Không gian và thời gian chiến tranh

  Product Details
Không gian và thời gian chiến tranh

Nguyễn Quang

Nạn nhân không còn nhận thức rõ không gian và thời gian, gọi là rối loạn ý thức và định hướng lực. Một số các nạn nhân sau một thời gian phục vụ ngoài chiến trường khi trở về vì lý do sức khỏe hay thương tật, họ không còn tha thiết với những gì đang diễn ra đầy sự bất hạnh,
... để thoát ra khỏi những thực tế thường là phũ phàng trước các bất hạnh của con người, như chỉ còn một tay, có khi cụt cả hai chân, chạy đến với những thế giới không thực khác, mặc dù thân xác vẫn tại thế nhưng hồn như đang ở nơi thế giới ảo nào đó. Họ luôn nói về những giấc mơ, những lần được hội ngộ với các Chư vị tiên thánh… còn cán bộ Việt cộng mộng mị trong Thiên đường trần thế đầy thứ ngôn ngữ xa lạ, khó hiểu thường hình thành do trí tưởng tượng của mỗi cán binh Việt cộng tha hoá rất chủ quan. Họ mơ theo truyền khẩu mà có thật như Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ muốn ngủ với cô em giao liên nào cũng được, hay Chủ Tịch họ Hồ luôn cấy giống đỏ gởi về miền Nam, hoặc như Tướng Nguyễn văn Toàn của miền Nam càng tai tiếng càng được thăng chức… ôi sướng quá! Nhưng nghĩ cho cùng phải có cái gian hùng, lưu manh kể cả gian ác… những cái còn lại như lòng nhân ái, thương người chẳng qua chỉ là chuyện để làm bình phong hầu nhân danh cho có chính nghĩa. Muốn được hưởng thụ những thứ dục vọng khả giác vượt hơn người hà tất phải gian hùng là vậy.
Với những người Cộng sản thời lộ liễu hơn vì những con người quen sống trong ngụy tín, nên có điều thật thảm hại trong vấn đề tâm thần, đó là họ không phải không biết điều mình nói ra là sai, nhưng tôi phải nói thế để tôi có thể tồn tại. Từ trên bình diện lý thuyết đi tìm một sự giải thoát con người khỏi tình trạng tha hoá, chính họ lại vong thân trước hết. Những ngôn từ ảo giác như: đã đánh thắng Mỹ nên rồi cái gì cũng sẽ làm được. Chủ nghĩa Mác Lê Nin bách chiến bách thắng… trong khi hệ thống đã mâu thuẫn từ trong nội bộ vào những năm 1960 dưới thời Krushchev, hậu Stalin. Nhưng những người Cộng sản như Việt Nam không bao giờ tin. Vì niềm tin mù quáng bao giờ cũng cố tránh xa lý trí.
Nạn nhân chiến tranh ghi nhận kém, mất định hướng và quên tất cả mọi việc vừa mới xảy ra, họ không ghi nhớ được điều gì, không biết mình đang ở đâu, vì sao có mặt tại cuộc đời này và những ai đang ở quanh mình. Những sự kiện có thật trong cuộc sống như trong một khoảng thời gian và không gian này thì nhầm lẫn với một thời gian không gian khác. Nạn nhân có thể quên nhiều và thay vào chỗ quên có thể nói đến những việc không hề xảy ra, song không biết mình đang bịa chuyện, người bệnh hay lờ đờ vô cảm, dễ mệt nhọc, mau kiệt sức, đôi khi có khoái cảm. Những hiện hữu của thực tại chỉ là những gì đang xảy ra ở một thế giới khác và họ cũng không nhớ rõ về mọi thứ, quá khứ, hiện tại, tương lai như dừng lại trong tiếng bom đạn… Họ thường than: mới đó mà nhanh quá nhỉ, mỗi khi nghĩ về những gì vừa xảy ra vài năm trước hoặc cả chục năm cũng sao mà vụt nhanh như giấc mơ của Trang Tử. Chiến tranh là vậy tất cả đều đến nhanh quá, lớn nhanh, lấy nhanh, đẻ nhanh… mới ngày nào mà nay đã ra người thiên cổ! Sống, Chết nhanh thật!
Chứng rối loạn ý thức suy giảm trí tuệ từ nhẹ đến nặng như tỉnh táo kém, ý thức u ám, ngủ gà, bán hôn mê, hôn mê. Trong trường hợp tỉnh táo hoàn toàn đến mất hoàn toàn phản ứng. Hội chứng này xuất hiện ở các nạn nhân bị chứng đột qụy, biến chứng do tai biến mạch máu não. Thường là những người lớn tuổi, trên bốn mươi thường đều mắc phải chứng huyết áp cao, có vấn đề tim mạch. Sau khi tai biến xảy ra, nếu còn sống thì trong thời gian ngắn còn lại, các nạn nhân nầy thường quên từ từ đến mất trí nhớ, các cơ bắp cũng dần dần mất hẳn phản ứng.
Năng lực định hướng về thời gian, không gian, chính bản thân có trở ngại nhiều hơn, khi còn khi mất. Phải hỏi to, lay mạnh người bệnh mới trả lời được đôi chút rồi lại lim dim ngủ gà, ngủ gật. Những cơn choáng mất định hướng về không gian thời gian, nhưng rồi họ sớm bình phục trở lại. Nhưng với các nạn nhân trải qua quá nhiều đau thương mất mát, họ chỉ muốn trùm mền, ngủ gà, ngủ gật suốt ngày và họ nhớ nhất vẫn là những hình ảnh khi mới ngày nào còn trong cảnh gia đình sum vầy, nhưng nay tan biến về đâu hết rồi. Trong cơn mơ đến mê nhiều khi phải hỏi to, đập vào vai thật mạnh chưa chắc họ đã trả lời, các nạn nhân này như đang sống trong một thế giới nào khác, một thế giới dù không biết trước nhưng nếu sinh ra làm người để như thế này ư!
Một khi năng lực định hướng mất hoàn toàn, nạn nhân không có phản ứng gì trước các kích thích của môi trường, hỏi không nói, gọi không thưa. Đây là tình trạng của nạn nhân đang nằm chờ chết trong hấp hối. Có những người con trong nghịch ngợm bắn một vài phát chỉ thiên cho người thân tỉnh dậy thoát khỏi cơn mê, nhưng dường như trước những gì thuộc bạo lực vẫn dễ đưa con người vào những cơn mê muôn thuở. Nên lịch sử thế giới luôn mãi chỉ ghi lại những cơn mê, những trận đánh nhau qua những mê muội đến hôn mê của con người tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Cho đến khi nào ý thức của con người bị loại trừ hoàn toàn, mất toàn bộ các phản ứng và phản xạ. Sự hoạt động ở trung khu não chỉ bảo đảm cho đời sống thực vật như tuần hoàn, hô hấp, nhưng vẫn còn là con người, một hữu thể như bao hữu thể tại thế. Các cán bộ Cộng sản xét về mặt tâm thần quả là hôn mê hoàn toàn, thân xác còn đó với hơi thở tuần hoàn, nhưng chỉ là các thiên lôi không hồn, mỗi ngày sẵn sàng bắn giết, ám sát, khủng bố… giết bất cứ người nào có thân nhân cộng tác với chính quyền miền Nam đều là giành chiến công, là thắng lợi: giết người và giết cả anh em ruột thịt của mình. Đó là một mệnh lệnh từ Nga Tàu mang về, trên cái nền tảng lý luận không cùng giai cấp thì phải chết. Quả là thứ lý luận của Đại Hán thời thượng: chúng sẽ đánh và giết nhau, ta không mất gì cả nhưng trong cái gọi là vì Quốc Tế Vô Sản: chúng sẽ dâng đất, dâng biển và dâng người cho Ta.
Nạn nhân chiến tranh trở nên lú lẫn tâm thần là sự rối loạn ý thức trong nhận thức về thế giới thực tại, không chỉ ở các mối liên hệ bên trong mà cả với các mối tương quan với bên ngoài. Như tri giác mơ hồ về sự vật chung quanh, thực tại chỉ được phản ảnh một cách rời rạc, không hệ thống. Rối loạn năng lực định hướng về không gian, thời gian, về hoàn cảnh và về những người chung quanh. Nhất là tư duy rời rạc, khả năng lý luận bị suy giảm, có khi bị mất hẳn.
Các hội chứng lú lẫn tâm thần thường biểu hiện dưới hai hình thức: sững sờ, lúc đó hoạt động tâm thần bị chậm lại, đầu óc người bệnh trống rỗng, động tác chậm chạp, thường xuyên buồn ngủ và thiếp đi một cách dễ dàng. Nạn nhân, trải qua những năm tháng đầy những đau thương mà thường xảy đến trong ngỡ ngàng, chắc chắn rằng dù trong ý thức chấp nhận nhưng không ai nghĩ mình sẽ phải chịu những hình thức dã man, lúc hiểu ra con người sao mà tàn ác quá, chắc chắn nếu không trải qua sẽ không hiểu hết được sự ác nơi mỗi con người và cái đáng sợ: sự ác đó lại là cái luôn hành xử của những người Cộng sản hay không phải Cộng sản nhưng ít nhiều đều có nơi những cá nhân vì lòng tham mà chung lòng với cộng sản. Chính sự ác mỗi ngày đổ trên đầu đồng loại đó đã khiến cho các cá nhân nhất là trong môi trường xảy ra cuộc chiến, người dân đều cảm thấy ngỡ ngàng: con người mà ác đến thế ư? Khiến họ trở nên hờ hững với mọi thứ, trầm mặc chậm chạp… dù nơi đây vẫn còn các tôn giáo luôn nâng đỡ con người trong hy vọng.
Tình trạng rối loạn ý thức và nhận thức, do nhiều nguyên nhân: ngộ độc hoá chất, từ bệnh cơ thể… Sảng thường đi kèm theo rối loạn chu kỳ thức ngủ, ban ngày người bệnh ngủ gà còn ban đêm khó ngủ, có người đi tiểu suốt đêm, hoặc vén chăn màn thâu đêm. Họ thờ ơ, chậm chạp, thẩn thờ và không có gì bi thảm khi vào mùng với tiếng bom đạn luôn rền vang chung quanh.
Sảng khiến người bệnh lo âu, sợ hãi, trầm cảm, bốc đồng, nóng nảy, khoái cảm hoặc vô cảm. Cảm xúc của người bệnh có thể đi từ tình huống nầy sang tình huống khác một cách nhanh chóng.. Người bệnh có thể tấn công người khác, đập phá đồ đạc chung quanh, la hét, chửi bới, khóc lóc rên rỉ, nói nhảm một mình. Sảng trong môi trường chiến tranh với các nạn nhân thường từ trong nhà hay chỗ ẩn nấp nào đó họ vụt chạy ra giữa sân vận động hay trên khắp các nẻo đường và la lớn những câu gì đó từ sự mất mát của chính họ cũng như người thân. Thế rồi sau đó những người lại vụt biến mất như họ xuất hiện trong sự bất ngờ. Nhiều phụ nữ tuột cả quần áo mà chạy trên đường phố, cũng không mấy ai buồn dõi mắt theo vì trong chiến tranh các hiện tượng bấn loạn của con người đã quá trở nên bình thường. Biết đâu chính mình sẽ còn chạy và chạy hơn thế nữa khi trong khoảnh khắc chỉ một trái pháo hay viên đạn lạc chỉ cần xướt qua chạm phải thần kinh nào đó cũng là chuyện trở nên bình thường và có lẽ lịch sử qua bao bài học với những gì còn vướng vấp đến giống loài này dường như đều phải chạy. Cụ thể những nghĩa trang dưới các chế độ cộng sản thường đều phải di dời, có khi phải cải táng nhiều lần. Quả là dưới chế độ bạo tàn nào dù có chết cũng không yên và theo luật nhân quả gieo gì gặt nấy, những ngôi mộ của họ và ngay cả xác khô dưới đáy mồ cũng chạy và chạy trong sự thù hận của đời sau.
Sau đây là là bản liệt kê số tổn thất trong cuộc chiến (phía VNCH và Mỹ):
+ Tử trận: Trên 200.000 VNCH + 58.000 Mỹ
+ Thương binh: Khoảng 600.000 VNCH + 150.000 Mỹ + Tù binh: 1 triệu VNCH + 766 Mỹ
+ Mất tích khi lâm chiến (MIA: Missing in Action): Trên 1.900 người Mỹ

Mức tổn thất và chiến phí được ước tính như sau (phía Mỹ):
+ 8.612 phi cơ đủ loại bị tiêu huỷ, gồm 3.744 có cánh và.4.868 trực thăng, tính theo đô la là $12 tỉ
+ Tổn phí về đạn dược: $35 tỉ
+ Tổn phí về bom (7,35 triệu tấn, tức gấp đôi khối lượng sử dụng trong thế chiến II): $7 tỉ
+ Tổn phí về vũ khí nặng như tăng, pháo howitzers: Nhiều tỉ đô la
+ Số nhiên liệu sử dụng mỗi ngày là 1 triệu tấn, như vậy làm trầm trọng thêm cơn khủng hoảng nhiên liệu năm 1973 Mỹ đã gặp phải.
Tóm lại, theo ước tinh của James A. Donovan, tổng số chiến phí là $108,6 tỉ, gồm $97,7 tỉ cho Việt Nam và $10.7 tỉ cho Lào và Căm Bốt. Nhưng theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, tổng chiến phí là $236 tỉ, tức $100 tỉ lớn hơn ước tính của chính phủ và gấp đôi ước tính của Donovan. Như vậy nếu so sánh với các cuộc chiến tranh trước đó của Mỹ, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh tốn kém nhất.
Hậu quả về kinh tế của cuộc chiến được Donovan phân tích như sau: “…Chính phủ phải hoãn chi tiêu cho những dự án tối cần thiết về bệnh viện, trường học, đường sá, hệ thống chuyển vận và các nhà máy xử lý chất thải… Hơn nữa, vì phải tập trung tài nguyên, kĩ xảo và năng lực vào cuộc chiến, nước Mỹ đã phải trải qua một cuộc cạnh tranh gắt gao với các nước khác và năng suất của nó bắt đầu giảm sút. Nhưng hậu quả kinh tế lớn nhất của cuộc chiến là làm nhụt ý chí muốn đóng góp của cải và sức mạnh quân sự của chúng ta vào việc bảo vệ hoà bình và sự ổn định thế giới”. Hậu quả về tinh thần của cuộc chiến không kém nặng nề, trước hết là Hội Chứng Việt Nam, đã và đang giày vò lương tri Mỹ, đặc biệt là giới cựu quân nhân đã tham chiến ở Việt Nam. Đây là chấn thương tâm thần lớn nhất và lâu nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ, một quân đội tự hào là chưa thua một cuộc chiến nào trước cuộc chiến Việt Nam của họ. Ngoài ra còn phải kể đến sự khinh miệt và bất tín nhiệm của quân dân Mỹ đối với các nhà chính trị của họ mà họ cho là bất tài và đã lừa dối họ khi đẩy họ vào một cuộc chiến họ cho là vô lý, vô ích và vô vọng. 
 
Nguyễn Quang Hồng Nhân 

***
* Trich tu tac pham: Chien Tranh & Hoa Binh Viet Nam