Mỹ Bố Ráp Sinh Viên Quá Hạn Visa


Mỹ Bố Ráp Sinh Viên 

Quá Hạn Visa

Vi Anh

Mỹ đang trong mùa tốt nghiệp ra trường của sinh viên và học sinh, trong đó có sinh viên học sinh từ VN du học Mỹ. Đồng thời cũng có tin Mỹ bố ráp sinh viên quá hạn visa.

Tin mới đây của IBC TV trích dẫn thông tấn xã UPI, “chính phủ của Tổng Thống Donald Trump vừa loan báo một kế hoạch mới nhằm bố ráp thành phần sinh viên du học và trao đổi văn hóa quốc tế ở lại Mỹ quá hạn visa. Cơ quan di trú Hoa Kỳ cho hay những người này sẽ bắt đầu bị coi là “hiện diện bất hợp pháp” trên đất Mỹ kể từ ngày visa loại F, J hay M của họ hết hiệu lực. Các cá nhân này bị buộc phải rời Hoa Kỳ sau hơn 180 ngày “hiện diện bất hợp pháp,” có thể bị cấm quay trở lại Hoa Kỳ trong ba năm.

Tin VOA, hồi năm ngoái, ngày 24/05/2017, “Du học sinh và những người tham gia các chương trình trao đổi có tỷ lệ lưu trú cao nhất, với 40.949 người không trở về đúng hạn… Những nước có số lượng du sinh không chịu rời nước Mỹ nhiều nhất sau khi kết thúc chương trình học là Trung Quốc (18.075), Ả rập Xê út (6.828), Hàn Quốc (5.181), Ấn Độ (4.575) và Brazil (2.881). Việt Nam có 1.860.

Thời sự cả chục năm nay cho biết số học sinh và sinh viên VNCS du học tốt nghiệp rồi không về nước là một phong trào ngay càng tăng. Một  thiệt hại lớn cho VN, nhưng rất ít có bộ trưởng, thứ trưởng nào của chánh phủ hay đại biểu nhân dân nào của Quốc Hội đảng cử dân bầu đặt thành vấn đề cho ra đầu, ra đũa cả.

VNCS tuy nghèo nhưng lại chơi trội, không những cho sinh viên đi du học mà còn cho học sinh du học nữa kèm theo một thân nhân làm bảo mẫu. Số học sinh du học này được hoàn toàn miễn phí, được cấp sách, ăn trưa, được xe trường chở đi học chẳng tốn kém gì cả như học sinh công dân Mỹ hay thường trú nhân vậy.

Du học của VN là một phong trào hầu hết đại sứ Mỹ ở VN rất khen CSVN và niềm tự hào của sứ quán Mỹ ở VN  là đã giúp cho VNCS tăng số sinh viên lên ba bốn lần.

Nhóm công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn doanh nghiệp thường niên VBF 2015, Việt Nam hiện có hơn 110.000  học sinh và sinh viên du học với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 mỹ kim mỗi năm cho sinh viên. Nhà Nước và gia đình VN như vậy mỗi năm chi gần 3 tỷ mỹ kim cho việc du học.

Theo Open Doors 2014 của Viện Giáo dục Hoa Kỳ, từ năm 2014 chỉ tính số lượng sinh viên VN đang học tại các cơ sở giáo dục của Mỹ thôi trong năm học 2013 – 2014 đã là 16.579 sinh viên, tăng gấp 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính con số này đã đưa VN lên hàng thứ bảy trên thế giới về số lượng sinh viên du học tại Mỹ. Tiến sĩ Mark Ashwill, nguyên đại diện tại Việt Nam của Viện Giáo dục quốc tế (IIE, trụ sở New York) nhận định: “Nếu xu hướng du học Mỹ vẫn tiếp tục, chắc chắn Việt Nam sẽ vượt qua cả Nhật Bản để trở thành nước xếp thứ sáu về số lượng du học sinh tại Mỹ. Trong giai đoạn từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015, tổng số du học sinh Việt Nam tăng 11%, cao nhất trong tốp 10 các nước và vùng lãnh thổ”.

Hồi năm 2015, vào 28 tháng 12/2015 năm cùng tháng cạn, Quốc Hội Đảng cử dân bầu của CSVN mới có một cơ hội nghe Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng điều trần. Ông Thứ Trưởng này ‘thực thà khai báo’ chuyện con nhà Ông học xong ở lại ngoại quốc không về và biện hộ cho việc ở lại ngoại quốc của số sinh viên du học. Thứ Trưởng Thăng nói, "Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.” Ông báo cáo  đa số các trường hợp đi du học từ cấp phổ thông và đại học không về. Ông đặt vấn đề "Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút ra làm sao, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách."

Trả lời về chính sách thu hút nhân tài của Nhà Nước, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: “Việc thu hút nhân tài cho các địa phương hiện được thực hiện qua nhiều hình thức như khuyến khích về lương, phụ cấp, nhà ở, chính sách vay vốn… Tuy nhiên thu hút về rồi nhưng sử dụng thế nào là một vấn đề. Luật cán bộ công chức thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng giao cho Bộ trưởng các bộ, cơ quan TƯ, Chủ tịch UBND tỉnh. Thu hút vào, sử dụng ra sao, môi trường thế nào để phát huy tài năng của họ cần phải tiếp tục được hoàn thiện”.

Ông Thứ Trưởng ngầm biện hộ,“Quan điểm của cá nhân tôi là cần phải có tư duy thoáng ra. Không phải không về nước là không đóng góp cho đất nước. Không phải không về nước là không yêu nước. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu, theo tường thuật của báo  Vietnamnet.

Phong trào sinh viên du học đi thì có về thì hầu như không là do phản ứng của cá nhân sinh viên, gia đình sinh viên và xã hội VN đối với chế độ CSVN. Cá nhân sinh viên về nước khó kiếm việc làm thích hợp, muốn vào công sở hay cơ quan phải có quen biết, có người nâng đỡ, phải hối lộ vàng cây. Có việc làm thì lương bổng hay thù lao quá ít, khó chịu với cấp chỉ huy, không thể tiến thân vì CS chủ trương ‘hồng hơn chuyên’.

Ở lại ngoại quốc dầu làm lậu cũng nhiều tiền, sống tiện nghi, giúp gia đình được và đặc biệt là sống trong môi trường tư do, dân chủ hơn ở nước nhà. Có nhiều cơ hội để hợp thức hoá tình trạng di trú, kiếm vốn lập cơ sở để hưởng qui chế visa đầu tư, có chồng hay vợ công dân Mỹ.

Gia đình cho con du học thường thường là để trốn nền giáo dục quá chậm tiến về khoa hoc kỹ thuật, nặng về chánh trị một chiều vô bổ, ra trường không kiếm được việc làm, số cử nhân, cao học thất nghiệp ngày càng nhiều ở VN. Đa số phụ huynh khi cho con đi du học đều mong muốn con mình ở lại sau khi học xong.

Còn đại cán CS, đại gia ăn theo CS cũng tính cho  con cái du học xong ở lại lập đầu cầu cho gia đình có chỗ để tẩu tán tài sản khi thu vén cuối đời. Chỉ cấn bỏ nửa triệu USD hay 1 triệu thì có thể họp thức hoá tình trang di trú theo qui chế nhập cư đầu tư.

Chỉ cần có chồng, có vợ với người có quốc tịch, cái giá khoảng 40.000 USD thôi là sẽ được nhập tịch trong vòng 3 năm theo qui chế vợ chồng.

Về xã hội, tâm lý chung của người Việt ty nạn CS  bây giờ đã bớt khắt khe với du học sinh. Người Việt nghĩ đâu có ai chọn được cha mẹ sanh ra mình. Những đoàn thể đấu tranh không thấy sinh viên du học chống công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Nhiều sinh viên du học có bà con với người tỵ nạn CS. Nên có âm thầm giúp đỡ cho sinh viên làm ‘chui’, chỉ cách học sao cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc nữa. Nên sinh viên du học thường thich chọn nhưng trường gần cộng động người Mỹ gốc Việt.

Còn về nước thì như có người ngõ ý trên web zing.vn: “Mình đã từng là du học sinh ở Mỹ, đi học bằng học bổng do tự mình xin được, đã từng ở lại làm việc 3 năm và có chút ít kinh nghiệm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên buộc mình phải trở về dù không muốn. Về làm trong một tập đoàn kinh tế của nhà nước nhưng có nhiều chuyện phức tạp mà mình không thể nói được, đành an phận các bạn ạ. Nói thật lòng sau này con mình nếu được đi du học mình sẽ khuyến khích con mình không về nếu còn kiểu cơ chế như hiện nay, sự thật mất lòng, ai ném đá mình nhận./.(VA)