Sinh hoạt tôn giáo
của
cộng đồng
Việtnam hải ngoại hôm nay và tương lai
Mục sư Huỳnh Văn Công
Việtnam-Pháp,Việtnam-Đức, Việtnam-Hòa Lan,
Việtnam-Anh, Việtnam-Thụyđiển, Việtnam-Na-uy, Việtnam-Hoa-kỳ,
Việtnam-Gia-nã-đại, Việtnam-Úc, Việtnam-Tân Tây lan…Việtnam-Nhật bản,
Việtnam-Đại hàn….Việtnam……thật dân tộc Việtnam chúng ta đã tản mát khắp nơi;
chổ đông nhất hàng trăm ngàn người và chổ ít nhất vài trăm người. Cộng đồng
Việtnam hải ngoại có thể mất gốc hay không, sau 28 năm song o ngoại (và một số
đả hội nhập vào nền văn hóa xã hội địa phương, trở nên công dân của nhiều quốc
gia khác nhau)?
Điều gì giúp chúng ta không mất gốc? Đó là lòng quyết
tâm duy trì văn hóa dân tộc đã trở thành nên văn hóa di cư, di tản… Muốn giữ
được thiết tưởng các tôn giáo Việtnam giữ vai trò quan trọng vì là niềm tin, là
truyền thống mà các tôn giáo đã thể hiện cách hài hòa với bản sắc phong hóa,
văn hóa đặc thù của quê hương. Giữ được để hoàn trả, cũng cố, xây đắp, tô bồi
lại những đổ vỡ, phá nát do chế độ Cộng sản mê muội thực thi tại nước nhà.
Trong trân quý, gìn giữ kho tàng văn hóa Việtnam các
đoàn thể xã hội, văn hóa, giáo dục và chính trị thường gặp khó khăn nhưng các
tôn giáo có vẽ thuận lợi hơn. Thử nhìn vào thực tại để đoán định xem tương lai
trong sáng thế nào?
I. Yếu tố nội tại
1.1. Thảm họa Cộng sản
Từ ngày 30.04.1975 Cộng sản đã cưởng chiếm và cai trị
Việtnam với chế độ giáo điều, độc tài; đã bóp nghẹt mọi giá trị chân chính của
người dân. Họ gây chia rẻ, tạo thù hận để trị:
- Trong
gia đình chia rẽ tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa cha con, tình nghĩa mẹ con,
tình anh chị em, tình gia tộc không còn đậm đà, yêu thương, khắng khít…
- Trong
xã hội chia rẽ người giàu, kẻ nghèo; người trí thức, kẻ bình dân; nông dân giàu
có, tá điền ít hoa lợi; chủ nhân, công nhân; thầy, trò…
- Trong
quốc gia hủy diệt các đoàn thể văn hóa, xã hội và chính trị; chia rẽ các dân
tộc Kinh, Thượng, áp đặt và tước bỏ quyền công dân nhiều thành phần dân tộc.
- Hủy
hoại các mỹ tục, luân lý và đạo đức, ngăn trở, cấm đoán và chia rẽ các tôn
giáo.
Nhiều tu sỉ, tăng ni, linh mục, mục sư, giáo hữu bị
bắt bớ, đánh đập, giam cầm và trục xuất ra khỏi nước…
Trong các áp bức, đàn áp đó, người dân Việtnam còn cố
gắng cam chịu nhưng đụng đến tôn giáo là niềm tin, là chổ dựa, đã đem lại an
ủi, khích lệ và là sức sống sung mãn cho đời sống tâm linh nên các giáo hữu
quyết tâm bảo vệ. Phải chăng chính tôn giáo đã bị Cộng sản kiên trì chia rẽ,
đàn áp lâu dài lại càng đứng vững và bạo quyền nhiều lần lùi bước?
1.2. Bến bờ tự do
Với những khắc nghiệt nêu trên nhiều người Việtnam
đành rời bỏ quê hương, rời bỏ đất nước đi tỵ nạn Cộng sản. Những thành phần ra
đi không hẳn chỉ là những người chống Cộng nhưng còn có nhiều người chống chiến
tranh (Việt-Miên/Viêt-Hoa), chống chế độ tham nhũng, thối nát, độc tài. Họ mong
cho đất nước độc lập, tự do, dân chủ thật sự và được giàu mạnh nhưng hoàn toàn
thất vọng!
Sau nhiều ngày vất vả, khổ cực khi vượt biển, khi băng
rừng, qua núi tìm lẽ sống trong hiểm nguy chết chóc đó, hơn 2 triệu người đã
dến các trại tỵ nạn và tiếp tục sống lây lất, thiếu thốn để chờ đợi được đón
nhận định cư, tỵ nạn chính trị. (Có ít nhất 700.000 người đã tử nạn trên đường
tìm tự do và hàng trăm ngàn người khác bị bắt lại lưu đày trong ngục tù Cộng
sản!)
Nơi xứ lạ, quê người, tất cả đều mới mẽ, tất cả đều
bắt đầu nhưng với óc thông minh, làm việc cần cù, nhẩn nại, lại khéo léo… nên
các quốc gia đã đón nhận mến chuộng họ một cách đặc biệt. Thế hệ tiếp nối là
các học sinh, sinh viên luôn luôn tỏ ra xuất sắc và đạt nhiều thành tích học
hỏi đáng kể.
II. Sức sống tâm linh
Thịnh đạt trong
đời sống mới nhưng đa số người Việtnam di cư tỵ nạn vẫn thấy thiếu thốn những
thứ mà tiền bạc không thể mua được đó là: tinh thần Việtnam với văn hóa, phong
tục tập quán… Họ cũng ước mong con cháu nói và viết được Việt ngữ; vì vậy các
hội đoàn, các đoàn thể được lập ra và các tôn giáo nay được triển khai, thành
lập với những cơ sở, hệ thống vững chắc trên vùng đất mới.
Các hội đoàn hoặc tổ chức thường có lý thuyết và mục
đích chung mà thành hình. Tuy nhiên gần đây sách vở, báo chí ít nhiều đã trung
thực trình bày về thành quả thì ít mà thất bại lại nhiều hơn! Chúng ta cần suy
nghĩ đễ thấy rỏ và giải quyết được toàn bộ vấn đề! Duy điều đáng mừng là các
tôn giáo tự trong nước đã như kiện toàn và kinh nghiệm lâu dài về tổ chức. vì
vậy khi được thành lập ở hải ngoại với lòng ước muốn, tìm kiếm của giáo hữu lại
càng kết quả hơn.
Niềm tin của người Việtnam di cư tỵ nạn đã thể hiện
ngay trên phần đất tạm dung. Các tôn giáo như đoàn quân mang sứ điệp bác ái, từ
bi… gieo rắc muôn phương.
2.1. Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, Thiên
chúa giáo và Tin lành
Đã được truyền
vào Việtnam từ lâu và từ các nước tự do nên đã có sẳn nhân tố hậu thuẩn từ bên
ngoài như đồng đạo, đồng giáo lý, có chung cấp l ãnh đạo và nơi thi hành giáo
vụ nữa.
* Khổng
giáo: Còn gọi là Nho giáo do
Đức Khổng Tử có công phát huy và phổ biến và từ Trung hoa truyền vào Việtnam
sớm nhất tức một vài thế kỷ đầu kỷ nguyên (thời Bắc thuộc) Nho giáo đã có ảnh
hưởng sâu xa trong đời sống dân chúng và trở thành phong tục tập quán của dân
tộc. Mặc dù thời gian và đà tiến hóa của nhân loại, một vài điểm không còn
thích hợp với xã hội ngày nay xong Nho giáo vẫn còn được nhiều người ưa chuộng.
Kinh sách của Nho giáo có nhiều tư tưởng cao và người tu học được thêm kiến
thức.
* Lão giáo: Do Lão Tử sáng lập và từ Trung hoa truyền vào
Việtnam cùng thời với Nho giáo. Đạo đức Kinh là những ý tưởng rất cao khiến
người tu học được thêm kiến thức.
* Phật giáo: Đã truyền đến Việtnam từ mấy thế kỷ đầu kỷ nguyên
(thời Bắc thuộc) và trở nên tôn giáo quan trọng và đông giáo hữu vào bậc nhất
Việtnam. Phật giáo được thịnh hành nhất ở Á châu nhưng về phía các nước
Âu-Mỹ-Úc thì giáo vụ còn đơn bạc lắm. Dù vậy các nơi này cũng có nhiều tăng ni
đã xuất dương du học từ trước nay ở lại hải ngoại hợp với một số tăng ni cùng
Phật tử tỵ nạn thành lập nhiều Phật tự, niệm Phật đường với kiến trúc đặc thù
văn hóa, mỹ thuật dân tộc. Số giáo hữu càng ngày càng đông, tổ chức lần hồi có
qui củ. Những ngày
Đại hội Phật giáo, tăng ni và phật tử tham gia đông
đảo. Các ngày lễ vọng, giáo hữu tấp nập lui tới chùa chiền phụng tự. Hệ thống
gia đình Phật tử đang đóng góp tích cực trong gìn giữ truyền thống dân tộc cho
quê hương. Các lớp học được tổ chức và hàng ngàn con cháu trong các gia đình
còn nói được, viết được Việt ngữ.
Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo đã có thời rất
thịnh. Về đời nhà Lý các vị vua đã dùng tam giáo này để làm đề thi cho thí sinh
trong các lần tuyển chọn nhân tài.
* Thiên chúa giáo: Đã truyền đến
Việtnam từ đầu thế kỷ 16 và lúc đầu tăng tiến chậm vì trải qua nhiều lần cấm
đạo, bắt đạo của các vua chúa, nhưng ngày nay số giáo dân đã đông đảo. Những
hoạt động về giáo dục, văn hóa, xã hội của các dòng tu và sự hy sinh truyền
giáo của các giáo sỉ, linh mục đã mang sức sống mới cho giáo hội. Thiên chúa
giáo vốn thuần nhất vì hệ thống tổ chức chu đáo và chặt chẻ. Hàng giáo dân và
giáo phẩm có tôn ti trật tự và hướng dẫn bởi Đức giáo hoàng ở La-mã và các giám
mục, linh mục, hội đồng giáo xứ địa phương. Trong đoàn người tỵ nạn, ngoài giáo
dân còn có các linh mục, tu sỉ kết hợp với các linh mục, tu sỉ đang thi hành
giáo vụ hoặc đang tu nghiệp ở ngoại quốc nên các cộng đồng Công giáo sớm được
thành lập. Các linh mục tuyên úy được sai phái đến thăm viếng và ban thánh lễ
từ cá nhân tín hữu đến gia đình, nhóm đạo v.v. ở những nơi xa xôi nhất. Số giáo
hữu Công giáo hải ngoại hiện nay có thể hơn nửa triệu người.
Nhớ lại thánh lễ đại trào tân phong 117 vị Hiển thánh
tử đạo Việtnam đã được cử hành cực kỳ trọng thể tại tiền đình đền thánh Pierre
từ 8.30 ngày 19.6.1988 với 70 ngàn giáo dân đến từ các quốc gia trên thế giới
cũng là nổi đau nhức nhối của chế độ Cộng sản đang cầm quyền.
Chính cộng đồng giáo dân Thiên chúa giáo tại hải ngoại
đã cung cấp nhiều tu sỉ, linh mục, đức ông, giám mục và hồng y cho giáo hội,
các giáo xứ địa phương và các dòng tu.
Các tạp chí như Dân chúa Âu châu, Mỹ châu, Úc châu,
Trái tim Đức mẹ, Hiệp thông mục vụ Giáo xứ Việtnam v.v. cùng với các chương
trình phát thanh góp phần thông tin, hướng linh và truyền giáo.Các lớp học Việt
ngữ tại các cộng đồng công giáo hoạt động thật linh động, hàng ngàn con em được học đọc, học viết Việt ngữ!
* Tin lành: Mới truyền đến Việtnam từ năm 1911 và thực sự được
phép hoạt động từ 1920, tuy nhiên đến nay đã có các cơ sở của giáo hội trung
ương và các hội thánh địa phương. Chưa đầy một thế kỷ truyền giáo nhưng số tín
hữu khá đông và được tổ chức có qui củ. Hiện nay hội thánh tại quê nhà bị bắt
đạo, cấm đạo dữ dội và chiến dịch đàn áp càng ác liệt hơn tại tây nguyên. Dù
vậy trong đoàn người di cư tỵ nạn cũng có các mục sư, truyền đạo hiệp với quý
vị đang du học tại ngoại quốc đã nhanh chóng tổ chức các hội thánh. Nơi nào
không có đông người thì các giáo hữu có niềm tin vững chắc, đạo cao, đức
trọng…tự lo liệu truyền giáo, tổ chức thành nhóm cùng sinh hoạt với nhau. Các
mục sư, truyền đạo lui tới thăm viếng, giảng dạy, hướng linh v.v… Cùng nguồn
gốc với Thiên chúa giáo và tại các quốc gia tự do có nhiều giáo phái Tin lành
vì vậy hầu hết tín hữu Tin lành dễ hội nhập với đồng đạo tại các quốc gia tạm
dung này nên sinh hoạt tôn giáo được dễ dàng hơn.
Các tạp chí như Đất mới, Thông công, Niềm tin, Chân
trời mới và các đài truyền thanh “Tiếng nói hy vọng” hoặc “Nguồn sống” với các
làn sóng cực mạnh chẳng những thông tin, hướng linh, truyền giảng tại hải ngoại
mà còn hướng về Việtnam nữa. Đây là những báo chí và truyền thanh tuy thuần tuý
về tôn giáo nhưng thật phong phú, rất cần thiết đối với Việtnam ngày nay nhất
là giới trẻ tại quê nhà. Chính những báo chí và các đài phát thanh này hợp với
các mục sư, truyền đạo, tín hữu tại Việtnam đem lại hàng trăm ngàn giáo hữu
trong vài thập niên qua. Một ân phước mới mẽ, một ngọn lửa thiêng truyền giáo!
Các lớp học Việt ngữ cũng được các Hội thánh lưu tâm dạy dổ.
2.2. Cao đài giáo và Phật giáo Hòa hảo: Là 2
tôn giáo vừa xuất hiện tại Việtnam trong thế kỷ thứ 20; số lượng tín hữu ra
nước ngoài ít nhưng luôn giữ liên lạc, sinh hoạt tôn giáo với đồng đạo. Ngày
nay Cao đài giáo và Phật giáo Hòa hảo đang nổ lực phát huy và đi vào cộng đồng
quốc tế.
* Cao đài giáo: Được thành lập tại Việtnam từ năm 1926 do ông phủ
Ngô văn Chiêu là người đạo đức. Qua các lần cầu cơ (bàn xoay) ông đã tiếp xúc
với một thần linh tự nhận là Đức Cao Đài đem triết lý cao siêu huyền nhiệm ra giảng
dạy và cho phép tôn thờ dưới chính thức “một con mắt”. Nay giáo hữu có hơn 2
triệu người.
Tại Pháp có trụ sở của giáo hội, trung tâm báo chí và
văn phẩm để truyền bá giáo lý.
* Phật giáo Hòa hảo: Bắt nguồn từ đạo Phật và do Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sổ
sáng lập năm 1939 tại làng Hòa hảo. Từ bi và luật nhân quả của Phật giáo là nền
tảng của đạo. Giáo hữu được khuyên dứt bỏ cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan…
đồng thời được khuyến khích quên quyền lợi riêng tư của mình để lo cho quyền
lợi chung của dân tộc.
Phật giáo Hòa hảo phát triển ở miền tây Nam phần và số
giáo hữu đã hơn 2 triệu người.Tại hải ngoại số giáo hữu của Phật giáo Hòa hảo
ít nhưng lần hồi đã có những hoạt động có tầm vóc đáng kể. Một tổ đình khang
trang được xây dựng ở Santa Ana (Hoa-kỳ) và đặc san “Đại từ bi” có nội dung
phong phú về các lảnh vực tôn giáo, văn hóa và chính trị.
III. Hôm nay và tương lai
Trong khi hành đạo có nhiều giáo hữu, tu sỉ, tăng ni,
linh mục, mục sư….không cảm thấy thoải mái với người địa phương tức dân tộc bản
xứ nơi được dung thân và đôi khi cũng không mấy vui với đồng hương của mình.
Tại sao?
3.1. Hội nhập
Giáo hữu với
niềm tin của mình cảm thấy hụt hẳng giữa hai quê hương củ, mới; giữa hai nền
văn hóa khác biệt; giữa hai suy nghĩ và đôi khi giữa hai cuộc sống đức tin (đức
tin chỉ có một nhưng giáo hữu thuộc hai dân tộc khác nhau) trong trường hợp đó
có người gọi là “song tha hóa-(double aliénation) của giáo hữu và hàng giáo
phẩm ở hải ngoại. Họ là Cơ đốc nhân (Thiên chúa giáo và Tin lành), là Phật tử đang
sống tha hương và đang hành đạo, tin đạo và nuôi dưởng tâm linh trong niềm tin
nơi tạm dung, còn giáo hữu các tôn giáo khác như Cao đài giáo hay Phật giáo Hòa
hảo, các môn đệ của Khổng giáo, Lão giáo và đồng hương thờ cúng tổ tiên thì
sao?
Văn hóa bản địa tức nền văn hóa Việtnam thấm nhuần tư
tưởng, triết lý Á đông như cửa sông ồn ào đổ nước vào biển cả và con sông không
quên được các kinh, rạch, suối, nguồn gốc đã tác tạo thành nó. Người giáo hữu
các tôn giáo cũng vậy, không bao giờ họ quên nguồn văn hóa nơi mình ra đi nhưng
tâm niệm rằng phải yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương và tự cảm có
trách nhiệm góp phần giúp đở, xây dựng; vì vậy các sinh hoạt tôn giáo Việtnam
nơi hải ngoại dù đó là đâu: Á, Âu, Mỹ, Úc, Phi v.v….trong hoàn cảnh ly hương, sống
tạm, sống gởi thì phải sống thể nào cho phù hợp với nền văn hóa, với hoàn cảnh
xã hội nơi mình cư trú, nơi mình dung thân. Đây là một cuộc sống mới hoàn toàn
và một thách thức có tính liên đới. Với cộng đồng người Việtnam từ các tôn giáo
(trong cùng một tôn giáo hoặc khác tôn giáo) và với cộng đồng địa phương, người
bản xứ có những điểm tế nhị cần bàn thảo. Làm thế nào cho được hội nhập vào xã
hội mới, nơi cư ngụ, nơi chốn dung thân trong khi đó vẩn phát huy giữ gìn bản
sắc dân tộc và văn hóa cá biệt trong nghi lễ, phụng sự và niềm tin tôn giáo của
mình!
Những quốc gia tạm dung của người Việtnam di cư tỵ nạn
hầu hết là những nước tiền tiến, hiện đại trong khoa học kỹ thuật, kinh tế,
chính trị, văn minh và văn hóa trong nếp sống thường nhật.
Cuộc sống hiện đại của người bản xứ đã trải qua hàng
trăm năm gian khổ, tranh đấu cho những tư tưởng dân chủ, tự do, nhân quyền,
tính khoa học, tình liên đới về những nhận thức của lý trí và tâm linh. Đón
nhận thức của lý trí và tâm linh, đón nhận và thụ hưởng được những gia tài lớn
lao như thế người giáo hữu và hàng lãnh đạo các tôn giáo Việtnam hân hoan tiến
bước trong nhịp tiến của xã hội hiện đại nơi mình sinh sống và hoạt động cho
thật thích nghi.
3.2. Đồng hóa
Ưu tư hàng đầu của các bậc cha mẹ Việtnam di cư tỵ nạn
là lo âu về các con cháu của mình đã sớm quên cội nguồn. Không phải chỉ có cộng
đồng Việtnam hải ngoại này mà thôi và gần như hầu hết các đoàn người di tản
trên thế giới vẫn thường mang trong mình một bản vị lưỡng diện: vừa bắt rễ vào
xã hội dung thân vừa hướng về quê hương đất nước nơi mình xuất thân. Dù ước
muốn là như vậy nhưng đến các thế hệ sau thì trở nên khó khăn hơn. Các con cháu
được lớn lên hoặc sinh ra nuôi dưởng tại đây, được giáo dục trong môi trường
văn minh, tiến bộ. Chúng quen với lối sống, lối suy nghĩ và dễ dàng gia nhập
môi trường hiện hữu đó! Đây là hiện tượng trái chuối: võ chuối vàng nhưng ruột
chuối trắng. Thế hệ con em đã đồng hóa trong ngôn ngữ, trong sinh hoạt, trong
lối sống hàng ngày và niềm tin của họ nữa. Đến giáo đường, giảng đường… của
người bản xứ sẽ dễ dàng về ngôn ngữ, cho những sinh hoạt bên lề về công ăn việc
làm, về thể thao, về giáo dục v.v. có nhiều thuận lợi. Trái lại cùng cha mẹ đến
với giáo hữu đồng hương, tăng ni, tu sỉ, mục sư, linh mục…xữ dụng Việt ngữ khó
hiểu quá. Còn các món ăn, thức uống thì lỉnh kỉnh, nhiêu khê … có khi không hợp
khẩu vị. Thôi thì tạm biệt, lánh xa vậy!.
Thiên chúa giáo và Tin lành đã chuẫn bị và huấn luyện
hàng ngũ lãnh đạo, khải đạo, hướng linh cho thế hệ trẻ nhưng rồi các giáo hữu
này có tham dự trong các chương trình phụng vụ không?
Có nhiều thanh niên, thiếu nữ lập gia đình với người
bản xứ, Việt ngữ không còn là nhu cầu cần thiết; và con cái của họ đồng hóa dễ
dàng vào xã hội mới này!!
3.3. Liên hệ tôn giáo
Thừa kế tính hiếu hòa và tôn trọng tôn giáo, sinh hoạt
tôn giáo Việtnam tại hải ngoại về nghi thức nghi lễ và hành lễ, bày tỏ niềm tin
trong lảnh vực tôn giáo của riêng mình. Dù vậy tính đoàn kết đễ tạo thành sức
mạnh, đại diện các tôn giáo thường gặp gở để yêu cầu tự do tôn giáo cho
Việtnam, đòi hỏi nhân quyền cho người dân bị áp bức, yêu cầu trả tự do cho
những giới lãnh đạo tôn giáo bị đàn áp, bắt bớ và lao tù, đễ cùng cầu kinh, cầu
nguyện cho quê hương đất nước.
Dù vậy bàn tay của Cộng sản vẫn nối dài để tìm cách
phá rối, chia rẽ tính đoàn kết các tôn giáo tại hải ngoại. Cũng có một số giáo
hữu từ các tôn giáo vì tính bảo thủ, quá khích, cực đoan đã dùng báo chí, sách
vỡ…đễ công kích tính thần học, giáo lý hoặc cá nhân hàng giáo phẩm các tôn
giáo. Các giáo phẩm, giáo hữu chân chính cứ lo liệu phát triển tôn giáo và giữ
gìn bản sắc văn hóa, phong hóa của dân tộc. Những kẽ phá rối chẳng qua như
những nắm cát ném vào sa mạc mà thôi.
3.4. Hy vọng cho quê nhà
Về phương diện gia đình, người di tản tỵ nạn thành
công là niềm hy vọng cho người ở lại vì được chu cấp, được đoàn tụ… về phương
diện tôn giáo lại bức bách và cần thiết hơn. Trong nước chế độ Cộng sản luôn
luôn muốn quyết định cho con người về tôn giáo hoặc ý thức hệ nào đó, tức là
con người hoặc giáo dân cứ mãi là vị thành niên. Vì tình trạng đó giáo hữu và
tôn giáo không thể xử dụng lý trí và niềm tin của mình như một người trưởng
thành nhưng phải lệ thuộc vào nhà nước, một đảng phái chủ nghĩa giáo điều, cục
bộ và độc tài. Tự do tôn giáo là một điều kiện tất yếu vừa cho niềm tin vừa cho
lý trí. Tự do tôn giáo giải phóng tôn giáo khỏi nhà nước đồng thời giải phóng
nhà nước khỏi tôn giáo. Đó là điều kiện tất yếu cho một xã hội thế tục hợp lý
tính và khoan dung tư tưởng. Tự do tôn giáo tại Anh quốc được ưu thắng vào thế
kỷ 17 sau đó được công nhận tại Pháp (1789) và kế đó là Đức. Ngày nay các quốc
gia văn minh tiến bộ đều được tư do tôn giáo. Bao lâu Cộng sản Việtnam còn muốn
thống trị, chỉ huy tôn giáo thì bấy lâu các tôn giáo Việtnam Hải ngoại vẫn còn
là chổ dựa vững chắc cho các tôn giáo trong nước:
- Giúp
đỡ tài chánh, vật phẩm cứu trợ đồng đạo và đồng hương trong các lần thiên tai,
lũ lụt, hạn hán v.v.
- Giúp
đỡ tài chánh, dụng cụ, sách vỡ….đến các học sinh, cấp học bỏng bán phần, toàn
phần v.v.
- Giúp đỡ tài chánh tu sửa trường học, chổ
nội trú….
- Giúp
đỡ tài chánh, dụng cụ y khoa, thuốc men cho các toán y tế.
- Giúp
đỡ tài chánh tu sữa giáo đường, giảng đường, Phật tư, niệm Phật đường, tổ đình
hoặc thánh thất v.v.
- Giúp tổ chức các khóa tu huấn, giảng huấn,
huấn luyện hàng ngũ giáo phẩm, giới lãnh đạo tôn giáo. Trong nước các thần học
viện, các tu viện bị đóng cửa, các khóa huấn luyện tu sinh bị hủy bỏ thì tại
hải ngoại đã có thần học viện, tu viện sẳn sàng huấn luyện, giáo dục nhân sự để
chờ đợi trong khi Việtnam được đổi mới, dân chủ sẽ trở về thi hành giáo vụ, tổ
chức huấn luyện, đào tạo nhân sự trong nước.
- Kinh,
sách, báo chí được in ấn và chuyển về cho nhu cầu giáo vụ trong nước sử dụng.
- Các
đài phát thanh, báo chí….tiếp tay với quê nhà thông tin, hướng linh và truyền
giáo.
Nguồn nhân lực và tài lực của các tôn giáo Việtnam hải
ngoại thật phong phú và trong cơ hội thuận tiện sẽ giúp nhiều cho tôn giáo tại
quê nhà vậy.
* * *
Tóm lại phụng sự đạo pháp, thi hành giáo vụ là bổn
phận và trách nhiệm thiết yếu và thiêng liêng của hàng giáo phẩm và giáo hữu
các tôn giáo. Bằng sự cũng cố và phát triển các cơ cấu của tổ chức, đem giáo lý
truyền rao cho tất cả mọi người Việtnam
tỵ nạn di cư và cho bất cứ ai (người bản xứ) muốn tìm hiểu và đặt niềm tin.
Hàng giáo phẩm và giáo hữu các tôn giáo Việtnam hải
ngoại còn phải phụng sự dân tộc; khai triển nếp sống với văn minh văn hóa quê
hương và nếp sống văn minh văn hóa nơi tạm dung; làm rạng danh và hảnh diện cho
người dân Việt biết cách dung hòa và hành xử giáo vụ trong niềm tin của mình.
Trau dồi Việt ngữ trong gia đình, trong sinh hoạt tôn
giáo, trong tập thể đồng hương và không quên cố gắng học hỏi một cách tri thức
để có cơ hội quang phục quê hương.
Tôi xin cầu chúc mỗi cá nhân hàng giáo phẩm, giáo hữu
các tôn giáo được đầy ân thiêng để sự tự do của con người và niềm tin được thực
hiện tại nơi tạm dung và trong quê hương Việtnam chúng ta.