Văn
hóa
dân-tộc
và người Việt hải ngoại
Nguyễn
Vy-Khanh
Canada
Cộng-đồng
người Việt ở hải ngoại rõ rệt nhất ở Hoa-Kỳ, Úc,
Đức, ... lúc đầu bị dân bản xứ nghi ngờ, kỳ thị,
nhưng vẫn may mắn hơn những di dân những thập niên
trước đó, thời người Việt đến từ 1975 được lợi
thế những chính sách đa văn hoá, nên được sinh sống
tự do theo truyền thống, sống như những ghetto nhưng một
loại ghetto thời mới, ghetto mở, nghĩa là người Việt
cũng để lại dấu ấn của Việt Nam nước gốc, song
song với đời sống hội-nhập. Các khu thương mại mọc
lên ở những thành phố đông người Việt mà thức ăn
của người Việt cũng được đề cao nhiều chất lượng
dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ con ngườii.
-
Lý tưởng và lý thuyết :
Phạm
Kim Vinh ngay sau 1975 cho đến khi mất đã soạn 35 cuốn
lịch-sử và bình luận chính trị, nhưng kết lại,
phê-phán, chỉ trích, mạt sát thì nhiều, sử liệu thì
có rải rác đó đây, nhưng tác-giả không có đưa ra được
một lý thuyết riêng tư hoặc có cơ cấu hợp lý. Ông là
người có lòng, có thể xem như đại diện tâm thức kẻ
sĩ tự phong, tự hào nắm "chính nghĩa, lẽ phải,
truyền thống, v.v.", rồi từ đó tự cho phép phê
phán mọi người! Cuốn thứ 35 cũng là cuối cùng như một
tiếng ta thán: Còn
Cơ Hội Nào Cho Người Quốc-Giaii.
Linh-mục
Kim Định từng đưa ra chung cho người Việt hải ngoại
vấn đề ý thức trách nhiệm, nhất là các tôn giáo đối
với "quốc gia và quốc dân": còn nước mới còn
đạo và nước sẽ mất ngày nào người Việt đem đầu
tư hết tâm hồn mình ra ngoài và để lại cho nước nhà
quá ít! Ông kêu gọi các tôn giáo phải ý thức sứ mạng
thiêng liêng này mà đoàn kết và ra tay trước! Nếu một
số tổ-chức chính trị hân hoan sự nhập cuộc này thì
nhiều thành phần bảo thủ lại phản đối ông và nhiều
lần chận đứng đề nghị để ông trình bày quan điểm!
Hoàng
Văn Chí trong Duy
Văn Sử Quaniii
như một truyền thừa và sứ điệp để lại cho các thế
hệ sau, đã xét lại lịch-sử và văn-hoá Việt Nam từ
nguồn gốc đến thời kỳ di dân sống ở hải-ngoại, đã
"lập ngôn" nêu một ý thức hệ nhân văn để
chống lại "tư duy" máy móc cũng như duy vật sử
quan của cộng-sản. Theo ông, "văn-hoá là lợi khí
đấu tranh để sinh tồn" (tr. 21), mà văn-hoá bản
chất là giao-lưu, hội-nhập thay vì tự tôn dân-tộc,
truyền thống trong khi đoàn-kết là phẩm tính tốt thời
nhà Trần đã trở thành không tưởng, và "văn-hoá
quyết định vận mệnh dân-tộc" (tr. 236). Một lý
thuyết tự vệ văn-hoá và hội-nhập chính trị!
Nguyễn
Ngọc Huy ngoài các vận động với các chính quyền các
quốc gia tự do và với chính giới cũng như người Việt
hải ngoại, đã xuất bản
Chủ Nghĩa Dân-Tộc Sinh Tồn Yếu Lược
(1990, ký Hùng Nguyên) mà căn bản tư duy chính trị đã
được trình bày và xuất bản từ năm 1968 thời trong
nước. Nguyễn Ngọc Huy đả phá hết mọi lý thuyết để
đưa ra một chủ nghĩa chính trị mà tác giả cho rằng
"hợp lý" cho dân-tộc Việt ! Dân-Tộc Sinh Tồn
lấy cá nhân làm nền móng để từ đó xây dựng nên một
hệ thống chính trị tức tổ chức từ dưới lên - cho
là khác với thuyết Nho từ trên Thiên tử xuống dân (!).
Ra ngoài nước, Nguyễn Ngọc Huy khai triển thuyết Dân-Tộc
Sinh Tồn dung hòa tính dân tộc riêng tư với văn hóa
quốc gia như truyền thống Nho giáo, khởi từ thuyết
"dân-tộc sinh tồn" của Trương Tử Anh.
Có
những nhóm hoặc tổ-chức kêu gọi mỗi mọi người làm
chính trị làm cách-mạng chứ không phải riêng gì đảng
nọ nhóm kia hoặc những cựu tướng lãnh, dân biểu, đảng
trưởng,... với chương trình học hỏi lúc đầu để
vững mạnh cá nhân và tài chánhiv.
Người
Dân
ở Costa Mesa CA, một nhóm khác, trong một nhận định đã
nhận xét rằng các tổ-chức và cá nhân người Việt ở
hải ngoại cứ lo làm gì sau
khi cộng-sản Việt Nam bị lật đổ mà không lo làm sao
cho chế độ cộng-sản thay đổi hoặc sụp đổ. Quân
sự, văn hóa, kinh-tế và chính trị là bốn phương tiện
thiết yếu cho cuộc vận-động chính trị mà về chính
trị thì phải thống nhất ý chí hành động, đoàn kết,
có chính nghĩa dân-tộc, tức phải thuần nhất, thì mới
cân bằng lực lượng để đối lại với cộng-sản Việt
Nam. Do đó người viết kêu gọi đấu tranh ôn hoà, với
ý thức nhân sự và có lực lượng chính trị trong một
môi trường thuận lợi, mà theo ông như Tổ-chức Phục
Hưng thì được nhưng không như nhóm Thông Luậnv.
Nguyễn
Huy Hân đưa ra thuyết "Dòng Sống Việt", viết
năm 1987 trước khi hỗ trợ Nguyễn Đan Quế. Dòng sống
này theo ông vượt ngoài lãnh thổ : tư cách di dân tị
nạn "hồn dân-tộc đã xuất khỏi hình hài vật thể
bị quỉ ám và đang bàng bạc nơi cộng đồng người
Việt tự di hải ngoại (...) đang bị nguy cơ đe dọa trầm
trọng là "sự cuốn hút của lò hòa tan bản xứ
(Melting
Pot)",
"bao gồm hàng trăm ngàn mạch nước ly tình yêu nhiễm
độc chia rẽ hiện còn ô hợp" như ông hy vọng thế
"phối kết lịch sử" của Dòng Sống Việt như
một dòng hải lưu mạnh, người Việt muôn nơi sẽ thành
một "hệ thống thần kinh nối kết các dòng sông
này" nhưng phải tận diệt căn bệnh trầm kha thiếu
đoàn kết và chuẩn bị thế vươn lên và sẵn sàng chờ
thế phối kết lịch sử phát động!
Lý
Đại Nguyên trước 1975 từng theo Duy-Dân và viết một số
lý luận chính trị được người đương thời xem là
"sáng giá"vi,
ra hải-ngoại ông viết bình luận và quan điểm trên
nhiều báo chí chính trị, cộng đồng và đã xuất-bản
ba tuyển tập Việt
Nam Dân-Tộc Bị Đọa Đày
1998, Tổng
Thức Vận
2000 rồi Đề
Cương Xây-Dựng Việt Nam 2003vii.
Lý thuyết gia họ Lý đề cao tôn giáo và nhu cầu của
con người được chú trọng, khai triển. Theo ông, dân tộc
Việt Nam trước nay bị đọa đày nhưng không uổng công
và Hoa Kỳ cũng đã không thua Hà Nội thời 30-4-1975, vì
cả hai đã góp phần đưa đến sự sụp đổ của
chủ-nghĩa Cộng-sản 15 năm sau cũng như đã đem đến Tự
Do Dân chủ Pháp trịviii.
Nguyễn
Gia Kiểng với Tổ-Quốc
Ăn Nănix
xuất-bản sau nhiều vận-động chính trị không kết quả
ngắn và trung hạn nhưng ông đã gây ý thức chính trị
và một số lập trường của nhóm Thông Luận về hoà
hợp hoà giải dân-tộc và dân-chủ đa nguyên cuối cùng
đã được người Việt hải-ngoại và một số cựu dảng
viên hay phản tỉnh trong và ngoài nước đón nhận. Với
Tổ-quốc
Ăn Năn,
ông tìm hiểu và đưa ra trước dư luận (trí thức) một
số cắt nghĩa về vấn-dề Việt Nam. Cộng-sản sống vì
người Việt thiếu lòng yêu nước, vì theo tinh thần Nho
học một cách mù quáng, không có tinh thần dân-tộc,
quốc-gia mà lại đề cao triết lý ẩn dật, trốn tránh
trách nhiệm!
Võ
Văn Ái trong Luận
Chiến Nước Ngoàix,
nhìn lại những bài học quá khứ và kết luận rằng lực
lượng hải ngoại chủ yếu giải cứu Việt Nam là viện
lực cứu nước. Võ Văn Ái muốn lập Diễn Đàn Dân-Chủ
theo mô hình Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan, chương trình
Diễn Đàn 8 điểm và kêu gọi kêu gọi chống chia rẽ,
để đoàn kết chung quanh "giải pháp mới cho Việt
Nam". Đã không tiếng vang!
Nguyễn
Cao Hách trong số những người trình bày giải pháp bằng
chính trị dựa trên căn bản những định chế quốc tế,
pháp trị. Trần Thanh Hiệp đặt vấn đề gây suy nghĩ
tương lai dân-tộc đi về đâu trong khi theo ông nhận xét
thì trong nước người cầm quyền cộng-sản áp đặt tư
tưởng và định chế phi dân-tộc, trong khi đó người
Việt ở ngoài nước cứ tiếp tục một đời sống không
quốc gia !
Đoàn
Viết Hoạt, Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, v.v. viết và đi
diễn thuyết nhiều nơi cho một Việt Nam tự do dân-chủ
nhưng xét lại, trừu tượng, viễn mơ nhiều hơn vì thời
gian cứ qua đi mà diễn văn vẫn như cũ, chỉ đổi ngày
tháng thành diễn văn, hy vọng mới. Một số chính trị
gia, lý thuyết gia salon khác (Phạm Nam Sáchxi,
Trần Bình Namxii,...)
hoặc quá lý-tưởng, hoặc đi trên mây, hoặc quá
quá-khích, bạo động (ngôn ngữ, báo chợ, các diễn đàn
internet, ...) hoặc góp phần tự hủy, về chiều,... Cũng
vậy, nhiều người khác đua nhau ra lý thuyết để giải
cứu Việt Nam nhưng phần lớn là những lý giải cá nhân
từ một số biến cố, sự kiện hay nhân-vật, có khi chỉ
là trò chơi chữ hoặc rỗng nội dung (Dọn
Đường Về Nước, Giai Đoạn Mới Trên Chiến Trường Cũ
(2001) của Nguyễn Hữu Nghĩa; Thế
Kỷ
của Nguyễn Văn Chức, Việt
Nam Khát Vọng Dân-chủ Tự Do
(2001) của Nguyễn Chí Thiệp, v.v.), ... Những cây bút bình
luận chính trị, văn hóa thường gặp trên các báo của
người Việt hải-ngoại (cũng như trên các diễn đàn
Internet) : Nguyễn Ngọc Huy (+), Phạm Nam Sách (+), Đại
Dương, Trần Bình Nam, Long Ân Lê Nguyên Long (+ 2003), Nguyễn
Tiến Ích, Trần Viết Đại Hưng, Lâm Lễ Trinh, Lý Đại
Nguyên, Ngô Nhân Dụng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Trần,
Nguyễn Quốc Cường, Tôn Thất Thiện, ...
Tóm
lại, có hai
khuynh hướng
: lý thuyết gia (theorists) quá lý tưởng, hoặc nặng hành
động (activists) quá cực đoan, nông nổi. Những nhà trí
thức, khoa bảng nếu không đề cao một chính thuyết như
của Lý Đông A, Tôn Dật Tiên, v.v. thì đưa ra lý thuyết
riêng để cứu dân cứu nước. Tóm một chữ: tuyên ngôn,
diễn văn chính trị trừu tượng, không nội dung, trùng
hợp : “Mặt-Trận
(X) long trọng chủ trương tiến hành cho đến thành công
cuộc cách-mạng dân-tộc dân-chủ”,
“triển
khai được thế nhân dân (có sức mạnh) để thay đổi
nhà cầm quyền”, “vận động toàn dân đứng lên chống
đối chế độ cộng-sản”,
v.v. Riêng Lý Tống nặng hành động ngoạn mục hơn lý
thuyết nhưng cũng có lần đưa ra danh sách 8 giải pháp để
giải thể chế độ cộng-sản Việt Namxiii.
Ghi nhận cuối : từ chống Cộng lúc đầu, cộng-đồng
ở ngoài nước đã đi đến chỗ chống độc tài : Nguyễn
Hữu Chung (+ 2004), Tôn Thất Thiện, Nguyễn Minh Cần, Bùi
Tín, v.v.xiv
2. Văn
hóa dân-tộc
trong hơn 29 năm qua luôn được dùng như lý tưởng, mục
đích, trong nhiều tuyên ngôn, cương lĩnh chính trị. Đại
diện cho khuynh hướng truyền thống, giáo-sư Vũ Ký chẳng
hạn đặt nặng vấn đề liêm chính, sĩ-khí và đoàn kết
trong cuộc đấu tranh hiện tại của người Việt hải
ngoại, xét theo quan điểm văn hóa. Theo ông đấu tranh
chính trị trước hết phải phục hồi một số giá trị
tinh thầnxv.
Khiếu Đức Long trong tập
Luận về Nền Văn hóa Tổng hợp của Dân tộâc Việt
Nam
thì đề nghị rằng "bài học của quá-khứ là tuyệt
đối tránh vọng ngoại mù quáng" và "cởi mở để
tiếp thu, nhưng phải chọn lọc, tránh a dua xu thời"xvi.
Lịch sử cho thấy người Việt luôn vươn lên sống cho
ra con người, luôn cập nhật đồng thời giữ gìn văn
hóa, chí khí và bản sắc dân-tộc! Do đó, cần phân biệt
phát huy bản sắc (văn-hoá + hội-nhập) với bảo tồn
thủ cựu (chỉ có quá-khứ )! Hội-nhập hai văn-hoá chỉ
làm tăng nhân cách và tăng trưởng truyền thống đẹp!
Một
số tiếng nói bảo thủ quá khích lo sợ những người
Việt hội-nhập hải-ngoại mà họ gọi là "tay sai
Mỹ gốc Việt" ra tay hành thế. Lo sợ không căn gốc
đảm bảo, cứ nhân danh dân-tộc thì ai nói sao cũng được,
nhưng nhiều phe quá, kèn trống ngược nhau ! Đặc tính
chung của sinh hoạt cộng-đồng chính là trạng thái văn
hóa của cộng-đồng đó trong một giai-đoạn lịch sử.
Hiện cộng-đồng người Việt hải ngoại về chính trị
đang biến thái từ đối đầu sang cạnh tranh về phẩm,
về cái đặc thù mà cả tập thể sau hơn một phần tư
thế kỷ đã đạt được. Văn-hoá quan trọng và thiết
yếu đối với người Việt, do đó các tổ-chức và đảng
phái chính trị đều đề cao vai trò của văn-hoá cả
trong việc vận-động chính trị cho một Việt Nam tương
lai. Tổ-chức Phục Hưng trong tài liệu Cẩm
Nang Thành Viênxvii
đã khẳng định "văn-hoá
là con đường cứu nước và dựng nước".
Quan hệ chính trị và văn hóa mật thiết, đối với Việt
Nam còn hơn nữa! Chuyện cấp thiết là phải thống nhất
tình tự dân-tộc! Tinh thần Việt Nam vốn là nhân bản,
sự sống còn mạnh mẽ, là những điều khiến dân-tộc
Việt Nam thoát được những trói buộc của đô hộ và
ngoại bang ! Như đã xét qua ở trên, cơ may đã và đang
đến với dân-tộc Việt Nam : các thành phần từng
chống đối nhau (cộng-sản, thân cộng, quốc gia, v.v.) đã
đến gần và ngồi lại với nhau, chỉ còn chút nữa, đó
là bỏ chia rẻ và phát triển tình tự dân-tộc là đồng
thuận lớn!
Văn
hóa tuổi trẻ thủ đắc ở đời sống hội-nhập và văn
hóa đa diện (dân-chủ, kỹ thuật, vì sự thật, dám nói,
không nể vì, v.v.) cần được đề cao và ảnh hưởng
những cái gọi là căn bản truyền thống. Giới trẻ như
đã trình bày, cũng chú tâm đến văn hóa. Các hội đoàn
trẻ, các trại hè, các lớp tiếng Việt và các báo chí
được xuất bản mục đích nhắm giới trẻ; làm một
gạch nối thế hệ trung-trẻ hoặc hoàn toàn trẻ, thay vì
lúc đầu cộng-đồng có khuynh hướng truyền thừa
già-trẻ - mà thường theo quan niệm và phương cách người
lớn.
Tương
lai sẽ là vấn đề sống
chung
- nếu không là giải pháp chính trị thì sẽ vẫn đến
tự nhiên vì người Việt nhất là giới trẻ hội-nhập
có tiềm năng kinh-tế, trí thức và tối tân hoá, từ đó
họ có thể giúp phát triển cộng-đồng hải ngoại và
Việt Nam trong nước, đi vào toàn cầu hoá. Vấn-đề giao
lưu văn-hoá tích cực, tự nhiên, thẳng thắn trong và
ngoài nước, vẫn là một vấn-dề chỉ có thể giải
quyết với thời gian. Ngoài có chống, có tiếp, trong nước
khuyến khích đầu tư, hồi hương, nhưng chưa có chính
sách hợp lý về văn-hoá, xã hội ! Đối với một số
thì kinh tế thị trường là một phương tiện tốt vì sẽ
dần thay đổi bản chất của chế độ trong nước, xã
hội sẽ càng phân hoá và dân sẽ bớt sợ quyền uy của
đảng. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ kinh tế trí thức,
người Việt ở hải ngoại nằm trong đó nhưng liệu tâm
lý, não trạng (mentality) đã sẵn sàng chưa? Vấn-đề văn
hoá vận quan trọng khi giao lưu văn hoá đã trở nên không
thể tránh, nhưng phải có phẩm chất xviii
văn hóa, nâng cao phẩm giá con người, tức không như
trong nước ngưng ở sản xuất những vidéo, phim ảnh giới
thiệu hình ảnh quê hương và mời du lịch, và dù ca nhạc
trẻ trung, mới, đa dạng hơn hải-ngoại. Mặt khác, nội
dung không chỉ là chuyện luân lý truyền thống xử dụng
lại tuyên truyền hy-vọng tâm phục người xem vì thật
ra chính và tà rất tương đối, trong chính có tà và
ngược lại - chính tà không đơn giản trơn tru một chiều
như tuyên truyền chính trị!
Tóm
lại, tập-thể người Việt hải ngoại muốn thoát được
những bế tắc nhân tâm và chính trị hiện nay, người
Việt phải thay đổi tư duy và dứt khoát, phải có
tổ-chức, có văn hóa nhìn xa và có lòng tin! Văn-hoá
ngoài phần đã thủ đắc, còn là động cơ cho phát triển
khả năng và cập nhật thời đại! Trong nước chính
quyền vẫn vậy, vẫn độc đoán, chuyên chính về chính
trị dù có thay đổi kinh-tế, xã hội phần nào theo đường
lối của Trung quốc; ở hải-ngoại thì cộng đồng
người Việt khách quan mà nói, sức mạnh có phần yếu
đi, tinh thần chống Cộng loảng dần đi. Sự giải thoát
nào cũng có những điều kiện của nó, đòi hỏi tất cả
mọi người, không phân biệt chính kiến trong quá khứ và
hiện tại, trong cũng như ngoài nước, phải tự giải
thoát khỏi vòng luẩn quẩn của não trạng phục tùng,
của thói quen nô lệ, của sự thiếu tự tin. Một giải
thoát bằng sức riêng của mình, bằng lý trí, bằng tổ
chức khoa học, một loại văn hóa tổ-chức thay vì theo
cảm tính hoặc bằng nông nỗi cực đoan. Bỏ đấu tranh
vì quyền lợi, danh vọng để tranh đấu vì bổn phận và
lương tri. Sự giải thoát đó đã bắt đầu ở trong nước
với những phong trào lực lượng đòi nhân quyền, dân
chủ, tự do. Vai trò của người Việt có lòng ở hải
ngoại hỗ trợ, tiếp lửa cho trong nước cũng rất quan
trọng; tuy nhiên quyết định và hành động chủ lực vẫn
do người dân trong nước. Dân tộc đứng trên mọi tranh
chấp đoản kỳ, mọi chủ nghĩa giai đoạn, trên mọi mặt
trận, liên minh, trên cả mọi tham vọng cá nhân hoặc tập
đoàn thiểu số. Phục vụ dân tộc tức là tin vào lẽ
phải và tương lai, tin vào lý tưởng dân tộc và con
người sẽ chiến thắng! Cuộc đấu tranh của dân tộc
Việt-Nam hiện nay là trách nhiệm của mọi người, nhất
là những người đã nhìn thấy bế tắc của những cực
đoan. Quá khứ là việc của lịch sử, tương lai phải là
của dân tộc! Người Việt hải ngoại đã quá mất nhiều
thì giờ đi tìm giải pháp vì việc chính trước mắt là
xây dựng một cộng đồng hải ngoại có thực lực, sống
động, đặc thù hoặc Việt, rồi mới tính chuyện xây
đắp cho đất nước gốc thật sự tự do dân chủ và
giàu mạnh!
Nguyễn
Vy-Khanh
(Montréal,
Canada)
iv
X."Quan
điểm" Tha
Hương,
16, xuân 1979, cơ quan thông tin của Vietnamese Cultural Center
ở Chicago IL.
v
Nguyễn
Quốc Trung. "Vài cảm nghĩ về những sinh hoạt chính
trị của người Việt ở hải ngoại". Người
Dân,
13, 1-1991, tr. 23-; v.v.
x
Võ
Văn Ái. Luận
Chiến Nước Ngoài: đi tới tận cùng sự hóa giải
dân-tộc.
Paris:
Quê Mẹ, 1990. 382 tr.
xii
Trần
Bình Nam. Tuyển
Tập Bình Luận Chính trị 1991-1994.
San Francisco : Mõ Làng, 1995. 355 tr.
xiv
Thí
dụ : Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Đình Thường,
"Chống
Cộng hay chống độc tài".
Thăng
Long Boston
170, 21-7-1998, v.v.
xv
Vạn
Thắng,
9, 1993. X. cùng tác-giả Luận
Cương về Văn hóa Việt Nam
(Bruxelles, Belgium : Trung tâm văn hóa xã hôi Viêt Nam tại
Bruxelles, 1995).
xvi
Khiếu
Đức Long. Luận
về Nền Văn hóa Tổng hợp của Dân tộc
Việt Nam
(Montreal : Nhật Hương, 2000). Tập 2, tr. 558.