Cách Mạng Xanh

Cách Mạng Xanh
Vài ý kiến đáng suy ngẫm về nông nghiệp thế kỷ 21 đặc biệt cho Phi Châu 
 

     
G S Tôn Thất Trình



Sau đây là vài ý kiến của Pedro Ạ Sanchez, nguyên quán Cuba, nay là giám đốc Chương trình Canh Nông Nhiệt đới và Môi trường Nông thôn, Viện Trái đất, đại học  Columbia. Sanchez hiện đang viếng thăm các làng Timbuctu, xứ Ma Li,  Phi Châu, một trong mấy chục quốc gia Phi châu, chúng tôi đã có cơ hội giúp đỡ phát triễn  hơn 18 năm trời, khi còn làm việc cho Lương Nông Quốc Tế - FAO.  

1-      Bơm nước dẫn nước bằng ống thay vì làm đập , đào kinh … dẫn thủy nhập điền  lớn, thường thiếu hiệu quả

 Lưu ý là trường hợp Viêt Nam cũng như Ân Độ, Thái Lan, Trung Quốc, làm đập còn có mục đích chánh khác là sản xuất điện, cung cấp nước sạch mùa nắng,  điều trị lũ lụt, mở mang đường xá đến hay quanh  đập thủy điện cho các làng, thôn, bản,  buôn, thóat khỏi cô lập truyền kiếp. Tóm lại là cải thiện hiệu quả sử dụng nước tòan diên hơn chỉ là dẫn thủy nhập điền mà thôi.  Sanchez viếng thăm các dự án bơm nước vùng Timbuctu, nơi dân chúng đang sử dụng máy bơm 15 mã lực, bơm nước sông Niger qua ống 10cm đường kính, đưa nước vào ruộng bằng trọng lưc. Theo Sanchez, phương cách này tiết kiệm một số nhiên liệu rất lớn.

2-      Tăng cường mức hửu hiệu phân bón hóa học hiện hửu, và tuyển chọn giống theo công nghệ sửa đổi di truyền- genetic engineering.

Từ 40 năm nay, thế giới không phảt triễn một lọai phân bón hóa học nào cả thảy .  Chúng ta cần phát triển phân hóa học nanô. Lọai phân nanô đặt các  dưỡng liệu  ngay tại rễ cây  theo kích thước phân tử.  Công nghệ sửa đổi di truyền hột giống thât là cấp thiết. Chúng ta cần phát triễn những lòai cây trồng chuyễn gen – transgenic crops,  chịu đựng khô hạn giỏi hơn và sử dung được dưỡng liệu  hửu hiệu hơn, đặc biệt là đạm -nitrogen , kháng được bệnh cây tốt hơn. Nếu trong 10 năm tới,  chúng ta làm được ngô- bắp  kháng khô hạn ở Phi Châu, tình trạng cung cấp thưc phẩm Phi Châu sẽ khác hẳn.

3-      Thế giới gần hết đất nông nghiệp, trong khi dân số sẽ gia tăng đến 9 tỉ người vào năm 2050 . Mùa màng nào giúp thế giới khỏi đói ?

 Sản xuất còn có thể tăng nhiều ở Nam Mỹ Châu: Brasil, Argentina, Colombia, đặc biệt  là bắp – ngô, đậu nành – đổ tương và súc vật.  Một phần Phi châu cũng còn nhiều đất tốt phù sa chưa khai thác.  Nếu xứ Ma Li, còn 3 triệu ha đất phù sa tốt, phát triễn phân nữa số này, có thể tưới nước dễ dàng, Ma Li có thể là thúng lương thực cho Phi Châu.

4-      Làm thế nào cho Phi Châu tăng thêm thực phẩm ?

Hiện tại năng xuất ngũ cốc  Phi Châu chỉ trung bình 1 tấn một ha. Trong khi Á Châu và Mỹ Châu La tinh trung bình là 3 tấn/ha. Sanchez nghĩ rằng các nông dân Phi Châu có thể tăng năng xuất lên 3 t/ha trong vòng 10 năm tới, nếu được các chánh phủ Phi Châu trợ cấp và tư nhân đầu tư nhiều vào nông nghiệp. Xứ Malawi đã quyết định trợ cấp phân bón hóa học và giống bắp lai tuyễn chọn.  Nay Malawi đã tăng gấp đôi mức sản xuất thực phẩm và đã thành một xứ xuất khẩu thực phẩm quan trong.  Không có biểu tình nổi lọan vì thực phẩm và giá cả thực phẩm không gia tăng.  Hiện giá thực phẩm đang cao, và đó là một cơ hội bằng vàng cho nông dân Phi Châu tăng gia sản xuất thực phẩm
.
5-      50 năm tới , thế giới sẽ ra sao ?

 Thế giới sẽ không còn nạn đói. Đói kém sẽ tồn tại ở vài nơi. Nhưng sẽ  không còn 1 tỉ người ở đáy phát triễn, sinh sống khổ sở khủng khiếp; trong khi  phần còn lại mập phì thêm.  Chúng ta sẽ thấy hòa bình, nếu phát triễn tốt đẹp thêm nhiều. Khi chúng ta có ít hơn phân biệt giữa kẻ nghèo khổ và kẻ giàu có, khủng bố sẽ không còn đường sống nữa.  Khủng bố không phải là kẻ nghèo khổ, mà chúng là đại diện kẻ nghèo khổ.  Những điểm này đang được các ứng viên Tổng Thống Hoa Kỳ tranh cải, theo Sanchez và đây đúng là hy vọng!