Paris- Nồng Thắm Trái Tim.



 Cẩm Tú

Paris- Nồng Thắm Trái Tim.
                                                                              
Paris đầu đông gío rất lạnh, những sợi nắng vàng vẫn không đủ giữ cho chiều xuống chậm nên mau tối. Những con đường và công viên đầy lá vàng làm Paris thêm thơ mộng. Ngày chủ nhật 4 tháng 12 năm 2016, Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris tổ chức buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật. Dù trời thật lạnh khách đã đến chật phòng. 
Khách tham dự là những nhân vật quen thuộc ở Paris: BS Nguyễn Bá Hậu, BS Nguyễn Đương Tịnh, BS Phạm Hữu Thanh, ÔB BS Nguyễn Quốc Nam, BS Nguyễn Bá Linh, GSTS Trần Văn Cảnh, GSTS Trần Văn Thu, GSTS Hoàng Đức Phương, GSTS Quỳnh Hạnh, GS Nguyễn Thiểm Cung, ÔB. GS Nguyễn Ngọc Chân, TS Võ Hùng Anh, TS Nguyễn Trần, KS Đỗ Hữu Hứa, KS Nguyễn Qúy Toàn, KS Nguyễn Văn Lộc, KS Lê Minh Triết,  Nhà văn Hồ Trường An, Nhà văn Lucien Trọng, Nhà văn Trần Khánh, Nhà thơ Đỗ Bình,  Nhà thơ Từ Thạch, Nhà văn hóa Nguyễn Đức Tăng, Nhà văn hóa Phượng Anh,  Nhà báo Từ Ngọc Lê, Nhà báo Lê Văn Tư, Nhà báo Ca Dao, Nhà báo Hoàng Yến, Nhà  quay phim Nguyễn Văn Đông, Nhà  quay phim Nguyễn Văn Nam. Nhạc sĩ Trần Văn Trung, Ngệ sĩ Thúy Hằng Ngệ sĩ Mỹ Hằng, Ca sĩ Ngọc Xuân, Ca sĩ Đình Thy,  Ca sĩ Minh Nhật, Bà Đặng Phát, Ô Phương Đông, Ô Nguyễn Mạnh Hà, Ô Châu Tùng Thiện, ÔB Đoàn Văn Phê, Ô Thanh Giang, Ô Bernard ..vv….
Có những vị từ rất xa như GS Nguyễn Văn Sâm, bà Trần Ngọc Ánh, GS Nguyễn Văn Thơm đến từ Hoa Kỳ; ÔB DS Nguyễn Hiền từ Hòa Lan; GS Trần Bá Phẩm, Ô Đỗ Hoa, Ô Trần Thắng Kỳ, Nhà văn Hồ Trưuờng An di chuyển bằng xe lăn đến từ Troyes cách Paris 200 Km, Niên trưởng Hướng Đạo Châu Văn Lộc đến bằng nạng, nhất là cháu Vy Dân từ Thụy Sĩ được hai vị y sĩ  trông nom săn sóc trong việc di chuyển từ Genève sang Paris hiện diện trong buổi sinh hoạt chiều nay. Đúng 14h00 buổi lễ trang trọng khai mạc,  KS Lê Minh Triết điều hành  nghi lễ Quốc Ca Quốc Kỳ và và một phút mặc niệm MC Nguyễn Bá Linh mời ban tổ chức là nhà thơ Đỗ Bình và nhà văn hóa Phượng Anh ngỏ lời chào quan khách, thi sĩ Đỗ Bình, chủ nhiệm câu lạc bộ, cảm ơn các diễn giả. Sau đó lời phát biểu cảm tưởng của thi sĩ Phương Du Nguyễn Bá Hậu vị niên trưởng CLB đã 94 tuổi, Cụ chào mừng quan khách và chúc mừng chiều sinh hoạt văn hóa thành công vì sự  hiện diện đông đảo của những người yêu văn hóa, kế tiếp GS TS Trần Văn Cảnh đã tường trình về chuyến đi Cali ngắn ngày nhằm giới thiệu và tặng sách "Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris" cho Cali; chuyến  Mỹ du tốt đẹp, khởi đầu mối duyên văn hóa của hai thành phố. Ông cũng trình bầy sự hình thành công phu của cuốn sách mà ông mang tặng. Đến phần vinh danh các diễn giả. BS Nguyễn Bá Linh phát biểu:“ Chúng tôi quan niệm Trí thức chân chính là trí  thức dấn thân.Trong phạm vi hôm nay chúng tôi mời hai vị trí thức làm diễn giả và để vinh danh là GS Trần Văn Thu  và  GS Nguy ễn Văn Sâm. GS Trần văn Thu ngoài việc tham gia với cộng đồng trong các cuộc đấu tranh, ông còn nghiên ccứu khoa học về 8000 năm Việt Sử. GS Nguyễn Văn Sâm đã dành trọn đời bảo vệ và phát huy chữ Nôm, ông là một chiến sĩ văn hóa.” BS Nguyễn Bá Hậu tặng quà cho GS Nguyễn Văn Sâm, KS Nguyễn Quý Toàn tặng bà Ngọc Ánh, Nhà  văn hóa Phượng Anh tặng cháu Vy Dân, KS Lê Minh Triết tặng TS Trần Văn Thu.
Diễn giả đầu tiên, TS Trần Văn Thu, trình bầy về 8000 năm lịch sử Việt tộc, bị xuyên tạc và ngộ nhận, còn 4000 năm; từ Việt, thành Việt Nam. Niềm chua xót làm ông nghẹn lời; nhưng ông cũng lưu ý chúng ta rằng người Minh Hương và Thiên Địa Hội đã giúp vua Quang Trung rất nhiều trong việc chống nhà Thanh. Lời ông mộc mạc, ý chân thành, khơi lòng ái quốc. Khán giả say mê, diễn giả quên thời gian. Nhưng phải trở về thực tế, nhường phần tiếp theo Nhà báo Ca Dao giới thiệu Tác giả Trần Ngọc Ánh. Bà Ca Dao đồng ý với BS Nguyễn Bá Linh, người điều khiển chương trình, về danh hiệu anh hùng đối với Ô Trần Thắng Tài, người sáng lập Lực Lượng Việt Nam Tự Do; vì trong lúc ai nấy đều lo thoát chạy ra nước ngoài, thì ông đã ở lại kháng chiến phục quốc chống nhà cầm quyền mới, và đã hy sinh. Ông là phu quân của Ngọc Ánh, tác giả cuốn sách "Ngày Tháng Buồn Hiu", trong đó kể cuộc đời buồn và nhiều cay đắng của chính bà.
Sau đó, nhà văn Hồ Trường An nói về cảnh bi thương trong ngục tù Cộng Sản. Nỗi xúc động khiến ông không thể tiếp lời. Do đó, một vị khách được mời lên phát biểu l à GS Nguyễn Thị Cung. Bà so sánh "Ngày tháng Buồn Hiu" với "Chinh phụ Ngâm": Người chinh phụ, thời chiến, ủy mị, thở than vì xa chồng. Ngọc Ánh, thời bình, can trường, dấn thân vì khổ đau của đồng bào. Bà đã trải qua 10 năm trong ngục tù.
Cảm kích trước sự ưu ái của cử tọa, Ngọc Ánh, lệ hoen mi, tâm sự rằng việc bà làm, chỉ là chuyện, thường tình của một người trẻ tuổi trước quốc nạn, bà không hối hận, chỉ thương con bị liên lụy đến trở thành tàn phế.     
Phần thứ ba, TS Nguyễn Văn Trần giới thi ệu GS Nguyễn Văn Sâm, ông cho rằng GS Nguyễn Văn Sâm đã làm một việc rất quý khi đi ngược giòng để tìm về văn hóa dân tộc. GS Sâm cho biết chữ Nôm là một nhu cầu thực tế của đại chúng để diễn tả.
Xen lẫn trong không khí trang nghiêm của văn hóa, sôi nổi của lịch sử, khán giả có được những giây phút nhẹ nhàng, để tâm hồn:
- lâng lâng theo tiếng đàn tranh réo rắt của GS Quỳnh Hạnh, tiếng dương cầm trầm bồng của nhạc sĩ Đỗ Bình.
- ngất ngây với lời ca cao vút của Ngọc Xuân, ngọt ngào của Quỳnh Hạnh, trong trẻo của Đình Thy, thu hút của Minh Nhật, mùi mẫn của Lucien Trọng.
- chìm đắm với giọng ngâm trữ tình của Thúy Hằng, thanh thoát của Đỗ Bình, trầm lắng của Nguyễn Đức Tăng.
******
Một buổi chiều tuyệt vời của Paris thanh lịch, quý phái. Không khí thân mật, cử tọa tuyển chọn, diễn giả xuất sắc; gợi nhớ những salon văn học của các mệnh phụ thời xưa, mà hôm nay, ở đây, là bà Phượng Anh, Nguyễn Quý Toàn.
Thật vô cùng ngưỡng mộ, xin cảm ơn ban tổ chức.

Chỉ trong một buổi chiều, khán giả được duyệt lại lịch sử đích thực
của Việt tộc, được thấy những cố gắng của dân Việt tìm cách phản kháng lại Hán tự, thứ chữ của những kẻ thống trị bắc phương, mà tạo nên chữ Nôm, đặc trưng của dân Việt.
Trong khi hai học giả đạo mạo, dầy công nghiên cứu, thì diễn giả thứ
ba, trẻ trung, "liễu yếu, đào tơ", lại tự thân là một minh chứng hùng hồn của tinh thần bất khuất :"giặc đến nhà, đàn bà phải đánh", "quốc loạn thức trung thần", thời thế tạo anh hùng", "cờ đến tay phải phất".
Tuy khác biệt, "mỗi người một vẻ", nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm: lòng thương dân tộc, yêu nòi giống.
******
Sau 30-4-1975, ở trong nước, nhà cách mạng Trần Thắng Tài thương tiếc miền Nam: "Miền Nam tan tác, đau lòng khóc". Ông đã anh dũng kháng chiến phục quốc. Bây giờ 41 năm sau, tại Pháp quốc, một trí thức và một nhà văn đã phải trào nước mắt vì nguy cơ sắp mất cả giang sơn !!!
"Việt nam tôi đâu?"
"Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?. 
Mà giặc tầu ngang tàng trên quê hương ta".(Việt Khang)
" Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?"

Thế nhưng, chúng ta, con cháu Trưng, Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo...:"Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm".
…………
Với ngọn lửa trong tim, với ý chí son sắt trong đầu. Chúng ta sẽ có ngày về với khúc Khải Hoàn Ca.
"Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây.
Chúng con nguyện đi dựng lại quê hương." 
"Đem đuốc thiêng về dựng ngày mới giữa quê hương".(Nguyệt Ánh)

Cẩm Tú

Paris 12 -12- 2016.