Từ khi nào mà Tuổi Trẻ
lại tuột dốc thảm hại đến vậy?
Vụ bê bối xâm hại tình dục đang làm báo Tuổi Trẻ tuột dốc thê thảm, trở thành xấu xa trong mắt rất nhiều bạn đọc, trong đó có tôi, người từng xem Tuổi Trẻ như một tờ báo mà tôi nghĩ là “chơi được”. Tuy nhiên, sau tai tiếng của nhà báo Đặng Anh Tuấn, một loạt các vụ quấy rối tình dục liên quan đến các “sếp lớn” của tờ báo này cũng lần lượt bị phanh phui, thì sự kính nể của tôi dành cho Tuổi Trẻ trước kia cũng sụp đổ. Từ khi nào mà một tờ báo của Đoàn Thanh Niên, lại biến chất trở thành tờ báo tiên phong trong phong trào quấy rối tình dục?
Từ khi nào mà một tờ báo của Đoàn Thanh Niên, lại biến chất trở thành tờ báo tiên phong trong phong trào quấy rối tình dục?
Tuổi Trẻ từng có một thời vàng son khi được đánh giá là tờ báo hàng đầu Việt Nam trong những năm 1990 – 2005. Rất nhiều bạn đọc từng rất yêu mến tờ báo khi mà thời ấy có nhiều cây bút rất tâm huyết với nghề: bà Kim Hạnh, ông Lê Văn Nuôi, Hàng Chức Nguyên, Trần Trọng Thức, Tâm Chánh… và nhiều tên tuổi khác.
Không ai có thể quên những phóng sự, bài viết dũng cảm như vụ chỉ ra sự thật 16 tấn vàng của VNCH, các vụ án Năm Cam, PMU 18, vụ công ty dược phẩm Zuellig Pharma lũng đoạn thị trường thuốc tây… Toàn những vụ việc chấn động mà không phải tờ báo nào cũng dám phanh phui. Cũng chính vì vậy mà không ít Tổng Biên tập của tờ báo này bị mất chức, nhiều phóng viên bị đình chỉ công tác. Và sau khi ông Lê Hoàng bị cách chức, Tuổi Trẻ bắt đầu vào thời kỳ suy thoái, khi các cá nhân không có nghiệp vụ báo chí, không có tâm huyết với nghề, không có chút dũng cảm trong nghề, đặc biệt là KHÔNG CÓ ĐẠO ĐỨC,… từ bên thành đoàn được chuyển qua làm lãnh đạo.
Thế rồi cái xấu bắt đầu có cơ hội lan tỏa và được dung dưỡng. Những bài viết “máu lửa” bị gạt qua, thay vào đó là những kiểu viết “trả tiền” không biết đâu là thực hư. Cái xấu được bảo bọc thì nó lớn mạnh, lớn mạnh thì nó cũng có ngày vỡ tung ra trước bàn dân thiên hạ, nhất là trong thời buổi của thông tin mạng.
Hai “sếp” công tác tại báo Tuổi Trẻ có liên quan đến bê bối tình dục
Câu chuyện đang mang đến nhiều cảm xúc nhất chính là thông tin nhà báo Đặng Anh Tuấn – Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ xâm hại tình dục một nữ sinh viên khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khiến nữ CTV này quá uất ức phải tự tử. Đây chính là nguồn cơn dẫn đến hàng loạt các vụ bê bối khác liên quan đến các nhân sự của Tuổi Trẻ đã bị phanh phui: Trưởng văn phòng Sông Tiền báo Tuổi trẻ – Nguyễn Hoài Phong hiếp dâm cộng tác viên; vụ nữ Phóng viên trẻ tuổi, xinh đẹp của báo Tuổi trẻ – Bạch Hoàn cướp chồng, phá tan hạnh phúc gia đình người khác,…
Tuy nhiên, điều khiến dư luận căm phẫn nhất có lẽ chính là thái độ bao che cho tội phạm và coi thường tính mạnh, danh dự của nạn nhân mà báo Tuổi Trẻ đang thể hiện.
Nhẽ ra, Tuổi Trẻ nên xem xét thấu đáo câu chuyện từ phía cô gái tự tử kia. Báo nên quan tâm, chia sẻ với những khó khăn mà cô ấy đang trải qua, nếu có. Nếu lời tố cáo của cô ấy có cơ sở hợp lý, có bằng cứ đủ thuyết phục, thì chính tờ Tuổi Trẻ phải đưa vụ việc này đến với cơ quan chức năng để xử lý theo pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi sự việc đã trôi qua cả 1 tuần lễ, người ta chỉ thấy Tuổi Trẻ chậm trễ xử lý, thậm chí là gồng mình lên bảo vệ cho phóng viên của mình (hay là để cứu vãn hình ảnh của tờ báo) bằng cách khẳng định một cách vô căn cứ rằng “Kết quả xác minh bước đầu cho thấy thông tin một cộng tác viên của báo Tuổi Trẻ tự tử là không chính xác”. Không chính xác ở chỗ nào thì không thấy báo Tuổi Trẻ nhắc tới? Chưa kể, nếu thực sự thông tin cộng tác viên của báo tự tử không chính xác thì hà cớ gì tờ báo phải ra mặt xin lỗi độc giả về nghi vấn này? “Không có lửa làm sao có khói”, không có thật tại sao lại ra mặt xin lỗi?
Vấn đề có tự tử hay không chỉ là một khía cạnh về hành vi, còn bản chất cần được nắm rõ là sinh viên này đã phải chịu một sự bất ổn tâm lý nghiêm trọng kéo dài suốt nhiều tháng ròng rã do tác động của việc bị xâm hại thì không hề thấy báo Tuổi Trẻ đề cập tới, hay cố tình làm ngơ?
Cần lưu ý, nếu quả thực phóng viên “tự xưng” Đặng Anh Tuấn vô can trong vụ việc, thì anh ta đã nhanh chóng gõ cửa cơ quan công an để làm rõ việc bị người khác cố tình bôi nhọ thanh danh mới phải? Đằng này anh Tuấn lại trốn nhui trốn lủi, không dám ra mặt, rồi đơn phương xin từ chức. Chỉ có kẻ phạm tội, bất lương mới hành động bất minh như vậy, thế nhưng ban biên tập báo Tuổi Trẻ vẫn tìm cách để “tiến hành các bước bảo vệ danh dự, uy tín của cán bộ, công nhân viên, cộng tác viên của báo”.
Trước thái độ vô trách nhiệm của báo Tuổi trẻ, phía thầy cô khoa Báo chí truyền thông, Đại học KHXH NV TPHCM đã buộc phải lên tiếng: “Nội dung thông cáo báo chí mà Tuổi trẻ đã phát đi cùng với bản tin phát ngôn về vụ việc này đăng trên báo Tuổi Trẻ online chiều ngày 19/4/2018 khiến chúng tôi rất thất vọng. Chúng tôi muốn lưu ý, chúng ta cần nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề là SV CCC đã chịu đựng một quá trình khủng hoảng tâm lý nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần khiến cô ấy suy kiệt sức khỏe và phải đối mặt với quyết định tiêu cực về cuộc đời mình.”
Đặc biệt, phía Khoa báo chí và Truyền thông nhấn mạnh: “Kêu gọi quý vị nghiêm túc đối mặt với một vấn đề mà không phải lần đầu báo Tuổi Trẻ phải đối mặt”. Rõ ràng đây không phải là bê bối đầu tiên của tờ Tuổi Trẻ mà phía sinh viên của khoa BCTT của trường Đại học KHXN&NV phải chịu đựng. Báo tuổi trẻ nếu còn chút lương tri thì đã không mang những nghiệp vụ và kỹ năng nhà báo hòng lấp liếm bao bọc cho cái mất dạy vô sỉ.
Cưỡng hiếp có nhiều loại, thế nhưng cái kiểu cậy thế, cậy quyền để dụ dỗ, lợi dụng những người trẻ đang hoang mang sợ hãi cho tương lai nghề nghiệp mà đoạt tiền, đoạt tình của họ thì đó quả thật là hành vi quá đốn mạt, hèn hạ, bẩn thỉu.
Muốn cứu vãn thanh danh của mình, xử lý khủng hoảng truyền thông này, nhẽ ra Tuổi Trẻ nên đứng ra bảo vệ cô gái kia và trừng phạt kẻ có tội, chứ không phải là kiểu xử lý đứng hẳn về phía phóng viên của mình, công khai lấp liếm, chối bỏ trách nhiệm. Phải chăng đó là lý do mà hàng loạt các vụ bê bối của Tuổi Trẻ lần lượt bị “chìm xuồng” một cách kỳ lạ? Và cách bảo vệ những phóng viên tha hóa về đạo đức là cách Tuổi Trẻ đang giữ gìn thanh danh của chính tờ báo? Tiếp tục dung dưỡng cho cái xấu, để cái xấu có cơ hội bộc phát, biến nó thành phong trào lan tỏa từ thời này sang thời khác, làm hoen ố cả một làng báo là cách Tuổi Trẻ đang hướng tới?
Một cựu phóng viên của báo Tuổi Trẻ từng cho biết, khó có khả năng xử nghiêm tay trưởng ban kia dù thực sự có thể có hiếp dâm. Đơn giản là trước nay chuyện lạm dụng tình dục trước cộng tạc viên nữ ở đó đã thành lệ thường. Từ sếp to, sếp nhỏ, sếp văn phòng thường trú cho đến mấy phóng viên có chút máu mặt đều có lúc, có thời cặp kè với sinh viên thực tập. Một người từng được dư luận tôn trọng về thành tích chống tiêu cực, cũng đã bỏ vợ con ở với một sinh viên mới ra trường.
Cưỡng hiếp có nhiều loại, thế nhưng cái kiểu cậy thế, cậy quyền để dụ dỗ, lợi dụng những người trẻ đang hoang mang sợ hãi cho tương lai nghề nghiệp mà đoạt tiền, đoạt tình của họ thì đó quả thật là hành vi quá đốn mạt, hèn hạ, bẩn thỉu. Và những kẻ đứng đầu dung dưỡng, bao che, thậm chí là tạo điều kiện cho nó phát triển và trở thành phong trào, tiền lệ cho cả một bộ máy là điều không thể chấp nhận được. Nội bộ thì đầy tiêu cực thế nhưng hàng ngày chúng vẫn rao giảng đạo đức như thể mình tốt đẹp lắm vậy. Liệu chúng ta có thể chấp nhận một tờ báo “đạo đức giả” vẫn ngang nhiên tồn tại hay không?
Không có một kỹ năng hay nghiệp vụ nào cho dù tinh vi đến đâu có thể che giấu được sự thật đâu hỡi báo Tuổi Trẻ.
(Tổng hợp)
http://redvn.info/tu-khi-nao-ma-tuoi-tre-lai-tuot-doc-tham-hai-den-vay.html