Kế hoạch tổ chức xây dựng đại học quốc tế

Đỗ Hữu Nghiêm

Đề nghị
một kế hoạch tổ chức xây dựng
đại học quốc tế đa năng đa dụng hiện nay
 ở Việt Nam

Tôi mạo muội đề nghị một phương án làm việc thiết thực cho một nền đại học Việt Nam dựa vào mấy nguồn kinh nghiệm nghiên cứu quan sát và làm việc thực tế chính yếu:

Nguồn Học Hỏi Và Kinh Nghiệm Làm Việc Thực Tế


I/ The past activities, research work, and teaching in the two educational higher studies organisms: The Buddhist Vạn Hạnh University and the Catholic University of Dalat [Quá khứ những ngày làm việc giảng dậy thực tế tại hại cơ sở giáo dục tư thục: Viện Đại Học Vạn Hạnh (1969-1971) và Đà Lạt (1971-1975) tại Việt Nam]

II/ The working time period from 1978 to 1999 with the Historical Studies Department, Institute of Social Sciences in Sàigon [Thời gian làm việc với Ban Sử Học trong Viện Khoa Học Xã Hội tại Sàigòn, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Khoa Học Nhân Văn và Xã Hội Việt Nam]

III/. Kinh nghiệm giảng dậy tại Trường Khoa Học Nhân Văn và Xã Hội Viện Đại Học Sàigòn cho một số sinh viên Mỹ trong Chương Trình Cultural Exchange 1989-1993 [Ethnological teachings to some American Students in 1989-1993 Cultural Exchange through the School of Humanities and Social Sciences, Saigon University]

IV/ Trong thời gian ấy, kinh nghiệm quan sát và hợp tác nghiên cứu thực địa quốc tế [Experiences drawn from the observations and field studies in various research organizations]

1) Dân Tộc Học và tại Khoa Dân Tộc Học (Giáo Sư Kyung Soo Chun) Viện Đại Học Quốc Gia Hán Thánh (1993-1994) [Ethnological field studies in Đồng Tâm Village Mỹ Tho and contacts with Ethnology Department ( Professor Kyung Soo Chun, in the University of Seoul South Korea]

2) Làm việc với hai cơ quan tại Singapore: Học Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á và Viện Đại Học Quốc Gia tại Singapore (1995) [Cooperation and discussion tour with the two Singaporian organisms: Intitute of Southeast Asian Studies (ISEAS) và National University of Singapore (NUS)]

3) Hội Nghị Quốc Tế tổ chức tại Bangkok, Thái Lan năm 1995 về chủ đề “Các Nước Việt Nam, Lào. Kampuchia có thể có một cuộc cải cách không theo kiểu xã hội chủ nghĩa được không?” do Hội Đồng Kitôgiáo Á Châu tại Hồng Kông chủ trì và đài thọ.

Hội Nghị Quốc Tế Hội Các Nhà sử Học Á Châu tại Viện Đại Học Quốc Gia Chulalongkorn tại Bangkok, Thái Lan (1996) [University of Chulalongkorn in Bangkok: Conference organized by International Association of Asian Historians]

4) Nghiên cứu làm luận án tiến sĩ (Giáo Sư Li Tana và Giáo Sư) tại Viện Đại Học Wollongong, Trường Nhân Văn và Sử Học (1997-1998) [Ph. D. Studies (Professor Li Tana), School of Arts and History, University of Wollongong, Wollongong, NSW Australia)]

5) Thời gian nghiên cứu thực địa tại lãnh thổ Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam (từ vùng Phan Rang qua Đơn Dương, Di Linh, Lâm Đồng đến Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum (1998-1999) [Time of field studies in Central Highlands of Vietnam among the ethnic minorities, from Phan Rang area to Đơn Dương, Djiring, Lân Đồng to Ban Me Thuột, Pleiku and Kontum areas]

6) Thời gian thuyết trình thảo luận (Giáo Sư Masaya Shiraishi) tại Trường Nghiên Cứu Vùng Thái Bình Dương, Viện Đại Học Nhật Bản Waseda, tại Khoa Luật Học Viện Đại Học Kobe (Kobe, Nhật Bản, 1999). [Conferences and discussion (Professor Masaya Shiraichi), The Higher Studies School of Pacific Affairs, The Waseda University on Tokyo, and the Kobe Gakuin, Department of Law (professor Hirouki Tanaguchi) in Kobe, (1999)]

7) Những chuyến tham khoa học thực địa đến một số nhóm dân tộc thiều số quang vùng Santiago, Isabela, Philippines năm 2001-2002
[Field scientific visit trips and to some Filippino ethnic minorities, like th Ifugao around Santiago City, Isabela Province, Northern Philippines in 2001-2002.]

8) Tham quan nghiên cứu đến một số đại học và trường cao đẳng tại nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ [Research and visit tours to various universities and colleges in some states in the U.S.A., 2003-2008]

Tổ Chức Một Đại Học Tầm Cỡ Quốc Tế

Kết quả nhận thức được đúc kết để hình thành quá trình tổ chức một Viện Đại Học Việt Nam qua kinh nghiệm nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và quan sát là:

Mục Tiêu Giáo Dục: Đào Tạo Con Người Toàn Diện

Mục tiêu giáo dục có tính cách toàn diện nhằm phát triển nhân cách và đáp ứng tối các nhu cầu giáo dục truyền thống: trí dục, thế dục và đạo đức nhân bản. Nền giáo dục cần tự do khai phóng, tự lập, phi chính trị, dân tộc, nhân bản và thực tiễn so với một xã hội tiến bộ, cộng đoàn công dân bình đẳng, dân chủ, nhân quyển, hài hòa, tương kính, phán đoán và hành động lành mạnh

Con người phát triển nhân tính toàn diện, thường đa năng, có phán đoán ứng xử kịp thời tối ưu uyển chuyển trước mọi tình huống xã hội giao hòa chuyên môn nhưng liên ngành để yểm trợ và học hỏi nhau

Giáo trình

Chủ đề giáo trình cần thể hiện kiến thức tổng hợp, thức tiễn, cập nhật hóa và đa dạng liên ngành, có đối chiếu từ những nguồn thông tin cổ điển có giá trị là sách vở, báo chí, và các đang tài liệu khác nhau còn lưu trữ trong các bảo tàng thư viện, hay tìm kiếm thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm. Ngoài ra còn các nguồn tài liệu trực tuyến (on line) mà ngày nay người ta có thể tìm tòi và thu thập lại trên mạng lưới điện toán không gian toàn cầu ở thời đại điện tử và kỹ thuật vệ tinh truyền dữ liệu không gian.
Các học giả ngày này cần nhận thức sở đoàn và sở trường của nguồn lưu trữ vô hình như hữu thực và phong phú đa dạng trong các websites không gian. Từ đó có thể làm luận án nghiên cứu bằng những nguồn tư liệu phong phú hữu thực vô hình, nhanh chóng trong không gian. Ngoài các phương pháp nghiên cứu cổ điển nay người ta có thêm và cần đến những nguồn tài liệu và kiến thức được truyền tải trong không gian trên khắp thế giới bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, ký hiện hình ảnh, âm thanh, chữ viết thuyết phục.

Nhân sự

Đại Học ngày nay cần nhiều giáo sư thực thụ song song với thực tài, cởi mở, khai phóng, có tinh thần phục vụ con người bất kể màu da, đảng phái, chủng tộc, chính kiến tôn giáo, chủ nghĩa, có nhiều sáng kiến thích hợp, có đạo đức nhân bản, không câu chấp vào tôn giáo. Công cụ điện toán vi tính đi liến với cách làm việc và giảng dậy của như tiếp thu, chia sẻ kiến thức và các thành qua học hỏi nghiên cứu
Để giảng dậy, thường chỉ nên nhận những người có thực tài đạo đức nhân bản, đi đôi với bằng cấp cần thiết hữu dụng để bảo đảm uy tín, chất lượng giáo dục đại học, mặc dù thực tài và đạo đức là chính yếu, người ta vẫn cần kiến thức kiến văn và tinh thần học hỏi hơn là người có văn bằng bên ngoài mà không có khả năng phán đoán và thực tài và đam mê nghiên cứu học hỏi.
Trong một số trường hợp đặc biệt cần thiết, thì thực tài và đạo đức là cần thiết hơn cả văn bằng.
Nhân sự đại học gồm ba loại: nhân viên giảng huấn, nhân viên hành chính, nhận viên tạp vụ.

Học thuật giảng dậy kết hợp với nghiên cứu, thực tập, thí nghiệm và cập nhật hóa kiến thức cần thiết. Để chứng minh điều đó, chính mỗi giáo sư giảng dậy cần có giáo trình cập nhật từng năm với những kiến thức mới. Những kiến thức này rút ra từ những nghiên cứu của bản thân người giảng dậy và những thực tập của sinh viên và những nguồn khác. Như thế, việc thiết lập hay liên kết với các cơ quan hay bộ phận nghiên cứu là một nhu cầu không thể thiếu.


Chế độ và nội dung học và thi cử theo chuẩn mực bình đẳng công khai

Tất cả những điều này sẽ được chấn chỉnh sửa đổi theo thực tế tự trị dân chủ của trường học. Hội Đồng quản trị liên hợp của Nhà Trường và sinh viên sẽ quyết định vì lợi ích cao nhất của học vấn, có tham khảo giáo trình của nhiều trường tiên tiến tổng hợp ở nhiều nước khác nhau

Tài chính

Một hay nhiều tổ chức đứng bảo trợ tài chính hợp pháp để đáp ứng các chi phí cho các loại nhân viên cùng tổ chức sinh hoạt học thuật của từng cơ quan trong viện Đại Học và các bộ phận phục vụ, như giao tế, ăn uống, in ấn, lưu trú, kiện toàn thêm các cơ sở cần thiết mới theo từng thời gian. Quốc gia trợ cấp tài chính thích hợp là chuyện cần thiết đương nhiên theo một tỷ lệ quốc sách xứng đáng và công khai.

Các tiện ích quản lý phục vụ việc học tập

Sinh hoạt đại học của nhân viên và sinh viên cần được tổ chức chu đáo đáp ứng mọi nhu cầu của mọi người: máy ngân hàng tự động với các loại thẻ tín dụng cho từng giới nhân sự và sinh viên, làm các dịch vụ một ngân hàng tín dụng phổ thông tức thời theo nhu cầu của người sở hữu cùng với các máy tự động mua thức ăn và thức uống tại những nơi cần thiết như hội trường, thư viện, phòng vật tư văn phòng, với máy photocopier xử dụng tự do theo nhu cầu.
Tổ chức hướng dẫn sẵn sàng cho từng loại nhân sự và sinh viên biết các xử dụng máy điện toàn, máy in, máy phocopier, làm việc tại văn phòng vào thời giờ làm việc, các công dụng từng cơ sở của nhà trường, bãi đậu xe, bậc hay dốc lên xuống cho từng loại xe xe cộ có thể tới cơ quan phục vụ hay lớp học hội trường
Các kiến trúc cơ sở của mỗi bộ phận đều có tiện nghi cho người bình thường cũng như người có dị tật để phục vụ tối đa con người tại quầy sách vở, chỗ trả mượn sách vở tài liệu và các máy móc chụp, chiếu phim, quầy thực phẩm, nhà ăn, phòng vệ sinh, phòng tắm rửa, chỗ may mặc, quầy dụng cụ văn phòng, chỗ giải trí, nơi giới thiệu việc làm, phòng thí nghiệm khoa học hay ngoại ngữ
Trong các phòng nghiên cứu và các bộ phận liên hệ cần có các máy vi tính và điện thoại, liên lạc với thư viện, các bộ phận cấn thiết, các nhân vật
Chuẩn bị thực tập nghiên cứu cho sinh viên qua hệ thống liên kết với các nhà bảo tàng, viện đại học, học viện, nhà máy, công ty, hồ tắm, công ty xe hơi, hỏa xa, máy bay.

Trao đổi hỗ tương nghiên cứu, giảng dậy, học thuật và văn hóa giữa các đại học trong và ngoài nước.

Mở các khóa hội thảo về kinh nghiệm tổ chức và sinh hoạt đại học

Tạp Chí Nghiên cứu đại học tổng quát liên và chuyên ngành
kết hợp với nhà xuất bản nhà in đại học

Thường huấn hay tổ chức nâng cấp mở rộng cập nhật hóa kiến thức cho nhân viên và sinh viên.

Lập và cấp phát các giải thưởng đại học xuất sắc cho nhân viên và sinh viên do Hội Đồng liên ngành mở ra hắng năm

Tổ chức hợp tác tài trợ các cuộc thăm viếng nghiên cứu đại học có hướng dẫn

Chuyển Ngữ Thống Nhất trong mọi hoạt động Khoa Học: Anh ngữ, Pháp ngữ. Ai có nhiều hơn hai ngôn ngữ này, càng tốt và nên khuyến khích.

            Một hay nhiều cơ sở phức hợp đa năng (vừa học, vừa chơi, giải trí và lưu trú, ăn uống, nhu cầu tôn giáo) nên được thiết lập cho sinh viên, không kể những thư viện, viện bảo tàng hay phòng thí nghiệm chuyên biệt cho mỗi ngành học thuật chuyên sâu của sinh viên. Như vậy một khuôn viên rộng thoáng và yên tĩnh là thích hợp và nên được chọn lựa cho việc thực thi một dự án kế hoạch cải cách giáo dục

Những Thực Tế Để Tham Chiếu
           
I. Kinh Nghiệm Về Một Phương Pháp Làm Việc Quá Khứ ở Một Viện Đại Học

MỘT KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ TRONG KÝ ỨC MÙ SƯƠNG ĐÀ LẠT

Khi bạn Trần Văn Cảnh đề nghị tôi viết một bài về Viện Đại Học Đà Lạt đóng góp vào Đặc San Thụ Nhân Viện Đại Học Đà Lạt 2007. Đây là công trình do một số anh chị em cựu giáo sư và sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt ở Pháp và nhiều nước châu Âu khởi xướng thực hiện. Trong ký ức tôi, chen chúc không biết bao kỷ niệm thật phong phú, mà tôi cảm thấy lúng túng, không biết nên bắt đầu từ đâu, chọn lựa thế nào.
Xin cám ơn các anh chị em đã tạo điều kiện cho tôi chia sẻ với mọi người trong Đặc San Thụ Nhân 2007 này.
Chỉ mấy năm phù du sống ở nơi làm việc cuối cùng có một ý nghĩa tích cực trong cuộc đời tôi, và lạ thay, lại là thời gian cao điểm cuộc đời của nhiều người dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975). Những năm đó tập trung vẻ tinh túy cao đẹp nhất mà tôi có được trong suốt cuộc đời. Giờ đây tôi có dịp nhận thức nhiều ưu khuyết nhược điểm trong thời gian quá khứ đó của mọi người trong cuộc, khi tuổi đã về chiều.
Nên quên đi và bỏ qua đi với tâm hồn tha thứ quảng đại, sau khi hiểu biết và trải qua nhiều kinh nghiệm cay đắng, những vấp váp ấu trĩ khó tránh của mỗi con người có thể có, khi va chạm các cá tính, các quyền lợi, nhận thức, giáo dục, tuổi tác, địa vị và xu hướng khác nhau. Môi trường xã hội trí thức chật hẹp ấy diễn ra hằng ngày trong khuôn viên tuy đầy thơ mộng, nơi chốn cao nguyên lộng gió yêu kiều lạnh mát.
Điều tôi muốn viết chính là Tinh Thần Đại Học trong nghiên cứu học hỏi về văn hóa cụ thể tại vùng Đà Lạt, khi cộng tác giũa anh chị em sinh viên và giáo sư, giữa những tâm hồn còn trẻ trung, đầy nhiệt huyết, hy sinh xả thân, đầy quảng đại trong đại dương kiến thức và ước mơ bao la. Tôi chia sẻ kinh nghiệm cá nhân với mọi người, như một di sản quí báu và mong nó lưu lại trong tâm khảm chúng ta, nhất là trong ký ức của những bạn trẻ, tương lai của đất nước thân yêu của chúng ta.

Công Việc Và Những Trách Nhiệm Ban Đầu

Khi mới được biệt phái với tính cách giáo chức quân nhân, từ trường trung học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định, về làm việc tại Viện Đại Đà Lạt trong nhiệm vụ giảng dậy tại trường Văn Khoa, lần lượt từ niên học 1972-1973 cho đến trước 30/4/1975, tôi được Ban Lịch sử của Trường Văn Khoa và về sau Ban Văn Minh của Trường Chính Trị Kinh Doanh chỉ định phụ trách, nếu tôi không nhớ sai, ba bộ môn chính sau đây:

A. Lịch Sử Việt Nam

1. Lịch Sử Cổ Đại Việt Nam

Cổ Sử Việt Nam Thời Khai Nguyên: Tiền Sử, Thời Văn Lang Hùng Vương,

2. Lịch Sử Cận Hiện Đại

Lịch sử Nội Chiến Việt Nam: thời Lê Trịnh Nguyễn Phân Tranh (1500-1771)
Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn (1772-1802)
Lịch sử Việt Nam thời Nguyễn (1802-1945)

3. Lịch sử Văn Minh Việt Nam.

Sơ Lược Những Vấn Đề Lịch Sử Văn Hóa Văn Minh Việt Nam
Tín ngưỡng trong Văn Minh Việt Nam

B. Lịch Sử Thế Giới

Lịch sử Á Đông Cận Hiện Đại: Trung Hoa Cận Hiện Đại và Cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc (1950-1970)

Lịch Sử Châu Âu Thời Phục Hưng (Thế Kỷ XIII-XVI)

Cái khó khăn đối với tôi, chính là phải biên soạn các giáo trình từ khởi đầu, trong tất cả các bộ môn được chỉ định phụ trách. Làm sao có thể thực hiện một chương trình có vẻ ôm đồm quán xuyến như thế, trong lúc kinh nghiệm giảng dậy và làm việc với môi trường mới này chưa có. Cho dù, tôi đã thực tế giảng dậy trung học từ 1961, chập chững học tập từ Trường Văn Khoa Viện Đại Học Sài Gòn. Cho dù tôi đã học tập được một số kinh nghiệm làm việc ở Viện Đại Học Vạn Hạnh niên khóa 1969-70.
Đấy là chưa kể hai niên khóa 1958-59 và 1959-60, tôi đã học tập hai năm triết học ở Đại Chủng Viện Xuân Bích Thị Nghè Gia Định, vả thời gian làm thỉnh sinh và vào Nhà Tập Dòng Tên ở Thủ Đức năm 1960. Đặc biệt là tôi được thụ huấn với hai Linh Mục Giáo Sư Vincent Corpet (Khổng Tiến Xuân) và Trần Thái Đỉnh.
Từ 1958-59, GS Vincent Corpet đã tạo điều kiện cho tôi góp phần soàn thảo giáo trình “Tư Tưởng của Karl Marx, Engels và Feuerbach” cho các đại chủng sinh ban Triết học. Đây là bản toát lược cuốn “La Pensée de Karl Marx” của Jean Calvez biên soạn, một Linh Mục Dòng Tên, do nhà Gallimard xuất bản tại Pháp
Cùng một lúc với việc giảng dậy, tôi được Linh Mục Viện Đại Học tạm thời trao những nhiệm vụ vô danh, chưa định hình ngoài giảng dậy: Phụ Tá Hành Chánh cho Linh Mục Viện Trưởng (Linh Mục Lê Văn Lý) và Phụ Tá Sinh Viên Vụ (Linh mục Vũ Minh Thái).

Một Kinh Nghiệm Cụ Thể: Phương Pháp Hội Học

Điều bối rối chính là phải thể hiện mình khi còn trẻ, chứng tỏ năng lực và thiện chí thực tế, được giáo dục hoàn toàn trong nước với điều kiện thiếu thốn, nhưng không chịu thua kém bất cứ ai cùng làm việc chung với mình, tôi cố gắng chu toàn tất cả mọi nhiệm vụ được giao trong môi trường mới.
Với tâm hồn “ngựa non háu đá”, tôi xông vào công việc như một con thiêu thân, không màng đến những khuyết nhược điểm có thể có, và chắc chắn có, nhất là trong môi trường giáo dục trí thức phức tạp do nhiều nguồn đào tạo và hoàn cảnh khác nhau

Giáo Trình Cho Sinh Viên

Việc làm của giáo sư giảng dậy

Tôi soạn giáo trình cho sinh viên bằng cách đọc các tác phẩm cũ về lịch sử cổ đại Việt Nam ở trong thư viện riêng tư và thư viện của Viện Đại Học. Nhờ đó, tôi xây một sơ đồ học tập cho sinh viên theo gơi ý từ một tài liệu căn bản, hay sách nghiên cứu có tính giáo khoa, rồi cứ thế làm giáo trình sơ khởi, dù chưa hoàn chỉnh cho sinh viên. Giáo trình này chắc chắn còn nghèo nàn và chưa có những chiều kích vấn đề kiến thức sâu xa, phản ảnh một tìm kiếm tổng hợp độc đáo hướng dẫn sinh viên.
Chính trong quá trình giảng dậy, thu thái thêm kinh nghiệm và kiến thức mà tôi quan niệm có thể hiệu chính và nâng cao giáo trình cùng với những góp ý của sinh viên. Cái tôi nhớ nhất là những loạt bài khảo luận mà tôi làm việc với sinh viên.

Việc hội học nghiên cứu chung của sinh viên

Các sinh viên tham gia thực tập như một đòi hỏi của môn học ngoài việc nghe giảng bình thường cổ điển trong lớp học, rồi dự kỳ thi do phân khoa ấn định. Nhưng mỗi người được tự do chọn lựa đề tài cá nhân hay gia nhập nhóm, để cùng nhau thực hiện một khảo luận nhỏ tập thể về một đề tài nào bất kể, mà mình ưa thích trong phạm vi môn học.
Thế là sinh viên tự do lập nhóm nghiên cứu, chọn lựa đề tài và xúc tiến việc nghiên cứu ngay trong môi trường có thể. Không ngờ hệ thống đề tài đó rất phong phú, gây hứng khởi cho sinh viên, cho dầu chưa hẳn có một giá trị khoa học sâu xa, và có thể khó khăn cho những sinh viên mới ghi danh đại học năm đầu tiên.
Đây là khảo luận được khuyến khích thực hiện tập thể giữa sinh viên trong nhóm. Tiêu chuẩn bình thường về số thành viên trong mỗi nhóm, nhưng không vượt quá 10 người. Những sinh viên nào không làm được luận văn nghiên cứu tập thể do hoàn cảnh cụ thể, được phép làm khảo luận cá nhân trong điều kiện có thể để đóng góp vào quá trình học vấn của mình, và phải thông báo cho giáo sư phụ trách. Đây vẫn chưa phải là luận văn tốt nghiệp cá nhân năm cuối khóa học.

Một thời gian sau, các đề tài được khai báo trình bày gồm có tất cả hơn ba mươi đề tài, nhưng đây là một số đề tài có tính cách tiêu biểu, dù phương pháp nghiên cứu và thành phẩm cuối cùng không hoàn toàn thanh thỏa:

Hệ Thống Đề Tài Tập Thể Do Sinh Viên Tự Chọn Và Thực Hiện

1/Lịch Sử Thế Giới: Phong Trào Cải Cách

* Tiểu Sử Martin Luther (1483-1546), Cha Đẻ Phong Trào Tin Lành Từ Thế Kỷ XVI Tại Âu Châu
* Tiểu Sử Của Jean Calvin (1509-1564), một lãnh tụ Cải Cách Tin Lành khác
* Tư Tưởng Chủ Đạo Của Phong Trào Cải Cách Tin Lảnh
* Đạo Tin Lành Nơi Dân Tộc Thiểu Số Kơhô Đà Lạt

2/ Lịch Sử Văn Minh Việt Nam

* Đạo Bà Cha Tại Ngã Ba Finnom, Đức Trọng, Tuyên Đức Đà Lạt
* Nghề Làm Gốm Sứ Tại Công Ty Vĩnh Tường Đà Lạt
* Đồng Bóng Tại Thị Xã Đà Lạt
* Nghề Trồng Rau Tại Ấp Hà Đông Thành Phố Đà Lạt
* Trường Yersin Tại Đà Lạt
* Lịch Sử Thành Lập Thành Phố Đà Lạt
* Quá Trình Hình Thành Các Dòng Tu Nữ Tại Đà Lạt
   * Công Trình Xây Dựng Đập Thủy Điện Đa Nhim Đà Lạt
* Chùa Linh Sơn Đà Lạt
* Thắng Cảnh Đà Lạt
* Nghệ Thuật Hát Bài Chòi Bình Định
* Đào Duy Từ Trong Lịch Sử Hát Bội Việt Nam

3/Lịch Sử Cận Và Hiện Đại Việt Nam

* Các Nguồn Tài Liệu Tây Sơn Tại Các Thư Viện Vùng Đà Lạt Và Tại Ấp Tây Sơn Tại Qui Nhơn
* Những Nhân Vật Phương Tây Đã Cộng Tác Với Gia Long Chống Tây Sơn

Hệ thống đề tài này ngoài tính chất đa dạng của nó, còn chứng tỏ Viện Đại Học luôn luôn có tinh thần khai phóng, sẵn sàng mở rộng đối thoại với bất cứ luồng ý thức hệ nào. Giáo Sư cũng như sinh viên luôn luôn được tạo điều kiện để tìm hiểu mọi vấn đế trong tinh thần nhân bản, dân tộc, khoa học và khai phóng.
Trong tinh thần đó, đề tài độc đáo nhất mà tôi thích nghiên cứu nhất trong bộ môn Văn Minh Việt Nam là “Đồng Bóng tại Đà Lạt”. Những anh chị em tham gia nhóm này có hỗn danh là Nhóm Đồng Bóng!
Chính tinh thần đại học đó đã làm cho Viện Đai Học Đà Lạt trở nên bất diệt trong tâm khảm mọi người, ngoài vẻ đẹp nên thơ mê hồn của khuôn viên đầy cây cỏ hoa lá trên những nẻo đường quanh co của Viện Đại Học trong môi trường cao nguyên Đà Lạt

Phương Pháp Đệ Trình Khảo Luận Tập Thể

Các sinh viên, cá nhân hay tập thể theo học, thuộc tất cả các trình độ hay năm học, đều có thể tham gia chọn các nhóm khảo luận của mình trước anh chị em trong lớp học. Một sinh viên hay một ban tập thể sẽ trình bày quá trình thực hiện khảo luận, như đã tiếp xúc vơi ai, đọc những tư liệu nào, đi đến những thư viện nào, bao nhiêu lần hội học với nhau, đặt ra những vấn đề gì, và vấn đề đáng chú ý nhất là gì, có những khó khăn và thuận lợi nào.
Giới thiệu và trình bày xong, mỗi nhóm hay mỗi người có thể trình bày ý kiến, nhận định của mình, cho điểm và phê bình cùng với anh chị em khác trong lớp theo các tiêu chuẩn được gợi ý đóng góp vế bố cục nội dung, cách trình bày, cách làm việc, nội dung kiến thức đóng góp tìm kiếm thêm. Điểm khảo luận tập thể rất quan trọng, vì là trung bình điểm do tất cả các nhóm đánh giá, cộng với điểm của giáo sư hướng dẫn và được tính vào tổng điểm học tập và thi cuối năm học.

Các đề tài được thực hiện từ niên khóa 1972-1973, 1973-1974. Tất cả đều làm môi trường học tập nghiên cứu trở nên phong phú,sinh động giữa giáo sư và sinh viên, giữa thầyvà trò, giữa bạn hữn đồng học, giữa tu sĩ và người đời.

Ngoài ra, sinh viên còn được củng cố tinh thần huynh đệ cởi mở, đối thoại và học tập bằng những hoạt động ngoại khóa, có tính cách xã hội, ngoài những sinh hoạt thể thao, văn nghệ. Trong những sáng kiến đó, sinh viên được tạo điều kiện và khuyến khích tham gia chương trình như làm đẹp khuôn viên Viện Đại Học hay dọn dẹp vệ sinh bằng cách lau chùi nhà vệ sinh trong các khu nhà, giảng đường, phòng lớp học, Viện Đại Học

Nhận Thức Về Một Phương Pháp

Phương Pháp này đã thể hiện một thực tế sau đây:

Về phía sinh viên

Thể hiện và tập luyện tinh thần và phương pháp làm việc tập thể. Tất cả các sinh viên làm việc chung, tập luyện kiềm chế cá tính của bản thân đối với các cá nhân hay tập thể khác.
Mỗi nhóm học tập đều có cơ hội đối thoại, phát biểu, nói năng và nhận xét mọi khía cạnh, tùy theo tính tính của mỗi người. Họ có thể hỏi nhau về nhưng điều người khác giàu có kiến thức, hay trí khôn sắc sảo tham gia ý kiến trong khi khi tranh luận.
hững người yếu kém hơn có thể học hỏi những người hay nhóm khá hơn hơn, và ngược lại những người khá hơn có điều kiện giúp những người cần đến mình lãnh hội những đề tài khó.
Khi đã có dịp quen biết nhau, cọ xát tính tình của nhau, ngay từ khi còn học tập, mỗi người có thể giúp nhau làm việc trong cuộc sống xã hội rộng lớn hơn.
Một nhóm sinh viên trong đó có linh mục Hoàng Đức Oanh còn phản ảnh ý kiến của anh chị em trong nhóm là “việc làm của chúng ta chỉ có lợi cho ông thầy”. Đây chỉ là một câu nói đùa nhưng thực sự, việc nghiên cứu của sinh viên không những làm sinh viên vững vàng hơn, trưởng thành hơn trong ứng xử giải quyết một khảo luận, mà góp phần nối dài tay phục vụ học vấn cho chính mình và các thế hệ hậu sinh.

Về phía giáo sư

Những tìm kiếm của sinh viên là những đóng góp vô giá làm phong phú cho giáo trình khởi đầu, mà giáo sư dùng để trình bày cho sinh viên, cùng với những suy nghĩ tìm kiếm của chính giáo sư giảng dậy. Đó là một công trình tập thể có tính biện chứng, và làm phong phú mãi, đòi hỏi mỗi người phải chú ý nâng cao trinh độ làm việc nghiêm chỉnh cũng như mở rộng kiến thức, kiến văn của mình của mọi người.
Khi tiếp xúc với các đại học tiên tiến của thế giới ngày nay như ở Hoa Kỳ, châu Âu và châu Úc, và phân tích phương pháp nghiên cứu học hỏi trong các đại học ở phương Tây nói chung, thì phương thức này không thua kém lỗi thời, mà có giá trị lâu dài cho giáo sư cũng như sinh viên.
Đó là một phương pháp tổng hợp liên ngành, vừa nghiên cứu thực địa vửa phân tích từ các tài liệu, tác phẩm, văn kiện, dù ngày nay có những phương pháp mới do kỹ thuật vi tính mang lại.
Mạng lưới điện toán toàn cầu mở ra viễn tượng nghiên cứu đa năng, dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện trong các tìm kiếm mới, phối hợp đồng thời hình ảnh, tiếng nói và hành động hữu hiệu hơn nhiều.
Nhưng phương pháp hội học, đối thoại, quan sát và nghiên cứu thực địa cổ điển vẫn chưa thể bị vượt qua, vì đặc tính riêng biệt của nó trong cuộc sống con người. Hơn nữa, tiếp xúc với hiện trường thực địa, giúp người ta phát hiện nhiều cái bất ngờ làm phong phú kho tàng kiến thức về chuyên ngành học hỏi.
Ngoài những lợi ích nói trên, đây là một phương pháp giáo dục tổng hợp luyện tập cho mỗi người biết trình bày một vấn đề, tự tin và tự chủ khi ăn nói trước công chúng. Nó giúp thực tập nhiều kỹ năng ở mỗi giai đoạn làm việc chung hay riêng, biết điều tiết tranh luận công khai một vấn đề học thức. Nó giúp chú ý đến công ích và quan tâm của người khác, nhất là được bổ sung bằng những huấn luyện ngoại khóa khác đã nói trên.

Thử Kết Luận

Kỷ niệm làm việc Trong Trường Văn Khoa, Ban Sử Học thuộc Viện Đại Học Đà Lạt đó được chia sẻ với người đọc như một bài học chung cho mỗi người chúng ta. Trong giảng huấn, thiết tưởng chúng ta cần một thứ giáo trình hướng dẫn sinh viên. Từ đó chúng ta hoàn chỉnh dần với kinh nghiệm bản thân người giảng dậy, cộng tác với chính nỗ lực tìm tòi của sinh viên qua việc đọc sách, tham cửu một vấn đề, với ý kiến và suy tư nhiều mặt của các tác giả.
Chính một đường lối và một môi trường giáo dục nhân bản huynh đệ, dân tộc, khoa học và khai phóng như thế sẽ cống hiến cho sinh viên, trong quá trình đào tạo, thành người đủ tài năng và đạo đức, ứng phó hữu hiệu với hoàn cảnh của mỗi người trong cuộc sống vậy.