Vạch Trần Chiến
Lược của Trung Cộng
Nhằm Biến Cải Đất Cao Nguyên
Thành Tây Tạng Thứ
Hai
Mai Thanh Truyết
Cao nguyên Trung phần là xương sống của Việt Nam
và là một vị trí chiến lược, quân sự và kinh tế. Hiện tại, cao
nguyên nầy góp phần không nhỏ vào việc thu nhập ngoại tệ qua xuất
cảng cà phê, trà và hột tiêu. Nhưng hiện tại, vùng đất basan màu mỡ
nầy đang đứng trước hiễm hoạ bị tàn phá do âm mưu của ngoại bang
phương Bắc.
Ngày 22 tháng 12 năm 2008, có một sự kiện nổi bật
xảy ra tại Việt Nam. Đó là cột mốc phân chia biên giới đã được chính
thức khánh thành trước sự chứng kiến của đại diện của hai quốc gia
Việt Nam và Trung cộng tại Ải Nam Quan. Sự kiện thứ hai xảy ra vào
tháng 2, 2009 cũng không kém phần quan trọng là một cuốn sách vừa
phát hành ở Hà Nội vinh danh một ông tướng Tàu (ngưới viết thấy
không cần thiết phải nêu tên kẽ thù dân tộc ra đây) trong cuộc chiến
ngắn ngũi ở 6 tỉnh biên giới Việt-Trung vào tháng 2 năm 1979.
Sự kiện thứ hai nói lên tâm lý đầu hàng. Nhắc đến
điều nầy, ai trong chúng ta, những người thức thời và còn tinh thần
quốc sỉ, quốc nhục, hẳn không khỏi bất mãn khi thấy thái độ tôn vinh
ca ngợi kẻ cầm đầu đạo binh hùng hậu tiến tới tàn phá biên giới miền
Bắc theo một tài liệu do nhà xuất bản Văn Hoá (Hà Nội) phát hành.
Hành động xâm lăng nầy đã gây tử vong không ít cho cả đôi bên từ 60
đến 120 ngàn người (cả hai bên đều giữ bí mật cho nên con số chỉ
được ước tính qua các nguồn tin ngoại quốc mà thôi). Ai không cảm
thấy bất nhẫn trước “đống xương vô định đã cao bằng đầu” như thế?
Thêm nữa, nghĩa địa chôn cất kẻ ngoại xâm lại có bia dựng đầy nhân
nghĩa theo kiểu nhân nghĩa bà Tú Đễ là “Nghĩa trang Liệt sĩ Trung -Việt”.
Hiện nay, có trên 40 nghĩa trang “Ghi ơn liệt sĩ Trung Quốc” nằm rãi
rác ở miền Bắc; mộ bia và cổng vào được ghi bằng chữ Hán và Việt,
đôi khi hoàn toàn bằng chữ Hán. Nhưng chưa hết, trên trang bìa sau
của cuốn sách, còn trịnh trọng ca ngợi kẻ thù đã xâm lược, giết hại
đồng bào của mình qua hình ảnh người lính Trung hoa “anh hùng”.
Cũng chính nhờ hai sự kiện nổi bật trên khiến
cho người dân Việt Nam cả hải ngoại lẫn quốc nội đều thấm thía cái
điêu linh của đất hiện nay. Đồng thời, ta có thể hình dung được âm
mưu tiến chiếm Việt Nam của Trung Cộng qua những diễn tiến chính trị
trước mắt. Trong một bài viết vào tháng vừa qua dưới tựa đề “Trung
Quốc: Những mắc xích tiến chiếm Việt Nam”, người viết có nêu lên 7
điểm thể hiện lộ trình cũng như những suy tính của TQ trong công
cuộc thôn tính Việt Nam.
Những nhận định tiếp theo đây làm rõ nét thêm các
âm mưu trên qua các thông tin vừa được cập nhựt.
Lộ trình biến
cải Cao Nguyên thành Tây Tạng thứ hai của Trung Cộng
Từ bảy sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và
các quốc gia lân cận: 1- Công trình xây dựng xa lộ Trường sơn, 2 -
Mở rộng đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông qua thị
xã Quảng Tri, 3 – Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, 4 - Dự án quốc
tế giữa Trung Quốc, Lào, và Thái Lan trong việc khai thông lòng sông
Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy, 5 -
Thiết lập xa lộ nối liền thành phố Nam Ninh và Hà Nội, 6 - Miễn hộ
chiếu cho người Trung hoa vào tận mũi Cà Mau, 7 - Dự án khai thác
quặng bauxite ở vùng Cao nguyên miền Nam Việt Nam.
- Nhận xét về điểm mắc xích thứ hai, ta thấy
việc mở rộng con đường số 9 nối liền Quảng Trị qua Tchepone và
Sawannakhet bên Lào. Con đường nầy đã được tiếp nối qua sông Cửu
Long và kéo dài đến hải cảng phiá tây của Thai Lan là Mawlamyine.
Ngoài ra, tin mới nhất vừa nhận được là Trung Quốc đã hoàn tất công
trình tu sửa và mở rộng quốc lộ 13 nối liền Bắc Nam của Lào vào cuối
năm 2008. Hiện TQ cũng đang tu sửa và mở rộng quốc lộ 7 dự trù hoàn
tất vào năm 2010 xuyên Cambodia từ Nam Lào đến hải cảng
Sihanoukville ở vịnh Thái Lan. Cả hai dự án nầy là do viện trợ không
bồi hoàn của TQ. Như vậy, từ nay, những tỉnh phía Tây TQ đặc biệt là
Vân Nam, trung tâm công nghệ hoá chất hàng đầu, đều nối liền ra ba
cửa ngõ Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan để trao đổi xuất nhập cảng
với thế giới bên ngoài.
- Về mắc xích thứ năm, việc thiết lập thiết lộ
và xa lộ nối liền Côn Minh (Kunming) – Hà Nội- Hải Phòng và Nam Ninh
(Nanning) – Lạng Sơn – Hà Nội. Nơi đây chúng ta cũng có thể hình
dung được âm mưu của TQ trong việc ảnh hưởng lên kinh tế-chính
trị-quân sự của Việt Nam qua việc hình thanh các con đường chiến
lược kể trên.
Sau cùng, dự án khai thác quặng bauxite
do chính Nguyễn Tấn Dũng ra lịnh tiến hành ngay, mặc dù có biết bao
góp ý phản bác từ những nhà chuyên môn trong nước và hải ngoại, thậm
chí có những góp ý hoàn toàn trái ngược của Tướng Võ Nguyên Giáp,
cùng kinh nghiệm của các quốc gia đã khai thác như Nga , Nam Mỹ, Phi
Châu và Úc Châu.
Tất cả đều khuyến cáo là không đem lại hiệu quả
kinh tế mà mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Quốc phải
đóng cửa một nhà máy mới vừa khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân
tệ vì không giải quyết được áp lực của ngưòi dân và sức ép của luật
môi trường. Chính vì vậy mà Việt Nam “phải” tiến hành ngay việc xây
dựng hai nhà máy khai thác ở Đắk Nông dưới sự quản lý của nhân công,
kỹ sư và thiết bị hoàn toàn do phía Trung Quốc cung cấp. Hiện tại (tháng
2, 2009), theo tướng Giáp, đã có trên 100 nhân viên TQ hiện diện ở
hai công trường nầy Theo dự tính sẽ có trên 2000 công nhân và kỹ sự
TQ cho công trình trên. Họ đã xây dựng lều trại, chuyển chở thiết bị
và dụng cụ để khai thác quặng mõ (hay thiết bị quân sự để thăm dò
vùng tài nguyên dồi dào của cao nguyên Trung phần nầy?). Qua báo chí,
tất cả mọi ngã đường dẫn tới xả Nhân Cơ, trung tâm khai thác quặng
mõ đếu có công an đóng chốt, ngăn cấm mọi sự đi lại vào công trường
mà chính người dân địa phương cũng không rõ là công trường khai thác
gì? Tất cả đều nằm trong bí mật!
Cùng với dự án khai thác bauxite còn hai dự án
phụ góp phần vào là dự án xây dựng tuyến đường sắt nối liền Tây
Nguyên và Bình Thuận và dự án xây dựng bến cảng Bình Thuận để chuyển
tải alumin (giai đoạn đầu trước khi tinh luyện ra nhôm kim loại)
bằng đường hoả xa và đường biển.
Do đó, dự án khai thác bauxite đòi hỏi một lượng
điện năng khổng lồ và nguồn nước thật dồi dào, chưa kể đến nguy cơ
môi trường trước mắt là không khí bị ô nhiễm, môi trường nước cũng
bị ô nhiễm do bùn “đỏ” trôi theo đường nước đi vào sông Đồng Nai,
nguồn nước chính dự trù cho việc khai thác nầy. Nguy hiểm nhất là
bùn đỏ sẽ chiếm lĩnh một diện tích vô cùng to lớn và hệ sinh thái
chung quanh hoàn toàn bị hủy diệt, cùng vùng đất khai thác và vùng
đất chứa bùn đỏ bị hoang hoá hoàn toàn. Theo ước tính, muốn sản xuất
1,2 triệu tấn alumin hàng năm, phải cần đền một lượng điện gấp đôi
lượng điện Việt Nam đang có hiện nay. Vì vậy, để kết luận, tính cách
khả thi của dự án không cao, nếu không nói là bất khả thi.
Như vậy, quyết định trên có phải là một
quyết định đánh trống bõ dùi hay không?
Hay là còn có một “ý đồ” nào khác hơn là việc
khai thác nhôm? Sự hiện diện của công nhân, chuyên viên, kỹ sư Trung
Quốc ở vùng Cao nguyên, xương sống của Việt Nam, nguồn nguyên
liệu dồi dào còn lại của Đất Nước, có thể là một nhân tố chính trị -quân
sự- kinh tế để Trung Quốc có thêm điều kiện để khống chế Việt Nam ở
vùng Cao nguyên miền Nam nầy?
Nếu tổng hợp bảy mắc xích trên lại với nhau,
chúng ta có thể hình dung được một sự phối hợp chiến lược nhuần
nhuyễn về quân sự-kinh tế-chính trị. Nhưng sự phối hợp đó có thể chỉ
để phục vụ cho nhu cầu của đàn anh nước lớn để:
Chuyển vận hàng hóa xuất cảng từ lục địa Tây Nam
Trung Quốc sang Thái, Lào, Việt Nam và quốc tế. Sản phẩm nhập cảng
chiến lược của Trung Quốc là dầu khí, và Dung Quất sẽ là nguồn cung
cấp quan trọng cho vùng nầy. Hàng ngày nhu cầu dầu thô cho vùng Vân
Nam trên dưới một triệu thùng dầu và hàng trăm ngàn tấn hoá chất,
nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất hoá chất ở đây. Mở
được các thông lộ vể phía Nam qua ngõ Việt Nam, Thái Lan và Cambodia
sẽ hạn chế phí tổn rất lớn cho việc chuyển vận hai chiều so với việc
xuyên qua lục địa Tây Đông để tiếp cận với thế giới bên ngoài qua
ngõ Quang Đông, Quảnng Châu, Thượng Hải hay Hong Kong. Và còn
biết bao lợi ích khác nữa cho Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự
và chính trị khi vùng Vân Nam được khai thông về đường thuỷ, đường
bộ và trực tiếp đổ ra biển qua những mắc xích kể trên.
Âm mưu Hán hoá
Cao nguyên miền Nam
Qua những phân tích vừa nêu trên, chúng ta có thể
hình dung một viễn ảnh khá rõ ràng là Trung Quốc đã thể hiện nhiều
dấu hiệu chứng tỏ âm mưu thôn tính vùng đất trù phú của Việt Nam, và
vùng đất nầy cũng là cột xương sống nối liền Bắc Nam. Một khi chiếm
lĩnh vùng nầy dù dưới hình thức nào đi nữa, TQ sẽ nắm trọn khả năng
khống chế Việt Nam. Và Việt Nam sẽ không có lựa nào khác là
phải…tiếp tục đi theo “bảng chỉ đường của TQ” mà thôi.
Hiện tại, TQ đã phối hợp một cách gián tiếp với
người Chăm ở cao nguyên Boloven bên Lào, bên Cambodia, và “nhập
nhằng” tóm gọn hai dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa
Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyền của vương quốc
Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một
tiến sĩ người Chăm cổ suý. Nhóm nầy cũng được sự hỗ trợ của thực dân
Pháp vốn đã có quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa.
Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng Cao nguyên hiện tại đã
được các hội thiện nguyện Hoa Kỳ yểm trợ dưới danh nghĩa DEGA.
Theo tin tức được loan tải trên mạng, họ đã hình
thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã
được Liên hiệp Quốc công nhận qua Department Of Economic and Social
Affairs (DESA) dưới quy chế Tham Mưu (consultative status) kể từ năm
2009 nầy.
Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity
Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc và
Thuỵ Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ Lưu vong Chăm (Cham’s
Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống
của Champa là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu
của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Theo như dự định, chính
phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra
Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các chính phủ.
Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là
phải có bàn tay “lông lá” của TC mới có thể thực hiện được những dự
tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin
đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu dự định đặt trụ sở tại đảo
Hải Nam (TQ), nơi có một cộng đồng thiểu số Chăm nay gọi là Utsat cư
ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang định cư tị nạn
tại đây để chạy loạn vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi
không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà
khắc với dân chúng Chăm năm 988 (theo Georges Maspero trong quyển
sách Le Royaume de Champa). Nhưng sau đó, để tránh sự phản kháng của
các thành viên LHQ khác, trụ sở dự định mới sẽ là Thuỵ Điển, nơi có
một tiến sĩ người Chăm định cư để tạo danh nghĩa nhằm gây áp lực với
Việt Nam khi cần thiết.
Câu hỏi được
đặt ra là TQ giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì?
Câu trả lời giản dị sẽ là, TQ muốn hoàn toàn
khống chế Việt Nam trong lãnh vực kinh tế-quân sự-chính trị qua
việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần. Nắm được cao
nguyên nầy, TQ sẽ biến vùng nầy thành một vùng “lệ thuộc” như miền
đất Tây Tạng năm 1959. Đã siết được yết hầu của Việt Nam rồi, mặc
nhiên TQ có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của Việt Nam
trong mọi tình huống. Và biết đâu trong một tương lai không xa sau
đó, Việt Nam có thể sẽ là một tỉnh “lẽ” của TQ?
Nếu viễn ảnh trên đây trở thành một sự thật thì rõ ràng, điều
nầy sẽ không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo
tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề ra mà chỉ tô đậm thêm lý tính thần
phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu
kinh tế, chính trị, và quân sự của Trung Quốc hơn là tạo thêm phúc lợi
cho người dân Việt.
Thay lời kết
Qua những nhận định và phân tích vừa kể trên, quả thật chúng
ta đã thấy thật rõ âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc .
Đặc biệt qua sự kiện khai thác quặng bauxite ở Tây nguyên, không còn
gì để chối cải nữa là Việt Nam hoàn toàn thụ động trước tiến trình
chiếm cứ vùng Cao nguyên miền Nam Việt Nam của Trung Quốc. Việt Nam
hòan toàn nằm trong gọng kiềm của Trung Quốc qua các mắc xích phân
tích trên và lộ trình biến cải Cao Nguyên thành một Tây Tạng thứ hai
sẽ là một hiện thực trong một tương lai không xa.
Nguồn "www.khoahoc.net"