Non cao tuổi vẫn chưa già
Thái Công Tụng
Khi nói 'non
cao tuổi vẫn chưa già' (Tản Đà) dĩ nhiên là nói tượng trưng, nói theo nghĩa
bóng. Nói theo nghĩa đen và nếu so với tuổi đời người thì các ngọn núi đều già
. Thực vậy, với câu thơ:
Ba vạn sáu ngàn
ngày là mấy
Cuộc phù du
trông thấy cũng nực cười
Abstracts
This paper seeks to present the theory of continental
drift and the plate tectonics , helping to explain the presence of volcanoes,
earthquake and the formation of mountains. The earth‘s lithosphere is broken
into huge fragments, called tectonic plates which are not fixed but slowing
moving on top of the mantle of the earth. They may diverge on the ocean floor, providing space
for hot magma from the interior of the earth to emerge as lava which solidify when they meet cold sea water to
form mid -ocean ridges. They may collide,
with one plate pushed underneath the other, provoking earthquake and volcanoes.
Plate tectonics help explaining why earthquakes are present in specific zones,
namely along the ring of fire along Pacific ocean and countries around Mediterranean sea .
1.Tổng
quan
Khi nói 'non
cao tuổi vẫn chưa già' (Tản Đà) dĩ nhiên là nói tượng trưng, nói theo nghĩa
bóng. Nói theo nghĩa đen và nếu so với tuổi đời người thì các ngọn núi đều già
. Thực vậy, với câu thơ:
Ba vạn sáu ngàn
ngày là mấy
Cuộc phù du
trông thấy cũng nực cười
cho thấy đời người nếu sống đến 100 tuổi thì cũng
dài ba vạn sáu ngàn ngày chứ thực ra, tuổi thọ con người chỉ chừng 75 tuổi với
đàn ông và 81 tuổi với đàn bà.
Nguyễn Du há chẳng phảì sử dụng chữ trăm năm nhiều
lần trong thi phẩm bất hủ của cụ :
-Trăm năm
trong cõi người ta,
-Trăm năm tính
cuộc vuông tròn,
-Trăm năm để
một tấm lòng từ đây,
-Trăm năm danh
tiết cũng vì đêm nay,
-Trăm năm tạc
một chữ đồng đến xương,
-Trăm năm biết
có duyên gì hay không
- v.v.
Tuy nhiên trong địa chất học thì đơn vị để tính tuổi
không phải là 1 năm hoặc 100 năm mà là 1 triệu năm (tức là 1 và thêm 6 con 0
nữa ! ).
Người ta có một thành ngữ 'già như Trái Đất'. Thực
vậy, từ lúc Big Bang
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
trái đất già đến 4 tỷ năm, sinh ra trong những điều
kiện thiên nhiên rất khác với ngày nay, nghĩa là gió bụi mù mịt. Suốt một
khoảng thời gian rất dài, với nhiều đá
phun trào từ lòng trái đất, với mưa rơi mưa rơi, bào mòn, xói lở ... Rồi Trái
Đất bị nguội lại dần.
Nhiều câu hỏi địa chất thường nêu ra:
Vì sao miền Tây nước Mỹ như tại tiểu bang Cali bị
động đất luôn mà miền Đông lại không bị
?
Vì sao các xứ quanh bờ Địa Trung Hải như Ý, Maroc,
Turquie, Nam Tư thường bị động đất mà các xứ Bắc Âu lại không ?
Vì sao có núi lửa ?
Vì sao miền Bắc từ Vịnh Hạ Long, Ninh Bình đến Quảng
Bình thì rất nhiều đá vôi mà trong Nam lại ít có đá vôi ?
Vì sao có vài thực vật rất xưa cùng có mặt cả ở Nam
Mỹ lẫn Ấn Độ, Nam Phi là những nơi rất xa nhau về địa lí ?
Vì sao trên giãy núi Himalaya lại có vỏ sò ốc biển ?
Vì sao cấu trúc địa chất ở vùng Tây Phi Châu giống y
như cấu trúc địa chất vài vùng miền Đông Nam Mỹ ?
Vật đổi sao
dời : Hôm nay đất liền, ngày mai hải đảo (nói hôm nay,
ngày mai là nói theo thời gian địa chất). Hôm nay còn biển, ngày mai một hòn
đảo do các phun trào từ lòng đất dâng
trào lên tạo nên. Và cứ thế, những chuyện vật đổi sao dời từ hàng trăm triệu
năm nay cứ diễn tiến, ảnh hưởng đến sự tiến hoá của sinh vật, từ động vật không
xương sống tiến lên động vật có xương sống, từ động vật dưới nước tiến hoá lên
động vật lưỡng cư, rồi trên cạn, từ thực vật sơ đẳng tiến hoá lên thực vật cấp
cao, mọc thành rừng dày, ảnh hưởng đến những vùng có tài nguyên như than đá,
dầu hoả, quặng mỏ mà nền văn minh nhân loại mỗi ngày mỗi cần dến.
Vì lịch sử địa chất
xưa như vậy, nên trong ngành địa chất học, người ta phải chia ra nhiều thời kỳ
khác nhau để dễ thảo luận (nguyên đại Cổ sinh Paleozoi, nguyên đại Trung sinh
Mesozoi, nguyên đại Tân sinh Cenozoi ) , nhưng các nhà địa chất cũng chỉ biết
lịch sử trái đất từ vài trăm triệu năm trở lại đây mà thôi, do nghiên cứu các
hoá thạch và các phương pháp dùng đồng vị phóng xạ để đo tuổi.
Nhờ các kỹ thuật cổ từ học (paléomagnétisme), ta
được biết 'xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa', hình hài trái đất ta ở không phải
có dạng như bây giờ.
2.Thuyết
trôi dạt lục địa của Wegener
Nhà bác học Đức
Wegener nhận xét cấu tạo địa chất bờ biển phía Đông xứ Bresil ở Nam Mỹ cũng
tương tự như bờ biển phía Tây Phi châu
và nếu trên bản đồ, ta ráp lại hai bờ biển của hai vùng thì hai bờ biển đó dính liền
được. Nhiều thực vật cổ xưa có mặt cùng ỏ Nam Phi, Ấn Độ, Nam Mỹ .
Từ các nhận xét đó,
Wegener lần tìm ra nhiều luận chứng về
địa chất, địa hình, thực vật chứng tỏ xưa kia các lục địa ngày nay riêng rẽ
nhưng cách đây 220 triệu năm, Nam Mỹ còn
dính với Phi Châu, Bắc Mỹ còn dính với Âu châu, Ấn Độ ngày nay thì lúc đó còn
tận dưới Nam Phi Châu, tất cả tạo thành một
siêu đại lục có tên là Pangea.
Dần dà sau đó, cỡ cách
nay 200 triệu năm, Pangea nứt ra thành từng mảng, đầu tiên ra hai mảng lớn, hai
lục địa cổ là Gondwana và Laurasia.
Gondwana gồm các châu Phi, châu Úc, Ấn độ, Nam
Mỹ, Nam cực ngày nay còn Laurasia gồm Bắc Mỹ và lục địa Âu-Á .
Sau đó, quãng cách nay
135 triệu năm, các lục địa trên lại tiếp tục phân rời, nhường chỗ cho các đại
dương: châu Phi và Nam Mỹ tách ra, tạo nên Nam Đại Tây Dương, còn Laurasia cũng
tách ra, tạo thành bắc Đại Tây Dương.
Mảng Ấn Độ đã bắc tiến trong đêm dài của lịch sử địa
chất và chỉ đụng phải với mảng Trung Hoa cách đây chỉ vài chục triệu năm, và sự
đụng chạm giữa hai mảng này tạo ra giãy núi Himalaya và sự hình thành các rặng núi Miến điện, rặng
núi Trường Sơn Việt Nam, rặng núi Vân
Nam.
Lúc đó, có một biển cổ
mà các nhà địa chất gọi tên là Tethys
kéo dài từ Âu châu đến Á châu, phân chia Phi châu với Âu Á, chiếm cái ngày nay
gọi là Ấn Độ Dương. Biển cổ Tethys xưa kia rất lớn, ngày nay còn lại Địa Trung
Hải, biển Caspian, Hồng Hải, Hắc Hải mà thôi.
Đó là lý thuyết về sự
trôi dạt lục địa (dérive des continents).
Luận thuyết này gây
nhiều tranh cãi cho đến mãi thập niên 70, học thuyết mảng kiến tạo (plate
tectonics) ra đời, giải thích được nhiều hiện tượng như sự thành lập các giãy
núi, các động đất, các núi lửa cũng như sự hiện diện các đảo san hô và đất đỏ
miền lạnh, các dấu vết băng hà ở sa mạc Sahara.
Tuy nhiên, trước khi
đi vào học thuyết mảng kiến tạo, ta hãy tìm hiểu cấu trúc Trái Đất.
3.Cấu
trúc Trái Đất
Tưởng tượng một trái cam tròn hơi nhăn nheo để trên
bàn; Trái đất cũng như trái cam vừa nói vì gồm 3 phần:
3.1 Lớp vỏ ngoài cùng (crust) này rất cứng, có độ dày từ 5 đến 10km dưới đáy biển mà ta gọi là
vỏ đại dương (croute océanique) và từ 32 đến 70km trên mặt đất, gọi là vỏ lục
địa (croute continentale) . Nghe tưởng là dầy lắm nhưng so với kích thước trái
dất thì nó mỏng manh không hơn gì vỏ trái cam: đó là thạch quyển (lithosphère).
Thạch quyển không phải là một khối liên tục mà bị nứt rạn, chia ra nhiều mảng
khổng lồ (plate) dính sát gần nhau, cũng như trái cam có nhiều múi .
3.2 Bên
dưới lớp vỏ này là lớp vỏ trong, gọi là manti (Mantle), dày từ 70 đến 2700km, ở trên cùng lớp manti đó có một lớp nhờn
hơn, dẽo hơn gọi là nhu quyển (asthénosphère)
Manti bị nung chảy ở
thể lỏng gọi là magma . Nguyên do chủ yếu làm cho magma có lối thoát trên bề
mặt quả đất là sự dịch chuyển của lớp vỏ ngoài cùng trái đất (crust).
3.3 Rồi trong cùng là một nhân (noyau), nhiệt độ lên hàng ngàn độ .
Các đường nhăn nheo
trên vỏ cam là các giãy núi ; các mụn
đen trên vỏ cam là các núi lửa.
Lửa, hơi nóng và vật
chất dưới lòng đất có thể phun lên cao nếu cấu trúc dưới lòng đất nơi đó thuận
tiện để nó len lỏi đi lên. Vật chất phun
lên từ núi lửa một phần là chất lỏng, một phần chất rắn và một phần là khí, tất
cả đó được gọi là dung nham (magma).
Dung nham gồm những đá núi lửa bazan lần theo những khe nứt dẫn lên trên
đất liền hay miệng núi tìm đường phun trào ra ngoài, chảy tràn lan như một dòng
'suối lửa'.
4.
Thuyết mảng kiến tạo
Trong khoa học về Trái
Đất, người ta đưa ra một lý thuyết giải thích sự hình thành đại dương và lục
địa, gọi là thuyết kiến tạo mảng .
Xưa kia, ta cứ nghĩ là
trái đất bất động, vỏ đại dương dưới biển sâu cũng bất động và chỉ là nơi hứng
mọi chất lấy từ các lục địa . Ngày nay, nhờ các thám hiểm sâu dưới lòng đại
dương, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, con người hiểu thêm bí ẩn của đáy
biển: người ta nhận thấy giữa đáy đại dương có những giãy núi ngầm rất dài: giãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam
giữa Đại Tây Dương, giãy núi xuyên Ấn Độ Dương,
giữa Nam Băng Dương và Úc Châu, giãy núi ven bờ Thái Bình Dương v.v.
Trên các giãy núi ngầm
này có những đường nứt nẻ do các dung nham bazan từ sâu trong lòng đất nóng
bỏng bị phun trào ra . Các phun trào khi
lên đến mặt biển bị nguội dần lại và tràn sang hai bên để tạo chỗ cho các phun trào bazan tiếp nối
phun lên, lâu dần tạo thành các giãy núi giữa đại dương; nói khác đi, vỏ đại
dương phải có tuổi đời trẻ nhất ở các giãy núi giữa đại dương vì các đá bazan
từ lòng đất mới phun ra, còn ra càng xa giãy núi này, tuổi của đá càng già cỗi
hơn .
Và mỗi ngày, mỗi
tháng, mỗi năm, dòng bazan cứ trào sang
hai bên miệng núi, lan dần và khi các vật liệu bazan này di chuyển đến rìa lục địa thì sẽ bị cuốn hút trong các máng
biển sâu thẳm (fosse océanique) để lại trở về lòng đất ! Có những máng biển sâu
trong lòng đại dương như máng Mariannes ngoài khơi Phi Luật Tân, máng
Aleoutienne ngoài khơi Alaska v.v.
Như vậy đáy đại dương
luôn luôn ở trạng thái động và di chuyển chậm chạp, cứ chừng vài cm mỗi năm,
làm các lục địa cũng phải di chuyển theo như tấm thảm lăn (tapis roulant) ta
thường đi lên xuống metro mỗi ngày.
Nói khác đi, trong thuyết mảng kiến tạo thì
không phải lục địa di chuyển như theo thuyết của Wegener mà chính là đáy đại
dương di chuyển nên kéo theo lục địa. Thên thảm lăn, ta chỉ đứng yên trong khi
tấm thảm di chuyển .! Trái đất nổi trôi trên những mảng kiến tạo (plate) tức những thảm lăn.
Những giãy núi giữa
đại dương đã chia bề mặt rắn chắc qủa đất thành nhiều mảng (plate, plaque)
không bằng nhau. Có chừng 15 mảng lớn nhỏ.
Các mảng lớn phải kể:
mảng Âu Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi châu, mảng Bắc Mỹ, mảng Úc châu, mảng
Ấn độ và mảng Nam băng dương
1.Tổng
quan
Khi nói 'non
cao tuổi vẫn chưa già' (Tản Đà) dĩ nhiên là nói tượng trưng, nói theo nghĩa
bóng. Nói theo nghĩa đen và nếu so với tuổi đời người thì các ngọn núi đều già
. Thực vậy, với câu thơ:
Ba vạn sáu ngàn
ngày là mấy
Cuộc phù du
trông thấy cũng nực cười
cho thấy đời người nếu sống đến 100 tuổi thì cũng
dài ba vạn sáu ngàn ngày chứ thực ra, tuổi thọ con người chỉ chừng 75 tuổi với
đàn ông và 81 tuổi với đàn bà.
Nguyễn Du há chẳng phảì sử dụng chữ trăm năm nhiều
lần trong thi phẩm bất hủ của cụ :
-Trăm năm
trong cõi người ta,
-Trăm năm tính
cuộc vuông tròn,
-Trăm năm để
một tấm lòng từ đây,
-Trăm năm danh
tiết cũng vì đêm nay,
-Trăm năm tạc
một chữ đồng đến xương,
-Trăm năm biết
có duyên gì hay không
- v.v.
Tuy nhiên trong địa chất học thì đơn vị để tính tuổi
không phải là 1 năm hoặc 100 năm mà là 1 triệu năm (tức là 1 và thêm 6 con 0
nữa ! ).
Người ta có một thành ngữ 'già như Trái Đất'. Thực
vậy, từ lúc Big Bang
Thuở
trời đất nổi cơn gió bụi
trái đất già đến 4 tỷ năm, sinh ra trong những điều
kiện thiên nhiên rất khác với ngày nay, nghĩa là gió bụi mù mịt. Suốt một
khoảng thời gian rất dài, với nhiều đá
phun trào từ lòng trái đất, với mưa rơi mưa rơi, bào mòn, xói lở ... Rồi Trái
Đất bị nguội lại dần.
Nhiều câu hỏi địa chất thường nêu ra:
Vì sao miền Tây nước Mỹ như tại tiểu bang Cali bị
động đất luôn mà miền Đông lại không bị
?
Vì sao các xứ quanh bờ Địa Trung Hải như Ý, Maroc,
Turquie, Nam Tư thường bị động đất mà các xứ Bắc Âu lại không ?
Vì sao có núi lửa ?
Vì sao miền Bắc từ Vịnh Hạ Long, Ninh Bình đến Quảng
Bình thì rất nhiều đá vôi mà trong Nam lại ít có đá vôi ?
Vì sao có vài thực vật rất xưa cùng có mặt cả ở Nam
Mỹ lẫn Ấn Độ, Nam Phi là những nơi rất xa nhau về địa lí ?
Vì sao trên giãy núi Himalaya lại có vỏ sò ốc biển ?
Vì sao cấu trúc địa chất ở vùng Tây Phi Châu giống y
như cấu trúc địa chất vài vùng miền Đông Nam Mỹ ?
Vật đổi sao
dời : Hôm nay đất liền, ngày mai hải đảo (nói hôm nay,
ngày mai là nói theo thời gian địa chất). Hôm nay còn biển, ngày mai một hòn
đảo do các phun trào từ lòng đất dâng
trào lên tạo nên. Và cứ thế, những chuyện vật đổi sao dời từ hàng trăm triệu
năm nay cứ diễn tiến, ảnh hưởng đến sự tiến hoá của sinh vật, từ động vật không
xương sống tiến lên động vật có xương sống, từ động vật dưới nước tiến hoá lên
động vật lưỡng cư, rồi trên cạn, từ thực vật sơ đẳng tiến hoá lên thực vật cấp
cao, mọc thành rừng dày, ảnh hưởng đến những vùng có tài nguyên như than đá,
dầu hoả, quặng mỏ mà nền văn minh nhân loại mỗi ngày mỗi cần dến.
Vì lịch sử địa chất
xưa như vậy, nên trong ngành địa chất học, người ta phải chia ra nhiều thời kỳ
khác nhau để dễ thảo luận (nguyên đại Cổ sinh Paleozoi, nguyên đại Trung sinh
Mesozoi, nguyên đại Tân sinh Cenozoi ) , nhưng các nhà địa chất cũng chỉ biết
lịch sử trái đất từ vài trăm triệu năm trở lại đây mà thôi, do nghiên cứu các
hoá thạch và các phương pháp dùng đồng vị phóng xạ để đo tuổi.
Nhờ các kỹ thuật cổ từ học (paléomagnétisme), ta
được biết 'xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa', hình hài trái đất ta ở không phải
có dạng như bây giờ.
2.Thuyết
trôi dạt lục địa của Wegener
Nhà bác học Đức
Wegener nhận xét cấu tạo địa chất bờ biển phía Đông xứ Bresil ở Nam Mỹ cũng
tương tự như bờ biển phía Tây Phi châu
và nếu trên bản đồ, ta ráp lại hai bờ biển của hai vùng thì hai bờ biển đó dính liền
được. Nhiều thực vật cổ xưa có mặt cùng ỏ Nam Phi, Ấn Độ, Nam Mỹ .
Từ các nhận xét đó,
Wegener lần tìm ra nhiều luận chứng về
địa chất, địa hình, thực vật chứng tỏ xưa kia các lục địa ngày nay riêng rẽ
nhưng cách đây 220 triệu năm, Nam Mỹ còn
dính với Phi Châu, Bắc Mỹ còn dính với Âu châu, Ấn Độ ngày nay thì lúc đó còn
tận dưới Nam Phi Châu, tất cả tạo thành một
siêu đại lục có tên là Pangea.
Dần dà sau đó, cỡ cách
nay 200 triệu năm, Pangea nứt ra thành từng mảng, đầu tiên ra hai mảng lớn, hai
lục địa cổ là Gondwana và Laurasia.
Gondwana gồm các châu Phi, châu Úc, Ấn độ, Nam
Mỹ, Nam cực ngày nay còn Laurasia gồm Bắc Mỹ và lục địa Âu-Á .
Sau đó, quãng cách nay
135 triệu năm, các lục địa trên lại tiếp tục phân rời, nhường chỗ cho các đại
dương: châu Phi và Nam Mỹ tách ra, tạo nên Nam Đại Tây Dương, còn Laurasia cũng
tách ra, tạo thành bắc Đại Tây Dương.
Mảng Ấn Độ đã bắc tiến trong đêm dài của lịch sử địa chất
và chỉ đụng phải với mảng Trung Hoa cách đây chỉ vài chục triệu năm, và sự đụng
chạm giữa hai mảng này tạo ra giãy núi Himalaya và sự hình thành các rặng núi Miến điện, rặng
núi Trường Sơn Việt Nam, rặng núi Vân
Nam.
Lúc đó, có một biển cổ
mà các nhà địa chất gọi tên là Tethys
kéo dài từ Âu châu đến Á châu, phân chia Phi châu với Âu Á, chiếm cái ngày nay
gọi là Ấn Độ Dương. Biển cổ Tethys xưa kia rất lớn, ngày nay còn lại Địa Trung
Hải, biển Caspian, Hồng Hải, Hắc Hải mà thôi.
Đó là lý thuyết về sự
trôi dạt lục địa (dérive des continents).
Luận thuyết này gây
nhiều tranh cãi cho đến mãi thập niên 70, học thuyết mảng kiến tạo (plate
tectonics) ra đời, giải thích được nhiều hiện tượng như sự thành lập các giãy
núi, các động đất, các núi lửa cũng như sự hiện diện các đảo san hô và đất đỏ
miền lạnh, các dấu vết băng hà ở sa mạc Sahara.
Tuy nhiên, trước khi
đi vào học thuyết mảng kiến tạo, ta hãy tìm hiểu cấu trúc Trái Đất.
3.Cấu
trúc Trái Đất
Tưởng tượng một trái cam tròn hơi nhăn nheo để trên
bàn; Trái đất cũng như trái cam vừa nói vì gồm 3 phần:
3.1 Lớp vỏ ngoài cùng (crust) này rất cứng, có độ dày từ 5 đến 10km dưới đáy biển mà ta gọi là
vỏ đại dương (croute océanique) và từ 32 đến 70km trên mặt đất, gọi là vỏ lục
địa (croute continentale) . Nghe tưởng là dầy lắm nhưng so với kích thước trái
dất thì nó mỏng manh không hơn gì vỏ trái cam: đó là thạch quyển (lithosphère).
Thạch quyển không phải là một khối liên tục mà bị nứt rạn, chia ra nhiều mảng
khổng lồ (plate) dính sát gần nhau, cũng như trái cam có nhiều múi .
3.2 Bên
dưới lớp vỏ này là lớp vỏ trong, gọi là manti (Mantle), dày từ 70 đến 2700km, ở trên cùng lớp manti đó có một lớp nhờn
hơn, dẽo hơn gọi là nhu quyển (asthénosphère)
Manti bị nung chảy ở
thể lỏng gọi là magma . Nguyên do chủ yếu làm cho magma có lối thoát trên bề
mặt quả đất là sự dịch chuyển của lớp vỏ ngoài cùng trái đất (crust).
3.3 Rồi trong cùng là một nhân (noyau), nhiệt độ lên hàng ngàn độ .
Các đường nhăn nheo
trên vỏ cam là các giãy núi ; các mụn
đen trên vỏ cam là các núi lửa.
Lửa, hơi nóng và vật
chất dưới lòng đất có thể phun lên cao nếu cấu trúc dưới lòng đất nơi đó thuận
tiện để nó len lỏi đi lên. Vật chất phun
lên từ núi lửa một phần là chất lỏng, một phần chất rắn và một phần là khí, tất
cả đó được gọi là dung nham (magma).
Dung nham gồm những đá núi lửa bazan lần theo những khe nứt dẫn lên trên
đất liền hay miệng núi tìm đường phun trào ra ngoài, chảy tràn lan như một dòng
'suối lửa'.
4.
Thuyết mảng kiến tạo
Trong khoa học về Trái
Đất, người ta đưa ra một lý thuyết giải thích sự hình thành đại dương và lục
địa, gọi là thuyết kiến tạo mảng .
Xưa kia, ta cứ nghĩ là
trái đất bất động, vỏ đại dương dưới biển sâu cũng bất động và chỉ là nơi hứng
mọi chất lấy từ các lục địa . Ngày nay, nhờ các thám hiểm sâu dưới lòng đại dương,
sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, con người hiểu thêm bí ẩn của đáy biển:
người ta nhận thấy giữa đáy đại dương có những giãy núi ngầm rất dài: giãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam
giữa Đại Tây Dương, giãy núi xuyên Ấn Độ Dương,
giữa Nam Băng Dương và Úc Châu, giãy núi ven bờ Thái Bình Dương v.v.
Trên các giãy núi ngầm
này có những đường nứt nẻ do các dung nham bazan từ sâu trong lòng đất nóng
bỏng bị phun trào ra . Các phun trào khi
lên đến mặt biển bị nguội dần lại và tràn sang hai bên để tạo chỗ cho các phun trào bazan tiếp nối
phun lên, lâu dần tạo thành các giãy núi giữa đại dương; nói khác đi, vỏ đại
dương phải có tuổi đời trẻ nhất ở các giãy núi giữa đại dương vì các đá bazan
từ lòng đất mới phun ra, còn ra càng xa giãy núi này, tuổi của đá càng già cỗi
hơn .
Và mỗi ngày, mỗi
tháng, mỗi năm, dòng bazan cứ trào sang
hai bên miệng núi, lan dần và khi các vật liệu bazan này di chuyển đến rìa lục địa thì sẽ bị cuốn hút trong các máng
biển sâu thẳm (fosse océanique) để lại trở về lòng đất ! Có những máng biển sâu
trong lòng đại dương như máng Mariannes ngoài khơi Phi Luật Tân, máng
Aleoutienne ngoài khơi Alaska v.v.
Như vậy đáy đại dương
luôn luôn ở trạng thái động và di chuyển chậm chạp, cứ chừng vài cm mỗi năm,
làm các lục địa cũng phải di chuyển theo như tấm thảm lăn (tapis roulant) ta
thường đi lên xuống metro mỗi ngày.
Nói khác đi, trong thuyết mảng kiến tạo thì
không phải lục địa di chuyển như theo thuyết của Wegener mà chính là đáy đại
dương di chuyển nên kéo theo lục địa. Thên thảm lăn, ta chỉ đứng yên trong khi
tấm thảm di chuyển .! Trái đất nổi trôi trên những mảng kiến tạo (plate) tức những thảm lăn.
Những giãy núi giữa
đại dương đã chia bề mặt rắn chắc qủa đất thành nhiều mảng (plate, plaque)
không bằng nhau. Có chừng 15 mảng lớn nhỏ.
Các mảng lớn phải kể:
mảng Âu Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi châu, mảng Bắc Mỹ, mảng Úc châu, mảng
Ấn độ và mảng Nam băng dương