Teilhard de Chardin


Teilhard de Chardin, SJ (1881-1955)
Một Thoáng Nhìn Cuộc Đời
Linh Mục Bác Học Cổ Sinh Vật Học

Đỗ Hữu Nghiêm

Linh Cảm: Hiệp Thông Trời-Đất-Người

« Có hiệp thông với Chúa, và hiệp thông với Trái Đất và hiệp thông với Chúa thông qua Trái Đất » (Writings in Time of War [Những Bài Viết Trong Thời Chiến], New York, 1968, p. 14)


Linh mục Pierre Teilhard de Chardin đã kết luận luận đề "The Cosmic Life," [Đời Sống Vũ Trụ] bằng những dòng chữ như thế. Đấy là khởi điểm thích hợp để xem xét về cuộc đời của linh mục Teilhard; linh mục viết những dòng đó năm 1916.  Những dòng ấy đáng chú ý đặc biệt khi ông làm công việc ban đầu là lính khiêng cáng trong Thế Chiến I (1914-1918). Những dòng chữ ấy bằng nhiều cách khác nhau là dấu chỉ sớm cho thấy về công trình sau này của linh mục.
 
Tuy nhiên ta nhấn mạnh đến những kinh nghiệm hiệp thông vì chúng đưa ta trở lại thời thơ ấu ban đầu của cậu Teilhard tại miền Nam nước Pháp rồi đến thời gian ông du hành nghiên cứu khoa học nhiều năm. Suốt cuộc đời 74 năm, Linh mục Teilhard có kinh nghiệm về cõi thần linh và nhìn  thấu suốt vai trò con người trong quá trình biến hóa. Đó là những quan tâm nổi bật quán xuyến cuộc sống Linh mục. Giới thiệu vắn tắt tiểu sử của Linh mục Teilhard, ta có thể phân biệt ba thời kỳ:
 
 
Bố Cục Nội Dung

I. Những Năm Đào Tạo
 
II. Những Năm Du Khảo
 
III. Những Năm Cuối Đời Tại New York
 
 
I. Những Năm Đào Tạo
 
Ký Ức Tuổi Thơ và Gia Đình
 
Pierre Teilhard de Chardin chào đời ngày 1/5/1881. Cậu là con trai ông Emmanuel và bà Berthe-Adèle Teilhard de Chardin. Cả hai bên dòng họ ông thân sinh của linh mục đều lỗi lạc. Người ta chú ý thân mẫu linh mục là chị gái của François-Marie Arouet, nhân vật nổi tiếng mà người ta thường biết đến dưới bút hiệu Voltaire (1694-1778).

[François-Marie Arouet (21 November 1694 – 30 May 1778), được người ta biết đến dưới bút danh Voltaire. Ông là một văn sĩ, nhà viết luận đề, và triết gia Pháp thời Ánh sáng. Ông nổi tiếng có một trí tuệ sắc sảo, tài năng triết học và bênh vực các tự do dân sự, kể cả tự do tôn giáo và tự do mậu dịch.
Voltaire là một nhà văn sáng tác dồi dào và ông là tác giả của hầu như mọi thể loại văn chương như kịch nghệ, thi ca, tiếu thuyết, luận đề, các công trình lịch sử và khoa học, trên 20.000 lá thư và trên hai ngàn cuốn sách và tập in nhỏ.
Ông là một nhà ủng hộ cải cách xã hội công khai, bất chấp luật kiểm tra khắt khe và hình phạt gắt gao cho những ai bất tuân các luật lệ đó. Là người bút chiến châm biếm, ông thường xử dụng các tác phẩm của ông phê phán giáo điều Giáo Hội Công Giáo và các thiết chế Pháp thời ông sống
Voltaire là một trong mấy khuôn mặt thời Ánh Sáng (cùng với Montesquieu, John Locke, Thomas Hobbe và Jean-Jacques Rousseau). Tác phẩm và tư tưởng của các nhân vật này tác động đến các nhà tư tưởng quan trọng của Cách Mạng Pháp và Mỹ]
 
Cậu Pierre là con thứ tư trong 11 người con của ông bà thân sinh. Cậu sinh tại Sarcenat, lãnh địa của gia đình gần thành phố song sinh Clermont-Ferrand ở tỉnh Auvergne. Những mỏm núi lửa tắt đã lâu trải dài khắp miền Auvergne và khu rừng phòng hộ tại miền Nam nước Pháp. Quang cảnh đó để lại một dấu ấn sâu đặm trong tiểu sử tự thuật thiêng liêng của Linh mục, cuốn The Heart of Matter [Trung Tâm Của Vật Chất] như sau:
 
Auvergne uốn nắn tôi, Auvergne phục vụ tôi, vừa như một bảo tàng lịch sử tự nhiên, vừa như một khu bảo tồn đòi sống hoang dã. Sarcenat tại Auvergne lần đầu cho tôi hưởng niềm vui thú khám phá ra Auvergne. Nơi đó tôi có được những sở hữu quý báu nhất của tôi. Đó là sưu tập đá cuội và đá cổ tìm thấy ở đây, nơi tôi đã sống” (theo Claude Cuénot, Teilhard de Chardin, Baltimore, 1938, tr. 3.)
 
Bị thế giới thiên nhiên cuốn hút, Teilhard phát triển mạnh mẽ khả năng quan sát lạ thường của cậu. Tài năng tuổi thanh niên này, đặc biệt được thân phụ cậu chăm chút nuôi dưỡng. Thân phụ cậu là người rất đam mê, thích thú khoa học tự nhiên. Tuy nhiên ký ức sớm nhất lúc tuổi thơ không phải là giới thực vật và động vật vùng Auvergne hay những căn nhà từng mùa của gia đình. Nhưng đó là nhận thức đáng chú ý về cuộc đời dòn mỏng và khó tìm thấy bất cứ một thực tại vĩnh tồn nào. Cậu nhớ lại:
 
« Một ký ức ư? Ký ức sớm nhất trong đời tôi. Lúc đó tôi lên năm hay sáu. Mẹ tôi đã lấy kéo cắt một ít mớ tóc quăn của tôi. Tôi nhặt lấy một mớ lên và hơ ra gần lửa. Tóc cháy xém trong tích tắc. Tôi kêu ré lên như bị tấn công. Tôi biết rằng tôi có thể chết luôn… Cái giá phải chịu lúc nhỏ là tôi thường đau? Vạn vạt đều bất an, Và cái gì thường làm tôi ưa thích? Thần sắt của tôi! Kéo cầy mạnh tôi, lấy lại lòng tin vào chính tôi, lúc 7 tuổi, tôi có một kho tàng không hề hư nát, đời đời . Và rồi hóa ra tôi chỉ có một miếng sắt rỉ. Khi khám phá ra điều này, tôi nằm vật trên bãi có và khóc lóc cay cú về đời tôi” (từ The Heart of Matter, trong Cuénot, tr. 3)
 
 Teilhard chỉ đi một bước ngắn để di chuyển từ “thần sắt” đến thần đá. Auvergne cho thấy nhiều thứ đá lạ lùng: chỉ kể ra mấy thứ như amethyst, citrine, và chalcedony. Những thứ đó lúc tuổi thơ càng làm cậu muốn tìm tòi một thực tại thường xuyên. Chắc chắn bản tính nhạy cảm của cậu được lòng đạo vững chắc của mẹ cậu nuôi dưỡng. Những suy nghĩ về ảnh hưởng của mẹ cậu thật đáng chú ý, như cậu viết: 
 
Một tia sáng lóe lên ụp xuống tôi, như lửa cháy bùng lên. Và chắc chắn, cái đó nhờ mẹ tôi mà tôi thấy như thế. Thần bí Kitô giáo cháy sáng và ấp ủ tâm hồn tuổi thơ của tôi. Chính nhờ tia sáng lóe lửa đó mà cả “Vũ Trụ” của tôi, mới chỉ hóa thân một nửa, đã làm tôi si mê. Thế là tôi hoàn toàn tập trung vào đấy.” (The Heart of Matter, trong Cuénot, tr. 4)
 
Nhờ lòng đạo lúc đầu được xây dựng tốt, cậu có thể gia nhập Notre Dame de Mongre gần Villefranche-sur-Saône, gần ba mươi dậm phía Bắc Lyon. Khi cậu mới được 12 tuổi nhờ có rèn luyện tốt, mà tính tình cậu lặng lẽ và cần cù như một ông cụ non. Trong năm năm theo học trường nội trú này, thay vì yên ổn với đất đá, Teilhard hướng đến đời sống đạo đức Kitô giáo. Nếp sống đạo đức đó chắc chắn chịu nhiều ảnh hưởng sách Gương Chúa Kitô của Thomas a Kempis [Ở Việt Nam ta quen gọi là Sách Gương Phúc]. Lúc sắp tốt nghiệp, cậu viết cho cha mẹ và ngỏ ý cậu muốn làm một tu sĩ Dòng Tên.
 
 
Teilhard Gia Nhập Bậc Trợ Sĩ Dòng Tên (1899-1911)
 
Nhờ huấn luyện trong Dòng Tên, Teilhard thấy phấn chấn đi theo đường lối suy tư, tiếp tục dấn thân nghiên cứu khoa học về trái đất và nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện. Cậu vào tập viện Dòng Tên tại Aix-en-Provence năm 1899. Lúc ấy cậu lên 18, cái tuối đôi mươi đấy mộng mơ lý tưởng cao đẹp. Ở đấy cậu phát triển thêm lối sống đạo đức khổ hạnh, mà cậu đã học biết trong khi đọc sách tại Mongre. Cũng chính tại Aix-en-Provence mà cậu làm bạn với Auguste Valensin. Anh này có học triết với Maurice Blondel.
 
Đến Jersey, Một Hải Dảo Nước Anh: Pierre Khấn Tạm (1902)
 
Năm 1901, phong trào bài giáo sĩ hung hăng tại Cộng Hòa Pháp đòi trục xuất các tu sĩ dòng Tên và các dòng tu khác khỏi Pháp. Nhà tập Aix-en-Provence năm 1900 rời lên Paris, nay phải chuyến đến hải đảo Jersey của Anh năm 1902. Tuy nhiên trước khi chuyển đến Jersey, ngày 26/3/1902, Pierre khấn lần đầu trong Dòng Tên. Vào thời gian này, cuộc sống tôn giáo của Teilhard được yên ổn trong lúc tình hình chính trị lại rất xáo trộn tại Pháp. Cậu chỉ bị chao đảo, khi cô em Marguerite-Marie bị bệnh dần dần khiến cô bất lực. Và như « giậu đổ bìm leo », người anh cả Alberic trong gia đình Pierre lại bất ngờ lâm bệnh.
 
Alberic chết vào tháng 9/1902, đúng lúc Pierre và các tu sĩ bạn lặng lẽ rời Paris đi Jersey. Cái chết của người anh trước kia từng một thời thành công, trôi nổi. Năm 1904 tiếp theo lại đến lượt cô em gái út Louise chết, khiến Teilhard có lúc phải bận tâm chuyện thế gian này. Quả thực, Thầy nghĩ Thầy muốn chấm dứt việc học tập này để theo thần học. Nhưng giám tập Dòng Tên Paul Trossard lại khuyến khích Thầy chọn  theo con đường khoa học làm lối đi chính thức đến với Chúa,
 
Làm Việc Tại Cairo
 
Từ Jersey, Thầy Pierre được gửi sang Cairo, Ai Cập để dậy nội trú tại trường Dòng Tên Thánh Phanxicô. Trong ba năm kế tiếp, Thầy Teilhard phát triển và chứng tỏ các xu hướng chuyên cứu khoa học tự nhiên. Ông nhiều lần mải mê đào bới thăm dò kéo dài ở các vùng quê gần Cairo, học hỏi về thảm thực vật và động vật và cả các vật hóa thạch thuộc quá khứ của Ai Cập
 
Trong lúc chăm chỉ làm  nhiệm vụ giảng dậy, Thầy Teilhard cũng dành thời giớ thu lượm các vật hóa thạch và trao đổi qua lại với các nhà tự nhiên học ở Ai Cập và Pháp. Những thư tín trao đổi viết từ Ai Cập cho thấy Thầy có khả năng quan sát sắc bén. Năm 1907 Thầy Teilhard xuất bản công trình đầu tiên, "A Week in Fayoum." [Một Tuần Lễ tại Fayoum] Ông cũng cho biết, năm 1907, ông tìm kiếm được các răng cá mập tại Fayoum và các vật dụng linh tinh tại hố di chỉ thám quật khảo cổ chung quanh Cairo. Vì thế thông tín viên người Pháp là Monsieur Prieur giới thiệu chủng mới mang tên Teilhardiaba loại cá mập mới cho Hội Địa Chất Pháp.
 
 
Tại Hastings: Tiếp Xúc Tư Tưởng Évolution Créatrice [Cuộc Biến Hóa Sáng Tạo] của Henri Bergson (1908-1912)
 
Từ Cairo, Thầy Pierre trở vế Anh để học xong chương trình thần học tại Ore Place ở Hastings. Trong các năm 1908-1912, Thầy P. Teilhard sống đời kỹ luật nhiệm nhặt của một tu sĩ kinh viện Dòng Tên. Tuy nhiên Thầy vẫn duy trì quan hệ gần gũi với gia đình. Cảm quan gia đình sâu sắc bộc lộ hiển nhiên, khi chị cả Françoise chết năm 1911 tại Trung Hoa. Chị là thành viên gia đình duy nhất khác chọn đời sống tu hành. Chị là Nữ Tu Tiểu Muội Người Nghèo, làm việc giữa những người nghèo khó tại Thượng Hải. Teilhard đặc biệt xót xa khi biết tin chị cả chết, vì chị đã tận hiến vô vị lợi cuộc đời chị, phụng sự Chúa và phục vụ người nghèo khổ.
 
Qua những thư tín trao đổi trong giai đoạn ở Hastings này, người ta thấy Thầy Pierre học chương trình thần học dầy đặc. Chuơng trình ấy đòi hỏi nhiều, nên Thầy không có bao nhiêu thời giờ thám sát địa chất các dốc núi đá vôi miền Hastings và miền đất sét bên cạnh tại Weald. Nhưng các lá thư ấy vẫn cho thấy Thầy thích thú cả hai chương trình này. Tóm lại ba xu hướng phát triển khác nhau nhưng có liên hệ với nhau cùng xảy ra trong giai đoạn này. Chúng có tác động quan trọng đến cuộc đời tương lai của Teilhard. Đó là Thấy mải miết đọc cuốn Creative Evolution [Cuộc Biến (hay Tiến) Hoá Sáng Tạo] của Henri Bergson. Lập trường tư tưởng này tấn công chống lại thuyết hiện đại của Giáo Hoàng Piô XII, và đúng lúc ấy Thầy khám phá ra răng hóa thạch ở vùng Hastings.
 
Khi đọc tác phẩm Creative Evolution mới xuất bản của Henri Bergson, Thầy Teilhard gặp một nhà tư tưởng đánh đổ chủ nghĩa nhị nguyên Aristotle về vật chất và tinh thần, ủng hộ lập trường cho rằng vũ trụ tiến hóa chuyển động theo thời gian. Teilhard cũng thấy chữ tiến hóa và hiểu rõ tư tưởng ấy nơi Bergson. Âm hưởng của từ này khiến Thầy liên kết, như Thầy nói, “với mật độ và cường độ của quang cảnh tại Anh mà Thầy thấy xuất hiện - nhất là lúc mặt trời lặn. Cánh rừng Sussex dường như ẩn chứa cuộc sống hóa thạch mà tôi đang thăm dò, từ hố thám quật này đến hố khác, tại miền đất Weald”. (Từ The Heart of Matter, trong Robert Speaight, The Life of Teilhard de Chardin [Cuộc Đời Của Teilhard de Chardin], New York, 1967, tr. 45).
 
Khi đó từ Bergson, Teilhard nhận thức ra một viễn tượng tiến hóa luôn tiếp diễn. Đối với Bergson, tiến hóa luôn luôn là một tiến trình mở rộng, một “Tide of Life” [Luồng Triều Cuộc Sống] không có mục đích tối cao nào điều hướng. Teilhard chắc bất đồng với Bergson về hướng đi của vũ trụ. Về sau, Thầy đưa ra cách giải thích của Thầy về quá trình tiến hóa dựa vào những năm Thầy có thời gian xen kẽ làm thực địa.
 
Năm 1903 khi Pierre ở Ai Cập, Đức Piô X lên kế vị Đức Lêô XIII làm Giáo Hoàng. Giáo triều Bảo Thủ Ý đã bỏ khoảnh khắc nhìn về phía trước của Đức Lêô, ủng hộ việc ngăn chặn và công kích một loạt tư tưởng mang nhãn hiệu “chủ nghĩa duy tân” trong Thông Điệp Pascendi (1907) và sắc lệnh Lamentabili (1907). Trong số nhiều công trình mới nhất được xếp vào danh sách Các Tác Phẩm Cấm Đọc có cuốn Creative Evolution của Henri Bergson, mặc dù nó vẫn chưa bị hoài nghi khi Teilhard đóc cuốn ấy tại Hastings. Chính trong môi trường Giáo Hội như vậy, Thầy Teilhard vẫn cố phát biểu rõ ràng viễn tượng đang nổi lên về tính cách thiêng liêng của vũ trụ.
 
Cũng chính những năm ở Hastings, Thầy Teilhard và nhiều tu sĩ Dòng Tên khác gặp nhà cổ sinh vật học tài tử Charles Dawson. Vì những năm Pierre thu thập tại Cairo, Thầy ngày càng quan tâm nhiều đến các vật hóa thạch và đời sống tiền sử, nhưng Thầy chưa phải là một nhà cổ sinh vật học chín chắn. Thời gian học hỏi của ông chưa cho ông phát triển tài năng cần thiết để định niên đại chính xác vá xác định các vật hóa thạch tiền sử.
 
Phần nào có liên kết giới hạn với Dawson, Teilhard phát hiện ra răng hóa thạch trong một chuyến đào bới thám quật khiến cộng đồng khoa học biết đến tên tuổi Thầy. Hơn nữa Teilhard có thích thú nghiên cứu khoa học về đời sống con người thời tiền sử, nay đã được kết tinh theo chiều hướng có thể có sau khi Thầy thụ phong linh mục tháng 08/1911 
 
 
Những Công Trình Khoa Học Sau Khi Thụ Phong Linh Mục
 
Giữa năm 1912 và 1915, Teilhard tiếp tục khảo học về cổ sinh vật học. Nhưng linh mục có nhiều sáng kiến khi gặp gỡ Marcellin Boule tại Museum of Natural History [Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên] và khi theo những lớp học tại Viện Bảo Tàng Paris và tại Institut Catholique với Georges Boussac. Nhờ đó linh mục Teilhard bây giờ bắt đầu phát triển khả năng chuyên khảo địa chất học về thời kỳ Eocene giúp ông lấy văn bằng tiến sĩ năm 1922
 
Ngoài ra, Pierre còn gia nhập nhóm các nhà cổ sinh vật học thành danh, như Abbé Henri Breuil, Linh mục Hugo Obermaier, Jean Boussac và nhiều người khác khi phát quật các hang động giai đoạn Aurignacian ở miền Nam Pháp. Đấy là những cuộc thám quật tại các cánh đồng hóa thach dạng phosphorite ở Bỉ và tại các miền đất cát hóa thạch vùng núi Alps thuộc Pháp. Trong khi đang phát triển chuyên nghiệp khoa học đầy hứa hẹn, thì tại Paris Teilhard cũng quan hệ lại với người chị em họ Marguerite Teilhard Chombon. Qua Marguerite, Teilhard đi vào môi trường xã hội giúp ông có thể trao đổi tư tưởng và tiếp nhận thêm các chú giải phê bình theo nhiều viễn tượng khác nhau. Teilhard phát triển tư tưởng của ông trong môi trường này, cho đến khi Thế Chiến I bùng nổ năm 1914
 
Khi chiến tranh nổ ra vào tháng 08/1914, thì Teilhard trở về Paris để giúp Boule sắp xếp vào các gian phòng viện bảo tàng, đồng thời giúp Marguerite chuyển trường nữ mà cô đứng đầu thành bệnh viện, và chuẩn bị cho việc tiến hành tiêp nhận làm thành viên cuối cùng của riêng ông. Tháng Tám năm ấy là một tháng thảm hại cho quân đội Pháp, vì lực lượng Đức đã thi hành Kế Hoạch Schieffen thành công. Kết quả là khoảng cuối tháng Tám, quân Đức đã tiến đến gần Paris khoảng ba mươi dậm. Tháng Chín, Quân Pháp tập kết tại Marne và người dân Paris có phần dễ thở hơn. Vì việc tiếp nhận của Teilhard được hoãn lại. Các Bề Trên Dòng Tên của Teilhard quyết định phái ông trở lại Hastings học chương trình cấp ba [tertianship], năm trước khi khấn trọn đời. Hai tháng sau có tin em trai ông Gonzague bi tủ trận gần Soissons. Nhắc lại việc này về sau, Teilhard nhận được lệnh làm nhiểm vụ báo cáo trong một đại đội mới thành lập tại Auvergne.
 
Sau khi thăm viếng cha mẹ và Guiguite, người em bị tàn phế tại Sarcenat, linh mục bắt đầu làm nhiệm vụ khiêng cáng với mấy người Zouaves Bắc Phi vào tháng 01/1915
 
Chiến tranh tác động mạnh mẽ đến Teilhard. Điều ấy được ghi lại trong các thư tín gửi cho người chị em họ Marguerite. Bây giờ chị được nói đến trong công trình The Making of a Mind [Cuộc Hình Thành Một Tinh Thần]. Cuốn đó cho ta hình ảnh gần gũi về Teilhard. Ban đầu ông phấn chấn làm một quân nhân linh mục. Ông phải hạ mình khiêng cáng trong khi những người khác phải đeo vũ khí. Ông kiệt sức sau những bận rộn đánh nhau tàn bạo tại Ypres và Verdun. Nhưng ông vẫn can đảm lo cứu các đồng đội của Quân Đoàn Hỗn Hợp Thứ Tư. Ông vẫn có cái nhìn thần bí kín đáo, tập trung trông thấy thế giới tiến hóa ngay giữa lúc chiến tranh. Trong các thư tín này, người ta thấy nhiều mầm mống tư tưởng giúp Teilhard phát triển trong những năm sau này. Chẳng hạn trong lúc ngưng chiến trong trận đánh dữ dội tại mặt trận Verdun năm 1916, Teilhard viết cho người chị em họ Marguerite những lời lẽ sau đây:
 
Tôi không biết sau này loại đài kỷ niệm quốc gia nào người ta sẽ đế trên đồi Froideterre để nhớ đến trận đánh lớn này. Chỉ có một tượng đài xứng đáng là tượng Chúa Kitô thật lớn. Chí có hình ảnh Người bị treo trên thập giá mới có thể tổng kết, biểu lộ và nêu lại tất cả cái ghê tởm, và vẻ cao đẹp, niềm hy vọng và mầu nhiệm sâu xa trong cơn lũ lở bùn trôi đầy tranh chấp và đau đớn. Đứng trước cảnh quan nhọc nhằn cay đắng này, tôi cảm thấy một tư tưởng đã hoan toàn chiếm đoạt tôi. Tôi đã được vinh dự đứng tại một trong vài ba địa điềm cho thấy tại chính đó, vào đúng lúc này, toàn thế đời sống vũ trụ vượt lên và trào dâng các nơi đau đớn, trừ nơi đây một tương lai lớn (điều đó tôi ngày càng tin) thành hình”  (The Making of a Mind, New York, 1965, tt. 119-20.)
 
Suốt gần bốn năm này chiến đấu dưới hầm hố đẫm máu, quân đoàn của Teilhard chiến đấu trong một số trận đánh tàn bạo nhất tại Marne và Ypres (1915), Nieuport (1913), Verdun (1917) và Chateau Thierry (1918).
 
Chính Teilhard tích cực trong mọi cuộc dấn thân tham gia chiến đấu của quân đoàn. Nhờ đó ông được ân thưởng Chevalier de la Légion d'Honneur [Hiệp Sĩ Đội Quân Danh Dự] năm 1921. Suốt thư tín trao đổi, ông viết rằng mặc dầu có xáo trộn, ông cảm thấy có một mục đích hướng dẫn đến chỗ sống. Đời sống đó còn tiềm ẩn và mầu nhiệm hơn lịch sử thường cho thấy. Teilhard phát hiện thấy ý nghĩa lớn lao này thường bộc lộ trong lúc chiến đấu sôi động. Ở một trong nhiều đề mục viết lúc chiến tranh, Pierre diễn tả các quân nhân nghỉ phép có kinh nghiệm mâu thuẫn về căng thẳng ở tiền tuyến. Ông nói đến chuyện này trong một lá thư ông viết:
 
“Tôi vẫn ở trong billets yên tĩnh như thế. Chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi vẫn khá mù mờ, cái gì sẽ tới khi nào. Điều gì tương lai áp đặt lên cuộc sống hiện tại của chúng tôi không hẳn là cảm thức suy trầm; đúng hơn đó là một cái gì nghiêm trọng, từ bỏ, phải mở rộng tầm nhìn xa hơn nữa. Dĩ nhiên cảm thức này không hẳn là buồn chán, nỗi buồn sau mỗi lần có thay đổi cơ bản; nhưng nó lại dẫn đến một thứ vui mừng lớn lao hơn… Tôi gọi nó là `Nostalgia for the Front' [Nhớ Tiền Phương]. Tôi tin có nhiều lý do dẫn tới việc này. Tiền tuyến không thể chỉ lôi cuốn chúng ta, vì một cách nào nó là đường biên giữa cái ta đã chú ý tới và cái vẫn đang hình thành. Không phải ta thấy ở đó những điều mà bạn nghiệm thấy không có ở bất kỳ đâu khác, nhưng ta cảm thấy từ bên trong ta một luồng sáng, một năng lực, và một tự do nằm ẩn bên dưới.
Khó tìm thấy luồng đó ở bất kỳ đâu khác trong đời sống bình thường. Đó là hình thức mới mà khi đó linh hồn mặc, là hình thức mà mọi cá nhân sống đời gần như tập thể. Con người đó thực hiện một chức năng cao cả hơn chức năng của cá nhân, và dần dần hoàn toàn nhân thức về tình thế mới này. Nó vẫn đi mà không nói cho biết ở phía trước bạn không nghĩ đến các sự vật giống như bạn ở phía sau; nếu bạn làm thì cái thâm sâu hơn bạn đang sống và cuộc sống đang hướng tới có thể còn hơn cái bạn có. Việc thăng hoa có kèm theo chút đau đớn. Tuy nhiên đó thực sự là một cuộc nâng lên cao. Và vì thế tại sao ta thích cái trước mặt bất chấp mọi sự, dù mất nó.” (The Making of a Mind, tr. 205.)
 
Teilhard có khả năng phát biểu rõ ràng. Đó là hiển nhiên qua những dòng chữ này. Hơn nữa, ông cố gắng diễn tả viễn tượng cuộc sống đang phát triển trong những cơ hội tạm nghỉ (furlough) Thời gian ấy cũng giúp ông cảm thấy trước là sau này giáo hội sẽ tiếp nhận công trình của ông. Vì mặc dù Teilhard được phép khấn trọn trong Dòng Tên vào tháng 05/1918, thì những bút cảo của ông từ chiến trường đã khiến Bề Trên Dòng Tên của ông phải suy tính nhiều, nhất là việc ông tư duy lại các đề tài như tiến hóa và ti nguyên tổ. Dần dần Teilhard nghĩ rằng giáo hội rất cần phải, như ông nói, “… giới thiệu giáo điều một cách thích hợp, có tính vũ trụ hơn - một cách vũ trụ học hơn” (The Making of a Mind, tt. 267-8).
 
Những ý nghĩ này thường làm cho Teilhard có cảm thức “được suy tính với cái chính thống và cái khác chính thống” (The Making of a Mind, tr. 277). Ông thâm tín rằng nếu ông đã thực sự thấy một điều chi, như ông cảm thấy như thế, thì điều trông thấy sẽ sáng tỏ bất chấp mọi trở ngại. Như ông nói trong một lá thư viết năm 1919:
 
Cái làm cho tâm trí tôi thấy dễ dàng hơn ở chỗ liên kết này là các lược điểm giảng dậy khá mạo hiểm của tôi thực sự chỉ quan trọng thứ yếu đối với tôi. Gần như đó không phải là chính ý tưởng về tinh thần mà tôi muốn truyền bá: một tinh thần có thể làm sinh động mọi diễn dịch bên ngoài" (The Making of a Mind, tr. 281).
 
 
Những Ngày Tháng Năm Sau Thời Gian Giải Ngũ (1919-1923)
 
Sau khi giải ngũ ngày 10/03/1919, trong giai đoạn hồi sức Teilhard trở về Jersey, học tập chuẩn bị để làm xong văn bằng Tiến sĩ địa chất học tại Sorbonne, vì linh mục giám tỉnh Dòng Tên Lyon cho phép Teilhard tiếp tục theo chuyên ngành khoa học tự nhiên. Trong giai đoạn ở Jersey, Teilhard đã biên soạn tác phẩm đầy tinh thần cầu nguyện sâu xa về "The Spiritual Power of Matter. [Quyền Lực Tâm Linh của Vật Chất]"
 
Sau khi trở lại Paris, Teilhard tiếp tục học hỏi với Marcellin Boule về các hóa thạch lân quặng (phorphorite) thời kỳ Hạ Tân Thạch (Lower Eocene) tại Pháp. Các nghiên cứu thực địa trên địa bàn rộng lớn đưa linh mục sang Bỉ. Tại đó linh mục cũng diễn thuyết thẳng với các câu lạc bộ sinh viên về ý nghĩa tiến hóa có tương quan thế nào với thần học Pháp đương thời. Vào khoảng mùa thu năm 1920, Teilhard đã giữ một ghế giảng dậy địa chất tại Institut Catholique, diễn giảng cho cử tọa sinh viên. Họ đều biết linh mục là một người tích cực cổ vũ tư tưởng tiến hóa.
 
Phản ứng bảo thủ trong Giáo Hội Công giáo bắt đầu trong thời giáo triều Đức Piô X nhưng ngài chết năm 1914.  Giáo Hoàng Biển Đức XV mới lên kế vị, tái tục cuộc tấn công vào chủ thuyết tiến hóa, vào “nền thần học mới” và vào một chuỗi luận đề rộng lớn bị Giáo triều Vatican đe dọa vì nhận thức là sai lầm. Bầu khí trong các câu lạc bộ của giáo hội có vẻ rộn ràng về loại công việc Teihard đang làm.
 
Dần dần điều đó lại thuyết phục người ta hiểu rằng công việc thực địa sẽ không phải chỉ giúp nghề nghiệp của ông, mà còn làm cho những cãi vã liên quan đến linh mục và các nhà tư tưởng Pháp phải yên lặng. Cơ hội khảo sát thực địa tại Trung Hoa đã mở đường cho Teilhard từ rất sớm năm 1919, khi nhà khoa học Dòng Tên là Emile Licent ngỏ lời mời. Linh mục đãm nhiệm công trình cổ sinh vật học vùng chung quanh Bắc Kinh. Ngày 1/4/1923, Teilhard đáp tàu ở Marseilles, trực chỉ đi Trung Hoa. Dần dà linh mục hiểu rằng “chuyến đi ngắn ngủi” này sẽ dẫn ông tiếp tục chuyên du hành nhiều năm về sau.
 
 
II. Nhưng Năm Du Khảo (1914-1946)
 
Trong giai đoạn đầu, Teilhard ở Thiên Tân, một thành phố duyên hải cách Bắc Kinh khoảng 80 dặm. Tại đó, Emile Licent xây dựng một viện bảo tàng chứa những vật hóa thạch mà ông thu thập từ khi ông đến đây năm 1914. Hai tu sĩ dòng Tên Pháp làm việc theo cung cách trái ngược nhau. Licent, một người miền Bắc, ăn mặc xuề xoà, yên lặng và rất độc lập trong việc mình làm. Ban đầu ông chú ý thu thập các vật hóa thạch hơn là giải thích ý nghĩa của chúng. Teilhard thì trái lại, có tính thành thị hơn, ông thích thú các cuộc hội hè trò truyện. Ở đấy ông có thể thuật lại các kiến thức địa chất của ông trên lãnh vực khoa học và giải thích rộng rãi hơn.
 
Hầu như ngay lập tức sau khi đến Trung Hoa, Teilhard làm quen ngay với sưu tập của Licent và theo ông này thúc đẩy, Teilhard viết một báo cáo cho Hội Địa Chất Học Trung Hoa [Geological Society of China]. Tháng 08/1923, Teilhard và Licent nhận thự hành một chuyến viễn du vào tận sa mạc Ordos, Tây Bắc Kinh, gần biên giới với Nội Mông.
 
Chuyên viễn thám này và những chuyến đi kế tiếp trong thập niên 1920 với Emile Licent đã giúp Teilhard có những thông tin vô giá về các di vật Cổ thạch tại Trung Hoa. Thư tín trao đổi của Teilhard trong thời kỳ này cho thấy ông có thể quan sát sâu vào dân tộc, cảnh quan, thực vật và động vật trong vùng này. Trong những năm du hành này, Teilhard quan tâm trước hết vào địa mạo thiên nhiên. Mặc dù ông có hoạt động qua lại với nhiều nhóm chủng tộc khác nhau, ông ít khi đi vào văn hóa của họ mà chỉ chú trọng đến điều đó khi cần làm nhanh công việc ông bận rộn tức là thanh thỏa mối quan tâm tổng quát.
 
Một trong những điều khôi hài của nghề ông là truyền thống Khổng Tử và truyền thống ấy quan tâm về ý nghĩ căn tính vũ trụ Nhưng tương quan trời, đất và người kiểu đó vẫn không là mối quan tâm của Teilhard. Tương tự, Teilhard coi các dân tộc bộ lạc và linh đạo qui hướng về đất chỉ là một giai đoạn ban đầu sớm trong quá trình tiến hóa của mặc khải Kitô giáo. Teilhard trờ về Paris tháng 09/1924 và giảng dạy lại tại Institut Catholique. Nhưng bầu khí trí thức của Công giáo Âu Châu không có những biến đổi có ý nghĩa.
 
Giáo hoàng Pius XI, vị GH mới từ năm 1922, đã để cho các nhóm bảo thủ tung hoành thống trị. Chính trong bầu khí trái nghịch này, một bản sao tham luận mà Teilhard đã phân phát tại Bỉ đến được Rôma. Một tháng sau khi từ Trung Hoa trờ về, Teilhard được lệnh trình diện trước Bề Trên giám tỉnh để ký phát biểu khước từ những ý tưởng của ông về nguyên tội. Auguste Valensin, người bạn cũ của Teilhard đang dậy thần học ở Lyon, và Teilhard tìm lời khuyên của ông liên quan đến phát biểu khước từ kia của ông. Trong một phiên họp có ba tu sĩ Dòng Tên , Bề Trên đồng ý gửi dến Roma một bản dịch đã xem lại tham luận trước kia của Teilhard và trả lời của ông cho lời phát biểu khước bác.
 
Tinh Quyển [Noosphere] Với Teilhard de Chardin
 
Trong khoảng thời gian trước khi nhận câu trả lời của Roma đối với lập trường duyệt lại của mình, Teilhard tiếp tục các lớp của linh mục tại Institut. Các sinh viên trong các giáo trình nhớ lại vị giáo sư trẻ trung năng động khi phân tích thấu đáo của ông về homo faber. Theo Teilhard, con người là loài làm ra dụng cụ và con người dùng lửa biểu thị một khoảnh khắc có ý nghĩa khi phát triển nhận thức nhân bản hay việc nhân hoá chủng loại. Chính trong giai đoạn này Teilhard bắt đầu dùng thuật ngữ của Edward Suess, (« sinh quyển », hay tầng sát mặt đất của các loài sống, trong lược đồ địa chất của linh mục. Rồi Teilhard mở rộng ý niệm bao gồm các hữu thể tư duy trong tầng sát mặt đất này linh mục gọi là « noosphere »
 
[Đối với Teilhard, noosphere [tinh quyển] là thuật ngữ diễn tả tốt nhất một thứ “nhận thức tập thể” của các nhân thể. Noosphere nẩy sinh từ các tinh thần con người tương tác giao thoa nhau. Noosphere đã phát triển lên từng bước tương ứng với quá trình quần thể nhân loại quan hệ với nhau, khi loài người sinh sôi nẩy nở đầy trái đất. Khi loài người tự tổ chức thành các hệ thống xã hội phức tạp hơn, thì noosphere sẽ phát triển cao hơn trong nhận thức. Đó là quá trình bảnh trướng Luật Phức Tạp/Nhận Thức trong viễn tượng của Teilhard, luật này diễn tả bản tính biến hóa trong vũ trụ. Pierre Teihard de Chardin còn nói thêm rằng noosphere đang phát triển hướng tới hội nhập, đồng qui và thống nhất lớn lao, lên đến đỉnh tột cùng là Điểm Omega [Omega Point], mà theo nhãn quan của ông, đó là cứu cánh của lịch sử].
 
Câu nói tổng hợp có ý nghĩa nhất của ông về hiện tượng này là câu: ”Tout ce qui monte, se converge”[Tất cả những gì thăng hoa, đều đồng qui hội ngộ nhau]. Ngày nay con người có xu hướng đối thoại, toàn cầu hóa, hòa giải, hơn là đối đầu và xé lẻ vị kỷ
 
Nhìn theo viễn tượng đó, ta thấy con đường nhân loại đang tiến tới đối thoại, đồng qui, hợp nhất, toàn cầu hóa, không kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, màu da, văn hóa, …. Trong nhiều Giáo Hội, đặc biệt trong Giáo Hội Công Giáo, Hội Đồng Liên Tôn thành hình, các khối liên minh lớn hơn cũng đang thành lình một cách có hiệu lực hơn.
 
Hoa Kỳ Hiệp Chủng Quốc, USA, thực tế qui tụ 50 quốc gia gồm nhiều chủng tội khác nhau. Liên Minh Châu Âu tức là tổ chức Liên Âu, qui tụ 27 quốc gia Châu Âu. Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á, qui tụ 12 nước vùng Đông Nam Á. Các Tổ Chức Liên Đoàn Ả Rập, Khối Bắc Phị, Đông Phi, Trung Phi, Tây Phi và Nam Phi, Khối Anzus. Toàn cầu hóa không còn chỉ là một viễn tượng không tưởng mà là một thực thể với quyền lợi chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế chồng chéo liên kết ràng buộc các nước khác nhau trên toàn cầu.
 
Với hệ thống internet, các máy tính điện tử, với hệ thống vệ tinh không gian thường trực chung quanh địa cầu, con người thực sự liên kết thành một khối thống nhất trong mạng lưới tri thức và thông tin nhanh chóng toàn cầu vượt không thời gian, biên cương các quốc gia. Kiến thức nhanh chóng trở thành kho tri thức tức khắc chung của toàn thể nhân loại, mà không chỉ là của riêng một nhóm người hay cá nhân nào. Đúng là thế giới đang ở trong giai đoạn Noosphere, nứa thực nửa áo, dường như đang trên quá trình vật chất biến hóa thể nhập hợp nhất với tinh thần. Con người vẫn là thể hình vật chất, những ngưỡng vọng cõi vô hình tiến tới Đích Điểm Omega, chấm dứt lịch sử nhân loại và kết hợp trong một cuộc trường sinh mới. Ở đó vật chất và tinh thần dường như kết hợp thành một như kiếu Tiểu Ngã kết hợp trong Đại Nhã, Atman kết hợp thành Brahma, Cá thể nhân loại tan biến trong Toàn Thể Tuyệt Đối
 
 Noosphere bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “nous” có nghĩa là « tinh thần ». Trong khi các bài giảng của linh mục đã đầy ắp hết sức có thể, ảnh hưởng của linh mục đã gây xáo trộn khối Giám mục Pháp bảo thủ. Kết quả là họ báo cáo về linh mục với viên chức Vatican, đồng thời gây áp lực lên các tu sĩ dòng Tên, yêu cầu linh mục phải yên lặng. Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên lúc đó là Vladimir Ledochowski, một cựu sĩ quan quân đội Áo. Bề Trên này rõ ràng là người đứng về phía nhóm bảo thủ tại Vatican. Vì thế năm 1925, Teilhard lại được lệnh phải ký phát biểu bác bỏ các lý thuyết gây tranh cãi của và tự đi khỏi Pháp từ sau khi các khóa bán niên chấm dứt.
 
Các đồng nghiệp của Teilhard tại Viện Bảo Tàng, Marcellin Boule and Abbé Breuil, khuyến cáo linh mục nên bỏ Dòng Tên và trở thành linh mục triều. Bạn ông, Auguste Valensin, và nhiều người khác khuyến cáo nên ký phát biểu và giải thích việc linh mục lam. Hành vi đó là một cử chỉ trung tín với Dòng Tên hơn là một củ chỉ đồng ý trí thức theo yêu cầu của Giáo triều. Valensin lập luận rằng Teilhard cuối cùng phải nghiêm chỉnh đúng đắn, vì ông bận tâm đến Thiên Đàng. Sau một tuần tĩnh tâm và suy tư theo phương pháp Linh Thao I Nhã, Teilhard ký văn kiện tháng 07/1925. Cùng tuần đó Các Viễn Ảnh « Monkey Trial » [Vụ Án Khỉ] tại Tennessee tranh cãi giá trị hữu hiệu của biến hóa.
 
Môi Trường Đưa Đến “Cảnh Vực Thần Linh”
 
Vào mùa xuân năm sau, Teilhard đáp tàu hơi nước trực chỉ Viễn Đông. Thời kỳ tại Thiên Tân với Licent ghi dấu với một số những phát triển có ý nghĩa. Trước hết, Thái Tử và Công Nương Thụy Điển đến viếng thăm Trung quốc và sau này Alfred Lacroix từ Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Paris cũng đến viếng thăm nơi đây. Nhờ đó, Teilhard ở vào một tình thế mới tại Bắc Kinh và người ta chú ý việc linh mục di chuyển dần từ Thiên Tân đến các câu lạc bộ khoa học phức tạp hơn của Bắc Kinh.
 
Ở đây nhiều toán người Mỹ, Thuy Điển, Anh bắt đầu cùng nhau làm việc tại di chỉ gọi là Chu Khẩu điếm [Chou-kou-tien]. Teilhard tham gia công việc với họ, góp phần tri thức của mình về quá trình hình thành địa chất Trung Hoa và các hoạt động chế tác dụng cụ nơi người tiền sử tại Trung Hoa. Cùng với Licent, Teilhard đảm nhiệm cuộc viễn thám  tới DalaiNor ở Bắc Bắc Kinh. Cuối cùng, để cố gắng phát biểu các quan điểm của Linh mục theo cho cách các bề trên của linh mục có thể chấp nhận được, Teilhard biên soạn cuốn The Divine Milieu [Cảnh Vực Thần Linh]. Đây là một Luận Văn thần bí được cống hiến cho những ai yêu mến thế giới. Tác phẩm này nói rõ cái nhìn của linh mục về con nguời như “vật chất ở giai đoạn cháy bỏng”
 
Đồng thời Teilhard đã trao đổi thư tín với các bề trên của linh mục. Cuối cùng các vị ấy cho ông trở lại Pháp tháng 08/1927. Nhưng ngay trước khi tới Marseille, tư tưởng của ông lại bị công kích do một chuỗi các bài ông diễn thuyết được xuất bản trong một tờ báo Paris. Trong khi Teilhard biên tập và viết lại The Divine Milieu tại Paris, thì linh mục mất kiên nhẫn vì có người chống đối lại những phê phán của ông. Cuối cùng, tháng 06/1928, Phụ tá Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên đến Paris nói với ông rằng ông phải chấm dứt toàn bộ công trình thần học của ông. Trong bầu khí cuỡng ép này, Teilhard buộc phải trở về Trung Hoa tháng 11/1928
 
[The Divine Milieu [Cảnh Vực Thần Linh] là viễn ảnh rõ nét và hấp dẫn của Pierre Teilhard de Chardin. Đó là một quan điểm Kitô giáo cấp tiến và lạc quan. Nhiều người chắc không hoàn toàn hiểu được quan điểm chung đó. Viễn ảnh của Teilhard không trùng khớp với các loại thần học hiện thời. Người đọc nhận thức tập chú vào văn chương, bị các xu hướng đổi mới thần học và tâm linh, do Công đồng Vatican II đưa ra, thúc đẩy.
 
Louis M. Savary đã giới thiệu lại bản văn Cảnh Vực Thần Linh. Savary là nhà thần học rõ rệt và tâm linh lưu loát, biên soạn nhiều sách. Ông là một bậc thầy giải thích bản văn rất súc tích và mù mịt, thường khó lĩnh hội của Teilhard. Ông giả định người đọc đã đọc bản dịch tiếng Anh năm 1960 của nhà xuất bản Harper Torchbook và sắp xếp bản văn của ông theo cách phân chia của lần xuất bản nguyên thủy đó.
 
Trước tiên Savary đưa ra cách giải thích mở rộng về một phần đặc biệt của bản văn, một giải thích có ý nghĩa, luôn luôn dài hơn bản nguyên thủy. Ông dẫn độc giả đọc nguyên văn. Rồi để giúp người đọc đi vào phần tường thuật, Savary trình bày bài tập để cá nhân đánh giá bản văn. Ví dụ, trong đoạn “Tính tiết giảm thụ động” (Passivities of Diminishment), ông hướng dẫn:
 
Nhiệm vụ ở đây là liệt kê các tiết giảm thụ động bên trong và bên ngoài của con người. Thông thường, ta quen nội tâm của ta hơn, và nó gây khó cho ta có thể hoạt động và hành động vì lợi ích của ta. Vì thế phần lớn mọi người bắt đầu thế này: vật chất, cảm xúc, trí tuệ, xã hội, và tâm linh là các lãnh vực mà ta khởi đầu.
 
Sau đó, hãy bắt đầu theo dõi các tiết giảm thụ động bên ngoài của con người. Một khi ta đã nhận thức chúng và liệt kê chúng ra, Teilhard sẽ giải thích thách thức mà con người đối mặt, khi giải quyết chúng theo vấn đề của Cảnh Vực Thần Linh.
 
Các thao tác này rải rác tự do qua từng đoạn.
 
Nói tắt lại, phương pháp sư phạm của Savary không phải chỉ soi sáng bản văn bằng các giải thích, mà còn giúp người đọc đánh giá nhận thức của Teilhard, bằng các thao tác áp dụng vào đời sống cá nhân. Savary có công trình bày tư tưởng của Teilhard không chỉ là một tổng hợp thần học kỳ diệu để nhận thức, mà còn là tâm tính tâm linh thực hành để sống. Người trung thành với viễn ảnh thần học của Teilhard sẽ đánh giá cao chiều kích này của cuốn sách của Savary.
 
Câu hỏi nấy sinh: “Tại sao làm sống lại hứng thú về Cảnh Vực Thần Linh, một bản văn Teilhard viết năm 1929?” Lời nói đầu của tác giả giải thích. Cảnh Vực Thần Linh là trọng tâm quá trình tự nhận thức của Teilhard như một người hết lòng cam kết vừa với ơn gọi của ông như một linh mục dòng Tên, vừa với ơn gọi là một nhà khoa học. Cảnh Vực Thần Linh có thể là diễn dịch của Teilhard về suy niệm kết thúc khóa Linh Thao theo Thánh Ignatius Loyola. Chiêm niệm để có được tình yêu thần linh (the Contemplation for Obtaining Divine Love).
 
“Mục đích của ông khi viết Cảnh Vực Thần Linh là muốn chia sẻ với chúng ta, với tính cách một tu sĩ dòng Tên và một nhà khoa học tận tụy, làm sao ông học biết cách sử dụng đôi mắt mới của Ignatius. Nhờ đó, ông nhìn thực tế tâm linh ngày nay—trong thế giới nam nữ đương thời đang sống, được khoa học và kỹ thuật hoàn toàn thông tin và chuyển hóa.”
 
Bản văn là trọng tâm tâm linh của Teilhard như một Kitô hữu. “Với Teilhard, Đức Kitô ngày nay không thể chỉ giới hạn vào Đức Giêsu Nazareth phục sinh, mà còn bao gồm Đức Kitô vũ trụ (the Cosmic Christ). Đức Kitô hiện diện trong mọi tế bào của vũ trụ thụ tạo đang tiến hóa không ngừng.” [ For Teilhard Christ today cannot be limited to the risen Jesus of Nazareth but must include the Cosmic Christ, the Christ present in every cell of the ever evolving created universe]
Với Teilhard, Thân thể vũ trụ (the Cosmic Body) trở thành ý thức hoàn toàn về chính mình trong mọi tế bào của hiện thân mình theo cách mọi tế bào đều ý thức về vận mệnh phi thường của Toàn Thân. Khi Thân thể Kitô này nhận ra chính mình là thực tại thần linh mà nó đã luôn muốn trở thành, khoảnh khắc đó sẽ là cái Teilhard gọi là Đích Điểm Omega (Omega Point).”
 
Phụ đề cuốn sách này có ý nghĩa đặc biệt là “Nhận Thức của Teilhard”, dù các giới chức Vatican hoài nghi khi nó vừa xuất hiện. Ngày nay ngày càng có nhiều nhóm khoa học và thần học xác định về nó. Teilhard hiển nhiên gợi lên “bản thể thứ ba” của Đức Kitô, ngoài bản thể nhân loại và thần linh của Đức Giêsu Nazareth. Đó là “bản thể vũ trụ của Đức Kitô.” Savary tóm tắt:
 
‘Bản thể vũ trụ đó rõ ràng khác biệt với bản thể con người của Đức Giêsu Nazareth, và rất khác biệt với bản thể thần linh của Ngôi Hai trong Ba Ngôi. Bản thể vũ trụ đó có khả năng tiêu biểu là đưa vào và hòa nhập vào “bản thể” của mình mọi “bản thể” khác nhau của thụ tạo vật, từ “các bản thể” các phiến đá ù lì và thấp kém nhất cho đến “các bản thể” mọi tạo vật ở tầm mức ngày càng cao có ý hức phức tạp. Từ đó, với Teilhard, như với Thánh Phaolô, có ba bản thể trong Đức Kitô. Đức Kitô hoàn toàn là con người, hoàn toàn là thần linh, và hoàn toàn là vũ trụ.”
 
Cuốn sách này là một cuốn sách hấp dẫn đầy hưng phấn, và không phải chỉ những người bào chữa cho quan điểm chung của Teilhard sẽ hoan nghênh, mà cả tất cả những ai hứng thú với tâm linh đương thời. Người ta có thể gợi ý rằng vào năm 1929, Teilhard đúng là đi “quá sớm” với thời đại của ông

Những Tháng Năm Sống Lưu Vong Tại Trung Hoa
 
Trong 11 năm kế tiếp, Teilhard tiếp tục cuộc lưu đầy tự áp đặt cho mình tại Trung Hoa. Ông chỉ trở về năm lần thăm viếng ngắn ngủi tại quê hương. Những chuyến đi ấy có mục đích viếng thăm gia đình và bạn bè. Họ phân phát các bản sao các đề mục của ông. Đôi khi ông cũng nhiều lần nói chuyện cho các câu lạc bộ sinh viên tại Bỉ và Paris tạo nên một diễn đàn cho các tư tưởng của ông. Những năm này Teilhard cũng thực hiện nhiều cuộc viễn thám địa chất.
Năm 1929, Teilhard đi sang Somaliland, và Ethiopia, trước khi trở về Trung Hoa. Linh mục đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc phát hiện và giải thích “Người Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm năm 1929-1930. Năm 1930, ông tham gia chuyến viễn thám ở miền Trung Mông Cổ do Ray Chapman Andrew hướng dẫn theo lời mời của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên của Mỹ.
 
Hoàn Cảnh Biên Soạn “Tinh Thần Của Trái Đất”
 
Năm sau, ông đi một chuyến qua Mỹ khởi hứng cho ông viết cuốn The Spirit of Earth [Tinh Thần Của Trái Đất]. Từ tháng 05/1931 đến tháng 02/1932 ông du hành vào Trung Á với cuộc viễn chính vàng danh tiếng do Công ty Xe Hơi Citroen bảo trợ. Năm 1934, với George Barbour ông du hành ngược Sông Dương Tử và đi vào các vùng núi non ở Tứ Xuyên. Một năm sau ông tham gia chuyễn viễn thám Yale-Cambridge dưới quyền Helmut de Terra tại Ấn Độ và sau đó chuyến viễn thám của von Koenigswald tại Java.
 
Năm 1937 linh mục được ân thưởng huy chương Gregor Mendel tại Hội Nghị Philadelphia do các thành tựu khoa học của cha. Cũng năm đó với cuộc viễn thám Havard-Carnegie đến Ấn Độ và rồi đến Java với Helmut de Terra. Do thành quả những chuyến khảo sát thực địa, người ta nhìn nhận Teilhard như một trong những nhà địa chất hàng đầu về địa mạo trái đất. Tiếng tăm này, cùng với những lý thuyết tiến hóa nguyên thủy của loài người, khiến linh mục đối với chính quyền Pháp, trở thành người có thế giá, hiện diện tại nhiều câu lạc bộ trí thức, Đông cũng như Tây. Những thành tựu chuyên nghiệp của linh còn có uy tín hơn, khi người ta nhớ lại các tấn thảm kịch sâu sa đã diễn ra giữa những năm 1932 và 1936, khi song thân, em Victor và chị gái Guiguite thân thương, tất cả đều chết trong khi linh mục vắng mặt.
 
Những năm cuối cùng linh mục tự lưu vong tại Trung Hoa, từ 1939 đến 1946. Thời gian đó xấp xỉ tương ứng với những năm thế chiến II và nước Cộng Hòa Trung Hoa mất dần quyền kiểm soát trung ương trong sinh hoạt chính trị. Trong giai đoạn này, Teilhard và Pierre Leroy, một đồng bạn tu sĩ Dòng Tên , thiết lập Viện Địa Chất tại Bắc Kinh để bảo vệ sưu tập Emile Licent và cung cấp một phòng thí nghiệm nhằm tiến hành xếp loại và giải thích các vật hóa thạch.
 
Tổng Kết Của Tổng Kết: “Hiện Tượng Con Người” Trong Quá Trình Bốn Phương Diện Tiến Hóa: Thiên Hà, Địa Cầu, Đời Sống Và Nhận Thức
 
Tuy nhiên thành tựu có ý nghĩa nhất trong giai đoạn này là quá trình hoàn thành cuốn The Phenomenon of Man [Hiện Tượng Con Người] tháng 05/1940. Một đóng góp quan trọng của công trình này là nó sắp đặt vị trí cách sáng tạo khiến con người nổi lên như chủ đề thống nhất trong quá trình tiến hóa. The Phenomenon of Man trình bày một chuỗi liên tục bốn mặt của quá trình tiến hóa (tiến hóa thiên hà, tiến hóa trái đất, tiến hóa đời sống và tiến hóa nhận thức) và thiết lập cái hầu như người ta coi là thể văn mới
 
 Khi chiến tranh chấm dứt, Teilhard được phép trở lại Pháp. Ở đó ông dấn thân tham gia nhiều công việc. Ông xuất bản nhiều đề tài trong tờ Études, một tạp chí của Dòng Tên. Ông gia công lại cuốn The Phenomenon of Man và gửi một bản sao đến Rôma, xin phép xuất bản. Thứ phép này không bao giờ được cấp cho ông bao lâu ông còn sống. Linh mục cũng được yêu cầu đứng làm ứng viên cha ghế giảng dậy tiền sử ở College de France thuộc hệ thông Viện Đại Học Sorbonne, Paris, ngay lúc khống khuyết chân dậy khi người bạn trọn đời của ông là Abbé Henri Breuil bỏ lại. Khoảng tháng 05/1947, Teilhard kiệt sức khi cố làm sáng tỏ lại lập trường của ông và ứng phó với những mong chờ của các độc giả có thiện cảm. Kết quả tình trạng kiệt sức là linh mục bị kích ngất trụy tim ngày 01/06/1947.
 
Đối với Teilhard, bị ngã bệnh như thế, có nghĩa là ông phải hoãn tham gia chuyến viễn thám Đại Học California sang Phi châu do Quĩ Viking của Wenner-Gren Foundation in New York tài trợ.
 
Teilhard đã trông chờ chuyến đi này như một thời gian tạm nghỉ trước cuộc đối đầu với Rôma về The Phenomenon of Manvị trí giảng dậy tại Đại Học Sorbonne. Khi phục hồi khởi cơn bệnh, Teilhard được Bộ Ngoại Giao Pháp tôn vinh, vì nhưng thành tựu trí thức và khoa học của ông và được cất nhắc lên hàng Sĩ Quan Đội Sĩ Quan Danh Dự [officer of the Legion of Honor].
 
   Tháng 10/1948, Teilhard du hành sang Hoa Kỳ. Lúc đó linh mục được mời diễn thuyết một loạt bài tại Trường Đại Học Columbia. Bề Trên Dòng Tên chối không cho phép. Bỗng nhiên vào tháng 07/1948 Teilhard được mời đến Rôma để thảo luận về những tranh cãi chung quanh tư tưởng của ông. Dần dần Teilhard hiểu rằng tương lai công trình của ông tùy thuộc vào cuộc gặp gỡ này và ông đã chuẩn bị sẵn sàng khi nói « để vuốt râu cọp ».
 
Năm 1948 Rôma còn là một thành phố mới bắt đầu phục hồi, từ chỗ bị chiến tranh tàn phá. Giáo Triều Vatican cũng bắt đầu được tổ chức lại cho Đức Piô XII, khi đảm nhiệm chức vụ giáo hoàng tháng 03/1939. Ngài đã tương đối bị cô lập trong những năm chiến tranh. Vào cuối thập niên 1940 ngài khai triển các chương trình cho năm thánh 1950. Là nhà ngoại giao Vatican trước kia, Đức Piô XII nối tiếp lập trường bảo thủ của Giáo triều bằng một nỗ lực ngày càng phức tạp và trí thức hơn.
Khi đến Rôma,  Teilhard ở tại nhà Dòng Tên trong Thành Phố Vatican. Sau nhiều cuộc họp với Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tê, Cha Jannsens, Teilhard hiểu ông sẽ không bao giờ được phép xuất bản công trình của ông trong lúc ông còn sống. Hơn nữa linh mục cũng sẽ không được phép nhận vị trí giáo sư tại College de France. Nhưng ai đã nói với Teilhard khi ông trở lại Paris khiến ông cảm thấy tâm trạng bẽ bàng bao trùm lấy ông khi ông mò tìm để hiểu biết các lực lượcg ông không có quyền chống lại. Trong hai năm sau đó, Teilhard đi nhiều nơi bên Anh, Phi Châu và Hoa Kỳ, cố ổn định một nơi sống thích hợp khi Trung Hoa không mở cửa nữa. Tháng 12/1951 linh mục nhận một vị trí nghiên cúu với Wenner-Gren Foundation tại New York.
 
 
 
III. Những Năm Cuối Cùng Tại New York (1951-1955)
 
Teilhard quyết định sống tại New York và ý định đó được Bề Trên Dòng Tên chấp thuận, Giải pháp ấy giải quyết vấn đề chỗ lưu trú của linh mục vẫn còn không chắc chắn. Linh mục sống trong những năm sau với các linh mục Dòng Tên tại St. Ignatius Church trên Park Avenue và vừa tầm đi bộ đến văn phòng ở Wenner-Gren Foundation và đến phòng viên thư ký và người bạn linh mục tự chỉ định, Rhoda de Terra. Thư từ trao dổi của Teilhard với cha Pierre Leroy trong những năm cuối cùng này vừa được xuất bản bằng tiếng Anh là Letters From My Friend. Những lá thư đó đáng chú ý vì không có vẻ cay đắng và chỉ thuần túy nhắm đến khoa học đúng đắn của họ.
 
Năm 1954 Teilhard viếng thăm Pháp lần cuối. Linh mục và Leroy, người bạn của ông cùng lái xe xuống miền Nam đến các hang động vùng Lascaux. Trước khi thăm Lascaux, cùng với Bà de Terra cùng đi, họ dừng lại Sarcenat. Không nói một lời họ chỉ lặng lẽ đi bộ qua các phòng cho đến khi tới căn phòng của thân mẫu linh mục và ghế bà ngồi. Chỉ khi đó, Teilhard mới nói, thốt lên nửa lời ngậm ngùi với chính mình: “Đây là căn phòng nơi tôi sinh ra”. Hy vọng trải qua những năm cuối cùng tại quê hương bản quán nơi sinh nhau cắt rốn, Teilhard làm đơn một lần nữa xin các bề trên của ông cho phép ông trở lại thường trú tại Pháp. Nhưng ông vẫn bị từ chối một cách lịch sự và phải trở lại Mỹ.
Pierre Teilhard de Chardin chết ngày 10/04/1955 hồi 6 giờ PM. Lễ an táng của linh mục được cử hành ngày thứ hai Phục Sinh với một ít bạn ông tham dự. Linh mục Leroy và linh mục thừa tác từ nhà thờ Thánh I Nhã đi theo tiễn đưa thi hài ông chừng sáu mươi dậm về phía Bắc tiểu bang từ New York City. Tại nơi đây linh cữu linh mục được chôn táng tại St Andrew-on-Hudson, lúc đó là  tập viện Dòng Tên
 
Cuộc đời của linh mục với một kết thúc đơn giản lặng lẽ tỏa ra như cây đời trong bài mô tả của ông, chậm rãi, có vẻ hé mở ở nhiều chỗ cho thấy bên trong đó có chứa một phẩm cách xứng dáng bền bỉ. Cha viết về cậy đời như sau :
 
« Trước khi thử thăm dò bí quyết cuộc sống của nó, ta hãy nhìn vào nó. Bởi vì từ lần chiêm ngưỡng vẻ bên ngoài về nó, người ta rút ra từ đó một bài học và một sức mạnh: cảm thức chứng tá của nó. » (The Phenomenon of Man, New York, 1965, p. 137