Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Thế chiến III: Mỹ chia nước Tàu ra từng mảnh để trị
Phán quyết PCA đặt Tập Cận
Bình vào thế “trên đe dưới búa”, một sự lựa chọn khó khăn là: Nếu
xem thường “luật pháp quốc tế”, tẩy chay phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày
12/7/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông. Họ Tập phải chấp nhận
xung đột với Hải quân Mỹ + đồng minh Nhật, Ấn, Australia và khối ASEAN và cả
thế giới nói chung. Còn nếu nhượng bộ Mỹ & đồng minh và ASEAN, họ Tập sẽ
phải chịu áp lực từ dư luận và phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong
nước...
Washington đang tìm cách tạo
cớ, gây chiến tranh Thế chiến III với Bắc Kinh trên Biển Đông để xé Tàu Cộng ra
nhiều nước nhỏ để trị. Liệu Tập Cận Bình ngạo mạn có thoát được cái “bẩy
chiến lược” do Mỹ giăng ra trên Biển Đông?...
*
Siêu cường là quốc gia thế nào?
Thuật ngữ siêu cường là một quốc
gia đứng hàng thứ nhất trong hệ thống quốc tế và khả năng gây hưởng tới những
sự kiện và phô trương sức mạnh trên phạm vi toàn thế giới; siêu cường thường
được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc. Thuật ngữ này được sử dụng lần
đầu tiên năm 1943 để chỉ Liên bang Xô Viết cùng Hoa Kỳ được coi là 2 siêu cường
trong cuộc “chiến tranh lạnh”. Những đặc điểm của một siêu cường:
[1] Quân sự: Khả
năng thể hiện sức mạnh trên thế giới. Trên thế giới hiện đại, điều nầy đòi hỏi
không chỉ một lực lượng quân sự mạnh mà còn có khả năng lập cầu không vận nhanh
chóng bằng đường biển, đường không để triển khai lực lượng quân sự và cung cấp
tiếp liệu cho lực lượng quân sự đó, nhằm tăng cường lợi ích quốc gia cũng như
được sự ủng hộ của dân chúng cho hành động đó.
[2] Văn hóa: Ảnh
hưởng văn hóa mạnh mẽ, “quyền lực mềm”. Ảnh hưởng văn hóa ngụ ý một lĩnh vực
triết học. âm nhạc, điện ảnh và ý thức hệ phát triển.
[3] Địa lý: diện
tích lãnh thổ hay biển thuộc quyền kiểm soát của họ. Lãnh thổ cho phép một quốc
gia khai thác tài nguyên và trồng cây nông nghiệp, tăng khả năng tự cung cấp.
Đây là yêu tố quan trọng trong chiến tranh, bởi nó cho phép các khả năng như
rút lui, tái hợp và tái tổ chức, cũng như đặt các trạm radar và bệ phóng tên
lửa tầm xa, thậm chí một nước giàu nhưng có lãnh thổ nhỏ cũng dễ bị tổn thương
hơn trong chiến tranh.
Hoa Kỳ: Được thế
giới đánh giá là quốc gia có chủ quyền duy nhất, đạt đủ các yếu tố trở thành
một siêu cường, nhờ vào các yếu tố sau đây:
- Địa lý: Hoa Kỳ là nước
lớn thứ 3 thế giới theo diện tích lục địa sau Nga và Canada.
- Dân số: Với 313 triệu
dân, chiếm khoảng 5% dân số thế giới, Hoa Kỳ là nước đông dân thứ ba. Nước này
có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao nhất trong các nước phát triển. Theo LHQ, Hoa
Kỳ có chỉ số phát triển con người đứng hàng thứ 4 thế giới.
- Chính trị: Hoa Kỳ có nền
chính trị “Dân chủ Cộng hòa” ổn định, đóng góp khoảng 22% ngân sách LHQ và là
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ với quyền phủ quyết. Lập trường
của Hoa Kỳ về các vấn đề quốc tế thường được các quốc gia trên thế giới ủng hộ,
đặc biệt như: Anh, Canada, Australia, Đức, Nhật, Ấn, Hàn, Israel…
- Quân sự: Hoa Kỳ có mức
chi tiêu quân sự lớn hơn cả 12 nước đứng tiếp sau họ cộng lại. Năm 2006, họ sở
hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 2 thế giới và một số hệ thống vũ khí kỹ thuật
tân tiến nhất hiện nay cùng khoản chi tiêu lớn cho phép triển khai quân đội tới
bất kỳ địa điểm nào trên thế giới, đó là hệ thống HKMH của Hải quân Hoa
Kỳ.
Hải quân Mỹ đang vận hành 13
chiếc tàu có thể được gọi là HKMH, nhưng chỉ gọi 11 chiếc là HKMH thực sự. Theo
tạp chí The Diplomat, Hải quân Mỹ đưa vào biên chế tàu tấn công đổ bộ
hạng nhất USS America và tàu cùng loại tên USS Tripoli. Khi hoạt
động, USS America và USS Tripoli sẽ có tới 20 chiếc chiến đấu cơ
tàng hình cất cánh thằng đứng F-35B và đóng vai trò quan trọng trong việc duy
trì ưu thế trên không của hải quân Mỹ (USS America có kích thước và tầm
cỡ tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp và INS Vikramaditya của Ấn Độ).
Ngoài ra siêu hạm USS Zumwalt
sẽ được biên chế Hải quân Mỹ trong năm 2016 theo kế hoạch. Khiến Bắc Kinh không
vui.
- Văn hóa: Văn hóa Mỹ có
có tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt ở những vùng nói tiếng Anh như âm
nhạc, điện ảnh, thể thao...
- Kinh tế & tài chính:
Hoa Kỳ sở hữu nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới với trị giá 15 ngàn tỷ
USD. Hoa Kỳ chiếm 21% GDP của thế giới. Nước này thường có mức độ tăng trưởng
kinh tế từ mức trung bình tới cao. Trong 20 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế
Hoa Kỳ trung bình chỉ hơn 3% mỗi năm.
Hoa Kỳ có mức GDP trên đầu người
lớn hơn bất kỳ một siêu cường đang nổi lên và cao hơn hầu hết các nước công
nghiệp phát triển khác, ở mức khoảng 48.000 USD/ năm.
Hoa Kỳ là nơi đóng trụ sở của tập
đoàn quốc tế và các định chế tài chính. Các công ty Mỹ giữ vai trò hàng đầu
trong nhiều lĩnh vực như vật liệu mới, điện tử và viễn thông, công nghệ thông
tin, vũ trụ, năng lượng, công nghệ sinh học, dược phẩm, tin học sinh học
(bioinformatics), cơ khí hóa chất (chemical engineering) và phần mềm. Nước này
là nhà sản xuất hàng đầu về hàng hóa tiêu dùng và sản phẩm nông nghiệp, dù phải
phụ thuộc vào dầu mỏ nhập cảng.
Hoa Kỳ có ảnh hưởng mang tính
quyết định với các định chế tài chánh quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân
hàng thế giới; đồng dollar Mỹ là đồng tiền tệ dự trữ và trao đổi quan trọng
nhất trên thế giới.
Ngày 17/6/2016, TT Putin phát
biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại St. Petersburg: “Mỹ là một cường quốc
mạnh, có thể ngày nay là “siêu cường duy nhất”. Chúng tôi chấp nhận điều đó và
sẵn sàng làm việc với Mỹ”.
Tàu cộng:
Tàu Cộng thường được coi là một
siêu cường đang nổi lên. Chưa cần tính số liệu kinh tế của Hồng Kông và Macao,
Đại Lục hiện là nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới và hiện được coi là một siêu
cường đang nổi lên nhờ dân số đông đảo và mức độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh
với tỷ lệ bình quân hàng năm là 6.9%. Sở hữu các lực lượng vũ trang lớn nhất
thế giới, Tàu Cộng hiện là một trong 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An
LHQ.
“Giấc Mơ Trung Hoa”: Tham vọng
đế quốc của Tập Cận Bình
Từ khi nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ
hồi tháng 11/2012, các tham vọng vĩ đại của họ Tập đã trở nên nổi tiếng. Trong
nước, họ Tập đã thúc đẩy mục tiêu lớn mà họ Tập gọi là “Trung Quốc mộng”: “Đại
phục hưng dân tộc Trung Hoa”. Họ Tập gây ngạc nhiên cho hầu hết giới quan sát
bởi tốc độ và hiệu quả trong việc củng cố quyền lực trong ĐCSTQ và QĐNDTQ. Giờ
đây, Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Đại Lục sau Đặng
Tiểu Bình, nếu không nói là sau Mao Trạch Đông.
Hai cột trụ chính của chính sách
đối ngoại quyết đoán của họ Tập, gồm sự chủ động về mặt an ninh, chủ yếu trong
lĩnh vực hàng hải và ngoại giao kinh tế qua cái gọi là chính sách “một vành
đai, một con đường” (Nhất đới nhất lộ). Điều nầy cho thấy họ Tập không hài lòng
với việc biến TC thành một cường quốc khu vực mà xa hơn, hắn ta còn muốn biến
TC thành một thế lực hàng đầu và thậm chí chi phối các vùng trọng yếu của châu
Á-TBD. Quả thật, là một người thích tìm hiểu lịch sử, họ Tập đang cố khôi phục
vai trò TC trong hệ thống Đông Á đương đại ở tầm cao lịch sử như trong thời đại
“Đế chế Trung Hoa (221 TCN - 1911).
Liệu TC của họ Tập có sẵn sàng
giành lại vinh quang của tiên đế? Chúng ta có thể so sánh TC hôm nay với TQ sơ
kỳ Minh Triều (1368-1424) vốn thủ đắc bá quyền một phần khu vực Đông Á. Về GDP,
vị thế kinh tế của TQ triều Minh thời điểm đỉnh cao quyền lực mạnh hơn so với
Mỹ hiện nay. Nhưng quyền bá chủ không chỉ liên quan đến vật lực mà đó sự kết
hợp giữa tính vượt trội về vật lực và tính chính đáng xã hội, khả năng kiểm
soát các kết quả quốc tế quan trọng và một mức độ ưng thuận và chấp nhận nhất
định từ các quốc gia khác trong hệ thống.
Các lân bang của TQ sơ kỳ Minh
Triều có 4 chiến lược chính trong phản ứng và ứng xử với triều Minh. Phân hạng
theo mức độ hợp tác từ cao xuống thấp, bốn chiến lược đó là:
- Gắn chặt (identification).
- Thần phục (deference)
- Tiếp cận (access)
- Thoát ly (exit)
Hầu hết các lân bang của Tàu
triều Minh thuận theo chiến lược thần phục, nhưng không nhất thiết phải chấp
nhận tính chính đáng của hệ thống quan hệ quốc tế theo thứ bậc của Đế quốc
Trung Hoa được biểu hiện qua sự triều cống.
Trong lịch sử, TQ được coi là một
thế lực hiếu chiến, chủ nghĩa bành trướng của họ thể hiện qua các hoạt động
quân sự và các chính sách ngoại giao là một nỗi lo ngại đáng kể của các nước
lân cận. Bản chất của người Tàu cho ta thấy sự tự cao của họ, nước của họ là
trung tâm quyền lực của thế giới loài người, nên đặt tên nước của họ là Trung
Hoa là cái rốn của vũ trụ.
Trong thời kỳ XHCN, đối với các
nước cùng một ý thức hệ như VN và Bắc Hàn cái nhìn kiểu mới về quan hệ “bá
chủ - chư hầu” của TC là nền tảng của nền ngoại giao TC sau khi ĐCSTQ nắm
chính quyền, đặc biệt trong quan hệ Việt-Trung. Thân phận chư hầu được Bắc Kinh
dùng để đổi chác trên lưng dân tộc VN mang tính chiến lược với Mỹ.
Phát biểu tại buổi lễ Kỷ Niệm 95
năm ngày thành lập ĐCSTQ, Tập Cận Bình thẳng thắn tuyên bố (che giấu tham
vọng): “TQ không hề muốn bá chủ thế giới, nhưng sẽ không bao giờ chịu khuất
phục trước mối đe dọa của bất kỳ lực lượng quân sự nào”. Tuyên bố của họ
Tập được đưa ra ngay trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ
kiện tranh chấp tại Biển Đông với Philippines vào ngày 12/7/2016.
“Hành động dằn mặt như vậy
không phản ảnh sức mạnh thực sự và sẽ không thể ngăn chận bất kỳ ai”, họ
Tập ám chỉ vào việc Mỹ điều tàu chiến tuần tra tại Biển Đông. Về phía các quốc
gia láng giềng tại ven Biển Đông. Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền ở
hầu hết diện tích 80% Biển Đông, chồng chéo lên chủ quyền của Indonesia,
Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Bắc Kinh cũng đã ngang ngược đẩy
mạnh xây dựng phi pháp các cơ sở quân sự tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của Việt Nam.
Thế Chiến Thứ III: Mỹ chia Tàu Cộng ra từng nước nhỏ để
trị:
Lịch sử thế giới chứng minh Hoa
Kỳ đã đấu tranh quyết liệt để giữ vững vị trí siêu cường số 1 thế giới qua 2
cuộc thế chiến thứ I & II:
[1] Thế Chiến I:
Diễn ra từ tháng 6//1914 đến
tháng 11/1918 là một cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn thứ nhì trong
lịch sử nhân loại về quy mô và sự khốc liệt của nó, chỉ đứng sau thế chiến II.
Cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng
chiến với số người chết trên 19 triệu người.
Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp
Ước (Anh, Pháp, Nga và Hoa Kỳ) và phe Liên Minh (Đức, Áo, Hung, Bulgaria và
Ottoman). Cuộc đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng tử Áo - Hung bị ám sát, dẫn
đến Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện nầy được tiếp nối bởi việc Hoàng
đế Đức là Wihelm II truyền lệnh cho các tướng xua quân tấn công Bỉ, Luxembourg
và Pháp theo kế hoạch Schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra mặt
trận, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong cuộc chiến tranh lớn thứ hai
trong lịch sử. Thế chiến I, nước Anh suy yếu từ cường quốc thứ 2 thế giới,
nhường ngôi cho Nga đứng nhì thế giới.
[2] Thế Chiến II:
Diễn ra từ 1/9/1939 - tháng
2/9/1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa Phát Xít. Hầu
hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nầy. Cho
tới nay, nó là cuộc chiến quy mô rộng lớn và thiệt hại nhất trong lịch sử nhân
loại.
Các nguyên nhân cuộc chiến trong
đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ
nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Một số người cho rằng, đó là khi Đức
xâm lược Ba Lan vào ngày 1/9/1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm
lược Trung Quốc vào ngày 7/7/1937, còn một số khác thì tính vào Nhật Bản xâm
lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng 2 cuộc thế chiến
thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.
Các chiến sự đã xảy ra tại Đại
Tây Dương, châu Phi, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và
phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu
hàng vào ngày 8/5/1945, nhưng vẫn tiếp tục tại châu Á cho đến khi Nhật Bản đầu
hàng vào ngày 2/9/1945.
Thế chiến II là một cuộc chiến
tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.
Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát
diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì
bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô
với 23 tới 27 triệu người chết. Kết quả, sau Thế chiến II Liên Xô suy yếu dần
chỉ còn là cường quốc.
Năm 1991, Hoa Kỳ đánh Liên Xô, đệ
nhị siêu cường vỡ ra từng mảnh. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ triệt hạ một đệ nhị siêu
cường mà không cần dùng đến hành động quân sự, như Tổng thống Kennedy tuyên bố:
“Muốn diệt Cộng sản, không cần tốn một viên đạn. Mỹ dùng “chiến tranh Kinh
tế” để tiêu diệt LX vỡ ra từng mảnh”. Nga nhường ngôi đệ nhị cường quốc cho
Tàu Cộng.
[3] Thế chiến III: tại sao
Mỹ phải đánh Tàu cộng vỡ ra từng mảnh trước năm 2020?
Theo các nhà phân tích: Tới năm
2020 nếu TC vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP của TC sẽ vượt mặt
Mỹ và trở thành đệ nhất cường quốc thế giới thì Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia
hạng nhì sau Tàu Cộng. Tiếng nói của cường quốc hạng nhì sẽ không còn trọng
lượng, trở thành lạc lõng giữa các cộng đồng quốc tế, chẳng còn ai muốn lắng
nghe. Vì vậy, Mỹ phải đánh TC vỡ ra từng mảnh từ đây đến năm 2020 trước khi quá
muộn.
Mấy ngàn năm về trước, chính trị
của Hàn Phi Tử khả dĩ thu vào 2 điểm chủ yếu:
- Đối ngoại không gì hơn “thực
lực”.
- Đối nội không gì hơn “quyền
lực”.
Quan hệ giữa nước nầy với nước
kia nếu không có thực lực thì lấy gì phát triển và tồn tại. Việc trong nước mà
không có quyền lực lấy gì thống trị thì làm sao thay đổi cả đường lối sinh hoạt
của nhân dân. Bởi vậy, ông phán một lời tuy ngắn ngủi nhưng rất minh bạch đã
trải qua mấy ngàn, đến nay vẫn còn giá trị: “Lực đa tắc nhân triều, lực
thiểu tắc triều ư nhân cố minh quân vụ lực” (Lực khỏe thì thiên hạ theo ta,
lực yếu thì ta buộc phải phục tùng thiên hạ, cho nên một ông vua giỏi là phải
kiến thiết lực mạnh).
Theo William C. Wohlforth - GS ĐH
Dartmouth & Stephen G. Brooks Phó GS - Đánh giá nước Mỹ trong cuốn sách: “Nước
Mỹ ngoài biên giới: Vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI” (Oxford
University Press, 2016). Tóm tắt những điểm chính:
“Sau hai thập kỷ rưỡi, vị
trí siêu cường duy nhất trên thế giới của Hoa Kỳ sắp kết thúc?” Nhiều người
đồng ý vì họ nhìn thấy một TC đang tăng trưởng nhanh và sẵn sàng bắt kịp hoặc
thậm chí vượt Mỹ trong tương lai gần. Bằng nhiều thước đo, nền kinh tế của TC
được nhận định là đang trên đường trở thành lớn nhất thế giới và ngay cả khi
tăng trưởng chậm lại, nó vẫn sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ trong nhiều năm.
Kho bạc của nước này đầy ắp tiền bạc, Bắc Kinh sử dụng sự giàu có mới của mình
để thu hút bạn bè, ngăn chận kẻ thù, hiện đại hóa quân đội của mình và khẳng
định tuyên bố chủ quyền ở ngoại vi của quốc gia này. Do đó, đối với nhiều
người, vấn đề không phải là liệu TC sẽ trở thành một siêu cường hay không, mà
chỉ là thời điểm nhanh hay chậm.
Nhưng đây là suy nghĩ mơ mộng
hay sợ hãi. Tăng trưởng kinh tế không còn được chuyển hóa trực tiếp vào sức
mạnh quân sự như nó đã làm trong quá khứ, điều đó có nghĩa rằng bây giờ khó
khăn hơn bao giờ hết cho những quyền lực mới nổi và có khả năng những quyền lực
đã bị suy giảm và TC là nước duy nhất có khả năng để trở thành một đối thủ toàn
cầu thực sự của Hoa Kỳ. Nhưng, TC còn phải đối mặt với thách thức khó khăn hơn
các quốc gia tăng trưởng trước đó vì TC bị tụt hậu khá xa về công nghệ.
Mặc dù sự thống trị kinh tế của Hoa Kỳ đã bị suy giảm từ đỉnh điểm, ưu thế quân
sự tuyệt đối của nước nầy không vì thế mà suy giảm. Thay vì chờ đợi một sự
chuyển đổi quyền lực trong bàn cờ chính trị quốc tế, mọi người nên bắt đầu làm
quen với một thế giới trong đó Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất trong nhiều
thập kỷ tới.
Trong dự báo về vị trí quyền
lực trong tương lai của Tàu Cộng, nhiều thách thức của quốc gia này đã được
nhắc đến: nền kinh tế chậm lại, môi trường ô nhiễm, tham nhũng tràn lan, thị
trường tài chánh đầy nguy hiểm, không tồn tại mạng lưới an sinh xã hội, nhanh
chóng lão hóa dân số và tầng lớp trung lưu bất ổn. Gót chân Achilles thực sự
của TC trên sân khấu chính trị thế giới: công nghệ lạc hậu so với Hoa Kỳ.
So với các thế lực đang lên trước đây, TC tụt hậu công nghệ với Mỹ lớn
hơn...
Một chỉ số nữa về khoảng cách
công nghệ là số bằng sáng chế ghi danh tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Trong
năm 2012, gần 14.000 bằng sáng chế có nguồn gốc ở Hoa Kỳ, so với dưới 2.000 ở
Tàu Cộng. Theo National Science Foundation cho thấy, tình trạng tương tự về
giải Nobel về Vật lý, Hóa học và Sinh lý học và Y học. Kể từ năm 1990, 114 giải
đã được trao cho các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, trong khi TC chỉ nhận được có 02.
Có một điều, sự tàn phá môi trường ghê gớm ở Hoa Lục vì ưu tiên tăng trưởng
GDP...”
Hoa Kỳ phải tấn công &
triệt hạ Tàu cộng bằng mọi giá:
Về kinh tế:
Theo Ruchir Sharma, tác giả bài viết
“How China Fell Off the Miracle Path” (Phép mầu kinh tế China đang chấm dứt
thế nào?” được The New York Times đăng, số ra ngày 03/6/2016. Xin tóm tắt
những điểm chính:
- Những tác động chính đã định
hình sự hưng thịnh và suy vong của các quốc gia kể từ sau cuộc khủng khoảng tài
chánh năm 2008 và không có điều nào có lợi cho TC.
- Nợ đã tăng nhanh đến mức báo
động ở các nước đang trỗi dậy, đặc biệt là TC. Tăng trưởng thương mại đã sụp đổ
ở mọi nơi, một đòn đau với những nước xuất cảng hàng đầu, lại tiếp tục dẫn dắt
bởi TC. Nhiều nước đã quay về đường lối cai trị chuyên chế trong một nỗ lực
nhằm chống lại cuộc suy thoái toàn cầu và không ai làm đến mức tự hủy hoại
chính mình như TC. Và vì những lý do không liên quan đến cuộc sụp đổ năm 2008,
mức tăng trưởng nhân lực trong độ tuổi lao động đang chậm dần và thậm chí ở mức
âm ở TC làm hao mòn nguồn nhân lực.
- Tăng trưởng ở mức 6% một năm là
một điều rất khó khăn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Trong nỗ lực vượt qua
mục tiêu đó, TC đã bơm những khoản nợ vào những dự án lãng phí và đang tự đào
cho mình một cái hố sâu tự chôn mình. Nền kinh tế giờ đang chậm lại và sẽ còn
giảm tốc hơn nữa khi TC buộc phải giảm gánh nặng nợ và thậm chí là một cuộc
khủng hoảng kinh tế, điều này sẽ đem đến những hệ quả toàn cầu bởi vì sự kích
thích kinh tế đã biến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thành một gã khổng lồ bị
bơm căng quá mức.
- Ở Bắc Kinh, sự tự tin đã lùi
bước nhường chỗ cho những lo âu. Người dân địa phương thường nhận biết được rắc
rối nhanh hơn các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ là những người đầu tiên tháo chạy
trước một cuộc khủng khoảng. Người TQ đã chuyển ra khỏi đất nước một số tiền kỷ
lục ở mức 675 tỷ USD vào năm 2015 và một phần là để mua bất động sản ở
nước ngoài, người dân Hoa Lục đổ xô mua những căn hộ siêu sang ở New York hay
San Francisco. Bắc Kinh đang cố gắng một cách khó khăn để giữ đồng NDT đang dần
suy yếu khỏi lao dốc thêm do đồng tiền mất giá sẽ làm người dân TQ càng mất tự
tin và làm gia tăng nguy cơ khủng khoảng.
- Cơn sốt nợ của TC hiện đang ở
mức lớn nhất trong các quốc gia mới trỗi dậy từ sau Thế chiến II. Sau khi giữ
vững ở mức 150% GDP trong phần lớn giai đoạn tăng trưởng, nợ công và tư bắt đầu
tăng từ khi Ôn Gia Bảo đổi hướng vào năm 2008, chạm mức 230% GDP vào năm 2014.
Mức tăng 80% vượt mức tăng của Mỹ trước khi bong bóng vỡ vào năm 2008 gấp 3
lần. Kể từ đó, tỷ lệ của Mỹ trên GDP đã đứng vững. Cho dù nhiều người Mỹ vẫn
nghĩ rằng đất nước họ vẫn bị nhấn chìm trong nợ nần, gánh nặng của Mỹ không
đáng lo như của TC bởi vì nó ngừng tăng.
- Tổng số mức vốn ngoại rút khỏi
nước nầy từ đầu năm đến tháng 11/2015 đã lên đến 669 tỷ USD. Bắc Kinh đã
phát tín hiệu cho thấy, không để lượng vốn ròng kỷ lục rút khỏi nước nầy trong
năm 2015 cản trở các cải cách thị trường vốn, theo hãng tin Bloomberg. Giới đầu
tư đã rút 194 tỷ USD khỏi TC trong tháng 9, nâng tổng mức vốn rút khỏi nước nầy
lên đến 669 tỷ USD.
- IIF cho biết, con số thoái vốn
trong năm 2016 này giảm 1/5 so với khoản rút vốn 674 tỷ USD trong năm 2016,
nhưng có khả năng sẽ tăng mạnh nếu xuất hiện những lo ngại về đồng NDT mất giá.
Báo cáo IIF cho biết, sự suy giảm mạnh mẽ của đồng NDT có thể sẽ châm ngòi cho
một cuộc tháo chạy vốn khổng lồ khỏi thị trường Hoa Lục. Mức dự trữ ngoại hối
của TC đang giảm nhanh từ 4.000 tỷ USD từ tháng 6/2014 xuống chỉ còn 3.200
tỷ USD vào tháng 2/2016.
Về quân sự:
Nếu dùng chiêu “kinh tế”
mà đánh chưa sập được Tàu Cộng, thì bắt buộc Mỹ phải dùng chiêu cuối cùng là
dùng sức mạnh “quân sự” chia nước Tàu vỡ ra thành nhiều nước nhỏ để cai
trị. Triệt hạ được nước Tàu, Hoa Kỳ sẽ giữ vững vị trí siêu cường một thế kỷ
nữa mà cũng có thể siêu cường cuối cùng duy nhất trên hành tinh này.
Theo Phó giáo sư Stephen Brooks -
Học viện Dartmouth (Mỹ) - nhận định: “Vấn đề căn bản có liên quan đến tư duy
chiến lược tổng thể đối với Tàu Cộng, trước hết Washington không nên quá lo
ngại sự trỗi dậy của TC,” ông nói. “TC đang “trỗi dậy”, nhưng hoàn toàn
không phải “đứng dậy”. Về kinh tế, Mỹ hoàn toàn không suy yếu. Chúng tôi cho
rằng, trong vài chục năm nữa, Mỹ sẽ vẫn là siêu cường duy nhất. Trong khi đó,
TC trỗi dậy sẽ chậm hơn nhiều so với các nước từng trỗi dậy trong lịch sử,
chẳng hạn như Đức và Anh. Bởi vì, những nước này có thể sánh ngang với các nước
lớn khi đó về khoa học công nghệ. TC hiện cơ bản không đuổi kịp Mỹ về khoa học công
nghiệp.”
Theo Stephen Brooks đánh giá,
thực lực kinh tế và khoa học công nghệ của Mỹ đủ để chống lại sự bành trướng
của TC trong khu vực và ra bên ngoài thế giới, ngăn chận các sự kiện lớn xảy ra
có thể làm lung lay vị thế siêu cường của Mỹ.
Ngày 05/7/2016, một tờ báo chính
thống của TC cho biết Bắc Kinh cần sẵn sàng “đối đầu quân sự” với Washington ở
Biển Đông. Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài PCA về tranh chấp ở Biển Đông sắp
được đưa ra và quân đội TC cũng bắt đầu tập trận ở vùng này.
Trang tin tức bình luận TC ngày
11/5/2016 vừa có bài viết nhận định rằng, hiện nay Mỹ đang triển khai “4 cuộc
chiến” để đáp trả yêu sách bành trướng của TC ở Biển Đông và Hoa Đông. Theo tờ
báo Hồng Kông, 3 chiến tuyến gồm:
- Cuộc chiến tấn công dư luận.
- Cuộc chiến răn đe quân sự.
- Cuộc chiến liên minh, liên kết.
Theo nhận định của giới quan sát,
3 cuộc chiến chưa có tiếng súng này chắc chắn sẽ khiến TC phải đối phó rất căng
thẳng. Tin tức bình luận TC cho biết, trong lúc phán xét của Tòa Trọng Tài
Thường trực ở The Hague sắp đến gần, cuộc đấu giữa các bên xung quanh tranh
chấp Biển Đông sẽ ngày càng quyết liệt hơn.
Giới quan sát nhận định rằng, Mỹ
sẽ dựa vào kết quả trọng tài để tạo ra một cuộc tấn công dư luận mạnh mẽ, mục
tiêu là để chỉ rõ Bắc Kinh không tuân thủ các quy tắc luật pháp quốc tế. Chỉ
chờ đến khi có kết quả trọng tài chính thức được công bố, Mỹ đã có đầy đủ lý do
để sử dụng cho cuộc tấn công dư luận, nhằm bao vây cô lập Bắc Kinh.
Lực lượng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục
có đầy đủ lý do để tiến hành tuần tra Biển Đông, tổ chức diễn tập quân sự liên
kết bởi Washington nắm được con bài tẩy của Bắc Kinh chỉ dám ức hiếp, đe dọa
các nước nhỏ như: Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei và VN, còn dùng vũ
lực đối đầu với Mỹ trong cuộc xung đột, đồng nghĩa với “tự sát”. Chắc
chắn đây cơ hội tốt cho các khu tự trị như Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng nổi
dậy đấu tranh đòi “Độc lập - Tự do” cho dân tộc của họ. Tàu Cộng sẽ lâm vào thế
“thù trong giặc ngoài”.
Theo Gwynne Dyer - một nhà báo
độc lập - ngày 7/7/2016, bình luận trên tờ Bangkok Post: “Một cuộc đối đầu
có kiểm soát nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, Bắc Kinh có thể nổ ra trên Biển
Đông với Mỹ và các đồng minh như Ấn, Nhật, Australia, Nam Hàn và ASEAN, có thể
là sự lựa chọn “điên rồ” nhằm kích động “chủ nghĩa cực đoan” trong nước và tạo
ra sự ủng hộ cho bộ máy cầm quyền. Nhưng, một khi dấn thân vào con đường xung
đột đối đầu với Mỹ và đồng minh, Tập Cận Bình sẽ đưa Hoa Lục đi về đầu?”
Jerry Hendrix, một nhà phân tích
từ Trung tâm An Ninh của Mỹ, cho biết: Sự hiện diện của các HKMH và tàu chiến
của Hải quân Mỹ là nhằm bảo vệ Biển Đông trong thời điểm nhạy cảm, đồng thời
cũng nằm trong kế hoạch hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ ở Biển Đông. Nhất
định Washington sẽ không để Tập Cận Bình côn đồ, hiếu chiến tự tung tự tác
trước và sau khi PCA ra phán quyết.
Kết quả phán quyết của PCA:
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài
Thường trực (PCA) đã ra phán quyết trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh, áp dụng
sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982 ở Biển Đông. Trước đó, Bắc Kinh tập
trận, điều động lực lượng vũ trang ồ ạt xuống Biển Đông diễn võ dương oai...
Hải quân TC đã bắt đầu cuộc tập trận từ ngày 5/7/2016 và dự kiến kéo dài đến
ngày 11/7/2016 từ phía Đông đảo Hải Nam đến khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền của VN để chuẩn bị ứng phó trước phán quyết của tòa PCA.
Sự kiện Tòa Trọng tài Thường trực
La Haye LHQ (PCA) bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của TC trên Biển Đông, nói
rằng nước nầy không có “chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử” tại vùng Biển Đông.
Cái gọi là “đường lưỡi bò 9 đoạn” đi ngược lại với Công ước Quốc
tế về Luật Biển, ấn định ranh giới của một nước trong phạm vi 12 hải lý từ bờ
biển của nước nầy, đồng thời được đặc quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế
trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước đó và rằng các hoạt động bồi
đắp, xây đảo nhân tạo của Bắc kinh trong thời gian gần đây làm tổn hại nghiêm
trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh thái
biển.
Phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyêt của PCA:
[1] Tẩy chay các thủ tụng tại
Tòa, nói rằng Tòa Trọng tài Quốc tế không có quyền tài phán trong cuộc tranh
chấp, đồng thời nhấn mạnh, họ sẽ không chấp nhận, công nhận hoặc thực thi bất
cứ phán quyết nào về Biển Đông, bất chấp họ đã ký tên Công ước LHQ về Luật biển
cùng với Philippines.
[2] Hãng tin Xinhua của TC nói
rằng: “Tòa án La Haye lạm dụng pháp luật” đã công bố một phán quyết không có sơ
sở vững chắc”. Bắc Kinh sẽ lựa chọn 3 phương án để thách thức phán quyết của
Tòa án La Haye:
- Tiếp tục các hành động bành
trướng hiện tại trên Biển Đông.
- Tuyên bố một khu nhận dạng
phòng không - ADIZ trên Biển Đông.
- Lựa chọn mục tiêu thứ 3 là “bất
hợp tác” hay trở thành một nước “bất hảo”, có nghĩa là Tập Cận Bình có thể càng
gia tăng thêm áp lực trong khu vực.
[3] Phụ họa có Tướng hiếu chiến
La Viện (về hưu) lập lại cái gọi là Bắc Kinh có quyền áp đặt vùng nhận diện
phòng không ADIZ trên Biển Đông như đã thiết lập ở Hoa Đông và Mỹ không thể can
thiệp. La Viện ngạo mạn, đặt câu hỏi: “Mỹ có thể phá hủy hệ thống vũ khí tự vệ
mà TC triển khai trên các đảo nhân tạo hay không?” Hắn tự tin kết luận. “Mỹ
không thể trục TQ khỏi Biển Đông”.
Kết luận:
Phán quyết PCA đặt Tập Cận Bình
vào thế “trên đe dưới búa”, một sự lựa chọn khó khăn là: Nếu xem thường
“luật pháp quốc tế”, tẩy chay phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016
bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông. Họ Tập phải chấp nhận xung đột
với Hải quân Mỹ + đồng minh Nhật, Ấn, Australia và khối ASEAN và cả thế giới
nói chung. Còn nếu nhượng bộ Mỹ & đồng minh và ASEAN, họ Tập sẽ phải chịu
áp lực từ dư luận và phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước.
Theo Gao Cheng, một nhà nghiên
cứu tại Viện Nghiên cứu Châu Á - TBD (TQ) nói: “Nếu TQ chỉ tiếp tục dùng lời
nói mà không có hành động cụ thể, không gây áp lực được với Philippines thì làm
sao Bắc Kinh có thể ngăn các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển
Đông theo phương pháp của Philippines đã kiện TQ?”.
Washington đang tìm cách tạo cớ,
gây chiến tranh Thế chiến III với Bắc Kinh trên Biển Đông để xé Tàu Cộng ra nhiều
nước nhỏ để trị. Liệu Tập Cận Bình ngạo mạn có thoát được cái “bẩy chiến
lược” do Mỹ giăng ra trên Biển Đông? Xin hãy chờ xem!!!
Tổng hợp & nhận định: