Chính sách Mỹ ở Biển Đông ‘khởi động lại’ sau khi đổi ngoại trưởng

 Chính sách Mỹ ở Biển Đông


 ‘khởi động lại’ sau khi đổi ngoại trưởng

Các nhà phân tích cho rằng việc ông Rex Tillerson không còn giữ chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ khởi đầu lại chính sách đối ngoại của Washington ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Ông Rex Tillerson, cựu CEO của tập đoàn dầu khí Exxon, người vừa bị Tổng thống Donald Trump sa thải khỏi chức ngoại trưởng hôm 13/3, đã bắt đầu cảm nhận sâu xa hơn về tình hình tranh chấp lãnh hải giữa 6 quốc gia. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ông không có nhiều quan hệ cá nhân trong ngành ngoại giao, cộng với việc ông Trump tập trung vào vấn đề Triều Tiên chứ không chú ý nhiều tới Đông Nam Á, đã giới hạn những gì mà ông Tillerson có thể làm.

Alexander Huang, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Loan, nói: “Ông ấy bị coi là người ngoài cuộc, nhưng ông ấy đã nỗ lực vào cuộc theo cách riêng của mình”.

Truyền thông ở thủ đô Washington nói Tổng thống Trump sa thải ông Tillerson vì những bất đồng về chiến lược.

Một chính sách hàng hải cho thấy đã có một số dấu hiệu tiến triển, giáo sư Huang nói. “Ông ấy đã chuẩn bị và sắp xây dựng quan hệ với một số đồng minh trong guồng máy ngoại giao, và phong cách của ông có thể được dự đoán, hơn là so với cách của Tổng thống Trump, ông ấy tỏ ra thận trọng hơn”, giáo sư Huang nói thêm.

Khởi đầu chậm

Hoa Kỳ không phải là một bên tranh chấp chủ quyền trong khu vực rộng 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông, nhưng các nước Đông Nam Á tranh giành chủ quyền đều mong muốn được Washington hỗ trợ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Thời cựu Tổng thống Barack Obama, chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho các quốc gia nhỏ hơn về mặt chính trị, kinh tế và quân sự.

Các nhà phân tích nói rằng các giới chức quốc phòng Mỹ là những người phụ trách chính sách Biển Đông dưới thời Tổng thống Trump. Trong thời gian này, hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện hơn một chục chuyến hải hành đi ngang qua vùng biển tranh chấp, kể cả hành trình của tàu sân bay USS Carl Vinson đi ngang qua Biển Đông tới thăm Việt Nam hồi đầu tháng này.

Tổng thống Trump được coi là dồn năng lực ngoại giao của ông nhiều hơn vào việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc để thuyết phục Bắc Kinh trợ giúp hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Một số học giả chính trị khu vực nói Ngoại trưởng Tillerson đã gặp khó khăn trong nỗ lực vun đắp những liên kết chính trị ở Washington.

Giáo sư Jay Batongbacal của trường đại học Luật và Các vấn đề Hàng hải Quốc tế của Philipines, nhận định: “Ông Tillerson không được sự ủng hộ của các cấp dưới, như trợ lý và phó trợ lý đặc trách các vấn đề Đông Nam Á. Có lẽ vì lý do đó, mức độ tập trung của ông đối với các vấn đề Đông Nam Á khá hạn chế”. 

Ông Batongbacal nói trong vài tháng qua, ông Tillerson đã thực hiện một số phúc trình, ông đã có những nỗ lực nhất định, nhưng phải mất rất nhiều thời gian để có thể thấy được kết quả”.

Sau hai cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng với các giới chức chính phủ ở Đông Nam Á vào năm 2017, ông Tillerson và các đối tác “đã bắt tay làm việc để cải thiện sự hợp tác về các vụ tranh chấp ở Biển Đông”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trên trang web hồi tháng Giêng, nhưng không giải thích thêm chi tiết.

Ông Tillerson từng đối diện với vấn đề Biển Đông trong cương vị Giám đốc điều hành của ExxonMobil khi tập đoàn này ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc doanh Việt Nam để khai thác khí đốt dưới đáy biển, bắt đầu từ năm 2023.

Người mới, khởi đầu mới

Ngoại trưởng mới được chỉ định là ông Mike Pompeo, đang nắm chức Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, sẽ lên đảm nhiệm chức vụ mới với nhiều kinh nghiệm về ngoại giao hơn người tiền nhiệm. Ông Pompeo trước đây là một nghị sĩ và là thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ.

Giáo sư Batongbacal cho rằng ông Pompeo có “kiến thức cụ thể” và nhiều mối liên hệ trong giới tình báo chính trị.

Trước khi đảm nhiệm chức vụ mới, ông còn phải được Thượng viện chuẩn thuận.

Theo giáo sư Alan Chong của Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Singapore, ông Pompeo là một nhân vật “diều hâu” về chính sách đối ngoại.

Ngay bây giờ, ông có một cơ hội để đưa chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông ra ngoài phạm vi quân sự.
“Ngay lúc này, Ngũ Giác Đài đang dẫn đầu chính sách về Biển Đông, đây là điều có vấn đề bởi vì không có giải pháp quân sự nào cho các tranh chấp lãnh hải, và Ngũ Giác Đài không thể thành công nếu không có một chiến lược ngoại giao rộng lớn hơn được thực hiện tại các bộ phận khác trong chính quyền”, theo ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS).

Trung Quốc, lực lượng quân sự mạnh thứ ba thế giới, đã gây bất bình cho các nước khác từ năm 2010, với những hoạt động bồi đắp đất, xây dựng một số đảo nhỏ ở Biển Đông vào các mục đích quân sự và điều tàu cảnh sát biển đi ngang qua các vùng biển đang tranh chấp.

Trump ở vị trí cầm lái

Các chuyên gia nói liệu tân ngoại trưởng Mỹ có thể tăng cường sự can dự của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông hay không là tùy thuộc vào ông Trump.

“Từ lâu, các quyết định ngoại giao cốt lõi của Hoa Kỳ đã được chuyển từ Bộ Ngoại giao, vốn thiếu nhân lực, sang Tòa Bạch Ốc”, giáo sư Oh Ei Sun giảng dạy môn Nghiên cứu Quốc tế của trường đại học Nanyang nói.

“Nhưng ông Pompeo có thể sẽ tiếp cận được nhiều hơn và có ảnh hưởng nhiều hơn tới quan điểm của ông Trump”.

Ông Chong nói Tổng thống Trump vẫn hy vọng có thể làm việc với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên.
Trung Quốc là đồng minh mạnh nhất của Triều Tiên. Một lập trường cứng rắn về Biển Đông có thể khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tức giận và gây căng thẳng với ông Trump.

Ông Chong nói: “Thời kỳ trăng mật Tập-Trump có thể vẫn chưa qua, và về bản chất, Tổng thống Trump vẫn là một nhà kinh doanh, cho nên tôi nghĩ ông ấy có thể dễ bị thuyết phục bởi một cử chỉ nào đó có tính khoa trương”.


Change in Secretary of State Restarts US Diplomacy in Disputed South China Sea 

Rex Tillerson’s ouster as U.S. Secretary of State this month will reset Washington’s foreign policy on the widely contested South China Sea, analysts say.
The former oil company CEO, fired by President Donald Trump Tuesday, was getting a feel for the six-country maritime sovereignty dispute, but experts say a lack of personal connections in diplomacy plus Trump’s focus on North Korea, not Southeast Asia, restricted what he could do.
“He was considered an outsider, but he worked his way (in),” said Alexander Huang, a strategic studies professor at Tamkang University in Taiwan. Trump fired Tillerson over disagreements in strategy, news media in Washington say.
A maritime policy showed signs of evolving, Huang said.
“He was just about to build some allies within the apparatus, and his style is more predictable than the president, and he has been more prudent,” he said of Tillerson.
FILE - The USS Carl Vinson is anchored at Tien Sa Port in Danang, Vietnam, March 5, 2018.
FILE - The USS Carl Vinson is anchored at Tien Sa Port in Danang, Vietnam, March 5, 2018.
Slow start
The United States does not claim any of the 3.5 million-square-kilometer South China Sea, but Southeast Asian countries that do have claims look to Washington for help in resisting maritime expansion by China. Under former President Barack Obama, the U.S. government offered political, economic and military support to the smaller maritime nations.
Beijing claims about 90 percent of the sea, which is rich in fisheries and fossil fuel deposits. Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam all claim swathes of it, competing in some cases with the Chinese holdings. Taiwan calls the whole sea its own as well.
U.S. Defense officials have led South China Sea policy under Trump, analysts say, with half a dozen naval voyages through the contested waters, including a visit by the USS Carl Vinson aircraft carrier group earlier this month. Trump is seen focusing his diplomatic energy on stronger relations with China for its help curbing the nuclear and missile programs in North Korea.
Tillerson struggled to make vital connections in Washington, some regional political scholars say.
“Tillerson did not have support of subordinates like assistant secretaries and deputy secretaries with special focus on Southeast Asia,” said Jay Batongbacal, a University of the Philippines law and international maritime affairs professor.
“Probably because of that, Tillerson’s attention to Southeast Asia has been rather limited,” Batongbacal said. “He did make some reports in the past few months, there were certain efforts, but it took that long for them to come around.”
After two 2017 encounters with government ministers in Southeast Asia, Tillerson and his counterparts “worked to improve cooperation on … maritime disputes in the South China Sea,” the department said on its website in January without elaborating.
Tillerson had also encountered the South China Sea issue as former CEO of ExxonMobil when his company signed an agreement with Vietnam’s state-owned oil company to extract gas from the seabed starting in 2023.
FILE - Central Intelligence Agency (CIA) Director Mike Pompeo testifies during a Senate Intelligence Committee hearing on "Worldwide Threats" on Capitol Hill in Washington, Feb. 13, 2018.
FILE - Central Intelligence Agency (CIA) Director Mike Pompeo testifies during a Senate Intelligence Committee hearing on "Worldwide Threats" on Capitol Hill in Washington, Feb. 13, 2018.
New head, new start
Secretary of State-designate Mike Pompeo, the current director of the Central Intelligence Agency, will take over with more foreign affairs-related experience. Pompeo was previously a U.S. congressman and member of the House of Representatives’ Intelligence Committee.
The nominee has “detailed knowledge” and connections in political intelligence, Batongbacal believes. The U.S. Senate will need to confirm his appointment.
Pompeo is a “hawk” on foreign policy, said Alan Chong, associate professor at the S. Rajaratnam School of International Studies in Singapore.
He has a chance to diversify U.S. South China Sea policy away from the largely military one today.
“Right now, the Pentagon is running our policy, which is problematic because there are no military solutions to the (maritime) disputes, and the Pentagon, while critical in implementing some aspects of South China Sea policy, can’t succeed without a larger diplomatic strategy played out in the other branches,” said Gregory Poling, director of the Asia Maritime Transparency Institute under a Washington-based think tank.
China, keeper of the world’s third most powerful armed forces, has irked other countries since 2010 by landfilling and expanding some of the sea’s tiny islets for military use and passing coast guard vessels through disputed waters.
Trump at the helm
Whether a new secretary of state can deepen U.S. involvement in the South China Sea dispute hinges on Trump, experts say.
“The really core U.S. diplomatic decisions have long been aggregated away from the understaffed State Department onto the White House,” said Oh Ei Sun, international studies instructor at Singapore Nanyang University. “But Pompeo would perhaps have more access to and ideological influence on Trump.”
The president still hopes to work with China on North Korea, Chong said. China is North Korea’s most powerful ally. An aggressive South China Sea stance could anger Chinese President Xi Jinping and cause friction with Trump.
“The Xi-Trump honeymoon may not quite be over, and President Trump is still the businessman at heart, and I think he can easily be bowled over by some grand gesture,” Chong said.

https://www.voanews.com/a/secretary-of-state-restarts-us-diplomacy-south-china-sea/4301346.html