội lên ngôi vua trong số các vua! (5) (6)
Giáo
dục dân chủ trong dân chính là giáo dục mỗi cá nhân nhận thức khả năng
hiểu biết của tôi đến đâu? Tôi có thể làm gì? Và từ đó tôi có quyền hy
vọng những gì? Hay hậu quả sẽ toàn thất vọng vì tôi không có hiểu biết
thật sự gì hết nhưng ‘chó ngáp phải ruồi’ được ngồi vào những vị thế cao ngất trong xã hội rồi đưa đến những nghị quyết, quyết định chết người?!
Giáo dục nhân quyền chính là giúp cá nhân hiểu biết các quyền con người để sống xứng đáng với các quyền ấy và tạo ra giá trị nhân phẩm cho chính mình đồng thời đóng góp các giá trị ấy cùng cộng đồng xã hội. Con người vào thời nguyên thủy với Nhà nước tự nhiên vẫn sống tốt đẹp – không trường học, không nhà tù, không có những vòng kẽm gai bao quanh công sở, không có công an chìm nổi…Và con người sống hạnh phúc cho đến khi hình thành Nhà nước tổ chức, con người vừa được thăng hoa qua tổ chức văn minh của nhân loại nhưng đồng thời lại trở thành nạn nhân của cơ cấu tổ chức, theo dòng lịch sử hầu hết các tổ chức nhà nước trở thành thứ thống trị của bè nhóm đảng phái qua danh từ thời thượng maphia nhiều hơn!
Khát vọng dân chủ trở thành bức thiết vào mỗi thời đại vì con người không chỉ có có nhu cầu được sinh tồn mà còn được hưởng hạnh phúc. Nhân quyền không còn là tri thức hàn lâm hay phổ cập dưới dạng kiến thức phổ thông, nhưng từ đây trở thành khát vọng chân chính của mọi người không chỉ trên bình diện cá nhân với nhân vị tự do nhưng trên bình diện quốc gia tạo được Nhân Cách Quốc Gia cho Dân tộc ấy!
Đối thoại và tôn trọng lẫn nhau như thước đo về sự phát triển dân chủ, nghĩa là từ sự độc quyền toàn trị, nhà nước trả lại thẩm quyền cho người dân quyền làm người, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Dân quyền và nhân quyền được tôn trọng trở thành mối dây tương quan giữa Nhà nước pháp trị và các tổ chức thuộc xã hội dân sự. Quyền con người cũng không dừng lại ở đây qua việc thực thi một số quyền thuộc lãnh vực chính trị đơn giản. Nhân quyền chính là nâng phẩm giá con người lên trong tương quan hạnh phúc với tha nhân. Do đó xã hội ngày càng phát triển đồng thời các quyền tự do dân chủ cần phải được cập nhật và phổ biến hàng ngày để con người có thể sống hạnh phúc hơn.
Con người tự do là con người hành động theo lẽ phải, theo tiếng nói lương tâm, chi phối bởi những ‘những luật tự thân’, ‘Văn hóa chính là những gì còn lại sau khi quên tất cả’ – Văn hóa điều khiển hành vi con người. Một hệ thống chính trị lý tưởng, đó là hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và cổ xúy các công dân ý thức đến quyền và trách nhiệm của các công dân. Vai trò của nhà nước chỉ là công việc điều hành xã hội về mặt hành chánh trong yếu tính điều tiết sinh hoạt quốc dân hầu mang lại sự quân bình toàn xã hội.
Nhà nước không phải là tổ chức công cụ của một đảng phái độc quyền hướng dẫn chính trị, nhất là phục vụ cho những mục tiêu chính trị quyền lợi tạm thời! Không ai chống lại những nhà lãnh đạo tài ba cầm trên tay cây gậy dẫn đường, nhưng mọi người sẽ phản kháng lại sự độc quyền chính trị và cho rằng cây gậy kia là cây trượng tốt nhất!
Không ai có kinh nghiệm về tương lai, nhưng qua những bài học lịch sử con người có thể đặt nền để kỳ vọng về tương lai, chính khoa tương lai học như một phương pháp hướng dẫn chính trị trong khát vọng dân chủ của con người trên bình diện tư tưởng và ngoài xã hội thể hiện qua những cuộc biểu tình như một thái độ dấn thân có ý thức của con người hướng về tương lai một cách tích cực.
Một xã hội tôn trọng quyền con người chính là tăng cường bảo vệ sự bày tỏ ý kiến của các công dân trong trật tự, những cuộc xuống đường chính là thái độ tích cực của các công dân muốn cộng đồng ngày càng phát triển tốt hơn. Đây chính là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển khi tất cả chúng ta đều muốn thay đổi vì lý do đơn giản không ai trong chúng ta còn thích các chế độ độc tài trong đó có Cộng sản!
Hãy dấn thân hỡi các bạn sinh viên!
Dấn thân vì Công lý và hòa bình là xuống đường!
Giám đốc VNQVN
Nguyễn Quang
o Jean-Jacques Rousseau, sinh: 28 tháng 6, 1712 (Geneva, Thụy Sĩ). Mất: 2 tháng 7, 1778 (Ermenonville,Pháp)
- KANT (1724-1804).Critique of Pure Reason (Phê bình lí trí thuần túy, 1781).
- ‘Nhân loại khôn hơn mỗi người’. Trích từ tác phẩm The Lessons of History, Bài Học Lịch Sử của Ông Bà Will Durant.
- Tư tưởng của Mao Trạch Đông.
- Theo Mạnh Tử thì “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”.
- Vườn Địa Đàng, câu chuyện Kinh Thánh Cựu Ước.
***