Nguyễn Quang
Từ Điện
Biên Phủ đến Khe Sanh
Nội tình miền Nam sau ngày Tổng Thống Diệm bị lật đổ ngày
càng tụt dốc trong sự bất ổn định, những vụ xuống đường, bãi khoá xảy ra thường
xuyên trên khắp các tỉnh thành miền Nam, nội giặc từ bên trong khiến việc bảo
vệ chế độ tự do trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chỉ cần một hồi trống của
những kẻ phá hoại từ đâu chạy vào trường chụp lấy dùi và đánh loạn xạ, thế là
cả trường học trở nên xáo trộn phải tạm thời đóng cửa. Rõ ràng phe miền Bắc đã
thâm nhập vào các tổ chức của phe miền Nam, nhất là Phật giáo và một khi
chính quyền thẳng tay với các tổ chức này thì đụng phải sự phản kháng, hô hoán
chính phủ đã đàn áp tôn giáo, đảng phái.
Như Thiền
Sư Nhất Hạnh tuyên bố về sau này, đó là vào năm 2001, khi mọi người Việt Quốc
gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đều tỏ thái độ bất bình đối với Thiền sư, khi
ông ra sức bênh vực bọn khủng bố trong biến cố 11-9, cũng như tuyên bố trong
thời chiến tranh Việt Nam, chỉ vì 7 du kích bắn máy bay Mỹ khiến không lực Hoa
Kỳ đã ném bom tiêu diệt 300.000 gia đình tại thị xã Bến Tre, trong khi dân số
tại đây chỉ có 80.000 ngàn người.
Trước đó,
vào năm 1970, nhân dịp tham dự International Conference On Peace and Religion
tại Tokyo, thiền sư Nhất Hạnh đã lợi dụng cơ hội này, sử dụng diễn đàn để mạt
sát chính quyền miền Nam và lên án Mỹ xâm lăng. Khi được hỏi: “Làm sao để có
hòa bình ở Việt Nam?”
Thiền sư Nhất Hạnh đã trả lời như một đảng viên cao cấp của VC: “Chỉ cần giải
giới quân đội miền Nam”.
Thiền sư Nhất Hạnh còn đòi hỏi quân đội Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam, ngưng
oanh tạc Bắc Việt, thành lập chính phủ Hòa Hợp Hòa Giải tại miền Nam, giống y
như đòi hỏi của CSVN.
Nạn nhân của những cuộc đình công là con em phải bỏ học,
những vụ xuống đường liên tục nhất là vào những năm 1966 với cuộc đấu tranh của
Phật giáo miền Trung và liên tiếp những năm sau đó mà chắc chắn có sự nhúng tay
sâu đậm của chính trị cục miền Bắc với các phong trào đòi quyền sống, báo chí đi
ăn mày… đã khiến tâm trạng của người dân miền Nam vô cùng hoang mang, dao động.
Bao gia đình có con em sinh tử ngoài chiến trường để bảo vệ chế độ tự do, họ tự
hỏi nhờ đâu những trí thức thường là gốc nhà tu kia được du học, đỗ đạt mà nay
quay lưng lại với những binh sĩ đã chiến đấu để bảo vệ cho họ được thành tài
như vậy. Tôn giáo trở thành vấn đề khó xử khi vốn truyền thống người dân Việt
rất trọng tâm linh.
Không riêng ở Việt Nam nơi trực diện với cuộc chiến, tại
Hoa Kỳ một Đồng Minh của phe miền Nam, những vụ xuống đường biểu tình chống
chiến tranh Việt Nam của giới sinh viên từ Trường Ðại Học Kent State University,
do một Giáo Sư, đảng viên Cộng Sản Mỹ lãnh đạo, chỉ huy theo kế hoạch của Ðệ
Tam Quốc Tế Cộng Sản. Cộng Sản Quốc Tế biết rằng đánh thắng Hoa Kỳ trên
chiến trường Việt Nam thì khó, nhưng đánh thắng Hoa Kỳ tại Quốc Hội, trên đường
phố, ở các trường Ðại Học, trên mặt trận truyền thông thì không khó lắm,
cho nên công cuộc lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, góp
phần đập tan tinh thần chiến đấu, quyết thắng của Quân Ðội Mỹ - và người ta chỉ
biết rõ phần nào vai trò của đảng Cộng sản Mỹ khi vị Giáo sư lãnh đạo phong
trào sinh viên biểu tình chống chiến tranh Việt Nam này từ trần, có Tổng Bí Thư
Ðảng Cộng Sản Mỹ dự tang lễ, đọc điếu văn, nêu cao thành tích của người quá cố,
đã góp công sức vào việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam theo đường lối, kế hoạch
của " Phong trào Cách Mạng Vô Sản thế giới”.
Hậu quả của nó không phải sự hoảng
loạn từ chiến trường nhưng từ thượng tầng lãnh đạo trước, rồi mới đến hạ tầng
là những binh sĩ kiên cường chiến đấu phải bỏ súng vì những quyết định sai lầm
từ cấp trên. Vị Tổng Tư Lệnh
Quân Ðội Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh bỏ những phòng tuyến đầu tiên, nên quân
đội chưa đánh mà bỏ chạy tán loạn cùng hàng triệu dân chúng, hậu quả thật thảm
hại!
Nguyên
tắc của cộng sản miền Bắc là “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố
bất ngờ để tạo thế chủ động, giúp địch trở tay không kịp”. Dùng chiến tranh du
kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn
lực lượng rồi tổng tấn công. Thế nhưng taị cổ thành Quảng Trị cộng sản đã bỏ sở
trường của mình, nhảy qua sở đoản, đó là đánh vỗ mặt.
Kết
quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi
trời bắt đầu tối, một đại đội quân Bắc Việt đã có mặt ở bên này bờ sông Thạch
Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn
được mươi, mười lăm người. Theo lời kể của Võ Nguyên Giáp: lần nhiều nhất là 35
đồng chí cả lành lặn, cả bị thương. Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích
đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng
gió hú ghê rợn như những âm hồn vang vọng khắp đáy sông. Như vậy, trung bình
mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực khoảng 135 đồng chí, và 60 ngày đêm
tấn công thành cổ cũng là 60 ngày đêm ta mất gần một vạn người, biến thành cổ
Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên trí thức miền Bắc.
Năm
1975, khi tấn công vào Sài Gòn, Lê Duẩn có quan điểm: Phải đánh chết những con
chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay
Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét
sạch chúng đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta.
Ngay
từ cuối năm 1979, khi biết Pol-Pot gây ra hoạ diệt chủng ở Căm pu Chia, theo
lời Tướng Giáp đã phát biểu trong các cuộc họp: “Trong hai thằng Lào và Căm pu
Chia, chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi, còn thằng Căm pu Chia sẽ phản
lại Việt Nam mình đó, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng
của quốc tế ”. “Nhưng anh Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Căm pu Chia là 3 nước
láng giềng, như 3 thế chân kiềng kê trên mảnh đất Đông Dương nên phải giúp nó,
sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai
tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu
tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó
chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi
binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực
lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu thuật trung
đoàn. Trung bình một ngày anh em bác sĩ ta phải cưa 40 chân chiến sĩ do bị mìn
cài, mìn đặt...Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như
gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa
xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu
tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km rồi mà mùi hôi
thối vẫn xông lên nồng nặc...” Đó là những lời tâm sự của một vị tướng vào cuối
đời, trong thời chiến ông thí quân quá nhiều và vô trách nhiệm đối với vấn đề
tù nhân bị bắt và liệt sĩ mất tích. Trong thời bình ông không dám can thiệp,
bảo vệ những sỹ quan thuộc quyền bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù từ Thượng Tướng
Chu Văn Tấn, Trung Tướng Đặng Kim Giang, Tướng Lê Liêm v.v.. hay những thuộc
cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống Đảng, vào năm 1967-68 đã thanh trừng khoảng 300 người “xét lại”. Đặc biệt là những vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và
quân nhân miền Nam trong các
trại cải tạo, hay thảm cảnh thuyền nhân của Việt Nam mà thế giới phải lên tiếng cấp
báo.
Và
bản chất của phần lớn các lãnh tụ nhất là cộng sản đó là đổ tội cho người khác.
Những kết luận thật đơn giản chỉ tổng kết trong vài câu nhưng vạn vạn sinh linh
con người cùng bao gia đình tan hoang đổ nát. Nói
đến Võ Nguyên Giáp mà không nói đến hai trận đánh lịch sử Điện biên Phủ và Khe
Sanh thì quả là một sự thiếu sót. Như chúng ta đã biết qua nhiều bài đọc bên lề
rằng trận Điện Biên Phủ thực ra được một tướng của Tàu chỉ huy dùng chiến thuật
biển người để thắng quân Pháp. Trận Khe Sanh năm 1968 thì quả thật do Võ Nguyên
Giáp chỉ huy đã thất bại nặng nề và chúng ta có dịp xem lại toàn cảnh những gì
diễn ra. Người Mỹ đã lập ra trận Khe Sanh với mục đích dụ VC và quan thầy của
chúng là Trung Cộng tưởng như là “một Điện Biên Phủ thứ hai ”. Khe Sanh có địa
thế lòng chảo giống như Điện biên Phủ. Người Mỹ đã cho một ít quân đóng ở đó để
dụ Việt cộng. VC tưởng đâu đây sẽ là trận đánh chôn vùi quân Mỹ giống như Điện Biên
Phủ nên liền cho tướng Giáp đứng ra điều khiển trận đánh này.
Trong
diễn biến trận chiến, người Mỹ đã chủ động dùng mọi kỹ thuật để thăm dò bước
tiến của VC. Khi họ thăm dò thấy VC đào hầm để mang quân đến gần căn cứ Mỹ thì
biết họ đã dụ được VC vào tròng. Khi VC sửa soạn mang 20 sư đoàn thiện chiến,
khoảng 200000 quân vào để đánh thì người Mỹ phản công theo đúng kế hoạch của họ
là trong thì pháo ra để chặn mức tiến quân của VC, bên ngoài thì dùng B52 để
trải thảm khiến quân VC nằm gọn trong tầm tiêu diệt. Như thế VC có rút cũng
không được và có tiến cũng không xong. Hai trăm ngàn quân VC đã bị tiêu diệt
hoàn toàn.
Thực
ra người Mỹ đã cho Trung Cộng biết rằng họ chẳng muốn thắng chiến tranh Việt Nam, song nếu
họ muốn thắng thì chẳng có gì khó.
Trong
một thế giới đa cực nhưng vẫn qui về một giềng mối ‘đồng qui nhi thồ đồ’ như ngày
nay, sẽ không có kẻ thắng người thua mà hoặc cùng thắng, hay cùng thua. Chỉ
những kẻ ngây ngô vẫn tưởng rằng mình đã thắng hai "Đế quốc" lớn nhất
thế giới là Pháp và Mỹ. Thực ra mình chỉ là những con tốt bé nhỏ do các đại
cường điều khiển. Nỗi kinh hoàng, đáng thương, đó là các thường dân vô tội đã
lãnh trọn gói hậu quả của chiến tranh, ngày nay xem lại những đoạn phim video
về các cư dân quanh vùng Khe Sanh chạy trốn bom mìn, những người phụ nữ già trẻ
uốn khom cả người trong sợ hãi len qua các thân hình to lớn của quân Đồng Minh
để chạy thoát khỏi bom mìn. Bên cạnh những thanh niên trai trẻ phần lớn là
người dân tộc nơi đây bị trói lại giơ tay lên đầu hàng. Không ai tin rằng giữa
họ đã có hận thù với nhau, nếu tất cả không mang vào trong tâm tưởng của nhau
những ý thức hệ từ đâu đưa đến qua những nhà tư duy không tưởng, nhưng chính
những kẻ hàn lâm tri thức đầy mình kia cũng chỉ là trò chơi bình phong của
những nhà chế tạo vũ khí và nó phải được tiêu thụ.
Ngoài ra với hàng loạt địa danh khác từ Khe Sanh, Ðông
Hà, Phù Ly, Phù Củ tới Pleime, Dakto, Ben Het... và thậm chí từ cả những vùng
đất không tên… nhớ lại những gì Pierre
Dacourt viết:
“Tôi đã đi xuyên qua một
ngôi làng ở Dakson bị hủy diệt bởi một tiểu đoàn Bắc Việt. Chân tôi bước trên
những đống tro tàn còn hơi nóng, ngập đến mắt cá, tro của các căn nhà tranh bị
đốt bằng súng phun lửa. 250 xác người Thượng trong đó có 103 trẻ em gục chết
khắp nơi trên mặt đất đang âm ỉ cháy. Một cảnh tượng ghê rợn, tàn ác, không thể
chịu nổi với các tử thi sình trương bị nướng phồng dưới ánh mặt trời, tương tự
những con heo quay có đầu người...”
***
* Trích từ tác phẩm Chiến Tranh & Hòa BÌnh Việt Nam của tác giả Nguyễn Quang