Chính sách cứng rắn của TT Trump bắt đầu
Vì sao ngoại trưởng Rex Tillerson bị thay thế?
RFI : Rex Tillerson bị thay thế : điềm thế giới biến động ?
Nhiều dấu hiệu báo trước thế giới sắp đi vào một chu kỳ đầy biến động. Iran, Bắc Triều Tiên : Donald Trump muốn một chính sách vũ bão, nhận định của Les Echos về tin giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế ngoại trưởng Rex Tillerson. Nhật báo kinh tế xem sự kiện này là tín hiệu Nhà Trắng sắp tiến hành một chính sách cứng rắn trên trường quốc tế.
Nhiều dấu hiệu báo trước thế giới sắp đi vào một chu kỳ đầy biến động. Iran, Bắc Triều Tiên : Donald Trump muốn một chính sách vũ bão, nhận định của Les Echos về tin giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế ngoại trưởng Rex Tillerson. Nhật báo kinh tế xem sự kiện này là tín hiệu Nhà Trắng sắp tiến hành một chính sách cứng rắn trên trường quốc tế.
Theo
Les Echos, Mike Pompeo là một trong những người thân cận của ông Donald
Trump. Trong bộ áo mới ngoại trưởng, giám đốc CIA Mỹ sẽ phụ trách những
hồ sơ nóng mà chủ nhân Nhà Trắng luôn thêm dầu vào lửa : Iran và Bắc
Triều Tiên, mà khẩn cấp nhất là thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un dự
trù vào tháng 5. Cũng khẩn cấp không kém là hồ sơ Iran. Đến giữa tháng
5, tối hậu thư của tổng thống Mỹ hết kỳ hạn. Washington sẽ ban hành một
loạt biện pháp trừng phạt Iran trừ phi các cường quốc khác bảo trợ Hiệp
định hạt nhân 2015 là Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc đồng ý « bổ sung những thiếu sót khủng khiếp » để trói tay Iran, theo quan điểm của Mỹ.
Không
kể các điểm nóng cấp vùng từ Syria cho đến an ninh châu Á-Thái Bình
Dương, quan hệ khó khăn với Trung Quốc, hồ sơ nóng thứ ba liên quan đến
cả thế giới là « chiến tranh thương mại » : nếu Donald Trump thực hiện lời đe dọa tăng thuế đánh vào hàng nhập khẩu thì quyết định này có thể đưa đến « chiến tranh mậu dịch ».
Không khỏi lo ngại, Les Echos điểm lại trong 14 tháng cầm quyền, tổng thống Trump « đã sa thải gần như tất cả mọi người ».
Cũng cùng nhận định lo ngại, Libération trích lời một nhà ngoại giao
Pháp : Tillerson là tường thành lý trí cuối cùng trong bộ tham mưu của
Donald Trump tránh cho nhiệm kỳ đã phát cuồng biến thành điên loạn. Rào
cản này nay đã sụp đổ.
Trong
tình thế bấp bênh này, thế giới cần những cột trụ ổn định. Trong bài xã
luận : Trump, kẻ khó lường, cách chức ngoại trưởng mà không cần thông
báo, La Croix kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu, cột trụ quốc tế trong lãnh vực
kinh tế, hãy chuẩn bị cho vai trò cốt lõi trong lãnh vực chính trị và an
ninh chiến lược.
Khác với Les Echos, nhật báo cánh tả Liberation nhấn mạnh đến yếu tố « đồng thanh tương ứng » giữa
tổng thống Mỹ và ngoại trưởng mới trên hồ sơ Bắc Triều Tiên và Iran.
Nếu Tillerson khuyên Trump nên tuyên bố thận trọng thì trái lại, ông
Trump dọa « hủy diệt » đối phương. Trái lại, theo chính miệng tổng thống Mỹ, ông và giám đốc CIA Mike Pompeo « hoàn toàn ý hiệp tâm đầu ». Liberation suy đoán có thể đó là lý do làm Tillerson bị thay thế. Từ nay, chính quyền Mỹ sẽ « huy động mọi nguồn lực ngoại giao một cách hiệu quả » cho thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Vì sao tổng thống Mỹ cách chức ngoại trưởng Tillerson?Trọng Thành
Hôm
qua, 13/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo qua một
twitter là lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ Rex Tillerson sẽ bị sa thải. Vì
sao ngoại trưởng Mỹ lại bị cách chức ? RFI tiếng Việt xin giới thiệu ý
kiến của một số chuyên gia.
Chuyên mục « Decryptage » của RFI có bài phỏng vấn bà Annick Cizel, giáo sư trường Đại Học Sorbonne Nouvelle - Paris 3, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Ngạc nhiên về thời điểm ra quyết định
Trước hết trả lời cho câu hỏi, quyết định của tổng thống Mỹ có gây ngạc nhiên hay không, giáo sư Annick Cizel cho biết bà «
tuy ngạc nhiên về thời điểm ra quyết định, nhưng không ngạc nhiên vì
quyết định cách chức ông Rex Tillerson, bởi khả năng này đã từng được
nêu lên ngay từ tháng 7/2017. Và kể từ đó đến nay đã có nhiều diễn biến,
đã có những lúc ông Tillerson tưởng như sắp sửa phải ra đi.
Mới
đây, ngoại trưởng Mỹ cho biết ông có ý định tại vị đến hết năm 2018,
nhưng rồi Donald Trump bất ngờ đưa ra quyết định, đúng vào lúc Tillerson
vừa từ châu Phi trở về. Hôm thứ Sáu tuần trước, John Kelly, chánh văn
phòng Nhà Trắng thông báo cho ông Tillerson, cần rút ngắn chuyến công
du. Rex Tillerson hạ cánh tại sân bay Washington vào lúc 4 giờ sáng, để
rồi đến khoảng 8, 9 giờ sáng thì nhận được tin mất chức thông qua một cú
tweet, chứ không phải trực tiếp từ tổng thống ».
Cơ chế bí hiểm
Theo
giáo sư Annick Cizel, việc bất ngờ cách chức ngoại trưởng Tillerson nằm
trong cách điều hành chính phủ của ông Donald Trump, mà nhiều người gọi
là « hỗn loạn ». Người ta không biết ai là người
ra quyết định tại Nhà Trắng, phải chăng là các cố vấn của tổng thống, ví
dụ như trường hợp con rể của tổng thống Trump, trong vấn đề di chuyển
đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem. Trong trường hợp
này, ngoại trưởng Tillerson đã phản đối, nhưng phản đối lại ai ? Không
phải chỉ tổng thống Trump, mà cả với ông con rể Jared Kouchner.
Như vậy, việc điều hành chính phủ Mỹ đôi khi đã được phó thác cho các cố vấn được cho là nằm ở « vòng ba », « vòng bốn » của
bộ máy quyền lực. Nhưng dù chịu ảnh hưởng của cố vấn này hay cố vấn
kia, tổng thống Trump trên thực tế đã tự dành cho mình quyền quyết định
đơn phương, tuyệt đối, vào bất cứ lúc nào mà ông ta muốn. Trường hợp
Tillerson là một ví dụ mới.
Trump - Tillerson đối lập trong hầu hết hồ sơ
Việc
ngoại trưởng Mỹ bị cách chức một phần cơ bản, được tổng thống Mỹ giải
thích là do bất đồng trên một số hồ sơ, tuy nhiên, theo chuyên gia
Annick Cizel « trên thực tế, họ đối lập nhau trên tất cả mọi vấn đề ». Bà nhấn mạnh :
«
Khá kinh hoàng khi chúng ta điểm lại sơ qua các hồ sơ mà Donald Trump
và Rex Tillerson có quan điểm đối lập. Từ Iran, đến Bắc Triều Tiên, rồi
vấn đề Qatar, hay việc di chuyển sứ quán tại Israel…. trong đó có cả vấn
đề danh sách các quốc gia Hồi Giáo, mà công dân các nước đó bị cấm vào
Mỹ… Trên một thực địa đang biến động rất nhanh chóng như khu vực Trung
Cận Đông chiến lược, nơi các căng thẳng rất dễ có tiềm năng bùng phát
thành xung đột lớn, họ không đồng ý với nhau về gần như tất cả mọi
chuyện ».
Bắc Triều Tiên : Bước ngoặt thương lượng
Một
trong các chủ đề quốc tế gai góc nhất đối với ngoại giao Hoa Kỳ là vấn
đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Sau nhiều áp lực, vận động, rốt cục ngày
8/3/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump chấp nhận lời mời của lãnh đạo Bắc
Triều Tiên Kim Jong Un để đối thoại về vấn đề « phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên ».
Vấn đề là, ngoại trưởng Tillerson đã nhiều lần nêu sáng kiến đối thoại
với Bình Nhưỡng, trong lúc tổng thống Trump liên tục đưa ra các phát biểu mang đầy tính đe dọa, như không loại trừ khả năng hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên.
Giờ
đây khi Washington và Bình Nhưỡng chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh,
thì cũng là lúc lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ phải khăn gói ra đi. Nhiều
chuyên gia đặt vấn đề : Phải chăng chính quyền Trump đang chuẩn bị
phương án không khoan nhượng với Bình Nhưỡng, với việc cử lãnh đạo CIA,
Mike Pompeo, nổi tiếng về quan điểm « diều hâu » lãnh đạo bộ Ngoại Giao, thay thế ông Tillerson ?
Chuyên giaAnnick Cizel cho biết, «
tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 13/03, đã thông báo là đã quyết
định mở ''đối thoại'' với Bình Nhưỡng, chứ không phải là ''đàm phán''.
Đây là chính là vấn đề được thảo luận nhiều trong ba ngày gần đây, và có
thể đây (tức sự khác biệt trong quan điểm về "đối thoại" giữa Trump và
Tillerson - người viết) cũng chính là lý do ngoại trưởng Tillerson phải
ra đi vào ''đúng vào thời điểm này'' », chứ không phải là một lúc nào khác.
Hiện
tại ta vẫn chờ đợi câu trả lời chính thức của phía Bình Nhưỡng, nhưng
rõ ràng là về cuộc hội kiến với lãnh đạo Bình Nhưỡng, tổng thống Mỹ chủ
trương cần duy trì một đường lối nhìn chung là « sắt đá », với
nhiều đe dọa, cụ thể là không loại trừ biện pháp quân sự, trước các
nguy cơ tấn công tin tặc, hay phổ biến hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Cặp bài trùng giám đốc CIA và « diều hâu » Bolton ?
Việc
bổ nhiệm nhân sự mới cho thấy đường lối cứng rắn của tổng thống Mỹ bắt
đầu được triển khai. Theo nhà ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, kiến trúc sư
của thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015, trong cuộc trả lời phỏng vấn CNN, hôm
12/03/2018, cho hay nguyên đại sứ của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời
tổng thống George W. Bush, ông John Bolton, người nổi tiếng với quan
điểm cứng rắn, có thể sẽ có mặt trong chuyến công du Bắc Triều Tiên sắp
tới. Trong những ngày gần đây, có nhiều tin đồn cho rằng cựu đại sứ Mỹ
John Bolton sẽ thay tướng Herbert Raymond McMaster, cố vấn an ninh quốc
gia (theo chuyên gia Annick Cizel).
Về phương hướng hành động của lãnh đạo CIA Mike Pompeo, người vừa được tổng thống Mỹ bổ nhiệm vào cương vị ngoại trưởng, nhà báo Pháp Gilles Paris từ Washington, giải thích với báo Le Monde :
«
Giám đốc CIA Mike Pompeo vốn có quan điểm khá hoài nghi về Bắc Triều
Tiên, ắt hẳn do các nguồn tin nhận được từ cơ quan tình báo Mỹ. Trong
một cuộc nói chuyện cuối tháng trước tại một viện tư vấn theo khuynh
hướng bảo thủ ở Washington, American Entreprise Institute, ông Mike
Pompeo tin chắc là việc chế độ Bình Nhưỡng cố gắng sở hữu vũ khí hạt
nhân không chỉ nhằm « duy trì chế độ ». Lãnh đạo CIA cho rằng chế độ Kim
Jong Un có thể sử dụng vũ khí hạt nhân « để gây áp lực, nhằm mục tiêu
tối hậu », đó là tái thống nhất Triều Tiên, đặt toàn bộ bán đảo này dưới
sự cai trị của chính quyền Bình Nhưỡng.
Quan
điểm của lãnh đạo tình báo Mỹ thậm chí còn cứng rắn hơn nhiều so với
lập trường của tổng thống Mỹ (hồi năm ngoái, Mike Pompeo còn nêu ra khả
năng thay đổi chế độ tại Bắc Triều Tiên, trong lúc tổng thống Mỹ liên
tục nhắc lại là giải pháp này không nằm trong chính sách Bắc Triều Tiên
của Washington) ».
Ngoại giao « sắt đá » thành chủ đạo
Theo
chuyên gia Annick Cizel, quyết định lựa chọn ông Rex Tillerson làm
ngoại trưởng trong năm cầm quyền đầu tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump
là chính sách của đảng Cộng Hòa, muốn chôn vùi di sản của người tiền
nhiệm Obama, vốn đặt ngoại giao ở trung tâm của chính sách đối ngoại,
trước cả lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Chính sách của đảng Cộng Hòa là
quốc phòng là ưu tiên số một, tiếp theo đó là an ninh nội địa, còn
ngoại giao bị đẩy xuống hàng thứ ba trong lĩnh vực chính sách đối ngoại
của nước Mỹ. Theo đường hướng này, thì Tillerson tỏ ra là nhân vật lý
tưởng. Tillerson sẵn sàng chấp nhận giảm mạnh ngân sách của bộ Ngoại
Giao, cho dù Quốc Hội không đồng ý. Ngoại trưởng Mỹ cũng thi hành một
chính sách ngoại giao kín đáo trong hậu trường, thúc đổi đối thoại với
Bắc Triều Tiên, có thể nói đã đạt được một số kết quả.
Thế nhưng, khi hồ sơ Bắc Triều Tiên hiện chuyển sang một bước ngoặt mới, việc duy trì một nhân vật có quan điểm bị coi là quá « mềm dẻo » đứng
đầu bộ Ngoại Giao Mỹ không còn được tổng thống Trump chấp nhận. Với sự
ra đi của ngoại trưởng Mỹ Tillerson, và rất có khả năng cố vấn an ninh
quốc gia McMaster cũng phải mất chức, thay vào đó là nhân vật John
Bolton còn cứng rắn hơn, chính sách ngoại giao « sắt đá » đang dần trở thành ưu tiên số một của chính quyền Donald Trump.
Ngân hàng Trung Quốc báo động « đỏ »
Viễn
ảnh xảy ra khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc, Hồng Kông và Canada là
báo động của Ngân Hàng Giám Sát Quốc Tế, ngân hàng trung ương của mọi
ngân hàng trung ương.
Trong
bối cảnh Trung Quốc thông báo sẽ thống hợp cơ quan điều hành lãnh vực
ngân hàng với bảo hiểm để có thể đối phó hiệu quả hơn khi xảy ra khủng
hoảng tài chính thì Ngân hàng giám sát quốc tế báo động Canada và Hồng
Kông và nhất là Trung Quốc có nguy cơ khủng hoảng. Ít nhất hai chỉ số,
mức nợ so với GDP và dịch vụ nợ, đã rơi vào vùng báo động đỏ.