Nguyễn Anh Tuấn
NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ
Roland Stromberg nhìn Arnold Toynbee (1889-1975) như "một tiên tri về sự hòa đồng hợp nhất của tất cả nhân loại". Toynbee là một sử gia người Anh. Ông chuyên nghiên cứu về văn minh và tôn giáo. Ông cho rằng nghiên cứu lịch sử chính xác nhất là nắm được mối tương quan liên hệ đến sự học nơi các nền văn minh bằng cách đáp ứng lại những kinh nghiệm thử thách bằng một tâm hồn sáng tạo. Toynbee đặc biệt nghiên cứu về "sự suy đồi, hư hỏng thê thảm của lịch sử con người" (a terrible perversion of human history).
Nếu những ai từng quan tâm đến sự sống và sự chết của chững con người, những người đó không thể không quan tâm đến lịch sử. Lịch sử của một quốc gia thường gắn liền với lịch sử với các quốc gia lân bang, hay gắn liền với cả thế giới. Đó là trường hợp của Việt Nam -- một cửa ngõ giao thoa giữa các nền văn minh, văn hóa và tôn giáo của cả Đông Phương vả Tây Phương. Bên cạnh những luồng ánh sáng văn minh chói lòa của Lão - Phật - Khổng, cũng như văn minh của Cựu Ước và Tân Ước sau này -- chính là những "suy đồi, hư hỏng thê thảm của lịch sử nhân loại", tất cả đều đổ vào Việt Nam từ hơn 2000 năm qua để ngày nay Việt Nam trở thành hội chứng của văn minh nhân loại (Syndrome of Human Civilization). Hội chứng này tạo ra một bi kịch nhân sinh hãi hùng nhất của lịch sử văn minh nhân loại. Trong hơn hai ngàn năm, kể từ đời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, rồi cuối cùng là nhà Thanh, đều đã xua quân xâm lăng và đặt ách thống trị cực kỳ khắc nghiệt lên đầu lên cổ người dân Việt. Sau đó là thực dân Pháp, và cuối cùng là hàng ngũ quốc tế Cộng Sản -- tất cả đều đúng như Arnold Toynbee đã nói: "sự suy đồi hư hỏng thê thảm của lịch sử con người" đã đổ tràn trên dòng sử mệnh Việt.
Không chỉ có con người thuộc dòng giống Việt chịu thử thách kinh hoàng -- mà cả nền văn minh tinh thần của Hùng Gia Đại Việt tối cổ từ hơn 4000 năm qua cũng chịu chung số phận đau thương với người dân đất Việt. Sống trên những thử thách hãi hùng triền miên như thế, đời sống con người còn đâu lễ nghĩa, còn đâu nhân tính, nhân cách, còn đâu nhân phẩm và còn đâu nhân tâm nữa? Thật đúng như Giambattista Vico (1668-1774) đã có lần nhận định: "Lịch sử của con người có thể biết được; bởi vì chính con người đã làm nên lịch sử; cũng như vũ trụ thiên nhiên mà chúng ta biết từ đấng Tạo Hóa; bởi vì chính đấng Tạo Hóa đã sáng tạo ra nó."
Ngày nay nhìn vào lịch sử phát triển của cả hai nền văn minh Đông Phương và Tây Phương từ 2500 năm qua, thì đều thấy các dòng lịch sử ấy đều do con người làm ra. Những con người ấy là ai, tại sao họ làm được những điều như thế? Ai là những kẻ tội đồ cho những suy đồi hư hỏng thê thảm trong lịch sử? Ai đã tạo ra những bi kịch não nề cho con người? Nếu mục tiêu tối hậu của Thượng Đế là cứu vãn nhân tính cho tất cả nhân loại thì con người phải làm gì để tự cứu vãn chính mình ra khỏi sự suy đồi hư hỏng thê thảm trong lịch sử? Muốn cứu vãn nhân tính cho con người thì trông vào thế quyền hay thần quyền?
Toynbee chú tâm tới không phải con người, nhà nước, mà chú tâm tới văn minh. Ông định nghĩa nó trên những ý nghĩa và giá trị tinh thần. Một nền văn minh có thể được định nghĩa như một nỗ lực để tạo nên một xã hội trong đó tất cả nhân loại sống với nhau trong cảnh thái hòa hợp nhất như những thành viên của một cơ cấu duy nhất -- tất cả thành một gia đình, gia đình nhân loại (global family). Nhìn tôn giáo, Toynbee cho rằng, "tôn giáo cao cả đã giải phóng con người thoát khỏi tù ngục lao lung trong đời sống xã hội mà họ đã thừa hưởng từ tổ tiên và tiền nhân của họ. Đó là điều đã được nói đến như Thượng Đế đã đem đến cho lịch sử, coi đời sống con người như một hiện thân của đời sống tự do phóng khoáng của tâm linh đã được đấng Tạo Hóa dựng lên để vui hưởng niềm hạnh phúc bất tận sau này."
NHỮNG THỬ THÁCH CỦA VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG
Tại Đông Phương, nơi chiếc nôi văn minh tinh thần đã sản sinh ra ba dòng đạo lý của Tam Giáo, nhưng kể từ Tần Thủy Hoàng đốt sách và chôn học trò để đem hình pháp và bạo lực vào chính trị từ hơn 2000 năm qua, thì kể từ đó đạo lý chính trị của Nghiêu - Thuấn, Văn - Vũ, Chu Công, Khổng Tử đặt ra đã bắt đầu tàn lụi để cho các chế độ quân chủ phong kiến thống trị các dân tộc Đông Phương suốt bao ngàn năm qua. Từ ngày Đổng Trọng Thư đặt ra trật tự quân thần, tức ba giòng mối chính trong xã hội là Quân - Sư - Phụ thì Nhân - Lễ - Nghĩa -Trí - Tín cũng không còn được các vương quyền và các nho quan từ đời nhà Hán đến đời nhà Thanh chú tâm nữa. Vì thế đạo lý của Tam Giáo vẫn còn sống trong dân gian, nhưng đã thực sự chết trong đời sống chính trị và chết luôn trong lịch sử con người Đông Phương.
Nhân trị, đức trị và lễ trị rút ra từ ngũ kinh của Nho Giáo chỉ còn là hư văn cho bọn nho quan tầm chương tích cú để tìm kiếm bả lợi danh ích kỷ cho riêng thân mình. Hình pháp và bạo lực của đao kiếm cũng như trật tự quân thần là quân - sư - phụ trở thành phương tiện hữu hiệu để biện minh sự chính thống và chính danh cho các vương quyền và nho quan bảo vệ những chiếc ngai vàng mục nát của họ. Đó là chỗ tai hại cho tinh thần tôn quân; không phải của Nho Giáo; mà là của TẦN NHO, HÁN NHO, TỐNG NHO hay THANH NHO suốt bao ngàn năm qua.
Vì thế xưa Phu Tử thường nói: "Quân tử có dũng mà không có lễ thì dễ làm loạn, tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì sẽ làm giặc." Trong lúc ấy minh quân xuất hiện trong lịch sử rất hiếm. Phần đông các vua quan đều là loại người phi lễ nghĩa, phi nhân tính, phi nhân cách, nhân phẩm và nhân tâm nên "sự suy đồi hư hỏng thê thảm trong lịch sử con người" như Toynbee đã nhận xét.
Đối với nòi giống Việt, để sống còn và tiến hóa, con người đã phải phấn đấu triền miên với nạn đao kiếm của tất cả các triều đại của người phương Bắc. Những cuộc tranh hùng với Tần - Hán - Đường - Tống - Nguyên - Minh - Thanh đã vẽ lên toàn bộ lịch sử đau thương của đất Việt. Nền văn minh Việt vừa chớm nở đã bị vây hãm và đè bẹp bao ngàn năm qua mà chưa một lần có cơ hội phục hoạt, hồi sinh lại thì làn sóng Thực Dân và sau đó là Cộng Sản đã tìm mọi cách để hủy diệt trọn vẹn nền đạo lý cổ xưa của tổ tiên. Nước mất , nhà tan vì thế!
Vì thế những con người thời đại hôm nay không thể không học những bài học đau thương và nhục nhã trong suốt bao ngàn năm lịch sử bão bùng đó của nòi giống mình -- một nòi giống mà đặc tính là NHU - THUẬN của người phương Nam. Tự ngàn xưa khi Tử Lộ hỏi Khổng Tử về cái tính hùng cường của con người, Khổng Tử giảng giải: "loại người mặc áo giáp, lưng đeo cung, ngồi trên mình ngựa, coi cái chết tựa như lông hồng; đó là cái mạnh của người phương Bắc. Loại người còn lại, khoan hòa, uyển chuyển, nhân ái và nhu thuận; họ thường có lòng nhân từ bất báo kẻ vô đạo -- đó chính là cái mạnh của người phương Nam. Người quân tử thích cái mạnh đó. (khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử chi ca) (Luận Ngữ, chương X)
Nhờ cái đặc tính nhu thuận đó mà dân tộc Việt còn sống còn đến ngày nay. Khốn thay! Khốn thay! Nếu nòi giống Việt từ bao ngàn năm không bị Hán hóa hay tiêu diệt cũng nhờ bản tính nhu thuận của mình - thì giờ đây cái tinh thần dân tộc cao quý ấy đã bị chính Hồ Chí Minh và đảng CSVN vây hãm, vùi dập và phá hủy tận gốc rễ để chúng dễ bề ngồi trên đầu trên cổ dân tộc để hiếp đáp và hành hạ suốt 70 năm qua. ĐÓ LÀ CÁI TAI HẠI CỦA NHỮNG KẺ VÔ THẦN. Trong lúc bọn Tần Nho, Hán Nho, Minh Nho, Tống Nho và Thanh Nho có bạo ngược tham tàn, độc ác và bất nhân thật, nhưng vẫn chưa phải là những con người vô thần như Cộng Sản. CS là những kẻ mù lòa vì những tham vọng thấp hèn trước danh lợi ích kỷ cho riêng mình, riêng đảng của mình mà đang tâm hủy diệt tận gốc rễ gia sản tinh thần của nền văn minh Việt đã xây đắp từ hơn 4000 năm qua. Chính từ đó cái tinh thần "khoan nhu dĩ giáo, bất báo kẻ vô đạo" truyền thống của người dân Việt đã bị chôn vùi tiêu hủy bởi tính cách vô thần của CSVN.
Mục đích của duyệt xét lại lịch sử văn minh là làm sáng tỏ thứ chính trị hữu đạo và chính trị vô đạo trong suốt bao ngàn năm lịch sử. Cái lầm lạc tai hại nguy hiểm của con người là nhìn Tần Nho, Hán Nho, Minh Nho, Tống Nho và Thanh Nho mà cứ tưởng đó là con đường đạo lý chính trị của Nghiêu-Thuấn, Văn-Vũ, Chu Công và Khổng Tử nên đã lên tiếng chê bai, lăng nhục và khước từ chính giáo. Làm sao con người có thể đồng hóa giữa hình pháp và bạo lực của Tần Thủy Hoàng và tất cả các triều đại quân chủ chuyên chế của Trung Hoa với con đường vương đạo các tiên nho?
Ngày nay muốn xét xem đâu là chính đạo và đâu là tà đạo thì cứ nhìn quả biết cây: bởi
1. Nếu đường lối chính trị của một quốc gia theo con đường vương đạo thì chắc chắn dân sẽ hưởng được ngũ phúc: SỐNG THỌ, GIẦU CÓ, YÊN VUI, NHÂN ĐỨC, CHẾT GIÀ TRONG BÌNH AN.
2. Nếu đường lối chính trị quốc gia theo con đường bá đạo, tức chỉ dùng hình pháp và bạo lực thì chắc chắn dân sẽ chìm đắm trong lục cực: CHẾT NON, SỐNG BỆNH TẬT, LO ÂU TUYỆT VỌNG, NGHÈO KHÓ GIAN NAN, HAY GÂY TỘI ÁC, SỐNG YẾU ĐUỐI VẬT VỜ. (Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ)
Khi nhà Thanh đi vào suy thoái, Khang Hữu Vi, Đàm Tử Đồng và Lương Khải Siêu đã nhờ các giáo sĩ Kito giáo đến truyền đạo tại Trung Hoa giúp cho họ hiểu được một phần về văn minh Tây Phương, nhưng vì thiếu sự hiểu biết sâu xa và những kiến thức về Tây Phương nên cuộc cách mạng Tân Hợi chỉ đưa ra những khái niệm lờ mờ về dân tộc, dân sinh và dân quyền. Mặc dù họ đã nỗ lực không ngừng để tìm kiếm một giá trị tổng hợp Đông - Tây, nhưng giá trị cốt lõi của Nguyên Nho không được làm sáng tỏ. Trong lúc các giá trị cột trụ của văn minh Tây Phương là TRIẾT HỌC, KHOA HỌC và THẦN HỌC THIÊN CHÚA GIÁO họ không nắm được, nên mục đích tổng hợp của họ đã thất bại. Bởi vì đạo lý cổ xưa đã tàn tạ, héo úa; còn cái mới chưa học xong. Sự bế tắc của lịch sử nằm ở đó.
NHỮNG THỬ THÁCH CỦA VĂN MINH TÂY PHƯƠNG
Nếu nền văn minh tinh thần của Tam Giáo tại Đông Phương đã chịu đựng thử thách khốc liệt hơn 2000 năm qua vì chủ trương cai trị con người là hình pháp và bạo lực của tất cả mọi triều đại từ nhà Tần đến nhà Thanh -- thì tại Tây Phương nền văn minh tinh thần của Kito giáo cũng phải trải qua gần 2000 năm thử thách, không chỉ với các vương quyền từ thời Constantine (306-377) đến thời Philip IV của Pháp vào thế kỷ 13 và 14 mà tiếp theo đó là thời phục hưng, rồi thời kỳ cách mạng khoa học, thời đại ánh sáng và sau chót là các làn sóng cách mạng xã hội tại Pháp và cách mạng của phong trào Cộng Sản vô thần vào thế kỷ XX.
Như vậy ánh sáng của Cựu Ước và Tân Ước đã truyền vào Tây Phương từ 2000 năm và trải rộng khắp thế giới tối thiểu là 500 năm nay. Tuy nhiên đạo lý của Thiên Chúa lại quá chú trọng vào phần công truyền (Formalism) mà rất ít người chú ý tới phần TÂM TRUYỀN mà chính Chúa Jesus Kito muốn đem đến cho tất cả nhân loại trong Tân Ước.
Vào thời đầu của Trung Cổ, cả Âu Châu bước vào thời đại của bóng tối (Dark Age) (476-1000). Người ta cho rằng con người phải sống vào thời đại của bóng tối; bởi vì họ đã đánh mất đi ánh sáng của văn minh Thượng Cổ Hy Lạp như triết lý khoa học, ngôn ngữ và luật pháp. Hy Lạp và La Mã đúng là chiếc nôi của văn minh Tây Phương, ở đó các triết gia và các nhà khoa học luôn luôn chú tâm tới việc khám phá những luật lệ thiên nhiên đang vận hành trong vũ trụ. Con người luôn luôn tin tưởng vào triết lý -- bởi vì triết lý có nghĩa là: TÌNH YÊU với KIẾN THỨC và MINH TRIẾT.
Đầu tiên các triết gia cố gắng để tìm hiểu xem thế giới đến từ đâu và cái gì làm ra thế giới đó. Ngày nay được gọi là sự tìm kiếm của khoa học. Người Hy Lạp dùng triết học và khoa học để tìm kiếm sự thật về con người. Socrates kêu gọi và khuyến khích con người xử dụng lý trí để tìm kiếm, học hỏi. CUỘC THẢO LUẬN TRƯỚC TIÊN CỦA TRIẾT HỌC LÀ THẢO LUẬN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NGƯỜI VÀ NGƯỜI; GIỮA NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ THIÊN NHIÊN TRONG VŨ TRỤ. Socrates -- con người đáng kính của thành Athens, ông là người đầu tiên đi tìm minh triết và ý nghĩa cuộc đời. Ông tin tưởng rằng CÓ NHỮNG LUẬT LỆ TRONG VŨ TRỤ ĐỂ GIẢI THÍCH VŨ TRỤ, VÀ VÌ VŨ TRỤ CÓ NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP VÀ CÔNG LÝ. TỪ ĐÓ CON NGƯỜI SẼ BIẾT VỀ CHÍNH HỌ ĐỂ TẠO RA NHỮNG TIÊU CHUẨN HAY QUI LUẬT CHO CUỘC SỐNG CHO HỌ.
Phải thờ cúng các vị thần trong truyền thống Hy Lạp và chú tâm tới hạnh phúc chung của Đô Thị.
Sau Socrates, Plato đã khai sinh ra chế độ cộng hòa. Đó là con đường chính trị vương đạo như Đông Phương. Quốc gia phải đặt trên nền móng công lý và các công dân phải trung thành với quốc gia và quốc gia được cai trị bởi các vương quyền cũng là các triết gia.
Người Hy Lap tự tin rằng con người có khả năng để cai trị chính mình. Vì thế Đô Thị đã khuyến khích các công dân phát triển những tài năng của họ. Đô Thị không những cho công dân quyền chính trị mà còn tạo nhiều cơ hội để người dân được phát triển tất cả tiềm năng của họ.
ĐÔ THỊ ATHENS LÀ TRUNG TÂM VĂN HÓA CỦA THẾ GIỚI THƯỢNG CỔ VÀ LÀ CHIẾC NÔI CỦA VĂN MINH TÂY PHƯƠNG. Nền dân chủ tại Athens phát triển từ từ, bắt đầu từ 1200 đến 800 B.C.. Hy Lạp theo tôn giáo đa thần. Đứng đầu là thần mặt trời (Zeus), con gái của thần mặt trời là nữ thần của minh triết (Athena), người con gái kế tiếp là nữ thần của tình yêu (Aphrodite) và thần ánh sáng , âm nhạc và thi ca (Apollo). Như vậy ba cột trụ chính của văn hóa Hy Lạp MINH TRIẾT, TÌNH YÊU, và ÁNH SÁNG. Ngoài ra còn rất nhiều vị thần khác nữa. Tất cả đều sống trên núi Olympas tại Hy Lạp. Vì vậy TRIẾT LÝ HY LẠP LUÔN LUÔN MANG MÀU SẮC TÔN GIÁO. Tuy nhiên vào thời Phục Hưng (1350-1600) và thời Ánh Sáng vào thế kỷ 17 các triết gia Tây Phương phần đông đã bỏ quên luôn màu sắc tôn giáo trong truyền thống Đa Thần cua Hy Lạp để tôn sùng khoa học vật chất mà thôi. Đó là tất cả đặc tính của thời hiện đại (modern age) (1350-2007).
Ngày nay muốn hiểu tại sao nền văn minh tinh thần (spiritual civilization) của Âu Châu rơi vào cơn khủng hoảng từ hơn 600 năm qua, người ta phải duyệt xét lại những giai đoạn phát triển và thăng trầm của Kito giáo. Trong đó GIÁO HỘI TIÊN KHỞI bắt đầu từ năm 42 A.D. do các thánh Phao Lồ (Paul) và thánh Phê Rô (Peter) truyền vào La Mã. Đây là giai đoạn tinh rồng nhất của đạo lý Kito giáo, nhưng đã trải qua gần 300 năm bị bách hại từ mọi phía, nhất là các vương quyền La Mã đều cảm thấy giáo lý của Tân Ước rất nguy hiểm cho ngôi thiên tử của họ và nguy hiểm cho cả các vị thần linh của họ nữa. Càng bị bách hại thì máu tử đạo càng nhiều hào quang rực rỡ.
Từ triều đại của Constantine (303-377) của Tân La Mã, cả dân Âu Châu đã được Kito hóa nên Giáo Hội được Constantine ban cho nhiều nhà đất và rất giàu có, nhưng thế quyền vẫn là tối thượng và tôn giáo bị kiểm soát chặt chẽ.
Tại các nước Đông Âu, các hoàng đế sau Constantine đã cai trị tôn giáo bằng những bàn tay sắt. Trong đó Caesar đã hành động như một vị giáo hoàng và xen trực tiếp vào những việc của Giáo Hội.
Trong lúc đó Giáo Hội luôn luôn tìm mọi cách để chống lại thế quyền và bảo vệ sự độc lập của Giáo Hội. Đến thời của giáo hoàng Leo I (440-461) thì quyền tài phán riêng tư của Giáo Hội đã đạt được. Vào cuối năm 455, giáo hoàng Galasius I (492-496) đòi hỏi QUYỀN NĂNG CỦA GIỚI TĂNG LỮ PHẢI TỐI THƯỢNG HƠN QUYỀN NĂNG CỦA CÁC VUA. Tuy nhiên vị trí độc lập của Giáo Hội luôn luôn bị đe dọa bởi tham vọng của các vương quyền. Vì thế đến thời giáo hoàng Gregory The Great (590-604) luôn luôn phải có những cuộc thương thuyết với hoàng đế Lombard để được độc lập.
Đứng trước bao áp lực mạnh mẽ của thế quyền, Giáo Hội còn bị rơi vào tình trạng chia rẽ thành Giáo Hội Tây Âu và Đông Âu. Giáo Hôi Tây Âu nói tiếng La Tinh và Giáo Hội Đông Âu thì nói tiếng Hy Lạp. Cả hai đều muốn độc lập với thế quyền nhưng cả hai đều thất bại.
Giáo Hội Tây Âu thường độc thân vì họ được khuyến khích theo văn hóa tu viện.
Giáo Hội Đông Âu cho phép tu sĩ lấy vợ, nhưng các giám mục thì tuyệt đối cấm. Giáo Hội Đông Âu chỉ tin vào Thánh Kinh và họ không tin vào các lời dậy của Roma.
Đến năm 754, đức giáo hoàng Stephen II (752-757) bắt đầu có nhiều hành động chống lại hoàng đế Lombard. Tại vương quốc Pháp, vào triều đại của Charlesmagne (768-814) đã dùng mọi nỗ lực để bảo vệ giáo hoàng và ông đã xâm lăng nước Ý và hoàng đế Lombard đã phải đầu hàng. Charlesmagne đã bắt dân Anh phải Kito hóa một cách hết sức tàn bạo. Sau đó lan đến các quốc gia khác như Bỉ, Hòa Lan, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha.
Vào chóp đỉnh của thời Trung Cổ (1000-1300), đây là giai đoạn phát triển toàn vẹn tiềm năng của văn minh Trung Cổ. Các chế độ quân chủ xuất hiện tại Pháp, Anh và Đức. Nghị viện là nơi hội họp để bàn về quyền hành và quyên lợi của tầng lớp quý tộc, tu sĩ và thứ dân.
Cho mãi đến thế kỷ 12 mới thực sự là thời phục hưng của các giá trị cổ xưa. GIÁO HỘI ĐỘC LẬP VỚI CÁC VƯƠNG QUYỀN ĐỂ MỞ ĐẦU CHO GIAI ĐOẠN TÁCH GIÁO HỘI RA KHỎI NHÀ NƯỚC (separation of church and state). Trong các cuộc phấn đấu liên tục giữa Giáo Hội và thế quyền đã làm nảy sinh tư tưởng cải cách tôn giáo sau những thời gian đen tối để chu toàn nhiệm vụ tinh thần (spiritual mission) của Giáo Hội.
Trong vương quốc Đức vào thời Ott (936-973) đến với Giáo Hội, các tổng giám mục và các bề trên (abbots) và biến họ thành những kẻ phục vụ trong guồng máy hành chánh. Năm 961, hoàng đế Ott đã gọi giáo hoàng John XII (955-964) để quì xuống cho giáo hoàng đội triều thiên lên đầu, nhưng Giáo Hội chỉ là lưỡi gươm của vương quyền. Ott kiểm soát chặt chẽ tôn giáo và tuyên bố rằng: "TỪ NAY KHÔNG CÓ GIÁO HOÀNG NÀO NHẬN CHỨC MÀ KHÔNG THỂ TRUNG THÀNH VỚI HOÀNG ĐẾ."
Tuy nhiên vào thời Henry IV (1056-1106) một vị giáo hoàng Stephen IX thuộc phe cải cách đã bắt đầu công khai tuyên bố: "GIÁO HOÀNG ĐĂNG QUANG MÀ KHÔNG CẦN HOÀNG GIA PHÊ CHUẨN NỮA." Vào thời giáo hoàng Nicolas II (1059-1061) đã thành lập Hội Đồng Hồng Y (the college of Cardinal) vào năm 1059" để khai sinh ra cơ cấu tuyển chọn giáo hoàng. Chỉ trước đó 13 năm, HOÀNG ĐẾ HENRY III ĐÃ TỰ Ý TRUẤT PHẾ BA GIÁO HOÀNG VÀ LẬP MỘT GIÁM MỤC ĐỨC CAI QUẢN GIÁO HỘI. ĐÓ LÀ ĐỨC GIÁO HOÀNG CLEMENT II (1046-1047).
Những thái độ kiêu căng như Henry III đã chấm dứt sau năm 1059 khi Hồng Y đoàn đã được thành lập và tuyên bố hoàn toàn độc lập với vua nước Ý và các vua ở ngoài.
Tuy nhiên đến thời Henry IV là người vẫn muốn nuôi dưỡng đặc tính thần quyền trong đế quốc của ông. GIÁO HỘI và GIÁO HOÀNG là những thành phần không thể tách khỏi vương quyền. Năm 1084, Henry IV thống trị tuyệt đối và lập nên một lực lượng chống giáo hoàng (anti-pope). Xử dụng giáo hoàng Clement III và buộc giáo hoàng của Giáo Hội là Gregory phải lưu đày biệt xứ.
Và vương quyền và thế quyền luôn luôn tương tranh với nhau khốc liệt. Những cuộc va chạm và tương tranh vẫn tiếp tục diễn ra vào thế kỷ thứ 13 và 14 giữa giáo hoàng Boniface VII và vua nước Pháp là Philip IV.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI PHỤC HƯNG (1350-1600)
Thời Phục Hưng đã đem đến cho Âu Châu một tinh thần mới với những đặc tính như sau:
1 - Từ thời trung cổ bước sang thời Hiện Đại (Modern Age)
2 - Đề cao chủ nghĩa cá nhân và tự do cá nhân
3 - Đề cao quyền lợi và thú vui phàm tục
4 - Xóa bỏ Chủ - Nô
5 - Đòi hỏi tinh thần độc lập các quốc gia
6 - Không quan tâm tới kiếp sau khi chết
7 - Muốn tách khỏi đức tin Kito giáo.
Mẫu người của thời Phục Hưng phát huy niềm tin vào chính họ. Cố gắng tìm kiếm sự hiểu biết và phiêu lưu để tìm đất mới. Con người muốn làm ra thật nhiều tiền để sống thoải mái và sa hoa. Họ cho rằng Giáo Hội chỉ chú ý tới đời sống tinh thần, ngược hẳn lại những khao khát trần thế. Giá trị của tiền của vật chất gia tăng và bành trướng khắp nơi làm cho ảnh hưởng của quân chủ phong kiến phai mờ dần. Thời Phục Hưng không phải xảy đến trong một đêm mà là ảnh hưởng và thành quả của sự lớn mạnh bắt đầu từ cuối thời Trung Cổ. Khi các giá trị vật chất gia tăng và trở nên quan trọng thì quyền kiểm soát đất đai của giai cấp phong kiến và quyền kiểm soát của Giáo Hội cũng mất dần từ đó. Bởi vì con người thời đại Phục Hưng chỉ chú trọng tới các cuộc truy hoan trần thế. Rốt cuộc chính giới tăng lữ cũng bị cuốn hút theo làn sóng vật chất này.
Thời kỳ Phục Hưng bắt đầu từ Ý rồi lấn dần ra khắp Âu Châu. Ông hoàng của thời Phục Hưng là Lozenro de Medici sẵn sàng hỗ trợ cho các học giả và từ đó chủ nghĩa nhân bản (Humanism) là lực lượng dẫn đầu cho thời Phục Hưng. Quan điểm của chủ nghĩa nhân bản đã tác động, ảnh hưởng và uốn nắn những suy tư của các nghệ sỉ, các nhà văn và các nhà khoa học. Từ đó con người hồi tưởng lại thời cổ đại Hy Lạp và La Mã đều có những lối sống như thế. Chủ nghĩa nhân bản đã nghiên cứu kỹ lưỡng các dòng văn chương và nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã để tìm kiếm hứng khởi cho những sáng tạo của họ.
Đặc biệt hơn cả là tư tưởng chính trị của thời Phục Hưng đã gây nên những ảnh hưởng không sao tưởng tượng được. Tại thành Florence, một người Ý đã xuất hiện như một tư tưởng gia chính trị thiên tài. Đó là Machiavelli với tập sách thật mỏng của ông là Le Prince để dậy cho các ông hoàng Âu Châu đi nắm đầu thiên hạ suốt gần 700 năm qua trên toàn thế giới. Machiavelli được mô tả là tổ tiên của tất cả các nhà độc tài trên toàn thế giới. Nếu tư tưởng pháp gia của Hàn Phi Tử, Lý Tự và Thương Ương đã giúp cho Tần Thủy Hoàng và tất cả các triều đại tại Trung Hoa làm tình làm tội các dân tộc Đông Phương thì Machiavelli đã dậy cho tất cả các nhà độc tài nắm đầu trên toàn thế giới. Cuốn Le Prince không chỉ đem đến cho các ông hoàng thời phục hưng có một kỹ thuật siêu việt để thâu tóm quyền lực và duy trì quyền lực, mà ảnh hưởng của nó đã tạo thành các lán sóng cách mạng thật đẫm máu. Chính làn sóng QTCS cũng từ chiếc nôi này mà bước ra đi gieo rắc đau thương cho tất cả nhân loại.
Machiavelli dậy các nhà độc tài rằng:
1 - Phải có sức mạnh. Muốn có sức mạnh thì phải biết độc ác và tàn bạo với con người.
2 - Đừng rụt rè e ngại khi phải lừa đảo, trí trá và gạt gẫm tất cả mọi người.
3 - Đừng coi luật pháp là gì cả! Bởi vì sức mạnh của bạo lực là luật rồi.
Vì thế Machiavelli được những con người còn biết tôn trong đạo lý và tình yêu của con người nói về Machiavelli như sau:
"Đây là ngôn sứ của bày quỉ dữ (A spoken man of Devil) và vị ngôn sứ ấy đã khơi đúng cái mạch sống tiềm ẩn nơi mặt trái tồi tệ nhất của con người trần thế. Tàn bạo, phũ phàng, độc ác, nham hiểm, trí trá, lọc lừa, phỉnh phờ, lường gạt tất cả mọi người miễn là nắm được và duy trì được quyền lợi chính trị. Đó là tất cả lý do tại sao Toynbee nói rằng: "Những suy đồi hư hỏng thê thảm trong lịch sử con người." Tư tưởng này đã ảnh hưởng trực tiếp vào tất cả các cuộc cách mạng thuần túy bạo lực trên toàn thế giới.
NHỮNG BIẾN CỐ LỚN SAU THỜI PHỤC HƯNG (1450-1632)
1 - CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
Khởi đầu là của nhà thiên văn Copernicus, rồi Galileo, Newton, Kepler, Descarter và Bacon. Có thể gọi họ là những nhà thiên nhiên học (naturalists), hay các nhà khoa học tự nhiên hay các nhà vật lý và các nhà thiên văn .
Trên mức độ nghiên cứu thực nghiệm, vật lý được nhìn như thứ khoa học tự nhiên, và hầu như các nhóm khoa học đều thuộc về khoa học tự nhiên. Trong những trường hợp sau này ngành vật lý hay khoa học tự nhiên gồm có cả những lãnh vực như thiên văn, cơ học, nhãn khoa, thính thị và động cơ, nam châm, điện lực, và đôi khi có cả hóa học, sinh vật học và ngay cả tâm lý học cũng được coi là đứng dưới sự hướng dẫn của khoa vật lý, hoặc khoa học tự nhiên. Bởi vì sự liên hệ của vật lý với các ngành khoa học khác, hoặc các phần khác của triết lý, điều đó dẫn đến tư vấn chẳng hạn như -- hoặc giả vật lý là môn học siêu đẳng giữa các khoa học, nghiên cứu, học hỏi về tính chất thiên nhiên căn bản nơi các sự vật, hoặc vật lý là tất cả khoa học.
Các nhà khoa học cho rằng mục tiêu của các cuộc nghiên cứu về một thế giới linh động với mọi sự đang biến dịch chuyển hóa (motion). Trong bất cứ quan điểm của ai, nếu khoa học tra xét nghiên cứu những thực tế linh động; nếu không cố gắng nắm được những chuyển động của thực tế linh động đó hay chỉ nói tới một cách khái quát, nếu không bám sát để chăm chú tới hiện tượng về sự biến dịch chuyển hóa, thì sau đó không nắm được cái đặc tính của vật lý hay khoa học tự nhiên.
Những nhà vật lý lúc ban đầu ở Hy Lạp, thời tiền Socrates, đó là những người mà Plato và Aristostle đã đề cập đến -- họ đã bắt đầu nghiên cứu về sự chuyển dịch với những suy luận về nguồn gốc khởi nguyên, nằm bên ngoài, hay bên trên -- hoặc là khởi nguyên của các hiện tượng thiên nhiên.
Đến thời Newton, Ông có thể gọi những công trình của ông là triết lý thiên nhiên, ông cũng đưa đến cho nó một thứ triết lý có thí nghiệm. Trước kia chỉ có suy tư mà không có thí nghiệm. Newton tuyên bố: "Thiên nhiên trong sáng với sự đơn giản và những tầm ảnh hưởng xuất phát từ những nguyên nhân cũng thấy có sự rườm rà vào cả trong phần mở đầu cuốn sách: "Mathematic Principle of Natural Philosophy) ông đã đặt xuống những nguyên tắc về triết lý, và cả toán học. Từ đó chúng ta có thể xây dựng những lý lẽ của chúng ta khi nghiên cứu về triết lý. Những nguyên tắc này là những luật lệ về sự chuyển dịch. Từ những nguyên tắc như thế Newton đã cố gắng chứng minh về một hệ thống của thế giới thiên nhiên.
Còn Bacon thì nhấn mạnh đến kiến thức thực tiễn đem đến cho chúng ta quyền lực để kiểm soát thiên nhiên và sau đó làm ra những sản phẩm. Bacon tách triết lý tự nhiên ra khỏi triết lý nhân sinh và triết lý xã hội và chia tiếp triết lý tự nhiên thành hai phần suy tư chính -- vật lý và siêu hình học và hai ngành thực hành chính là cơ học và ảo thuật.
Newton mở ống kính thiên văn với một câu nói: "sự thiết kế của tôi trong cuốn sách này không phải để giải thích về số lượng ánh sáng bởi một giả thuyết mà để đề nghị và chứng minh bằng lý trí. Như một nhà thí nghiệm, tôi cảm thấy gắn liền với thí nghiệm..."
Chính Galileo cũng đã liên kết giữa toán học và thí nghiệm trong những công trình nghiên cứu thế giới thiên nhiên của ông.
Descarter khi thảo luận về nghiên cứu thiên nhiên, ông đã hướng thẳng tới khuynh hướng thí nghiệm (experimentalism). Descarter tuyên bố: "những thí nghiệm trở thành quá cần thiết -- hơn nữa đó là một kiến thức tiến bộ. Khoa học được coi như là kiến thức đã được tìm thấy trong cuộc thí nghiệm, hoặc tối thiểu là trên những quan sát. Đó là điều thiếu sót của thời thượng cổ; họ không có thí nghiệm như thời hiện đại.
Bacon và Descarter dường như là những người đầu tiên nhận định rằng kiến thức là thí nghiệm tự nguồn gốc và phải đem nền tảng đó áp dụng vào kỹ thuật. Các phương tiện khoa học quá cần thiết, không kém gì máy móc và những phát minh khoa học ước mong sản xuất được. Khoa học thực nghiệm vì vậy là một sáng tạo và từ đó con người tạo ra kỹ thuật.
Vào thế kỷ 19, Augustine Comte sáng tạo nên một chủ thuyết, dưới tựa đề triết lý thực chứng (positive philosophy), đã công khai tuyên bố rằng chỉ có những khoa học thực chứng (positive science), nghiên cứu về những hiện tượng thiên nhiên tinh thần và xã hội bằng phương pháp thực nghiệm -- mới đáng gọi là "khoa học" trong ý nghĩa đáng ca ngợi của chữ khoa học. Ngược lại, triết lý chỉ thuần túy là suy diễn, và tôn giáo là thứ mê tín dị đoan.
QUAN ĐIỂM CỦA COMTE LÀM THÀNH MỘT THÁI ĐỘ PHỔ QUÁT CẢ THẾ GIỚI NGÀY NAY DƯỚI NHÃN HIỆU THỰC CHỨNG (positivism). Nhận ra khoa học với kiến thức rõ rệt như một sự kiện hiển nhiên phải giới hạn thứ kiến thức đó rồi dẫn đến những kết luận, sau đó kiểm chứng lại bằng cách thực nghiêm. Bất cứ cái gì không hợp với quan niệm về khoa học, thì một là toán học, hoặc là luận lý, giống như triết lý và tôn giáo -- đó chỉ là thứ đoán mò, ý kiến này nọ, hoặc tín ngưỡng riêng tư, chủ quan và quá vu vơ.
Tâm lý học được coi là ngành của triết lý, hay là nhà khoa học và tuyên bố tâm lý học là thứ khoa học thực chứng. Theo Freud cho biết, vì xã hội học là môn học lo về nhân cách của con người trong đời sống xã hội. Không có gì ngoài việc áp dụng tâm lý học vào xã hội học. Trong cuốn "New Inductrory Lectures on Psycho-analysis" Freud cho rằng, điều cần nói là không có một nguồn gốc nào của kiến thức trong vũ trụ, mà chỉ có dẫn đường của trí thức với tất cả sự thận trọng trong việc kiểm chứng lại sự quan sát khách quan. Freud công khai tuyên bố: "Khoa học là ngành học của sinh hoạt trí thức về con người và rằng tôn giáo và triết lý chỉ có giá trị tối thiểu như một sự đe dọa tới sự thống trị của khoa học trên con người và xã hội: "CHỈ CÓ MỘT MÌNH TÔN GIÁO THỰC SỰ LÀ MỘT THỨ KẺ THÙ NGUY HIỂM." Tôn giáo và khoa học có thể được coi là tương xứng nếu tôn giáo đem đến cho những con người một điều gì đó đẹp đẽ mỹ miều hơn, thoải mái dễ chịu hơn, và cao thượng sáng giá hơn bất cứ thứ gì mà họ không bao giờ có được từ khoa học.
Nhưng tôn giáo không thể nói như thế, Freud nghĩ rằng, mà không mất đi "tất cả ảnh hưởng với đám đông của nhân loại."
"Chỉ có một mình khoa học mà thôi mới có thể đi tới với lời giải đáp cho thực tế." Đó là sự "giải đáp thỏa đáng với thế giới ngoại lai thực sự mà chúng tôi gọi là chân lý. Vì lẽ đó khi tôn giáo kêu nài rằng tôn giáo có thể đứng vào chỗ đứng của khoa học và rằng đó là một lợi ích cao thượng -- lời tuyên bố đó, trên thực tế chứng minh rằng, đó là môt vi phạm, từ đó vì quyền lợi của mọi người, điều đó phải được chống lại." Sự thật tôn giáo có thể nói là: "ĐÂY LÀ MỘT SỰ KIỆN CÓ THẬT, ĐÓ LÀ TÔI KHÔNG THỂ ĐEM ĐẾN CHO CÁC ANH ĐIỀU MÀ ĐÁM ĐÔNG GỌI LÀ CHÂN LÝ; ĐỂ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ CÁC ANH PHẢI TÌM ĐẾN VỚI KHOA HỌC. Both together would be outcast from human culture.
Đối với Freud, cả hai thứ đó (triết lý và tôn giáo) đều phải quăng ra khỏi văn hóa của con người. TRIẾT LÝ KHÔNG CÓ GÌ HƠN TÔN GIÁO, CẢ HAI PHẢI THAY THẾ BẰNG KHOA HỌC. Đó là cái gì mà Freud cho là hy vọng sáng sủa nhất cho tương lai: "TRÍ THỨC - VỚI TINH THẦN KHOA HỌC VÀ LÝ TRÍ - ĐÃ ĐẾN ĐÚNG THỜI ĐIỂM THIẾT LẬP NÊN MỘT NỀN ĐỘC TÀI TRÊN TRÍ TUỆ CỦA CON NGƯỜI (intellect - the scientific spirit, reason - should in time establish a dictatorship over human mind). (viết theo The Great Ideas, chapter 83)
2 - THỜI KỲ ÁNH SÁNG VÀ LÀN SÓNG CHỐNG KITO GIÁO
Tiếp theo cuộc cách mạng khoa học là thời kỳ Ánh Sáng. Các triết gia và giới văn chương vào đầu thế kỷ 18 đã bị cuốn hút vào những khám phá mới do các nhà khoa học đem đến cho con người tại Âu Châu. Với tất cả những nhiệt tình nóng bỏng, các triết gia và các học giả chóa mắt vì những hào quang của chân lý mới do các ngành thiên văn và khoa học tự nhiên đưa ra. Vì thế họ đã đặt ngay ra những mục tiêu như tấn công vào các chế độ cổ hũ (ancient regimes), tỏ ra hoài nghi và tấn công vào thành trì của Kito giáo và Giáo hội. Họ quay qua tôn sùng chủ nghĩa nhân bản của Thời Phục Hưng. Đối với những con người thời đại, lợi ích và thú vui trần thế phải được đề cao và khuyến khích. Họ tự thấy con người nay đã trưởng thành nên không còn tin vào Thiên Chúa và thần thánh nữa.
Các triết gia và các học giả, thi sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ, họa sĩ trong nhóm Bách Khoa tại Paris là trái tim của thời kỳ Ánh Sáng. Những nhà cải cách chính trị từ Ediburgh đến Naples, từ Paris đến Berlin, từ Boston đến Philadelphia đều liên kết lại với nhau để đăng đàn diễn thuyết về chủ nghĩa nhân bản, chủ nghỉa thế tục (secularism) và cá nhân chủ nghĩa. Họ cổ súy tự do với nhiều hình thức của nó, tự do thoát khỏi quyền năng độc đoán, tự do ngôn luận, tự do kinh tế thương mại, tự do phát triển tài năng, tự do sáng tạo cái chân - thiện - mỹ.
Những nhóm người khác thì tham gia vào các khuynh hướng vô thần (atheism) và tôn thờ vật chất thế gian (materialism). Bên cạnh đó là những tự tưởng gia chính trị, xã hội đã tìm mọi cách để đề cao và phát huy những tư tưởng dân chủ. Người ta đề cao nhất là chủ nghĩa nhân bản phàm tục (secular humanism) để ồn ào chống lại mục tiêu cao cả của tôn giáo. Những con người thời đại Ánh Sáng là nhóm người ồn ào náo nhiệt nhất. Họ soạn thảo ra một chiến lược chính trị bằng cách tạo ra sự hận thù ngùn ngụt với Giáo Hội và nhà nước, và dồn mọi nỗ lực tranh đấu để dành ưu thế.
Họ biến Paris trở thành tổng hành dinh và là trung tâm của trí thức Âu Châu, và các triết gia của các quốc gia khác tuyên bố họ là môn đồ của các cây viết Pháp. Bởi vì Paris chính là Athens của thời hiện đại, MỘT THỦ ĐÔ ĐỂ DẬY DỖ VÀ NHÀO NẶN ÂU CHÂU. Vào đầu năm 1706, Lord Shaftesbury đã viết cho Jean Le Clere: "ĐÃ CÓ MỘT ÁNH SÁNG ĐẦY QUYỀN NĂNG ĐANG CHIẾU RỌI KHẮP THẾ GIỚI." Những con người làm nên ánh sáng đó gồm có Voltaire, Rousseau, Diderot, Wieland, hoặc David Hume,...
Chủ nghĩa thực nghiệm của Anh (Bacon, Newton, và Locke) đã chuyển đổi thành chủ nghĩa duy lý (rationalism). MỤC TIÊU CỦA HỌ LÀ ĐỀ CAO KHOA HỌC, TRUYỀN BÁ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ĐỂ THAY ĐỔI CHUYỂN HÓA CẢ ÂU CHÂU. Họ cho rằng triết gia là công dân của thế giới, họ đã được huấn luyện để tin tưởng như thế. Giống như Stoic cổ xưa, ông đề cao quyền lợi của nhân loại lên trên quyền lợi của gia tộc và quốc gia. Họ đều như Diderot, tự cho họ là công dân của đô thị vĩ đại trên thế giới.
Rousseau thì cho ông là một nhà ái quốc. Riêng Wieland thì cho rằng, để có một lý tưởng cao thượng, chỉ có con người của thế giới mới có thể là một công dân tốt. Và chỉ có họ mới xứng đáng được gọi: "NHỮNG CON NGƯỜI ĐÃ LỚN DẬY, SOI SÁNG VÀ TẠO DỰNG NHỮNG NGƯỜI CAO THƯỢNG KHẢ KÍNH CHO TẤT CẢ NHÂN LOẠI. Triết gia là một mẫu mực điển hình đã được nuôi trồng và uốn nắn để thành các học giả khả kính và các nhà khoa học amateurs. Bên cạnh họ còn một đám trí thức hàn lâm như Kant, Lichteaburg, Adam Smith, hoặc những con người của văn chương như Diderot, Lessing và Galiani, đó là những người có học thức lớn lao của các giáo sư đại học.
Franklin, D' Alembert, Maupertuis, Lichteuburg và Bufton khởi đầu là những khoa học gia trước khi được coi là triết gia. Những người khác như Voltaire, người đã nắm lấy chính nghĩa văn minh khoa học.Với tài năng, ông đã làm cho những khám phá của Newton trở nên nổi tiếng lừng lẫy. Họ cư ngụ tại các đô thị nổi tiếng, Franklin ở Philadelphia, Rousseau ở Geneve, Beccaria ở Milan, Dederot ở Paris hoặc Gibbon của Roma.
THỜI ĐẠI ÁNH SÁNG ĐƯỢC COI NHỮNG HOẠT ĐỘNG SAU CÙNG CỦA THỜI PHỤC HƯNG. Thời đại Ánh Sáng có sự hợp tác liên tục của ba thế hệ, kéo dài khoảng 100 năm tức là suốt thế kỷ 18. Với thế hệ đầu tiên được thống trị bởi Montesquieu, sau đó là đến Voltaire; họ đã lớn dậy khi các tác phẩm của John Locke và Newton còn quá mới mẻ và vẫn còn nhiều tranh cãi, và phần lớn đã hoàn thành trước 1750. Thế hệ thứ hai đạt đến sự chín chắn trưởng thành vào giữa thế kỷ 18. Franklin sinh ra vào 1706, Buffalo 1707, Hume 1711, Helvetius vào 1715, và D' Alembert vào 1717. Tất cả những cây viết này đã làm bùng nổ, chuyển ánh lửa cho khuyng hướng chống giáo sĩ và những suy tư khoa học của thế hệ đầu. Thế hệ thứ ba, thế hệ của Thomas Hobbes và Beccaria, của Lesing, của Jefferson, của Wieland, Kant và Turgot. Khuynh hướng và trào lưu này đã chuyển từ sự bí mật của khoa học, siêu hình học, vật lý, kinh tế, chính trị, cải cách pháp lý, và thực hành chính trị.
SỰ HIẾN DÂNG CHO KHOA HỌC VÀ THÁI ĐỘ THÙ HẰN VỚI TÔN GIÁO LÀ ĐẶC TÍNH CỦA THỜI ĐẠI ÁNH SÁNG. David Hume nhìn Giáo Hội bằng cặp mắt khinh bỉ: "ĐÓ LÀ VƯƠNG QUỐC CỦA SỰ NGU XUẨN VÀ VƯƠNG QUỐC CỦA SỰ VÔ MINH." Theo Peter Gay, một trong những sự kiện xã hội nổi bật nhất vào thế kỷ 18, là một món quà vô giá do xu hướng ánh sáng đem đến cho các triết gia thời đại -- ĐÓ LÀ CUỘC XÂM LĂNG VŨ BÃO CỦA CÁC TRIẾT GIA VÔ THẦN VÀO THÀNH TRÌ THẦN HỌC CỦA KITO GIÁO. Những linh mục dòng tên đã chia sẻ những khám phá mới bằng cách lắng nghe các tư tưởng của các nhà khoa học. Những người Cơ Đốc giáo thì ném cái nhìn nghi hoặc về nền tảng đức tin về phép lạ, và bằng một thứ thần học hiện đại. Các giáo sĩ đứng lên khắp nơi để chống lại các triết gia.
SỰ BỘI PHẢN NÀY CỦA GIỚI TU SĨ ĐÃ THẤM NHUẦN QUAN ĐIỂM THẾ TỤC ĐỂ CHẠY THEO THỜI ĐẠI CHỐNG LẠI ĐỨC TIN. Các triết gia đồng thời khám phá ra rằng bạn bè của họ bị ảnh hưởng lôi kéo rất đông. Một ông vua đã nỗ lực truất bỏ đặc quyền tài chánh cho giới tu sĩ; một bá tước bị trục xuất khỏi dòng tên, một nhà kiểm duyệt trố mắt tán trợ khuynh hướng tôn thờ vật chất.
Từ những phát minh của cách mạng khoa học, tâm lý học, kinh tế học, các tư tưởng xã hội, giáo dục và chính trị. Chính những người Kito giáo xưa kia đã từng sùng đạo đã tán trợ tiếp tay cho tình trạng nguy hiểm này của thời đại Ánh Sáng. Đó là những khuôn mặt như Haller, Euler, Harly và Priestly. Khắp nơi như các trường học, các nhà thương, đã hỗ trợ làn sóng mới để hỗ trợ cho chính nghĩa "nhân đạo" của thời đại, tất cả cùng đứng lên chống lại tôn giáo mà họ cho là mê tín dị đoan để ồn ào tuyên dương thời đại. Các triết gia và tư tưởng gia vô thần tấn kích hung hãn vào những dòng thi ca hữu thần của Dante. Họ lên án các cơ cấu phong kiến, rồi dẫn đến sự từ khước các học giả và các nhà siêu hình học là gia sản quý báu nhất của nhóm trí thức vô thần của thế kỷ 18. Thời đại đã tạo ra một lực lượng vô cùng hùng hậu không còn niềm tin tôn giáo, và vô thần, kéo theo họ số đông nhẹ dạ lũ lượt chạy theo sau.
Tất cả các nơi đều có chững nhà cải cách trong thời đại của Ánh Sáng. Lãnh tụ của Scottish là David Hume, Adam Smith, Adam Ferguson, William Roberton, và Lord Home, họ là những nhà kinh tế, chính trị, các nhà mỹ học, các sử gia, các triết gia và tất cả triết lý đã được thảo luận liên tục ngày đêm tại các thư viện, các hội quán, các tiệm cafe. Khi các nơi đó đã đóng cửa thì họ kéo nhau vào quán rượu. Các cuộc tranh cãi kéo dài bất tận trong nội bộ của các thành phần triết gia - CUỐI CÙNG LÀ PHE DUY VẬT VÔ THẦN ĐÃ TOÀN THẮNG.
Lằn ranh của các trận tấn công đã được vẽ xuống một sự phân chia rõ rệt giữa một thế giới hoàn phàm tục mà các triết gia muốn xây dựng và thế giới còn lại là tôn giáo, một thế giới mà con người không thể nào thỏa hiệp được. Các triết gia bám chặt vào nền văn minh bái vật của họ (Idolatrous civilization) (chữ của Peter Gay). Duyệt xét lại lịch sử của thời đại Ánh Sáng, tác giả cuốn "The Enlightenment" cho rằng: "HÀNH ĐỘNG QUÁ ĐÁNG BIẾN HỌ THÀNH NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC BẤT LƯƠNG" (intellectual dishonest).
Thật quá rõ ràng các triết gia đã dấn bước lầm lạc trước trào lưu và những hậu quả tai hại do các luồng tư tưởng của họ đưa ra. Voltaire đã đọc khế ước xã hội của Rousseau và Diderot đã đọc Emile của Rousseau. Tại đây là HAI NGƯỜI THÔNG MINH NHẤT CỦA THẾ KỶ đối mặt nhau với hai tác phẩm có tính cách tiên tri, đó là những cuốn sách đã được tung ra khắp thế giới và các tư tưởng của các triết gia đã được đón nhận, từ đó đưa họ đến chỗ tự nhận đây "cuộc cách mạng trí thức (intellectual revolution), đưa thời kỳ Ánh Sáng đến thời điểm là XÓA BỎ ĐẲNG CẤP CŨNG NHƯ XÓA BỎ LUÔN THIÊN CHÚA."
Những con người sống trong thời đại tự do, các triết gia rất yêu thích tìm kiếm các giá trị thượng cổ. Họ như các nhà cải cách, họ không ngần ngại khai thác những giá trị cổ xưa mà họ yêu thích - các triết gia chia quá khứ thành hai phần; một phần họ rất thích và phần còn lại là Kito giáo thì họ rất thù ghét. HỌ TUYÊN BỐ RẰNG HỌ CÓ NHIỆM VỤ ĐỂ XÓA TAN ĐI SỰ HẸP HÒI VÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN, ĐÓ LÀ NHIỆM VỤ LỊCH SỬ CỦA HỌ. HỌ NHÌN VÀO CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ CỦA KITO GIÁO VÀ CHO RẰNG THỜI ĐẠI CỦA HỌ, CẦN CÓ SỰ SỬA SAI, BỞI VÌ TÔN GIÁO QUÁ KHÍCH. Họ tâng bốc hết lời Newton và các nhà phát minh ra khoa học.
Các triết gia tự cho họ cái quyền để tiếp nối các cuộc tranh đấu trong lịch sử giữa lý trí và phi lý trí. Trận chiến đã mất trong quá khứ và ngày nay cần tiếp nối để đưa đến sự thành công. Những viết lách lịch sử không chỉ đưa đến sự phản bác, mà dậy con người sự hiểu biết. Họ cho rằng HỌ MỚI LÀ LỊCH SỬ CHÂN CHÍNH. Với những đam mê lịch sử, nhưng họ nhìn quá khứ quá tồi tệ. LỊCH SỬ GHI LẠI CHỈ LÀ TỘI ÁC VÀ GIAN TRÁ. DIDEROT GỌI TÔN GIÁO LÀ NHỮNG KẺ ĐỘC TÀI MÊ TÍN (supertition tyrants). David Hume trong cái nhìn tổng quát, BỌN MAN RỢ VÀ TÔN GIÁO ĐÃ THỐNG TRỊ QUÁ KHỨ.
Thời đại của Ánh Sáng đã nhìn thấy một thế giới luôn luôn đưa ra giữa những kẻ quên mình, và những kẻ thù mê tín bằng xương bằng thịt, và những con người đã quyết đoán trong cuộc sống, với một hệ thống kiến thức và tấm lòng bao dung, giữa những người tạo ra sự thần bí âm u và những con người thực tế, thực tiễn, và giữa giáo sĩ và triết gia.
Peter Gay đưa ra nhận xét: sự xung đột này giữa những cách sống không thể hòa hợp, hòa giải với nhau được về quan niệm cuộc sống, về tư tưởng và lối cảm nhận. Mỗi thời đại có lối thống trị khác nhau, hoặc lý trí, hay mê tín dị đoan, nhưng các triết gia nhấn mạnh rằng sự thống trị này thực ra chỉ tạm thời, Có những chu kỳ có sự pha trộn giữa lý trí và mê tín và làm cho bóng tối vây phủ. Trong những thời đại cuồng loạn nhất có các triết gia thời đại, đó là những thời đại rực rỡ của lý trí và sự tự do nhưng rồi bị nhiễm độc bởi sự vương vất của sự già cỗi tàn tạ, hoặc là những hạt mầm của mê tín dị đoan. Vì thế Voltaire mới nói: "THỜI ĐẠI CỦA ÔNG LÀ THỜI ĐẠI CỦA CÁC TRIẾT LÝ," và cũng là "THỜI ĐẠI CỦA MÊ TÍN DỊ ĐOAN" của thế kỷ 18.
Kant cho rằng đây là SỰ XUNG ĐỘT GIỮA TƯ TƯỞNG CỦA HY LẠP VÀ LA MÃ và LÀ NGUỒN GỐC CỦA THẢM HỌA VÀ TIẾN BỘ. Quan niệm lịch sử của thời Ánh Sáng được mô tả như một cuộc chiến đấu liên tục giữa hai đối cực tinh thần. Các triết gia đã chia quá khứ thành bốn chu kỳ lớn gồm có những dòng văn minh CẬN ĐÔNG, CỔ ĐẠI HY LẠP, VÀ ROMA, VÀ HAI NGÀN NĂM KITO GIÁO. Bốn chu kỳ này đều có liên quan với nhau. Thời đầu tiên và thời thứ ba là những thời đại của thần bí của tín ngưỡng và của mê tín dị đoan, Trong lúc thời kỳ thứ hai và thứ tư là những thời đại của lý trí, khoa học và ánh sáng.
Họ cũng kêu gọi chú tâm tới sự phát triển trí tuệ của các nền văn minh Đông Phương với các nhà hiền triết Đông Phương (Oriental Sagacity) như Ấn Độ và Trung Hoa. Các triết gia viết về sự phát triển trí tuệ của con người, đó là sự chỗi dậy từ huyền thoại khi tìm về với thế giới thượng cổ mà con người đang sống với tất cả thảm họa dưới sự suy tàn bại vong của Kito giáo, và chờ ngày vinh quang của sự tái sinh .
Hume đã viết, "ÂU CHÂU LẠI RƠI VÀO THỜI KỲ MAN RỢ NHƯ THỦA BAN ĐẦU, NHƯNG CON NGƯỜI ÂU CHÂU NGÀY NAY QUÁ SÁNG SUỐT, HỌ ĐÃ TỪNG SỐNG NHIỀU THẾ KỶ QUA TRONG VÒNG SỰ NGU DỐT TĂM TỐI QUÁ LÂU." D' Alemberg thì có giọng "văn chương tái tạo" xuất hiện tự trong lòng của sự ngu dốt, sáng tạo nên những tư tưởng mới trở về với tý trí với những hương vị tuyệt vời, "phục hoạt lại những giá trị tinh thần" và làm cho cuộc đời bừng dậy một ánh sáng -- tất cả đang chờ đợi cái giây phút khi một ánh sáng mới sẽ được khơi dậy để làm cho thế giới này sống lại trong một nền văn minh của tự do.
Nhưng Hegel đã viết ra một số trang rất chín chắn trong cuốn Phenomenology của ông, ông phê phán các triết gia: "CHỈ THẤY XUẤT HIỆN TRÊN BỀ MẶT MỘT HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỂ TỪ ĐÓ BƯỚC VÀO NHỮNG XUNG ĐỘT VỚI TÍN NGƯỠNG." Thời đại Ánh Sáng đã cư xử đối đãi với tôn giáo như một thứ mê tín tối tăm và lầm lạc trong việc tổ chức. SỰ THỜ LẠY CỦA DÂN ĐƯỢC CHỌN VÀ CHỈ BIẾT NHẮM VÀO SỰ PHỤC TÙNG CÁC THÁNH NHÂN. Những điều như thế chỉ có thể VƯỢT QUA BẰNG BẠO LỰC. Peter Gay đã ghi nhận rằng, CÁC HỌC GIẢ CÓ THỂ NHÌN NGÀN NĂM CỦA KITO GIÁO MỘT CÁCH CÔNG BÌNH CHỈ KHI NÀO NHỮNG CON NGƯỜI CHÊ BAI CHỈ TRÍCH ĐÃ GIẢI THOÁT ĐƯỢC CHÍNH HỌ TỪ CÁI NHÌN NHIỀU THIÊN KIẾN BẤT CÔNG CỦA HỌ.
Peter Gay còn khám phá thấy, các triết gia thời đại đã vượt cả lịch sử biên niên, tra cứu không ngừng các tài liệu thiêng liêng, và đã áp đặt tính cách duy lý trí trên đó, với những phương pháp khi nghiên cứu về xã hội chính trị, và những phát triển trí thức; điều rất nghịch lý là ngay các sử gia thời đại Ánh Sáng, các nhà duy lý trí sống với cảm tính rất nhiều, bám chặt vào mục tiêu của họ, rất cẩu thả về những chi tiết, hấp tấp phê phán gán ghép một cách bất công một tính chất nào đó, thiếu hẳn sự cảm thông, mất hết lý trí, đầy óc bè phái, tồi tệ xấu xa khi đi khám phá các giá trị của lịch sử.
Bởi vì tất cả những phán xét sai lầm và với tất cả thành kiến. Điều đòi hỏi ở nơi họ - khi họ đã bước qua những bước đầu, là giá trị gì để làm nền tảng và mẫu mực khi họ muốn nghiên cứu về lịch sử một cách khoa học. TẤT CẢ ĐỀU ĐI QUÁ ĐÀ VÌ THIẾU PHƯƠNG PHÁP VÀ QUAN NIỆM CHÍN CHẮN KHI PHÊ BÌNH, CHỈ TRÍCH VÀ NGHIÊN CỨU.
Ý NGHĨA VÀ TINH THẦN
Những con người tạo ra thời kỳ Ánh Sáng vượt lên trên tất cả người khác trong thời đại của họ. Những dòng văn chương cổ xưa vào thời Ánh Sáng do tầng lớp trí thức mới có được. Những nghiên cứu học hỏi của họ vào thời xa xưa mang nhiều đặc tính chính trị. Samuel đã nói về những dòng văn chương của nền cộng hòa cổ xưa như một chứng minh cụ thể về một cộng đồng của trí tuệ Với những trích dẫn của thời cổ xưa, ông nói, "đó là vai trò của người trí thức trên khắp thế giới."
Voltaire nhấn mạnh trong cuốn sách viết về nước Anh với những thành viên trong nghị viện, đã thích thú so sánh với chính họ như những người CỘNG HÒA CỦA LA MÃ. D' Argenson cho rằng: "những người Anh đã cho rằng họ đã nắm được cấu trúc của chính quyền La Mã với tất cả những gì tốt đẹp nhất và đã điều chỉnh lại những lỗi lầm, nhưng theo Peter Gay, họ đã bỏ mất quan niệm của Stoic về sự hòa đồng hợp nhất của thế giới. Và vì không có niềm tin tôn giáo nên đã loại thần học Kito giáo ra khỏi tín ngưỡng của họ. Vì thế Voltaire mới riễu cợt Cơ Đốc Giáo: "tư tưởng lạ lùng quá, phải cho vào một nồi nước để rửa sạch mọi tội lỗi - phải tẩy rửa như giặt quần áo vậy."
Các triết gia đọc Socrates, Plato, Zeno và muốn vượt qua tất cả, Trong lúc họ muốn tổng hợp minh triết và văn minh của Hy Lạp. Họ kêu gọi tìm về với thượng cổ để tìm kiếm khuôn vàng thước ngọc. Họ tôn thờ mẫu người thủa xưa khi nhìn vào đời sống của Caesar, Brutus, Pelopidas và Crato như những mẫu mực của La Mã, Diderot cho Socrates và Seneca là lương tâm của đám đông, Holbach khi viết về Seneca đã không hề chú ý tới đạo đức của Seneca. Riêng người tuổi trẻ Holbach đã nói với bạn ông. "tôi đi săn, đi câu cá, đi bắn, tôi bước đi suốt ngày mà vẫn không quên chuyện trò, đối thoại với Horace, Vergil, Homer và tất cả các bạn bè cao thượng họ". Cuối đời Holbach đi tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần và duy vật.
SỰ TÌM KIẾM VỀ NGOẠI GIÁO
Đối với phần lớn các triết gia, sự khám phá các giá trị của tổ tiên không khó khăn gì. Họ có những câu hỏi đầy xao xuyến về con người hiện sinh (existentialists). "Tại sao mọi sự lại hiện hữu?" Kinh nghiệm biện chứng của họ - dính liền với niềm tôn kính thủa xưa, và thù ghét Kito giáo. Và sự xuất đầu lộ diện của thời hiện đại được định nghĩa về cơn khủng hoảng lớn lao về căn tính của con người. Sau chót phần lớn các cuộc tấn công dữ dội của họ được rêu rao trong thời đại Ánh Sáng đã được điều hướng để chống lại Kito giáo; chống Kito giáo trong tất cả mọi phương diện, chống lại các cơ cấu tôn giáo, đạo đức Kito giáo, và chống cả quan điểm của Kito giáo về con người, nhưng chính các triết gia đã từng sinh ra từ thế giới Kito giáo và vẫn giữ mối liên lạc với các bạn bè Kito giáo. Đó là điều không thể tránh những xung đột họ muốn tạo ra những điều mới mẻ.
Peter Gay cho rằng gia sản Kito giáo nhiều khi vẫn lá sức nặng đè trên đời sống của họ, Kito giáo đã bao trùm thống ngự cả tuổi thơ của họ, những dậy dỗ uốn nắn của Kito giáo nhiều năm đã thành những ấn dấu, được củng cố với những lời cảnh báo và những hứa hẹn. KITO GIÁO KHÔNG NẮM GIỮ ĐƯỢC TÀI NĂNG TRÍ THỨC CỦA HỌ. nhưng vẫn thường xuyên ám ảnh họ. Khi họ quay ra để chống tôn giáo họ đã làm như vậy không phải vì sự ngu dốt.
Herman Samuel Reimarus đã từng cảm thấy đau đớn bởi KHÔNG THỂ NÀO HÒA GIẢI ĐƯỢC SỰ MÂU THUẪN GIỮA NHỮNG LẬP LUẬN CỦA LÝ TRÍ VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI CỦA ĐỨC TIN. Nếu Thiên Chúa muốn dậy nhân loại qua cuốn Thánh Kinh, tại sao Thiên Chúa lại làm cho nó tăm tối như thế? Nếu thực sự Thiên Chúa là Một trong Ba Ngôi, làm sao có thể thế được; Reimarus không bao giờ tưởng tượng được Ba Ngôi trong một hình ảnh gắn liền với nhau. Nếu tất cả những ai bị trừng phạt, bị trừng phạt muôn đời, tại sao Kito giáo lại đòi hỏi sự dâng hiến để nghĩ về họ như Thiên Chúa của tình yêu, và Chúa Jesus là người mang đến sự chuộc tội? Làm sao Thiên Chúa có thể chọn dân Do Thái đứng trên các quốc gia khác, khi họ chẳng xứng đáng, quá bướng bỉnh với tội lỗi của họ.
Diderot, một tinh thần phát minh nhất, đã đi từ vị trí này qua vị trí khác và nỗi nghi ngờ lúc nào cũng quấy nhiễu ông. Ông sinh từ một gia đình đã cung cấp cho Giáo Hội nhiều tu sĩ, cha mẹ là người sùng đạo, cùng với các anh em sùng tín. Khi ông chấp nhận cái đẹp của vô thần, rồi thần luận Hy Lạp, bước qua chủ nghĩa hoài nghi, và cuối cùng dừng bước với cá nhân chủ nghĩa vô thần (individualistic a theism).
David Hume thì nói: "khi tôi quay cái nhìn vào bên trong tôi (tức thế giới nội tâm), tôi chẳng thấy gì cả và chỉ thấy hoài nghi và tăm tối.
BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ÁNH SÁNG
Đối với các triết gia, thời cổ đại Hy Lạo, theo họ là những con người đầu tiên đã giải phóng con người thoát khỏi sự độc đoán của huyền thoại, và được thở ra nhẹ nhàng với bầu không khí của lý trí, để cạnh tranh với toán học của Babylon và thần học Do Thái. Vào thế kỷ 18, khi các triết gia đã hoàn tất xong chủ đề lịch sử, họ đã tuyên bố với sự liên hệ ruột thịt với thế giới cổ đại đó, họ đã đạt được sự tiến bộ và chống lại thật sâu xa với tinh thần Kito giáo. Sự đề cao tâng bốc về Hy Lạp đã đi ngược lại với truyền thống Kito giáo. Từ đó đã chuyển đổi sự chú tâm của con người từ Do Thái qua tới Hy Lạp. Họ đã làm cho những người Hy Lạp bước đến vị trí thành cha đẻ ra một nền văn minh chân chính và là tổ phụ của thời đại Ánh Sáng. Từ đó đã làm lộn nhào nền móng lịch sử do Kito giáo để lại bằng cách nhìn con người trong quá khứ như một con người phàm tục, không có gì thiêng liêng. Bước khởi nguyên của Hy Lạp có nghĩa là bắt đầu của triết lý, và triết lý đó đã làm cho tôn giáo thành vô nghĩa, vì triết lý biết ưu tư về con người.
Diderot đã hết lời tán tụng tâng bốc Thales như là người sáng tạo ra phương pháp khoa học trong triết lý. Những người kế tiếp Thales đã mở rộng phạm vi tìm kiếm với tất cả ưu tư về con người. Và những dòng suy tư đó được gom góp lại thành một kiến thức lớn lao. Đó là những con người đã đem đến để cống hiến văn minh cho nhân loại với bao sự biết ơn của hậu thế.
Hy Lạp là nơi đầu tiên đến với môn học là luận lý và những quan niệm trần tục để chỉ trích lịch sử, và những tâm tư bấn loạn đã dẫn đến việc xử dụng lý trí để nghiên cứu về con người thiên nhiên. Các triết gia Hy Lạp rút luân lý đạo đức trừ giá trị căn bản nơi con người hơn là từ Thiên Chúa. Hume thì cho rằng đó là "sự chỗi dậy của khoa học Hy Lạp." Với Abbe Y Von thì đã giải thích trong bách khoa là những người Hy Lạp đã phát minh ra triết lý và triết lý thách đố với tất cả mọi loại quyền hành, và tìm kiếm chân lý.
*****