Món quà tinh thần
cho người Việt tại Paris
Bác
sĩ Nguyễn Quốc Nam thuộc Hội Thân hữu Pháp Á, trưởng Ban Tổ chức đã
chia sẻ: “Nhân kỹ niệm biến cố đau thương 30 tháng 4, đây là một dịp
hiếm có cho chúng ta, con em và thân hữu chúng ta xem phim VIETNAMERICA
và tham dự buổi thảo luận với nhà làm phim để chúng ta tái xác định tư
cách và danh dự của Cộng Đồng Tị Nan CS của chúng ta cũng như nhìn lại
những đóng góp mà chúng ta, con em của chúng ta đã đem lại cho Quốc Gia
ân nhân, đã mở rộng vòng tay tiếp đón, cưu mang chúng ta và cho con em
chúng ta có được cuộc sống an lành hôm nay”.
Phim VIETNAMERICA Tưởng Niệm Quốc Hận Thứ 43
Cùng Với Đồng Hương Tại 7 Thành Phố Âu Châu
· Hai cuộc trình chiếu tại Paris và một tại Bỉ
· VIETNAMERICA niềm an ủi cho người Việt tại Âu châu trong mùa Quốc Hận
*Bản tin VAHF,
LTS: Phái
đoàn hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt viết tắt là VAHF gồm
9 người đã có mặt tại 7 thành phố Âu Châu thuộc 4 quốc gia Pháp, Bỉ, Na
Uy và Đan Mạch trong chuyến đi dài hơn 2 tuần lễ bắt đầu từ ngày 24
tháng 4 tới 8 tháng 5, 2018 để trình chiếu phim VIETNAMERICA và tiếp xúc
với khán giả trong mùa Quốc Hận lần thứ 43 của người Việt tự do theo
lời mời của một số hội đoàn và tổ chức Cộng Đồng tại các quốc gia nêu
trên. Bài viết này tường trình vè những cuộc trình chiếu tại hai quốc
gia Pháp và Bỉ.
Món quà tinh thần cho người Việt tại Paris
Tại
Pháp, cuộc trình chiếu đầu tiên tại Hội trường nhà thờ Saint Jean
Porter Latine, thuộc quận Antony vào lúc 3 giờ chiều ngày 28 tháng 4,
2018 với sự tham dự đông đảo của đồng hương, một số người Pháp và giới
trẻ.
Bác
sĩ Nguyễn Quốc Nam thuộc Hội Thân hữu Pháp Á, trưởng Ban Tổ chức đã
chia sẻ: “Nhân kỹ niệm biến cố đau thương 30 tháng 4, đây là một dịp
hiếm có cho chúng ta, con em và thân hữu chúng ta xem phim VIETNAMERICA
và tham dự buổi thảo luận với nhà làm phim để chúng ta tái xác định tư
cách và danh dự của Cộng Đồng Tị Nan CS của chúng ta cũng như nhìn lại
những đóng góp mà chúng ta, con em của chúng ta đã đem lại cho Quốc Gia
ân nhân, đã mở rộng vòng tay tiếp đón, cưu mang chúng ta và cho con em
chúng ta có được cuộc sống an lành hôm nay”.
Bà
Nancy Bùi, nhà sản suất phim sau đó được mời lên để ra mắt khán giả. Bà
giới thiệu phái đoàn VAHF đến từ Mỹ gồm Tiến sĩ Đặng Thiệu, trưởng Ban
Nghiên Cứu, và phu nhân bà Quỳnh Hoan đến từ Houston, anh Trần Ngọc
Long, ban kỹ thuật,và bà Tuyết Trần một trong những sáng lập viên của
hội VAHF đến từ Austin, Texas, anh John Hòa Nguyễn, trưởng Ban Liên Lạc
Cộng đồng và vợ là chị Từ Vân, đến từ New Orleans, Bác sĩ Vũ Linh Huy
thân hữu của hội và phu nhân bà Thanh Phan đến từ Boston, quá nửa phái
đoàn đã tự lo mọi chi phí để đóng góp vào việc phổ biến cuốn phim tới
khán giả tại châu Âu, đặc biệt là giới trẻ và người bản xứ về sự thật
của cuộc chiến tranh Việt Nam và hành trình đi tìm tự do đầy máu và nước
mắt của hơn 2 triệu người Việt sau khi Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay
CS. Những người sống sót nay đã lập thành cộng đồng người Việt hải ngoại
trên 100 quốc gia trên thế giới.
Nhân
dịp này bà Nancy Bùi cám ơn nỗ lực của Ban Tổ chức trong việc làm đầy ý
nghĩa là đưa phim VIETNAMERICA tới Pháp trong thời gian người dân Việt
khắp nơi trên thế giới tưởng niệm ngày đau buồn của đất nước. Bà hy vọng
cuốn phim sẽ đem lại ý nghĩa đặc biệt cho mùa Quốc hận năm nay tại
Pháp, đặc biệt là cho giời trẻ. Phái đoàn VAHF sau đó đã tặng tấm Plaque
kỷ niệm tới Bs. Nguyễn Quốc Nam, ông Phan Văn Nhơn và món quà nhỏ tặng
ông Tài Jean Souppraya.
Gặp lại vị Bác sĩ đã bỏ 10 năm đi cứu vớt thuyền nhân
Và những người đã góp phần vào việc làm nên cuốn phim VIETNAMERICA
Cũng
trong dịp này, phái đoàn VAHF đã chân thành cám ơn và tặng món quà tri
ân cho một số quan khách đã giúp đỡ hội trong hai lần hội VAHF đến quay
phim tại Paris trong đó có Bác sĩ Viện trưởng Viện Đại Học Y Khoa Paris
Đinh Xuân Anh Tuấn, người đã bỏ 10 năm để giúp thuyền nhân cùng với tổ
chức Bác sĩ Không Biên Giới và World Vison tại Âu Châu đem con tàu Ánh
Sáng (La Lumiere) đi vớt người Vượt biển. Bác sĩ Tuấn đãcung cấp cho
nhà làm phim kiến thức về thuyền nhân và nhiều thước phim quan trọng đã
được dùng trong phim VIETNAMERICA. Ông Thiệu Đoàn, cựu Thẩm phán Tòa Án
Quân Đội Vùng 4, người đã bị tù nhiếu năm trước khi được thả và đoàn tụ
với gia đình, và ông bà Nhuận & Tường Vân Trần cựu tù nhân và bà là
cựu Luật sư tại Sài gòn đã làm hướng dẫn viên cho đoàn quay phim, Ông
Nguyễn Đình Nhân, Giảng sư ngành Điện ảnh và cựu Chủ nhiệm kiên chủ bút
báo Người Việt Paris đã giúp đỡ trong việc liên lạc với Thư viện Quốc
Gia INA. Ngoài ra, Giáo sư Vũ Quốc Thúc và nhà văn Dương Thu Hương không
thể có mặt cũng đã được gửi lời cám ơn trân trọng vì những đóng góp của
họ cho phim VIETNAMERICA.
Khán giả sau đó đã chăm chú theo dõi cuốn phim và đã bày tỏ sự xúc động của họ trong phần hội thảo.
Phần
hôi thảo đã diễn ra trong vòng thân mật với các thuyết trình viên gồm
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Tiến sĩ Đặng Thiệu, Bác sĩ Vũ Linh Huy, anh
John Hòa Nguyễn, bà Nancy Bùi với sự điều hợp của Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam
và ái nữ Chưởng Khế Nguyễn Quốc Mỹ Linh phụ trách phần thông dịch sang
tiếng Pháp. Một số người trẻ với những đôi mắt còn đỏ với giọng xúc động
đã đặt những câu hỏi liên quan tới kỹ thuật làm phim, về kinh phí và
thời gian thực hiện? Các em cũng chia sẻ sự khác biệt về lịch sử mà các
em đã học trong trường và đọc trong hầu hết sách sách báo tại Pháp. Các
em bày tỏ lòng biết ơn nhà làm phim đã giúp các em hiểu rõ hơn về chiến
tranh Việt Nam và nhất là sự hi sinh của cha ông đã đánh đổi cả mạng
sống để đưa các em tới xứ tự do.
Không thể đưa lịch sử trên nửa thế kỷ vào cuốn phim 90 phút
Hội VAHF với nỗ lực lâp thư khố điện tử cho người Việt hải ngoại
Có
ý kiến nêu ra và mong cuốn phim cần nói thêm về vấn đề tuổi trẻ cần làm
gì cho đất nước, số khác cảm thấy cuốn phim còn thiếu một số chi tiết
khác trong lịch sử.
Bs.
Tuấn nhân dịp này cũng chia sẻ xúc động của ông khi xem cuốn phim. Theo
ông, cuốn phim đã nhắc nhớ cho ông những ngày tháng vớt và giúp đỡ
thuyền nhân tại biển Đông. Ông cũng cảm thương cho kinh nghiệm đau
thương của những nhân vật trong phim, nhất là võ sư Nguyễn Tiến Hóa. Ông
cho biết ông cũng là môn sinh của phái võ Vovinam. Những hình ảnh như
sống lại trước mắt. Ông bày tỏ sự vui mừng vì phim VIETNAMERICA đã lưu
giữ những hình ảnh mang tích cách lịch sử về nguồn gốc của người Việt tị
nạn. Ông cũng đồng ý với thời lượng 90 phút, cuốn phim không thể đưa
hết chi tiết của một thời gian dài hơn nửa thế kỷ của lịch sử. Ông tỏ ý
vui mừng và mong mỏi hội VAHF tiếp tục phát triển thư khố điện tử mà ông
đã đọc được qua địa chỉ website: http://vietdiasporastories.ome ka.net/
để ghi lại những người đã chết và thân xác đã bị vùi sâu trong lòng
biển cả và những người còn sống hôm nay đã có những nỗ lực gì để đóng
góp vào các quốc gia bao dung họ để phổ biến một cách rộng rãi trên toàn
thế giới về nguồn gốc của cộng đồng người Việt hải ngoại nay đang có
mặt tại trên 100 quốc gia trên thế giới.
Buổi trình chiếu tại chùa Khánh Anh nơi có Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân
Ngày
hôm sau, Chủ Nhật 29 tháng 4, 2018, phái đoàn VAHF may mắn được tham
gia buổi lễ Tưởng Niệm Quốc hận với Lễ Truy điệu những anh linh tử sĩ đã
chết trong cuộc chiến và những người đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do
trước đài tưởng niệm Thuyền nhân với một con thuyền được dựng ngay
trong khuôn viên chùa Khánh Anh tại quận Evry. Thượng Tọa Thích Quảng
Đạo, Thầy trụ trì chùa cũng từng là thuyền nhân vượt biển năm 1981. Buổi
lễ đầy trang nghiêm và cảm động. Khách tham dự đã đứng nghiêm chỉnh
trước những lời kinh cầu của Thượng Tọa trụ trì dưới cơn mưa lạnh bất
chợt của Paris.
Buổi
chiếu phim đã được thực hiện ngay trong hội trường của Chùa sau bữa cơm
chay thanh đạm. Khoảng trên 200 khách đã ngồi đầy hội trường và có
nhiều người phải đứng vì không đủ ghế.
Một
chương trình văn nhệ nhẹ do nhóm Bussy Saigon của MC Nguyễn Trịnh
Nghĩa, ca sĩ Minh Hiếu và thân hữu thực hiện với những tiếng hát quen
thuộc tại Paris và sự đóng góp của ca sĩ Ngọc Long và Quỳnh Hoan của hội
VAHF. Những lời hát diễn tả thân phận của người tị nạn:
“Tự do ơi tự do, ta trả bằng nước mắt..” của nhạc phẩm “Xin Đời Một Nụ Cười” của nhạc sĩ Nam Lộc, hay:
”
Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng. Một lần đi là một lần vĩnh biệt. Một
lần đi là mòn lối quay về. Một lần đi là mãi mãi thương đau…”
của nhạc sĩ Nguyệt Ánh đã gợi nhớ cho khán giả những giây phút hoài cảm, xúc động.
Buổi
chiếu phim mà nhiều người mong đợi đã được diễn ra. Mặc dù có một đôi
chút trục trặc kỹ thuật vào lúc đầu nhưng khán giả đã kiên nhẫn ngồi
đợi. Khi phim được chiếu lên thì cả hôi trường im lặng theo dõi suốt 90
phút dài của cuốn phim. Có những tiếng nấc nghẹn ngào không thể giữ lại
được. Khi cuốn phim chấm dứt, đèn bật sáng mọi người vẫn còn mang đầy
cảm xúc. Rất đông những người trẻ ngồi nán lại để nghe những trao đổi
giữa hội VAHF và khán giả. Một số em đã mạnh dạn đứng lên bày tỏ cảm
tưởng và sự mang ơn cha mẹ đã từ bỏ tất cả và liều chết để đưa các em
tìm đến bến bờ tự do. Các em cám ơn nhà làm phim đã kể lại những câu
truyện người thật, việc thật sống động để các em được hiểu tường tận.
Buổi chiếu phim đã để lại những dư âm bồi hồi nhưng đầy hy vọng khi cuốn
phim còn nói về những người trẻ đã vươn lên trong thương đau để có
những thành công làm vẻ vang dân tộc Việt Nam như khoa học gia Dương
Nguyệt Ánh hay Tướng Lương Xuân Việt.
Chị Từ Vân có ghi lại trên facebook một số hình ảnh của hai cuộc trình chiếu phim tại Paris trong video clip : https://www.facebook.com/van.t u.5074/videos/pcb.211268959542 6616/2112686392093603/?type=3& theater
Trong
khi đó, những cuộc biểu tình nhân ngày Quốc hận lần thứ 43 đã diễn ra
trước tòa Đại sứ Việt Cộng tại Paris và nhiều địa điểm khác tại Pháp
cũng như nhiều thành phố tại các quốc gia Âu châu để đòi CSVN thả tù
nhân lương tâm, thực thi nhân quyền và dân quyền như họ đã cam kết khi
gia nhập Liên Hiệp Quốc để người dân Việt được sống tự do và đóng góp
vào việc gìn giữ quê hương trước hiểm họa mất nước vào tay Trung công do
CSVN đã vì quá lệ thuộc vào kẻ thù ngàn đời phương bắc để tồn tại nhưng
lại đẩy đất nước trước vực thẳm của họa diệt vong. Phóng viên Ca Dao
của đài SBTN-Âu châu đã có phần tường trình trong Link dưới đây: https://www.youtube.com/watch? v=EvsJGa39nOE
Khán giả tại Bỉ đội mưa bão đi xem phim VIETNAMERICA
Vì
những cuộc đình công của sở Hỏa Xa Paris, Bs. Nam may mắn lắm mới mua
đủ 9 vé cho phái đoàn chiếu phim nhưng cũng phải chia phái đoàn ra làm 2
nhóm. Sau buổi chiếu phim tại chùa Khánh Anh, nhóm I đã được bác sĩ Nam
đưa ra trạm xe lửa Gare Du Nord để đến Bỉ ngay trong đêm 29 tháng 4.
Nhóm còn lại đi vào sáng hôm sau được ông Đoàn Thiệu ân cần tiễn đưa tới
bến xe lửa để đến Bỉ vào buổi trưa vừa kịp cho buổi chiếu phim tại thủ
đô Bruxelles đúng vào buổi chiều kỷ niệm 43 năm Quốc hận 30 tháng 4,
2018.
Hội
trường Centre de Conference Notre Dame du Chant D’Oiseau tại thủ đô
Bruxelles của Vương Quốc Bỉ thật xinh sắn và có không khí của một Đại
học là địa điểm chiếu phim do nhóm Voice-EUROPE và thân hữu chọn để phim
VIETNAMERICA ra mắt khán giả tại Bỉ.
Buổi
chiều mưa bay tầm tã. Bầu trời ảm đạm như nỗi lòng của người Việt tại
Bỉ trong dịp tưởng nhớ đến ngày đau buồn của đất nước. Bà Lương Thế
Hương cùng quý vị trong Ban tổ chức lo lắng không hiểu trời mưa có ngăn
những bước chân của khách đến xem phim hay không? Ông Nguyễn Gia Thưởng
và người con trai tên Thiện, phụ giúp anh Nguyễn Ngọc Long về vấn đề kỹ
thuật, Bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo phụ trách điều khiển chương trình cho buổi
chiếu phim. Ông bà Vincent & Thục Trinh, ông bà Dương Hớn Long, bà
Ngọc Loan, cô Nguyệt, ông Phong lo tiếp tân và ẩm thực. Họ vừa làm công
việc chuẩn bị vừa nhìn ra lối vào hội trường vẻ lo âu.
Nhưng
khán giả đã đội mưa bão đến để xem phim. Con số từ vài chục lên tới một
trăm và rồi tới trước giờ chiếu phim số người tham dự đã trên 200
người. Gồm khách Việt Nam và khá đông giới trẻ và người Bỉ. Đặc biệt có
sự hiện diện của Thượng Nghị sĩ Bỉ, Bác sĩ Georges Dallemagne thuộc đảng
Nhân Chủ Nhân Văn (Humanist Demcratic Centre) và Ủy Viên Albert Guyaux,
người đại diện Vương Quốc Bỉ phỏng vấn và nhận nhiều ngàn người tị nạn
Việt Nam sinh sống tại Bỉ. Có nhiều người phải đứng vì con số đông đảo
người tham dự ngoài sự dự trù của Ban Tổ chức và đây là con số kỷ lục
chưa từng xảy ra cho những sinh hoạt của thành phố Bruxelles.
MC. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảo giới thiệu chương trình bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp lưu loát và chuyên nghiệp.
Sau
nghi lễ chào cờ và mặc niệm bà Thế Hương đã lên tuyên bố lý do của buổi
chiếu phim và cám ơn các nhà mạnh thường quân và thiện nguyện viên đã
hỗ trợ Voice-EUROPE. Bà Nancy Bùi sau đó đã lên sân khấu giới thiệu các
thành viên và thân hữu của hội VAHF và tặng quà lưu niệm cho
Voice-EUROPE và một số mạnh thường quân và thiện nguyện viên.
Quý vị là ai?
Buổi chiếu phim bắt đầu, quan khách chăm chú xem phim với nhiều cảm xúc.
Cuộc
thảo luận sau đó đã diễn ra thật sôi nổi. Ủy Viên Albert Guyaux đã chúc
mừng sự thành công của cuốn phim. Ông xúc động và không ngăn được nước
mắt khi nhìn lại những cảnh khốn khó đầy máu và nước mắt của thuyên
nhân, ông vui mừng vì một số không nhỏ những thuyền nhân đó nay trở
thành công dân Bỉ đang có những đóng góp to lớn cho vương quốc Bỉ. Ông
cũng cho biết hiện ông có một lượng tài liệu rất lớn về người Việt tị
nạn tại Bỉ. Ông mong mỏi những tài liệu này sẽ được lưu trữ và phổ biến
để mọi người được biết về nhóm di dân có những đóng góp rất tích cực
này.
Ngoài
một số khán giả bày tỏ cảm xúc khi xem phim và cám ơn hội VAHF đã làm
cuốn phim để người trẻ hiểu được nguồn gốc cũng như sự hy sinh của cha
mẹ, một nữ khán giả người Bỉ đã phát biểu rằng đây là lần đầu tiên bà
được biết về chiến tranh Việt Nam từ quan điểm của người Việt, bà rất
ngạc nhiên vì bà luôn nghĩ rằng Hồ Chí Minh là người có công trong việc
đem lại độc lập cho Việt Nam.
Bà
Nancy Bùi trả lời rằng thông tin bà biết được là từ nhóm chống chiến
tranh Việt Nam và từ tuyên truyền của Cộng Sản. Ông Hồ Chí Minh rời Việt
Nam từ năm 1911. Đã có nhiều người chứng minh được rằng ông ta ra đi vì
cá nhân, nhưng cho dù sự ra đi của ông có một chút gì cho quê hương
Việt Nam như một số sách vở của Hà nội tuyên truyền thì ý nghĩa này
không còn nữa khi ông ta trở thành đảng viên của đảng Cộng sản Quốc tế.
Ông ta đã được huấn luyện tại Nga, hưởng lương và đi khắp nơi trên thế
giới bằng giấy thông hành của Nga để phổ biến và reo rắc chủ nghĩa Cộng
Sản trong suốt 30 năm. Trong khi đó, cuộc chiến chống Pháp dành độc lập
của người dân Việt từ cuối thế kỷ 19 khi Pháp đặt chân xâm lược lên đất
Việt Nam. Đã biết bao người phải hi sinh và chủ nghĩa Thực dân khi Hồ
Chí Minh về nước vào năm 1944 đã đang trên đà xụp đổ trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, thực dân Pháp cũng đã bắt đầu trả tự do từng phần cho
Việt Nam Nhưng đến khi Hồ Chí Minh về nước với nhiệm vụ nhuộm đỏ 3 nước
Đông Dương Việt-Miên-Lào. Để nắm chính trường, HCM đã bắt tay với Pháp
để cho người Pháp trở lại để giết hầu hết những người yêu nước chống
Pháp mà không nằm trong đảng CS của ông ta và đưa Việt Nam vào cuộc
chiến tranh máu lửa từ năm 1945 tới 1954. Sau khi Việt Nam bị chia đôi,
HCM quyết chiếm cho được miền Nam bằng bạo lực nên đưa dân chúng 2 miền
vào một cuộc chiến tranh tương tàn thứ hai kéo dài 21 năm từ 1954 tới
1975. Nếu HCM là người quốc gia yêu nước hơn yêu chủ nghĩa CS, thì VN đã
tránh được cả hai cuộc chiến tranh máu lửa dài trên 30 năm.
Người
nữ khán giả không hỏi tiếp nhưng bà tỏ vẻ chưa hài lòng. Những tài liệu
một chiều mà bà bị ảnh hưởng không phải một sớm, một chiều có thể thay
đổi được nhưng ít nhất cuốn phim cũng cho bà thấy được một cái nhìn khác
về chiến tranh VN .
Một
nam khán giả người Bỉ có 2 câu hỏi xin được trản lời ngắn gọn là: Mục
đích của quý vị khi đem cuốn phim này đi chiếu khắp nơi là gì? Người
Việt Nam bây giờ sống tại nhiều nước trên thế giới. Vậy quý vị là ai?
Câu hỏi thứ hai là quý vị nghĩ gì về Việt Nam hiện đã thay đổi rất nhiều
và người Việt khắp nơi có thể về thăm Việt Nam một cách dễ dàng?
Bà
Nancy Bùi thay mặt hội VAHF trả lời ngắn gọn rằng vì hoàn cảnh lịch sử,
người Việt phải bỏ nước ra đi vì không thể sống dưới chế độ toàn trị
của CS. Người Việt hiện đang sinh sống trên 100 quốc gia và phần đông họ
đã nhập tịch và trở thành công dân của những quốc gia bao dung họ, Như
chúng tôi ở Mỹ, chúng tôi là công dân Mỹ, những người Việt đến Bỉ vào
quốc tịch Bỉ thì họ là công dân Bỉ, vân, vân. Nhưng chúng tôi đã đến từ
Việt Nam, nên chúng tôi có cùng nguồn gốc Việt. Ngoài nghĩa vụ công dân
của quốc gia chúng tôi đang cư ngụ, chúng tôi còn có một nước Việt Nam
để quan tâm và để hỗ trợ cho những đấu tranh của người dân trong nước
đòi hỏi những gì tốt đẹp cho Nước Việt và người dân Việt. Câu trả lời
thứ hai: Chúng tôi cũng thấy như ông là Việt Nam đã có những thay đổi so
với những cuối thập niên 70 tới 90. Nhưng những dinh thự, những phồn
hoa đó chỉ đem lại lợi ích cho người cầm quyền và phe đảng của họ. Đa số
người dân Việt Nam vẫn sống trong nghèo khó và thiếu tự do căn bản của
quyền làm người như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Những cuộc bắt bớ,
những án tù nặng nề mới đây như 14 năm, 12 năm, 10 năm hay 9 năm cho
những người chỉ nói hay viết lên những suy nghĩ của họ trước những bất
công của xã hội, những việc phá hoại môi trường nói lên đời sống bị kềm
kẹp của người dân VN. Riêng với những người Việt hải ngoại chúng tôi nếu
chỉ về VN tiêu tiền và đừng đụng tới vấn đề chính trị thì được để yên.
Ngược lại, chúng tôi cũng vẫn có thể bị bắt, bị tù, bị hành hung hay bị
trục xuất.
Khán giả đặt câu hỏi có vẻ hài lòng và có thái độ thân thiện hơn sau khi được nghe giải thích.
Đem đến niềm an ủi cho người Việt tại Bỉ
Nhiều
khán giả đã nán chụp hình với Ban Tổ chức và thành viên VAHF. Một số
khán giả đã đến nắm tay thân thiện và chia sẻ với nhóm chiếu phim:
‘Chúng tôi đi du học từ nhửng năm đầu thập niên 70. Trên 40 năm qua, bây
giờ chúng tôi mới được xem một cuốn phim nói về chiến tranh và chính
nghĩa của người Nam VN một cách trung thực. Đây là một niềm an ủi lớn
cho chúng tôi, nhất là trong dịp kỷ niệm 30 tháng 4 đau buồn của đất
nước…”
Bà
Lương Thế Hương cho biết dù rất bận bà cũng nhận thấy việc ghi lại
những tài liệu lịch sử cho người Việt tại Bỉ là quan trong, bà sẽ làm
việc với hội VAHF để có thể thực hiện những cuộc phỏng vấn cho chương
trình Oral History. Bà mong mỏi có nhiều đồng hương tại Bỉ tiếp tay.
Buổi
chiếu phim hoàn tất vào khoảng 10 giờ tối. Các quán xá đã đóng cửa. Bao
tử của đoàn chiếu phim kêu réo. Ban Tổ chức còn một ít thực phẩm đã gom
lại cho phái đoàn và ông Phong trên đường đưa phái đoàn về khách sạn đã
ưu ái ghé nhà lấy tặng một thùng mì gói. Ông Nguyễn Gia Thưởng và cháu
Thiện đã lưu lại để chia sẻ những câu chuyện không dứt về tình hình đất
nước về công cuộc đấu tranh trong và ngoài nước và những tô mì gói ngon
chưa từng thấy với phái đoàn chiếu phim cho tới quá nửa đêm mới quyến
luyến chia tay.
Ngay
sáng hôm sau 1 tháng 5, đoàn chiếu phim VIETNAMERICA đã lên đường bằng
phi cơ của hãng máy bay Norwegian để đến Na Uy cho kịp buổi chiếu phim
vào buổi chiều hôm đó.
(Xin
xem bài tường trình về những buổi trình chiếu kế tiếp tại Na Uy và Đan
Mạch, hai quốc gia Bắc Âu với cộng đồng người Việt sống an nhàn, hạnh
phúc nhưng không quên được trên 90 triệu người dân Việt Nam vẫn còn sống
trong kềm kẹp của CSVN trong khi đất nước đang đứng trên bờ vực thẳm
mất vào tay Trung Cộng ,và Phong trào thay đổi sách sử tại các trường
học Đan Mạch của những người trẻ sau khi xem phim VIETNAMERICA)
Bản tin VAHF
05/2018
Hình
trái từ trái: Bs. Nguyễn Quốc Nam, bà Nancy Bùi, Ông Trần Ngọc Long và
Tiến sĩ Đặng Thiệu tại Quảng Trường Tự do nơi mà hầu như mỗi tuần người
Việt Tự do tại Paris có những cuộc biểu tình chống đối sự đàn áp của
CSVN. Hình giữa: Phái đoàn trước bức tượng của các anh hùng nước Pháp
trong Thế chiến thứ nhất. Tứ trái: Chị Từ Vân, anh John Hòa, Bs. Nguyễn
Quốc Nam, bà Nancy Bùi, Bs. Vũ Linh Huy và vợ là bà Thanh Phan, Bà Quỳnh
Hoan, Tiến sĩ Đặng Thiệu và ca sĩ Ngọc Long. Hình phải: Phái đoàn thăm
Viện Bảo tàng chiến tranh Pháp. Người đứng góc trái là ông Tài Jean
Souppaya thuộc Hội Thân Hữu Pháp Á
Phái
đoàn chiếu phim và Ban Tổ chức gặp gỡ khán giả trước buổi chiếu phim
tại Hội trường nhà thờ St. Jean Porter Latine, thuộc quận Antony, Paris.
Buổi
thảo luận với khán giả tại Hội trường nhà thờ St. Jean Porter Latine,
thuộc quận Antony.Hình trái từ trái: các thuyết trình viên John Hòa, Bs.
Vũ Ling Huy, Bs. Đinh Xuân Anh Tuấn. bà Nancy Bùi, tiến sĩ Đặng Thiệu.
Hình phải: Quang cảnh hội trường buổi chiếu phim
Lễ
tưởng niệm ngày Quốc hận thứ 43 trước Tượng đài Thuyền nhân tại khuôn
viên chùa Khánh Anh, trong mưa lạnh buổi trưa ngày chủ nhật 29 tháng 4,
2018. Thượng tọa Thích Quang Đạo, trụ trì chùa Khánh Anh chụp hình lưu
niệm với quan khách, Ban Tổ chức và Phái đoàn chiếu phim VIETNAMERICA.
Phái Đoàn chiếu Phim tặng quà lưu niệm cho Thượng Tọa trụ trì. Người đứng bìa phải là MC Trịnh Nghĩa nhóm Bussy Sài Gòn
Các ca sĩ nhóm Bussy Saigon và hội VAHF giúp vui chương trình văn nghệ nhẹ
Khán giả gồm những vị cao niên, nhiều người ngoại quốc và những người trẻ
Và cả nhóm khán giả tí hon
Ly
rượu mừng tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam và phu nhân Mỹ Duyên (đứng
thứ hai tay phải) vì nhiệm vụ đã hoàn thành và những lời chia tay với
lời hẹn sẽ hợp tác trong tương lai.
Tại
Hội trường Centre de Conference Notre Dame đúng buổi chiếu 30 tháng 4
buổi chiếu phim VIETNAMERICA được khai mạc. Hình giữa bà Lương Thế Hương
tuyên bố lý do. Hình phải quang cảnh quan khách trong hội trườn
Hình
trái Thuyết trình đoàn: bà Nancy Bùi, Tiến sĩ Đặng Thiệu, bà Lương Thế
Hương và bác sĩ Vũ Linh Huy. Hình giữa: Khán giả hỏi “Quý vị là ai?”.
Một người trẻ bày tỏ ý kiến sai khi xem phim
Hình
trái: Thượng Nghị sĩ Bỉ, Bác sĩ Georges Dallemagne thuộc đảng Nhân Chủ
Nhân Văn (Humanist DemcraticCentre) chụp hình kỷ niệm với nhà sản xuất
Nancy Bùi và bà Lương Thế Hương. Hình phải Ủy Viên Albert Guyaux chụp
hình kỷ niệm với khán giả Việt Nam
Ban Tổ Chức và phái đoàn chiếu phim tại Bỉ chụp hình lưu niệm trước khi chia tay
Xin chào đồng hương tại Vương Quốc Bỉ. Mong ngày tái ngộ