VẤN ĐỀ DẤN THÂN CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN

Lâm Lễ Trinh

VẤN ĐỀ
DẤN THÂN CHÍNH TRỊ

CỦA NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN

Bài thuyết trình của tôi gồm có ba phần: 1) Ảnh hưởng quyết định của tôn giáo đối với chính trị 2) Chính sách đàn áp tôn giáo cùa Cộng sản Việt Nam và 3) Trách vụ của người tín hữu xây dựng Giáo hội để giúp Đạo nhập Thế.

 1) Ảnh hưởng quyết định của tôn giáo đối với chính trị

 Tương quan Tôn giáo và Chính trị.
Một thoáng nhìn qua lịch sử của thế giới đủ giúp chúng ta nhận thức rằng các cuộc cách mạng vĩ đại gây ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với quần chúng được phát động và thực hiện không phải do các chính trị gia lổi lạc mà do những giáo chủ của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Đức Phật, Mahomet và chúa Jésus đã thay đổi thế gian toàn diện: về tâm linh và luôn cả về chính trị, xã hội, văn hóa, nếp sống và kinh tế. Các vị chủ chiên này xuất hiện vào những giai đọan nhiểu nhương của nhân loại để cứu độ và giải thoát.
Ở một số nước, tôn giáo đóng vai trò dựng nước và được chọn làm Quốc giáo. Đây là trường hợp của Phật giáo tại Việt Nam, dưới thời đại Ngô, Đinh, Lý, Trần vào thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ XIV. Mặt khác, sự tranh dành quyền lực đã gây giữa Ki tô giáo và Hồi giáo một lọat thánh chiến Croisades kéo dài ba thế kỷ ở Aâu châu và Trung Đông. Để tránh tôn giáo khuynh đảo chính trị, nhiều xứ đã cho ghi vào Hiến pháp nguyên tắc tách biệt Nhà thờ và Nhà nước (séparation de l’Eùglise et de l’Eùtat).
Thời cổ xưa cũng như thời hiện đại chứng kiến vô số trường hợp Chính phủ đàn áp tôn giáo hay các giáo phái tàn sát lẫn nhau. Tại Việt Nam, Thiên chúa giáo được truyền bá từ năm 1533 dười thời Lê Trang Tôn. Hai vua nhà Nguyễn Minh Mạng và Tự Đức cấm đạo bằng những sắc chỉ ban hành năm 1825 và 1859, sát hại 130.000 tín hữu và đốt phá 3000 giáo xứ. Năm 1963, Phật giáo đã lật đổ Đệ nhứt Cọng hoà. Hiện nay, các nhóm Hồi giáo quá khích đang đẩy mạnh phong trào khủng bố toàn cầu, gây đảo điên cho Thế giới. Trong khi đó, Cộng sản VN đàn áp không nương tay các tôn giáo đứng mủi chịu sào đòi tự do tín ngưỡng và tự do hành đạo.
Các dữ kiện nêu trên chứng minh tôn giáo dính liền với vận nước. Đạo Đời là hai bộ mặt của một thực tại. Tôn giáo và chủ nghĩa Mác Lê là hai thái cực không thể sống chung. Hữu thần và vô thần xung khắc như ánh sáng và bóng tối, như nước và lửa- khác biệt về tư duy và ý thức hệ. Trả lời câu hỏi của một cán bộ CS, một Ki tô hữ u đã mộc mạc giải thích như sau điểm khác giữa hai đức tin của họ: “Đối với CS, của anh là của tôi. Đối với Công giáo, của tôi là của anh.”
Cộng sản là sức mạnh của bắp thịt., hô hào đấu tranh giai cấp, nô lệ hoá con người, bần cùng hoá trí tuệ. Tôn giáo là sức mạnh của tâm linh, của nội công, kêu gọi hoà đồng, cổ võ bác ái, thăng tiến nhân phẩm và tôn trọng quyền sống. Cộng sản là lý thuyết giai đọan . Tôn giáo trường tồn. Bởi thế, khi đụng độ với tôn giáo, cộng sản chắc chắn sẽ thua.
2 – Chính sách đàn áp tôn giáo của CSVN

Nhận thức được nguy cơ, ngay từ trước tháng tư 1975, CS Hànội đã xâm nhập thâm độc các tôn giáo và giáo phái ở Miền Nam VN, mua chuộc các thành phần tả khuynh để phá hoại chính phủ Sàigòn.
Sau ngày thống nhất đất nước bằng võ lực, CS thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ để tiếp tục chính sách triệt hạ các tổ chức chống đối bằng đủ trò ma giáo. Chúng dùng Công giáo khống chế Công giáo, bắt giam giáo sĩ, đóng cửa tu viện, thanh toán các tổ chức “phản động” trong các vụ Vinh Sơn (1976), Đắc Lộ (1980), Dòng Đồng Công (1987) ..v..v... Hiện nay, 25 giáo phận trên toàn quốc thiếu linh mục trầm trọng.
Mặt khác, CS tuyền truyền tôn giáo là “thuốc phiện” đầu độc xã hội. Chúng cổ võ giới trẻ “giã từ chính trị” , chúng hô hoán đề phòng ngoại bang “diễn biến hoà bình.”
Ngày 19.4.1999, Thủ tướng Phan Văn Khải ký Nghị định số 26/1999/ND-CP tăng gia các hạn chế nghiêm khắc. Văn kiện này gồm có 29 điều, chia thành ba phần: 1) Chính phủ bảo đảm tự do cho người có hay không có đức tin được tham gia các sinh hoạt tôn giáo. 2) Đặt thể thức cấp giấy phép hoạt động tôn giáo và 3) Điều khoản thi hành. Việc in ấn kinh sách và tài liệu tôn giáo bị kiểm soát chặt chẻ. Tài sản của giáo hội bị tịch thâu.
Mổi lần các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên thế giới hay chính phủ ngoại quốc lên tiếng tố cáo mạnh mẻ những vi phạm, CS ban ra vài biện pháp xoa diụ dư luận, mở vài nấp hơi an toàn.. Khi giông tố đã qua, CS tiến tới những vi phạm tệ hại hơn. Tuy nhiên, CS càng áp đảo, đức tin của tín đồ các tôn giáo càng gia tăng.
3 - Trách vụ của các tín hữu xây dựng Giáo hội

Hai câu hỏi thường được đặt ra: Vai trò của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam ? Người tín đồ Công giáo có nên dấn thân chính trị hay không và phải làm gì để góp phần xây dựng Giáo hội?
1 – Vai trò của Toà thánh Vatican.
Về công pháp quốc tế, Toà thánh Vatican là một quốc gia đầy đủ chủ quyền và có đặt đại diện ngoại giao ở cấp bực Khâm sứ tại hầu hết các nước trên thế giới. Vatican chủ trương hoà đồng tôn giáo, đối thoại cởi mở, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành đạo theo bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Trong Huấn từ ngày 22.1.2002, Đức Thánh Cha xác nhận: “Giáo hội, vì chức năng của mình, trong mọi trường hợp, không thể lẫn lộn với một cộng đồng chính trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chính trị nào”. Khi nhắc đến quyền uy của Toà thánh, mọi người nhớ câu hỏi xấc xược của Staline: “Vatican, bao nhiêu sư đoàn?” Lãnh vực họat động của Giáo hội và các tu sĩ là đạo lý, văn hoá, xã hội và giáo dục chớ không phải chính trị giai đọan và cục bộ. Giáo hội không tìm đóng vai trò quốc sư mà cũng không chấp nhận phục dịch bất cứ chế độ nào. Giáo hội chỉ muốn là “lương tâm”ø của các chính quyền.
Đến nay, Hànội đình hoản bang giao chính thức với Vatican. Thay mặt Toà thánh La Mã, Đức Hồng Y Roger Etchegaray đã qua Viêt Nam ba lần để thương thuyết. Kết quả còn quá khiêm tốn, tuy cụ thể. Thành lập Giáo hội Công giáo VN tự trị không được, Cộng sản bèn triệu tập tháng 11.1983 “Đại hội toàn quốc những người Công giáo VN xây dựng và bảo vệ Hoà bình”. Một “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu Nước” ra đời. Tuy được Mặt Trận Tổ quốc hổ trợ, Ủy ban này tỏ ra bất lực vì Hội Đồng Giám mục VN không công nhận. Toà Thánh cấm các giáo sĩ không được tham gia vào các tổ chức tôn giáo qúốc doanh. Mặc dù vậy, theo tin Việt Catholic, tháng 5.2002, có ba linh mục thuộc địa phận Saigon, Ban Mê Thuột và Đắc Lắc đã ứng cử vào Quốc Hội bù nhìn của CS.

Vai trò của các tín hữu Công giáo.

Công đồng Vatican II (1962-1965), do Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập và Giáo hoàng Phao lồ VI tiếp tục, đã mở đường hướng dẫn Ki tô hữu kiểm điểm toàn thể sinh hoạt nội bộ cũng như đường lối đối ngoại của Hội Thánh. Các tín đồ được khuyến dụ phải khiêm tốn sửa sai thiếu sót, canh tân và gánh vác trách nhiệm đối với vấn đề vô thần. Công đồng Vatican II là một sự suy niệm sâu rộng dưới ánh sáng Tin Mừng , bao quát tất cả mọi vấn đề của con người và nhằm đem lại hiệp nhất với các anh em ngoài Công giáo.
Đường lối bao dung này được Đức Thánh Cha Gioan Phao lồ II khai triển triệt để, đặc biệt trong Tông huấn ngày 30.12.1988 Christefideles Laici, Người tín hữu giáo dân”
Trước khi trở thành tông đồ, mỗi cá nhân là công dân một quốc gia. Người công dân có thể chọn lựa tôn giáo và đức tin nhưng, tuyệt nhiên, không thể phản bội lại nguồn gốc ông cha là một thực thể bất khả thay đổi. Lòng yêu nước thuộc bẩm tính tự nhiên của con người, vì thế, đã có trước khi tôn giáo khai triển trong giáo lý.
Thánh Thomas d’Aquin xem lòng yêu nước như sự sùng mộ, pietas, đối với Quê hương., không thể tách rời với bổn phận thờ kính Thượng đế và trách vụ hiếu thảo với cha mẹ. Giáo hoàng Lêô XII, người đã khởi xướng Xã hội Công giáo, viết: “Lòng yêu mến Giáo hội và lòng áí quốc phát xuất từ một nguyên lý trường cữu. Cả hai đều có Thượng đế là tác giả và nguyên ủy.”
Có Nước, mới còn Đạo. Nghĩa vụ tạo ra Trách nhiệm, Mỗi trách nhiệm là một thập giá, phải gánh đến cùng. Chết vì Tổ quốc là một vinh dự dành cho thiểu số. Sống vì Đất nước là một phận sự thiêng liêng cho tất cả. Mặt khác, trước những xì-căn-đan xảy ra những năm gần đây trong hàng giáo phẩm (như sách nhiểu tình dục, linh mục lập gia đình, đàn bà làm linh mục, vấn đề phá thai, nạn đồng tính ..vv..), một trào lưu lớn mạnh - đặc biệt ở Hoa kỳ - đòi giáo dân được phép tham gia tích cực hơn trong việc quản trị và hướng dẫn giáo lý trong Giáo hội. Theo Giáo luật, tín hữu có quyền và có trách vụ góp phần xây dựng Đạo vì phúc lợi của Giáo hội (Giáo luật Canon 212, mục 3). Trong Thánh Kinh , Chúa đã phán: “ Ta là cây nho, chúng con là cành. Cành nào ở trong Ta và Ta ở trong nó, nó sẽ trổ sinh nhiều hoa trái.Bất cứ cành nào ở trong Ta mà không trổ sinh hoa trái, (Cha Ta) sẻ chặt nó đi” (John 15:2, 15:5). Nếu hết trong sáng, tôn giáo không còn là ngọn hải đăng soi đường trong đêm tối. Bởi thế, cần lương thiện sám hối. Đức Giáo hoàng Felix III đã nói: “ Không chống sự sai trái tức là chấp nhận sự sai trái. Không bảo vệ sự thực, tức là xoá bỏ sự thực. Không đương đầu với kẻ làm sự ác khi mình có thể, tức là cổ võ kẻ ấy.”
Người công dân sẽ phục vụ Đất nước đắc lực hơn khi đồng thời là một tín hữu biết nêu gương chứng nhân. Thay vì “theo đạo” một cách thụ động, người tín hữu phải “sống đạo” nhiệt tình, biết đổi mới việc rao giảng Phúc Aâm, biết chọn công ích làm mục tiêu và phục vụ làm nền tảng. Như vậy, giấc mơ “Đạo Nhập Thế” mới trở thành sự thực. Người Kitô hữu, công dân của Nước trần thế và Nước Trời, mới chu toàn nghiã vụ trần thế của mình một cách trung tín, theo sự hướng dẫn của Phúc Aâm. Cụm từ “dấn thân” lúc ấy sẽ mang đầy đủ ý nghĩa cao quý. Thuật ngữ “làm chính trị” sẽ không còn bị khinh miệt. Lý trí và Cầu nguyện giúp chúng ta bình tâm chọn lựa giữa cái thiện và cái ác, chân thành và gian dối, thương yêu và thù hận. “Muốn làm thánh nhân thì phải thành nhân trước đã .“ (Gioan Bosco).
Người công dân-tông đồ công giáo VN phải chiến đấu ngày nay trên hai mặt trận, hệ trọng như nhau: Bảo vệ Giáo hội chống sự phá hoại từ bên trong của các Lực lượng Aâm phủ và đồng thời, áp lực CS tôn trọng nhân vị. Đòi hỏi này vượt lên trên luân lý cá nhân. Vì nó là tiêu chuẩn nền móng để xây cơ cấu xã hội. Vì mục tiêu xã hội là Con Ngưởi.
Trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã lên án tinh thần quốc gia quá khích, bệnh hoạn và hẹp hòi. Ngài kêu gọi cảm hoá kẻ thù bằng Tình thương và Tha thứ. Trong đọan 5 của Huấn từ ngày 22.1.2002, Ngài xác nhận: “ Giáo hội không hề muốn thay thế những người trách nhiệm của Nhà nước và những công việc của các cá nhân hay tập thể mà chỉ mong muốn có thể thi hành sứ mạng chuyên biệt của mình.”
Những lời huấn dụ này cần được Giáo hội giải thích tường tận. Các giáo hữu cần phân tích sâu rộng hầu tìm ra những kết luận nghiêm chỉnh và phương thức hành động thích hợp trong việc đòi hỏi Tự do, Dân chủ cho xứ sở.

Kết luận

Bỏ nước ra đi để thoát nạn độc tài cộng sản là một quyết định chính trị quan trọng.
Chúng ta đã đầu phiếu bằng đôi chân. Nhưng cuộc đấu tranh không thể ngưng tại đây.
Người tín hữu Công giáo Việt Nam may mắn có một Giáo hội lãnh đạo anh minh với một uy thế lớn trên thế giới, về tinh thẩn lẫn chính trị. Con đường phải tiến tới để giải thoát Đất nước, tuy nhiên, còn dẩy đầy chông gai. Cần kiên trì, sáng kiến và hy sinh để tạo một sức mạnh nhân dân. Yếu tố Nhân Dân là yếu tố quyết định và duy nhất để thắng lợi. Không thể ỷ lại vào Giáo hội. Nên tránh thương mãi hoá tôn giáo. Tránh lạm dụng lá cờ tín ngưỡng. Tránh dùngï tôn giáo như một công cụ. Đừng buôn Thần, bán Thánh.
Hảy vững đức tin. Hảy hành động theo Công lý để xây dựng Hoà bình. Một nền Hoà bình Công chính.
Chính nghĩa không thể thua. “Hởi đàn chiên bé nhỏ, đừng sợ!” (Tổng huấn Giáo hội Á châu, số 50:3)

Xin cám ơn sự chú ý của các bạn.