Lữ Giang
Donald Trump: Mặt trái bắt đầu lộ diện
Khi
được tin Donald Trump thắng cử, nhiều bình luận gia cho rằng cử tri Mỹ
đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng: “Họ muốn sự thay đổi ở
Washington, và họ không tin tưởng giới chính trị gia ở đó”. Nhưng nhiều
nhà phân tích lại không tin nhóm dân túy (populist) đã làm nên lịch sử,
Như
chúng tôi đã nói, nhóm dân túy là nhóm không có lãnh đạo, không có tổ
chức, không có đường lối và chính sách, không có chiến lược và chiến
thuật, không hiểu biết chính xác về tình hình quốc nội và quốc tế, họ
thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính… nên trong tiến trình lịch
sử, họ thường bị hết cộng sản đến các nhóm tài phiệt và các chính khách
mị dân đánh lừa rồi biến thành công cụ. Họ “tự sướng” một thời gian ngắn
và khi nhận ra được sự thật thì đã quá muộn. Do đó, họ thường không
phải là người chủ động trong các biến cố chính trị.
Sau quả bom cháy (cocktail Molotov) mà Giám Đốc FBI James Comey đã tung ra ngày 28.10.2016, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi: Ai đứng đàng sau cuộc bầu cử này? Tờ New York Times ngày 7.11.2016, dưới đầu đề “FBI Director James Comey Is Unfit for Public Service” (Giám Đốc FBI James Comey không thích hợp cho công vụ), bình luận gia Kurt Eichenwald đã viết: “James
Comey không phải chỉ bị đuổi khỏi chức Giám Đốc FBI mà còn phải bị ngăn
chận vĩnh viễn không cho giữ bất cứ chức vụ công nào”. Thế nhưng James Comey vẫn còn đến ngày hôm nay. Điều này chứng tỏ thế lực đứng đàng sau cuộc bầu cử rất lớn.
TÀI PHIỆT DẦU MỎ RA TAY?
Chúng ta thấy trong thời gian tranh cử, Donald Trump đã viết trên Twitter những lời phát biểu hoàn toàn phản khoa học như sau:
“Khái niệm trái đất nóng lên được tạo ra bởi và cho người Trung Quốc để làm cho ngành sản xuất Mỹ mất sức cạnh tranh. Hiện tượng trái đất nóng lên vừa nhảm nhí vừa tốn kém này cần phải được chấm dứt. Hành
tinh của chúng ta đang đóng băng, nhiệt độ thấp kỷ lục và các nhà khoa
học vẫn còn mắc kẹt trong đống băng tuyết. Đài NBC News vừa mới gọi cái
đó là sự đóng băng vĩ đại – mùa lạnh nhất trong nhiều năm qua. Vậy đất nước chúng ta có nên hoang phí vì cái gọi là trái đất nóng lên xỏ lá ba que này không?… Bão băng đổ bộ từ Texas tới Tennessee – Tôi đang ở Los Angeles và thấy run hết cả người lên đây này. Trái đất nóng lên là điều cực kỳ nhảm nhí và tốn kém.”
Nhiều
người cho rằng sở dĩ Donald Trump đã viết như vậy là do sự dốt nát về
khoa học, nhưng một số người khác lại tin rằng Trump chỉ “twitter theo đơn đặt hàng”.
Mặc dầu chỉ là một nhà kinh doanh khách sạn và sòng bài và chẳng biết gì về dầu mỏ, nhưng hôm 26.5.2016, Trump đã hứa hẹn sẽ làm sống lại ngành công nghiệp dầu mỏ và than đá Mỹ đang ốm yếu vì giá giảm,
đồng thời củng cố an ninh năng lượng quốc gia! Ông tuyên bố sẽ rút tên
Mỹ ra khỏi hiệp định về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, chấp thuận xây dựng
đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada gây tranh cãi về môi trường và
bãi bỏ các giới hạn của Tổng thống Obama nhằm cắt giảm khí thải nhà kính
của Mỹ. Ông cũng cam kết sẽ rút khỏi hiệp ước Paris về chống biến đổi
khí hậu.
Derrick Alexander, giám đốc điều hành tại công ty dịch vụ dầu mỏ Integrated Productions Services nói: “Đơn giản là nếu Trump thắng, công nhân dầu mỏ sẽ hạnh phúc. Nếu Clinton thắng, công nhân dầu mỏ sẽ không vui“.
Tom Steyer, một tỉ phú và là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường đã phản ứng ngay: “Chính sách năng lượng của Trump sẽ đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ các công ty gây ô nhiễm hưởng lợi từ việc đầu độc nước và không khí của chúng ta,
ngăn cản việc chuyển đổi sang năng lượng sạch cần thiết cho nền kinh tế
vững chắc và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của chúng ta“.
Đức
Giáo Hoàng Francis đã đưa ra một thông điệp về môi trường, phê phán
những người phủ nhận biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người gây
ra, chỉ trích họ “phớt lờ một cách dễ dãi quan điểm khoa học có cơ sở vững chắc về tình trạng của hành tinh chúng ta.”
Trong
khi đó, các nhà khoa học báo động nếu các nước không cùng hợp tác,
nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 5 độ C và gây ra nhiều biến động cho
môi trường sống của con người. Tốc độ tan băng của Bắc Cực và Nam Cực
đang ở mức đáng báo động khiến mực nước biển ngày một dâng cao, làm cho
các trận thiên tai màu vàng (cấp 2) khó đoán hơn.
CÁC NHÂN VẬT CHÍNH XUẤT HIỆN
Để
thực hiện kế hoạch khai thác dầu mỏ và than đá của các nhà tài phiệt
dầu mỏ Mỹ, Donald Trump đã bổ nhiệm một số nhân vật có thể thực hiện kế
hoạch này.
1.- Scott Pruitt: Giám đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường
Ngày 9.12.2016, ông Trump bổ nhiệm ông Scott Pruitt làm
Giám đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA). Ông Pruitt nổi tiếng có quan
điểm chống lại sự ấm lên của trái đất là do các tác động từ con người
như xử dụng dầu mỏ. Trước đây, ông đã tham gia chống lại việc áp đặt
tiêu chuẩn ô nhiễm không khí mới của Tổng thống Obama vào năm 2014.
Tổ
chức Sierra gồm hơn 2 triệu thành viên là tổ chức bảo vệ môi trường lớn
nhất Mỹ, cho rằng việc bổ nhiệm ông Scott Pruitt làm giám đốc EPA chẳng
khác gì “giao trứng cho ác”. Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường đã coi ông Pruitt như là bù nhìn của các tài phiệt ngành dầu mỏ Mỹ.
2.- Ryan Zinke: Bộ Trưởng Nội Vụ.
Ngày 13.12.2016, Donald Trump lại chọn dân biểu Ryan Zinke thuộc
bang Montana làm Bộ Trưởng Nội Vụ. Ông Zinke là người đã từng chỉ trích
việc Bộ này ra quy định nhằm giảm lượng phát thải khí methane từ dầu và
khí đốt từ các hoạt động trên đất của chính quyền liên bang. Theo ông
Zinke, quyết định này là “chồng chéo và không cần thiết”. Ông cho rằng
biến đổi khí hậu “không phải là trò lừa dối nhưng cũng chưa được chứng minh về mặt khoa học”.
Bà Diana Best, chuyên gia của Tổ chức Hòa bình Xanh nói: “Thực
tế là nhu cầu về than đá đang giảm nhanh trên toàn cầu và người dân Mỹ
muốn Bộ Nội Vụ phải bảo vệ những mảnh đất quý báu nhất của họ. Điều đó
có nghĩa là phải giữ những mảnh đất khỏi rơi vào tay các nhà sản xuất than đá”.
3.- Rex Wayne Tillerson: Ngoại Trưởng Mỹ!
Cũng
hôm 13.12.2016, Donald Trump đã chính thức thông báo ông Rex Wayne
Tillerson (64 tuổi) sẽ là Ngoại Trưởng Mỹ. Ông Tillerson sinh ngày
23.3.1952, một kỹ sư và một doanh gia của Mỹ, Chủ Tịch và Giám Đốc Điều
Hành của Công ty Exxon Mobil, một công ty dầu mỏ lớn của Mỹ. Ông ta chưa
hề làm chính trị và không có kinh nghiệm gì về ngoại giao, nhưng các
tài phiệt dầu mõ Mỹ không chọn Mitt Romney mà chọn Tillerson vì họ cần người đi làm kinh doanh giỏi chứ không phải người đi làm ngoại giao giỏi.
Truyền
thông Mỹ đã nói về mối quan hệ chặt chẽ của doanh nhân Tillerson với
Nga, và mối giao hảo gần gũi từ lâu giũa ông với Tổng thống Vladimir
Putin. Tờ Wall Street Journal đã viện dẫn lời ông John Hemra, một viên
chức cao cấp của Mỹ về hưu nói về ông Tillerson như sau: “Không một người Mỹ nào, có lẽ ngoại trừ Henry Kissinger, từng tiếp xúc với ông Putin nhiều như vậy“.
Rex Wayne Tillerson và Tổng thống Putin
Vào tháng 9 năm 2012, Tổng thống Putin đã trao tặng cho Tillerson Huân chương Hữu nghị, và Tillerson là người tích cực vận động chống lại việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Thượng
nghị sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã bày tỏ “lo ngại” về quan hệ
tiềm năng của ông Tillerson với Tổng thống Putin. Nhưng khi trả lời
phóng viên của CBS, ông McCain nói Thượng viện sẽ lắng nghe ông
Tillerson “công bằng” nếu ông được ông Trump đề cử.
THỜI KỲ CỦA TÀI PHIỆT DẦU MÕ
Trong bài “Hệ Thống Siêu Quyền Lực tại Hoa Kỳ”, ông Lê Quốc đã tóm lược bản chất của Siêu quyền lực như sau: “Tư bản là một thế lực vô tổ quốc. Nơi nào có thể làm ra tiền là nó đến. Nơi nào không còn kiếm được tiền thì nó đi… Nó chẳng cần phân biệt bạn hay thù, dân chủ hay độc tài, Cộng sản hay Tự Do. Mục đích tối hậu của nó là TIỀN. Cho nên, lắm khi vì tiền mà nó hy sinh mạng sống đồng bào của nó, chà đạp lên xác chết của nhân loại, hy sinh cả một quốc gia mà trước đó nó là Đồng Minh – thậm chí phản bội Dân tộc và Tổ quốc của chính nước nó.”
Đoạn
tóm lược này đọc lên nghe quá trắng trơn, nhưng rất chính xác, có thể
giúp độc giả hiểu được các diễn biến của tình hình nước Mỹ trong những
thập niên vừa qua và những thập niên sắp đến.
Siêu quyền lực tại Hoa Kỳ có rất nhiều nhóm tài phiệt, trong đó có hai nhóm lớn nhất và mạnh nhất, đó là tập đoàn TÀI PHIỆT VÕ KHÍ và tập đoàn TÀI PHIỆT DẦU MỎ. Đảng Dân Chủ hỗ trợ nhóm tài phiệt võ khí, còn Đảng Cộng Hòa cho nhóm tài phiệt dầu mỏ. Qua
các diễn biến lịch sử, chúng ta thấy hai tập đoàn này đã phân chia thời
kỳ ưu tiên nắm quyền lực khai thác, mỗi tập đoàn được ưu thế trong
khoảng 8 năm, tức hai đời tổng thống. Khi tập đoàn này nắm
quyền, tập đoàn kia cũng có thể chia sẽ hay hợp tác và ngược lại. Nhưng
cũng có lúc họ đối đầu với nhau như hiện nay.
Trong chiến tranh Việt Nam, từ 1960 đến 1968 Đảng Dân Chủ và tập đoàn võ khí nắm quyền. Dưới
danh nghĩa chống cộng, Đảng Dân Chủ phải giết hai Tổng Tống, một của
VNCH và một của Mỹ. mới có thể đổ quân vào miền Nam để tiêu thụ hết võ
khí từ Thế chiến II còn lại và thí nghiệm võ khí mới. Cuộc
chiến chỉ kéo dài trong 3 năm, từ 1965 đến 1967, sau đó Mỹ lập phong
trào phản chiến để rút quân. Theo tài liệu, Mỹ đã thực hiện 1.899.688
phi vụ ném 6.727.084 tấn bom xuống Campuchia, Lào và Việt Nam. Trong Thế
Chiên II Mỹ chỉ ném 2.700.000 tấn. Lúc đó, tập đoàn dầu mỏ có đến thăm
dò dầu mỏ ở miền Nam nhưng thấy trữ lượng quá thấp và xấu nên quyết định
bỏ miền Nam.
Từ
2000 đến 2008, Đảng Cộng Hòa lãnh đạo, Tổng Thống Bush đã cho đánh
chiến Iraq không cần sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An LHQ để khai thác
dầu mỏ dồi dào của Iraq. Tập đoàn võ khí đã yểm trợ đắc lực cho công tác
kinh doanh này. Qua 2009, Đảng Dân Chủ lãnh đạo, tập đoàn võ khí đã mở
rộng cuộc xung đột để tiêu thụ và bán vũ khí. Chỉ Saudi Arabia cũng đã
mua của Mỹ đến 90 tỷ USD võ khí. Trong thời gian này, vì Đảng Dân Chủ mở
rộng cuộc chiến, các tâp đoàn dầu mỏ Mỹ gặp khó khăn khi khai thác nên
phải quay về nội địa, áp dụng kỹ thuật khai thác dầu đá phiến để cạnh
tranh với khối A-rập. Nhưng khi giá dầu đá phiến mới được công bố là $60
USD một thùng, các nước A-rập đã hạ giá dầu xuống còn $50 rồi $40…, các
công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ phải khai phá sản!
Bây giờ Đảng Cộng Hòa đang cùng với các tập đoàn dầu mỏ xây dựng lại hệ thống khai thác dầu ở trong cũng như ngoài nước. Tuần báo Anh The Economist đặt vấn đề: “Ngoại giao Mỹ thời Trump: Chống Tàu, thân Nga, bỏ châu Âu?”
Chúng tôi cho rằng không hoàn toàn đúng như vậy. Các tập đoàn dầu mỏ Mỹ
đang muốn hợp tác với Nga bằng cách cho công ty Exxon Mobil khai thác
dầu ở Siberia để có thể đối đầu với OPEC và các quốc gia A-rập, trong
khi đó các tập đoàn quốc phòng sẽ tiếp tục kéo dài cuộc chiến ở Trung
Đông, thực hiện kế hoạch chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) để bao vây Nga
và Trung Quốc và bán võ khí.
Với
cung cách của Donald Trump hiện nay, rồi đây sẽ có chiến tranh giữa tài
phiệt dầu mỏ Mỹ với các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là Thống Đốc
Jerry Brown của California, với OPEC và các nhóm dầu mỏ ở Trung Đông và
với cả các tập đoàn võ khí của Mỹ. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ trình bày
trong một bài khác.
BILL GATES NÓI VỀ DONALD TRUM
Dưới đầu đề “Donald Trump’s Cabinet choices mean big business” (Lựa chọn Nội các Donald Trump có nghĩa là doanh nghiệp lớn), bình luận gia Darrell Delamaide đã nói: “Hầu hết các người được chọn (picks) của ông ta là phi chính trị gia, được sử dụng để hoàn thành công việc.” Như vậy, thay vì thành lập một chính phủ, Donald Trump đã thành lập một công ty kinh doanh dầu mỏ và than đá rất lớn và đầy quyền lực. Báo chí Mỹ gọi đó là một Câu Lạc Bộ Tỷ Phú (Billionairs’ Club), còn các nhà chuyên môn gọi là nhóm Tư Bản Bè Phái (Crony Capitalism).
Nhà
đại tỷ phú Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, sau khi nói chuyện với
tỷ phú cắc ké Donald Trump trong 8 phút, đã nói với CNBC trong một cuộc
phỏng vấn: “Tổng thống đắc cử rất phức tạp” (The president-elect is very sophisticated). Donald Trump có thể là một tổng thống gióng John Kennedy. Tổng
thống đắc cử đã ôm chặt “sự đổi mới” (innovation) theo cách của John
Kennedy, người đã làm Tổng Thống Hoa Kỳ gần ba năm trước khi bị ám sát
vào năm 1963.
Ông Bill Gates nhấn mạnh:
“Điểm
mấu chốt mà tôi muốn đẩy mạnh là chúng ta có những cơ hội để cải tiến
sáng tạo không chỉ trong ngành năng lượng mà còn trong nhiều lĩnh vực
khác như giáo dục và y dược. Tôi cũng muốn thúc đẩy ý tưởng rằng đó là những thứ tuyệt vời đối với nước Mỹ”.
Đông chí 21.12.2016
Lữ Giang