Đức Cố Hồng Y
FX Nguyễn Văn Thuận
Nguyễn Đức Tuyên
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhật (17 tháng 4) và 6 năm lễ giỗ (16
tháng 9) của Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, xin có đôi lời về Ngài.
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh tại Phú Cam, ngày 17
tháng 4 năm 1928. Ngài lãnh chức linh mục ngày 11 tháng 6 năm 1953.
Năm 1956 Ngài được sang Rôma theo học Phân khoa Giáo luật. Khi về
nước, ngài được cử làm giáo sư năm 1959, rồi năm 1962 được cử làm
giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện và làm Tổng Đại Diện Tổng Giáo
phận Huế từ năm 1964 đến 1967.
Ngày 13 tháng 4 năm 1967, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Giáo phận
Nha Trang. Khẩu hiệu của ngài là “Vui Mừng và Hy vọng”.
Trong 8 năm làm giám mục, Đức Cha đã làm hết sức mình để phát triển
Giáo phận. Trọng tâm hoạt động của Ngài là huấn luyện nhân sự, phát
triển và huấn luyện các phong trào giáo dân, các hội đoàn giáo xứ,
mục vụ, qua các khóa như Phong trào Công lý và Hòa bình, Cursillo và
Focolaré,
Hướng đạo; thành lập Cộng đoàn La vang và Tu hội Hy Vọng.
Để hướng dẫn cộng đồng giáo phận Nha Trang, Đức Cha đã viết 6 thư
luân lưu:
1.
Tỉnh thức và cầu nguyện (1968)
2.
Vững mạnh trong Đức tin, Tiến lên
trong An bình (1969)
3.
Công lý và Hòa bình (1970)
4.
Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của
chúng ta (1971)
5.
Kỷ niệm 300 năm (1971)
6.
Năm Thánh Canh tân và Hòa giải (1973)
Đọc bức thư luân lưu “Công lý và Hòa bình” viết năm 1970 của Đức cố
Hồng Y, giáo sư Đỗ Quý Tòan, một kinh tế gia, một trí thức Phật giáo,
bỉnh bút báo Người Việt với bút hiệu Ngô Nhân Dụng, năm 1996, đã
viết như sau: “Vượt trên các hòai vọng hòa bình tức thời, Đức
Tổng giám mục đã nhìn xa hơn, đã thấy những vấn đề của đất nước ta
một khi hòa bình trở lại. Rất tiếc rằng năm năm sau đó khi tiếng
súng đã im trên đất nước chúng ta rồi, người ta đã bỏ qua lời khuyến
cáo này. Để cho đến bây giờ những khuyến nghị của Đức Tổng giám mục
Nguyễn Văn Thuận vẫn còn hợp thời và có tính cách cấp thiết.”
Trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ngài đã đảm trách Chủ Tịch Ủy Ban
Công lý và Hòa bình, Ủy Ban Truyền thông Xã hội và Ủy Ban Phát triển;
Ngài còn là một trong những Giám mục thành lập Đài Phát thanh “Chân
Lý Á Châu”.
Ngày 24 tháng 4 năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phó
Tổng Giáo phận Sàigon,. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản không cho ngài
về Sàigon.
Ngày 15 tháng 8 năm 1975, ngài đã bị bắt giải ra Nha Trang, giam ở
Cây Vông, rồi nhà tù Nha Trang, Phú Khánh và Thủ Đức; rồi được đưa
ra Bắc Việt. Ngài sống trong lao tù 13 năm, trong đó 9 năm biệt giam,
tại các trại giam Vĩnh Quản, Hà Nội, rồi bị quản thúc tại Giang Xá.
Ngày 21 tháng 11 năm 1988, ngài được trả tự do và được đưa về cư trú
tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng không được thi hành công việc
mục vụ. Năm 1989 ngài được phép xuất ngọai thăm ông bà cố, ghé Rôma,
rồi trở về Hà Nội. Năm 1991 ngài được “đề nghị” xuất ngọai và không
được trở về Việt Nam.
Trong thời gian ở hải ngoại, ngài đã được mời đi thuyết giảng và
thuyết trình ở nhiều nơi cho nhiều giới khác nhau.
Ngài cũng nhận được những huy chương đề cao cuộc sống chứng tá và
hoạt động kiến tạo hòa bình.
Ngày 24 tháng 11 năm 1994 Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Ngài làm Phó Chủ
tịch Hội Đồng Tòa Thánh “Công lý và Hòa Bình” và ngày 24 tháng 6 năm
1998, Ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng này.
Năm 1970 ngài viết thư luân lưu « Công Lý và Hòa Bình » nhận định
thực trạng xã hội Việt Nam, thì năm 1994, 24 năm sau, ngài được chỉ
định đảm trách cơ quan Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh, đối diện
với toàn cảnh xã hội trên thế giới và thực thi trách nhiệm Công Lý
và Hòa Bình cho mọi dân tộc.
Mùa Chay năm 2000, Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời giảng
cấm phòng Mùa Chay cho các viên chức tại Giáo triều Rôma.
Ngày 21 tháng 2 năm 2001, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trao mũ
Hồng Y cho Ngài.
Sau thời gian bị cầm tù, Ngài đã bị giải phẫu 7 lần, trong đó có ba
lần suýt chết vì nhiễm trùng. Một lần giải phẫu vào năm 2001 tại một
bệnh viện ở Boston, Hoa Kỳ và cuộc giải phẫu cuối cùng vào ngày 8
tháng 5 năm 2002 tại Trung tâm nghiên cứu về ung thư, Milano (Bắc
Italia). Ngài qua đời lúc 18 giờ ngày 16 tháng 9 năm 2002 tại Rôma.
Tôi không biết nói gì về Đức cố Hồng Y rất đáng kính. Tôi chỉ xin
ghi một vài điều trong muôn một về ngài:
Khi sinh tiền Đức HY Thuận là người trầm tư và vui tính, không mảy
may lo lắng hoặc tham vọng. Ngài luôn tâm niệm câu :”Con hãy kiểm
điểm lại xem con chọn Chúa hay con chọn công việc của Chúa“ để nhắc
nhở cho chính Ngài và cho mỗi người chúng ta.Ngài là người tù phi
thường, đầy lòng bác ái và lòng khiêm nhường.
ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng ĐHY Thuận đã để lại “một ký ức không hề
phai về một cuộc đời tận hiến cho chức linh mục và một mục tử đầy
nhiệt huyết cho việc rao giảng Tin Mừng, người luôn luôn trung thành
với Giáo Hội kể cả trong thời gian khó khăn bị hành hạ”. Đức đương
kim Giáo Hòang khi còn là Hồng Y đã nói: “ĐHY Phanxicô Thuận là một
vĩ nhân trong Giáo Hội”.
Khi Đức cố Hồng Y vừa mới ra đi, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Thư Ký
của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã tuyên bố trên báo chí:
“Một Đấng Thánh đã qua đời“ Còn Đức HY Chủ Tịch Martinô nhận định:
“ĐHY Văn Thuận là một người mẫu mực về đức tin kiên cường, về niềm
hy vọng bền vững và về sự yêu thương vô bờ bến.“
Có một công việc ngài kỳ vọng nhiều nhưng không được nhiều người
tiếp tục theo đuổi là Cộng Đòan Đức Mẹ La Vang.
Ngày 15-9-2007 - Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình chính thức
chuẩn bị mở án phong Chân Phước cho Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xavie và
bổ nhiệm vị thỉnh nguyện viên là
Bà luật sư Silvia Monica Correale
xúc tiến công việc
Hai hôm sau, ngày 17.9.2007, ĐGH Benedict XVI ngỏ ý ủng hộ mở án
phong Chân Phước cho ngài. ĐGH nói :
“Ðức
Hồng Y Văn Thuận là một con người của Hy Vọng, ngài sống bằng Hy
Vọng, ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai ngài gặp. Chính nhờ
năng lực thiêng liêng này mà ngài đã chống lại được tất cả những khó
khăn thể lý và luân lý. Hy Vọng đã nâng đỡ ngài khi là Giám mục bị
cô lập trong vòng 13 năm trời, xa cách khỏi cộng đoàn giáo phận của
ngài”.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Anh Chị Em thân mến,
Tôi
vui mừng đón nhận tin về việc khởi sự án phong chân phước cho vị
ngôn sứ đặc biệt của niềm Hy Vọng Kitô giáo, và trong khi chúng ta
trao phó linh hồn ưu tuyển của Ngài cho Chúa, chúng ta cầu nguyện để
gương của Ngài trở nên giáo huấn vững chắc cho chúng ta. Cùng với
lời cầu chúc này Tôi vui lòng ban phép lành cho Anh Chị Em.
Những tác phẩm của Đức cố Hồng Y :
Với
tư cách là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, ngài
thúc đẩy hòan tất 2 cuốn sách thời danh :
·
The
Social Agenda : A Collection of Magisterial Texts (2000) mà Đức ông
Nguyễn Quang Sách dịch ra tiếng Việt là Học Thuyết Xã Hội Công
Giáo : sưu tập những văn bản của Giáo hội, Nguyệt San Diễn Đàn Giáo
Dân ấn hành năm 2004.
·
Compendium of the Social Doctrine of the Church
-
“Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội” vào năm 2004, bản dịch của
Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007).
Riêng về phần ngài, đã hòan tất các tác phẩm thời danh như sau :
Đường hy vọng (1975)
Đường hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công Đồng Vaticanô II (1979)
Những người lữ hành trên Đường Hy Vọng (1980)
Năm
chiếc bánh và hai con cá (1998)
Cầu
nguyện (2002)
Hãy
trao tặng tuổi trẻ nụ cười
Niềm
vui sống đạo
Sứ
điệp Đức Mẹ La Vang
Chứng nhân hy vọng (2002)
Phép lạ Hy Vọng (do nhà sách St. Paul
in, phát hành tại Strathfield, Sydney, ngày 5. 9.2003, bằng tiếng
anh)
Nhiều cuốn sách của ngài, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, phổ biến
khắp năm châu.
Sách
của Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ghi lại một cuộc hành trình tâm
linh sâu xa và mối liên hệ mật thiết giữa ngài và Thiên Chúa như là
một tấm gương, giúp chúng ta hiểu thấu tình yêu của Thiên Chúa và
cách đáp trả tình yêu quí báu đó.
·
Trong cuốn sách « Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá » ghi lại thành DVD,
ngài viết : Tôi đã đi qua một quãng đường, hân hoan có, lao khổ
có, tự do có, lao tù có, nhưng luôn tràn trào hy vọng ». Ngài
tóm tắt kinh nghiệm sống trong 7 điểm : năm chiếc bánh và hai con cá
để trao lại cho người đọc một sứ điệp của tình thương và sự thật,
của công lý và hòa bình, của tha thứ và hòa giải, để xây dựng.
Bẩy
điểm trong DVD bao gồm 5 chiếc bánh là :
Sống
phút hiện tại
Phân
biệt giữa Chúa và việc của Chúa.
Một
bí quyết là Cầu nguyện.
Một
sức mạnh là Phép Thánh Thể.
Chúc
thư của Chúa Giêsu là yêu thương đến hiệp nhất.
Và 2
con cá là :
Mối
tình đầu của tôi : Mẹ Maria vô nhiễm.
Tôi
chọn Chúa.
·
CD Chứng
Nhân Hy Vọng ghi lại những bài chia sẻ của Đức cố Hồng Y trong Tuần
Tĩnh Tâm dành cho ĐTC Gioan Phaolô II và các chức sắc trong Giáo Triều
Rôma vào mùa xuân năm thánh 2000. Những tham dự viên đã cho rằng các
bài suy niệm chưa bao giờ gây nhiều hứng khởi như năm 2000. Những lời
chia sẻ trong Tuần Tĩnh Tâm còn vang vọng trên khắp thế giới đến nỗi
có nhiều thơ xin phổ biến rộng rãi hơn, và vì vậy, chính Đức Thánh
Cha đã yêu cầu cho in các bài suy niệm này thành sách.
Thiết
nghĩ, các bài suy niệm của Đức cố Hồng Y, lúc đó còn là Tổng Giám mục
Phanxicô Xaviê đã gây được sự chú ý của nhiều giới trong và ngoài
Giáo Hội vì đây là những chứng từ sống, trải suốt cuộc đời hiến dâng
cho Thiên Chúa của ngài. Đặc điểm của những bài suy niệm là những lời
nói đơn sơ, những suy tư sâu thẳm, xuất phát từ cảm nghiệm trong 13
năm bị khổ đau tột độ nhưng vẫn kiên cường vì Đức Tin và lòng khao
khát phụng sự Thiên Chúa và tha nhân.
Làm
sao có thể ghi lại trong đôi dòng về thân thế và sự nghiệp lẫy lừng
của người thầy rất đáng kính của dân Chúa. Trong tâm tư chúng ta,
hình ảnh người cha thân yêu trìu mến, với dáng đi lanh lẹ, với nụ cười
luôn nở trên mội, với lời nói duyên dáng, với lối pha trò ý nhị, đặc
biệt là thái độ lạc quan, tin yêu và phó thác chất chứa niềm hy vọng
và tín thác vào Thiên Chúa nhân lành.
Công
nghiệp mà Đức cố Hồng Y để lại cho những nơi ngài phục vụ ở Việt Nam
cũng như nơi Tòa Thánh thật lớn lao. Dấu ấn tình yêu và phục vụ của
ngài còn ghi đậm trong mỗi người chúng ta.
Chúng ta hân hoan đón nhận tin vui khi Tòa Thánh mở án phong chân
phứơc cho ngài. Là những người con thảo, chúng ta có nhiệm vụ đóng
góp lời cầu nguyện, công sức và tài chánh, như lời kêu gọi của ĐGM
Giampaolo Crepaldi, Thư Ký Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình, để tiến
trình vinh danh ngài được muôn phần tốt đẹp.