Loại võ khí gây khiếp đảm cho
Cộng sản Việt Nam
SỨC MẠNH CỦA VĂN HÓA
VÀ
VĂN HÓA CỦA SỨC MẠNH
(bài 1)
*** LÂM LỄ TRINH ***
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng
học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình
nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người.
Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng
học.Tuy nhiên đến nay, các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định
nghĩa chung của văn hóa.
Năm 1952, trong tác phẫm “Cultures: A critical review of concepts and
definitions “, Kroeber và Khuckhohn thử tổng kết và đã liệt kê được...164
định nghĩa khác nhau trên thế giới. Trước thập niên 60, đặc biệt có hai định
nghĩa được coi như sáng giá nhất, do hai nhà nhân chủng học trứ danh đề nghị:
Edward B. Tyler, gốc Anh và K.H. Lowie, gốc Mỷ. Theo Tyler, văn hóa là “ nhửng năng khiếu và tập quán thụ đắc bởi
con người với tủ cách một thành viên của xã hội “. Còn Lowie thì ông cho
rằng văn hóa là “ tất cả những gì một cá
nhân thụ đắc được từ xã hội của mình như một di sản của quá khứ chớ không phải
do các cố gắng của bản thân “.Mới đọc thoáng qua, hai định nghỉa này có vẽ
giống nhau nhưng thật sự, hoàn toàn khác biệt. Đúng vậy, Tyler đồng hóa văn hóa
với văn minh, civilization, tức là giai đoạn con người đạt tới khi thoát ra khỏi
tình trạng man rợ.Trái lại, theo Lowie, văn hóa đồng nghỉa với tập tục, traditions, tức là cái vốn kiến thức được một nhóm người thụ động thừa
hưởng từ nhửng thế hệ trước chuyển lại. Mối liên hệ giửa hai định nghĩa vừa nói
là trong cả hai, văn hóa được xem như ngoại
lai, external, đối với con người. Nói cách khác, văn hóa là một thực thể
sống động, a living entity, có hiệu năng khiến con người hành động theo một
đường lối nào đó và đồng thời, bao hàm một tính cách bất khả cưởng lại. Một khi
đã thụ đắc một nền văn hóa, theo Tyler
và Lowie, thì phãi bám chặt và dính liền vỉnh viển với hệ thống văn hóa ấy. Căn
cứ vào khái niệm này, người ta đã phân biệt, thí dụ, văn hóa Đông phương, văn
hóa Tây phương..v..v..
Kể từ thập niên 70, quan điểm trình bày
trên bị nhiều thức giả kích bác sôi nổi, trong số này có Clifford Geertz, tác
giã của quyển sách nổi danh “ The interpretation of cultures “ (N.Y.:Basic
books,1973).Văn hóa không còn là một khái niệm được xem như phân ranh và thuần
nhất nữa. Văn hóa được phân ti'ch - theo ngôn từ của Geertz - như “ những màng
tơ ý nghĩa do chính con người dệt chằng chịt xung quanh mình để rồi bị vướng
mắc trong đó, webs of significance which
man himself has spun and in which he is suspended “. Khuynh hướng mới cho
rằng công tác nghiên cứu văn hóa là một ngành khoa học có tính cách giãi thích,
hướng về việc tìm ý nghỉa, search of meaning, hơn là một môn khoa học thực
nghiệm, nhằm mục phiêu khám phá định luật, search of law.
Tại Việt nam, trong quyển sách “ Việt Nam Văn Hóa Sử Cương “, xuất bản
năm 1938, Đào Duy Anh cho rằng văn hóa không chỉ bao gồm nhửng học thuật tư
tưởng mà còn liên hệ đến tất cã các phương tiện sinh hoạt của con người. Bời
thế mọi dân tộc, văn minh hay dã man, đều có văn hóa riêng, văn hóa của các sắc
dân khác chì khác nhau về trình độ cao thấp mà thôi. Định nghỉa của Đào Duy Anh
khá dài dòng, điều này dể hiểu vì khái niệm văn hóa không giản dị.
Trong tác phẫm “Văn hóa Sử Quan “, học giả Hoàng Văn Chí sai lầm khi phân biệt Văn
hóa và Văn nghệ và ông đã tạm đề nghị định nghỉa văn hóa như “ lối sinh hoạt và
suy nghỉ “ của nhân loại.
Gs Nguyển Khắc Kham, tác giả của bài khão
luận “ Đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam “,
nhận định Việt Nam có một nền văn hóa “ đa nguyên mà lại có đặc tính nhất
nguyên “. Đa nguyên vì kết tụ nhiều văn hóa khác nhau: văn hóa thạch khí Hòa
bình, thạch khí Bắc sơn, đồng đen Đồng sơn; văn hóa Trung quốc dưới hình thức
Khổng và Lão giáo; văn hóa Ấn độ xuyên qua Phật giáo; văn hóa Tây phương do ảnh
hưởng của Thiên chúa giáo; tư tưởng học thuật Âu Tây....Nhất nguyên, vì Việt
Nam đã thành công dung hợp ca'c trào lưu văn hóa nói trên để khởi sắc phong phú.
Theo Gs Kham, văn hóa Việt Nam
biểu hiện dưới ba hình thức chính yếu: Ngôn ngữ văn tự, Thơ văn và Nghệ thuật.
Khá đông học giả Tây phương - đa số là
người Pháp - như F. Dufell, Ernest Gourou, Charles Robequain, Jean R.
Guion...đã nghiên cứu sâu sắc thục chất và đặc tính của nền văn hóa Việt. Gần
đây, trong bài khão luận công phu “ Les
traits fondamentaux de la civilisation vietnamienne “ đăng trong tập san
Văn Lang, Paris, tháng chạp 1995, tác giả Thái Văn Kiểm đã phân tích và tổng
kết các đặc tính vừa nói:ảnh hưởng của nhửng điều kiện lịch sữ, khì hậu và địa
lý chính trị, nhu cầu và ý chí đấu tranh liên tục để tồn tại, sự nễ trọng giá
trị tinh thần và đạo lý, bẩm tính say mê thi phú, tập quán dân chủ lâu đời, quy
chế tự trị làng xã......
Mối
liên hệ giửa Văn hóa, Ý thức hệ, Kỷ thuật và Tự do.
Giới nhân chủng học quốc tế ngày nay xem
tác phẩm “ Cultural forces in World
politics “ của Gs Ali A. Mazrui, một học giả gốc Kenya, Phi châu, xuất bản
năm 1994 tại Luân đôn, (James Currey Publishing Co), như một quyển sàch gối đầu
vì có nhửng nhận định độc đáo về văn hóa. Một trong lập luận của Mazrui là sau
Đệ nhị thế chiến, thế giới bị phân cắt bởi hai lằn ranh: 1) lằn ranh Đông - Tây,
về y' thức hệ, giửa hai khối Cộng sản và Tư bản ganh đua với nhau trong lảnh
vực chính trị vả quân sự. 2) và lằn ranh Nam - Bắc, về mặt kỷ thuật, giửa
các quốc gia phát triển và nhửng nước kém mở mang. Trong khi Đông và Tây cạnh
tranh để đạt đến nhửng khã năng phá hủy mới thì Nam và Bắc lại bị cách biệt về
trình độ sản xuất.
Mazrui chứng giải rằng ý thức hệ, ideology,
và kỷ thuật, technology, cã hai đều bắt nguồn từ văn hóa, culture. Mặt khác,
theo Mazrui, sự phân cách giửa Đông và Tây về ý thức hệ có tính ca'ch giao thời
hơn sự sai biệt kỷ thuật giửa Bắc và Nam. Thí dụ điển hình là Mikhail
Gorbachev, một lảnh tụ phương Bắc, đã có thể thay đổi bằng hành động đơn phương
bầu không khí giao hữu Đông - Tây và khởi xướng phần nào việc hội tụ giửa hai
khối này trên phương diện văn hóa và tư tưởng. Tuy nhiên, không dể gì tìm ra
một nhà lảnh đạo cải cách trong một xứ đơn độc để thu hẹp lại cái hố kỷ thuật
phân chia Nam
và Bắc. Đúng vậy, thay đổi văn hóa để tăng tiến kỷ thuật phức tạp hơn nhiều
việc điều nghiên văn hóa để hiệu chỉnh ý thức hệ.
Sau Đệ nhị thế chiến, chính sách ngoại viện
của hai đại cường Nga Mỷ đã phản ảnh sự cạnh tranh tư tưởng và chiến lược giửa Đông
và Tây.Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa viện trợ các nước của Thế giới đệ tam không
phải vì lý do nhân đạo hay tinh thần đoàn kết quốc tế mà vì nhu cầu bão vệ an
ninh tại nhửng điểm nóng có thể gây tranh chấp. Việt Nam,
Cuba và Israel là ba
trong nhiều điểm này. Liên hệ Moscou - La Havana, thuần túy chiến lược, đã tan
rã gần như hoàn toàn khi chế độ Mạc xít sụp đổ tại Nga và khi Yeltsin xích gần
Tây phương. Trái lại Do thái khắn khít với Hoa kỳ hơn lúc nào hết vì bang giao
giửa hai nước đặt trên nền tảng văn hóa sít sao, không kể nhửng quyền lợi kinh
tài và nhu cầu chính trị chằng chịt.
Một vấn đề hệ trọng: Mối liên hệ giửa văn
hóa và sự tối tân hóa kỷ thuật. Để canh tân kỷ nghệ, co' cần Tây phương hóa về
mặt văn hóa hay không ? Sự phát triển vượt bực của Nhựt bổn đã trã lời hùng hồn
câu hỏi này. Từ năm 1868, Nhựt quyết định rằng một quốc gia có thể đổi mới kỷ
nghệ mà không cần du nhập văn hóa ngoại bang. “Kỷ nghệ Phương Tây, văn hóa Nhựt
bổn “ là khẩu hiệu và bí quyết thành công của xứ Phù tang ngày nay.
Trong khi đó, nhiều nước thuộc Đệ tam thế
giới ở Á châu, Phi châu và châu Mỷ La tinh thất bại não nề vì áp dụng quá máy
móc nhửng sai lầm thay vì lợi điểm của chủ thuyết tư bản.Thật vậy, họ hoan hô
lợi tức như động cơ của mọi hành động nhưng lại không hưởng ứng tinh thần kinh
doanh. Họ thèm khát thụ đắc nhưng không chấp nhận rũi ro để sáng tạo. Họ say mê
xử dụng máy móc thiết bị nhưng không ưa chế tạo. Ho thích thú biểu diển để phô
trương nhưng không chịu khó thao luyện trong kỷ luật. Họ mang đồng hồ đắt giá nhưng
không màng xem giờ để đúng hẹn. Họ tiêu thụ như điên nhưng không học hỏi kỷ
thuật để sãn xuất theo lối Tây phương....Ngoài ra, một số đông quốc gia này còn
mang nặng tàn tích của nhửng quái đản thời thuộc địa củ lưu lại: đô thị hóa
nhưng không kỷ nghệ hóa ; phương thức giáo dục từ chương, với sự vắng bóng của
chương trình tu nghiệp sản xuất; lòng tham lam kiểu tư bản nhưng lại thiếu kỷ
luật tư bản ; thế tục hóa và hạ thấp giá trị của tín ngưởng mà không đề cao
khoa học...
Thãm kịch hiện đại là trong khi cái hố ý
thức hệ phân chia Đông và Tây thu hẹp thì sự chia cách kỷ thuật giửa các quốc
gia phát triển ( nhóm G7, Thị trường chung Âu châu, khối APEC...) và ca'c nước
chậm tiến lại mổi ngày thêm mở rộng, tạo ra một thế giới lưởng đầu chênh lệch
và vì thế, mất thăng bằng một cách nguy hại. Sự trạng này bộc lộ rỏ rệt tại
diển đàn của Liên Hiệp Quốc.
Để kết thúc, Mazrui chủ trương tiếp tục đấu
tranh để giãm trừ trạng thái cách biệt - hệ trọng nhất là cách biệt về khả
năng, gap in skills - giửa hai khối
Nam Bắc của địa cầu. Sự cách biệt này phát sinh từ nhửng yếu tố văn hóa khó đo
lường và nhửng tất yếu của lịch sữ. Muốn đạt kết quả, cần gây ra một sốc văn
hóa sáng tạo, a creative cultural shock,
vì “ văn hóa là trung tâm điểm của của bản chất quyền lực trong bang giao quốc
tế, Culture is at the heart of the nature
of power in international relations “. Đi xa hơn nửa, Mazrui cả quyết rằng “
một nền văn hóa hùng mạnh là một cái khiên bão vệ Tự do một cách hữu hiệu, The power of culture is a protective shield
for freedom “ Văn hóa không thể tách rời khỏi Tự do. Văn hóa thiếu Tự do
không còn là Văn hóa. Văn hóa cần Tự do dể tồn tại và phát triển.
Văn
hóa của sức mạnh
Biên cương của văn hóa quốc tế ngày nay di
động với một tốc lực vượt quá dự đoán của mọi người vì nhửng phương tiện truyền
thông điện tử phát triển mau chóng, mạng lưới siêu xa lộ internet không ngớt
bũa rộng và mối giao thương gia tăng phi mã giửa các lục địa. Nhửng bức màn sắt
và màn tre nối tiếp sụp đỗ. Các chính quyền chuyên chế hốt hoãng vì không ngăn
chận nổi làn sóng tư tưởng ngoại lai tràn ngập đại chúng. Không một xứ nào -
đại cường hay tiểu quốc - có thể bế môn tõa cảng để tránh tiếp xúc với thế giới
bên ngoài dưới hình thức này hay theo điều kiện nọ: Du khách, thương gia, di
cư, viện trợ, đầu tư, trao đỗi văn hóa, sinh viên và chuyên viên..v..v..đặt
nhiều nhịp cầu khó thễ cắt đứt. Luật lệ đàn áp khắt khe, biện pháp kiễm tra
chặt chẽ và thái độ “ cãnh giác “ của nhân viên công quyền không còn hiệu
nghiệm đễ giúp một chính phũ độc tài thoát khỏi nguy cơ bị chống đối.
Giới nhân chủng học đã dặt ra một danh từ
mới:” văn hóa chính trị, culture of
politics “. Ý nghỉa là một khi văn hóa bị vi khuẩn Dân chủ và Tự do đột
nhập thì chính trị bị ảnh hưởng trực tiếp và buộc phãi canh tân.Tại Bắc Âu, một
trường phái hữu danh gồm có Kroeber và Kluckhohn, đã tõ ra hoài nghi đối với
khái niệm văn hóa. Trong bài khão luận nhan đề “ Culture: A critical review of concepts and definitions “, hai
thức giả này cho rằng với sự gia tăng mạnh và mau của mọi mối liên hệ giửa các
khối quốc gia và các xã hội, những dị biệt văn hóa sẽ giãm thiểu và trong tương
lai, sẽ được san bằng. Tiến xa hơn nữa, họ quan niệm Văn hóa chung quy chỉ là nếp
sống và đường lối tư tưởng áp đặt cho quần chúng bị trị bởi một chế độ, triều
đại hay đế quốc độc tài tồn tại nhiều năm. Mục tiêu của sự áp đặt này là đễ
chính thức hóa quyền lực của cấp lảnh đạo và ép dân chấp nhận nguyên trạng status
quo. Kroeber và Kluckhohn nêu ra trường hợp của nhiều nền văn minh sáng chói tại
Đông và Tây phương, như Hy lạp và La mã, mà ảnh hưởng trên địa cầu kéo dài
nhiều thế kỷ trong lảnh vực triết lý, khoa học, văn nghệ và chính trị.Đến nay,
người ta vẫn còn nhắc đến thời Hoàng kim La tinh, thế kỷ Hy lạp cỗ đại, nền Hòa
bình Pax Romana, Khoa học nhân văn La Hy (les humanités gréco latines), khái
niệm về vũ trụ nhân sinh của Socrate, Aristote, Eschyle và Sénèque. Đế quốc cỗ
kính Anh (nơi mà “ mặt trời không ngã
bóng “, theo một câu thơ của Rudyard Kipling ) và gần đây, đế quốc nguyên
tữ Hoa kỳ đã và đang thay đổi không ít bộ mặt sinh hoạt của một phần lớn thế
giới. Quan điểm Kroeber- Kluckhohn, lập dị và độc đáo, đến nay vẫn là đề tài
tranh luận sôi nổi trong ngành nhân chủng học.
Các nhà nghiên cứu đã mổ xẻ dưới nhiều khía
cạnh nền văn minh của Hoa kỳ, một quốc gia thành lập năm 1775. Nơi chương 20
nhan đề “ Ngày mai đã bắt đầu từ hôm qua,
Tomorrow began yesterday “ trong tác phẫm “ A country made by war - The story of America ' s rise to power “
(nxb Random House, NY, 1987), Geoffrey Perret phân tích uy thế và đặc tính của
văn hóa xứ này. Mỷ là một nước tạp chủng, đa văn hóa, của nhiều thế hệ di cư
đến từ mọi phương trời để tìm Tự do và Cơm áo. Vì thế, trên phần đất này, càc
sáng kiến và ý tưởng cấp tiến dù dị biệt được đón nhận trong tinh thần cởi mở
và khoan dung. Kinh tế phong phú, khoa học siêu đẳng, truyền thống dân chủ đa
nguyên vửng chắc và khã năng quân sự vô địch đã bão đảm cho Hoa kỳchiếm được
một vị thế lảnh đạo bất khả cạnh tranh, ít nữa cho đến ngày hôm nay. Sức mạnh
vật chất này - mà đồng đô la là biểu tượng thường nhật trong con mắt của thế
giới - đã giúp Hoa kỳ sáng tạo, phát triển và xuất cảng một nền văn hóa sống
động, đa sắc và ồn ào, lắm khi bị một số quốc gia của Cựu Thế giới xem như nông
cạn và chê bai với nhửng danh từ biếm nhẻ “ văn hóa coca cola, văn hóa
hamburger, văn hóa trọc phú”. Đánh giá văn hóa Mỷ với một cái nhìn bên ngoài,
qua phim ảnh đồi trụy và cường bạo, nhạc jazz và be bop giựt gân, nếp sinh hoạt
vội vả hưởng thụ và thức ăn fast food, hoạt cảnh đồng tình luyến ái..v..v.. là
một phán xét hấp tấp, dể dải và cục bộ. Chân giá trị của một nền văn hóa cần được
thẩm định căn cứ trên nhửng đóng góp thiết thực vào gia tài trí tuệ của dân tộc
liên hệ,nói riêng và của nhân loại, nói chung. Văn hóa Mỷ đã và đang góp phần
không nhỏø cho kho tàng thế giới về mặt khoa học kỷ thuật, văn nghệ, kinh tài
và tư tưởng chính trị. Đóng góp quý giá nhất không thể phủ nhận là việc Hoa kỳ
giúp, trực tiếp và gián tiếp, vãn hồi và duy trì hòa bình trên địa cầu để bão
vệ văn hóa của các xứ khác không bị hủy hoại vì chiến tranh.
Kết luận
Như đã thấy trên đây, nhửng yếu tố khách
quan và đặc biệt, nhiều phán xét về giá trị được áp dụng khi cần phân tích Văn hóa
theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp. Thực tế, văn hóa quả là một tấm gương muôn mặt và
muôn sắc phãn chiếu nếp sống của một dân tộc. Bởi thế không thể coi văn hóa như
một ý niệm hoàn toàn trừu tượng của trí tuệ. Vai trò của văn hóa là một vủ khí
đa năng, đa hiệu và một phương tiện hành động để thể hiện nhửng giấc mơ cao quý
của con người, trong số đó có giấc mơ hòa bình, tự do, dân chủ và hạnh phúc.
Văn hóa và văn nghệ cần ngẫu hứng và sáng tạo để tồn tại và phát
triển. Chỉ có Tự do mới bão đãm được hai nhu cầu thiết yếu này. Bá quyền chính
trị không chấp nhận tự do và luôn luôn tìm cách khống chế văn hóa. Trong nhãn
quan của kẽ độc tài, văn hóa tự do là văn hóa phản động.
Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, nhà cầm
quyền CS nơm nớp lo sợ sự tấn công của văn hóa đối kháng có tổ chức. Qua siêu
xa lộ điện tử, tư tưởng của nhửng người biệt kích cầm bút có thể đột nhập lãnh
địa của đối phương dể dàng và mau chóng hơn cã tàu bò và B 52 để khích động
quần chúng. Cần đặt kế hoạch thực tiển để đánh tới tấp và liên tục vào kẽ hở “
cởi mở “ của chế độ Hànội. Đến nay, Tổng bí thơ Lê Khã Phiêu không ngớt kêu gọi
các cấp cán bộ đề cao cảnh giác để chống chiến dịch đả phá Chính phủ qua phát
thanh, báo chí và truyền hình. Gần đây, Phiêu còn khiển trách báo giới trong
nước chệch hướng, hủ hóa và bị mua chuộc.
Cộng sản Đông Âu sụp đổ không vì bom đạn nhưng
vì trận tuyến tuyên truyền dai dẳng của thế giới tự do. CS Việt Nam sẽ không
thoát được số mạng của nhửng đồng chí đàn anh nếu một Mặt Trận Văn Hóa sớm
thành hình để đấu tranh cho Dân chủ và Tự do bằng cách chuyển lữa về xứ.
Napoléon đã từng đánh giá “cây bút có sức
mạnh của một sư đoàn “ ( nếu sâu sắc và xử dụng đúng mức ). Ngày nay, để
triệt cái ác của tập đoàn Mạc xít, văn hóa đấu tranh là ngòi thuốc nổ nguyên tử.
Đây là đề tài của một bài kế tiếp.
Nhửng cuộc cách mạng thành công bền vửng trong
lịch sử nhân loại không phãi là nhửng cuộc cách mạng đẩm máu nhất mà là nhửng
chiến thắng của lý trí và ý thức hệ.
LÂM
LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang
Huntington
Beach, CA