Ý nghĩa nhân tính
trong văn hóa Cổ Hy lạp
Nguyễn Đăng Trúc
I. Văn hóa và ý nghĩa nhân
tính
Chúng ta chứng kiến vô số
định nghĩa về văn hóa. Mỗi định nghĩa đều tiền kiến một nhận thức
nào đó về nhân tính. Phát huy ý nghĩa nhân tính mà chúng ta tiền kiến
như là một chân lý hiển nhiên, chúng ta gọi đó là sinh hoạt văn hóa
trong nếp sinh hoạt ngày ngày của chúng ta.
Mỗi tác giả, mỗi thế hệ, mỗi
truyền thống sinh hoạt văn hóa đông, tây, kim, cổ, cấp vùng, cấp quốc
gia hay bộ lạc v.v. đều chiếu theo mẫu mực chân lý về nhân tính, mà
người ta tiền kiến đương nhiên phải là như thế, để định
chuẩn thế nào là văn hóa và thế nào thế nào là phi văn hóa.
Xuyên qua những hình ảnh rất
linh động, cuốn Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân vào cuối thế kỷ16
phác họa những ý nghĩa nhân tính mà, trong mỗi gây phút, bất cứ nơi
đâu, mỗi người trong chúng ta có thể tiền kiến và thực hiện ngay
trong cuộc sống của mình. Rồi từ tiền kiến mê lầm đó, mỗi người, mỗi
nền văn hóa cứ nhắm mắt đi tới :
-
Chúng
ta có một Tề Thiên, con khỉ dựa vào sự hiểu biết để tự
định nghĩa mình ngang Chúa Tể Trời Đất, một Ađam và Evà muốn hiểu biết
để bằng Thiên Chúa (theo Thánh Kinh Do-thái giáo và Ki-tô
giáo), một Prométhée con người làm ra Trời trong Bi kịch
Prométhée bị trói của thi hào Eschyle, một Oedipe nắm ánh sáng
chân lý trong tay trong Bi kịch Oedipe-Vua của
Sophocle, Hy lạp, và đặc biệt hơn cả là con người lý trí (homo
sapiens) của nền văn hóa truyền thống tây phương.
-
Một
Trư Bát Giới, con lợn chỉ biết ăn ngũ, hình ảnh con người
chỉ nhận ra mình nơi sinh lực vũ trụ, con người hưởng thụ và vui
chơi, một homo ludens làm chuẩn mực cho nhiều trường phái
lãng mạng đông tây; và cũng là hình ảnh của con người của văn minh
và văn hóa tiêu thụ thời hậu kỹ nghệ chúng ta đang sống.
-
Một
Sa Tăng, con dã tràng cần cù lao tác, tiền kiến ý nghĩa
nhân tính nơi khả năng biến thiên nhiên thành thế giới văn minh,
thành ‘Nhân Loại’ do bàn tay con người tác tạo, thành nếp văn hóa
qua chính lao động của mình. Con người homo faber ấy một thời
đã là mẫu mực cho nền văn hóa của thế giới cộng sản.
-
Nhưng
chúng ta cũng có một Huyền Trang, con người khiêm tốn
khao khát đón nhận một Ánh Sáng từ « bên kia bờ » (Huyền) đến cứu độ
để « ngộ » được nhân tính chân thật, - một Ánh sáng mà Tề Thiên,
Trư Bát Giới, Sa Tăng… không hề biết đến-.
Ba hình ảnh
Tề
Thiên, Trư Bát Giới, Sa Tăng
tiêu biểu cho vô số ý nghĩa nhân tính khác nhau mà, vì mang nghiệp[1]
sai lầm gắn liền với
số phận làm người, mỗi người chúng ta đều có thể « tự làm ra cho
mình ». Ba hình ảnh tượng trưng cho vô số những nền văn hóa mà mỗi
người, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi phương (đông cũng như tây), mỗi
dân tộc … tự xác quyết cho rằng truyền thống, nếp sinh hoạt của
riêng mình là cho con đường chân lý duy nhất, cao cả và huy hoàng nhất.
Nhưng bên trên vô số[2]
những con đường văn hóa do bàn tay con người làm ra xuyên qua lịch sử,
còn có những trực giác ngược đời về ý nghĩa nhân tính, những
trực giác đến với con người vượt lên trên những tiền kiến đang trói
buộc con người và xã hội[3].
Còn có những Huyền Trang, những thánh hiền, những
thi hào, những nhà tư tưởng có duyên tiếp nhận cảm hứng từ bên kia bờ ;
họ nhắc chúng ta nên khiêm tốn và tỉnh thức nhận ra thân thế kỳ lạ của
mình. Chúng ta hẳn là con người ; thế nhưng chúng ta đang nổi trôi
giữa vô số những tiền kiến lạc lầm và mâu thuẩn về ý nghĩa nhân tính
của chúng ta !
Bên trên những lối mòn văn
hóa mà xã hội cho rằng đương nhiên phải là như thế, còn có
ánh sáng do Lửa từ Trời, còn có cảm hứng đến từ « bờ bên kia », cảm
hứng mà Nguyễn Du gọi là « giác duyên », hoặc là ơn lộc bất ngờ đến,
có thể đưa con người trầm luân thoát
ra cõi « bất nhân » và bước
vào cửa của nhà nhân tính (Tiền Đường). Khi bước chân
được vào Tiền Đường ấy, văn hóa hay tư tưởng sẽ không còn là nhắm mắt
đi tới để phát huy một tiền kiến nào đó về ý nghĩa con người, nhưng
là trực giác về ý nghĩa nhân tính như một vấn đề và mải mải sẽ
như là vấn đề duy nhất.
II. Phương pháp tiếp cận bộ
môn văn hóa
Nếu văn hóa, tư tưởng, đạo
lý… có nội dung thiết yếu là trực giác về vấn đề nhân tính, và thể
hiện cuộc sống con người dưới ánh sáng của trực giác ấy, thì việc
tiếp cận bộ môn văn hóa lại cần đáp ứng ba điều kiện căn bản nầy :
-
Xác định
nội dung văn hóa
trong khuôn khổ của vấn đề ý nghĩa nhân tính : Một yếu
tố hay sinh hoạt có tính cách văn hóa chỉ khi nó có tương quan trực
tiếp đến nội dung thiết yếu nầy. Chẳng hạn khi muốn đề cập huyền thoại
của dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ văn hóa, thì huyền thoại đó phải
được qui chiếu vào vấn đề khai triển ý nghĩa nhân tính; nếu không,
thì việc làm nầy chỉ được xem là một đối tượng cho bất cứ một bộ môn
nào khác mà thôi.
-
Trực giác về
ý nghĩa nhân tính phải được thể hiện qua một công đồng con người
trong lịch sử, và phải là cương thường hay còn gọi là
Đại Ký Ức làm giềng mối hướng dẫn cuộc sống làm người
của cộng đồng liên hệ. Chẳng hạn như huyền thoại dựng nước của cộng
đồng người Việt (chuyện Hồng Bàng Thị, chuyện Bánh Dày Bánh Chưng,
Chuyện Trầu Cau…ghi lại trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái),
chẳng hạn như truyện Kiều của Nguyễn Du…, những nội
dung như thế đều được hầu
hết người dân xem là những ký ức muôn thủa, những hứng khởi quen thuộc
gây cảm hứng cho các tập tục, giao tế, sáng tác nghệ thuật .v.v. Nếu
một cổ vật nào đó bất ngờ được đào bới lên, nhưng không một yếu tố
nào của nó quen thuộc với tâm tư hay nếp sống người dân, thì đó chỉ
là một món đồ cổ để trang trí cho vui, chứ không có chút hồn văn hóa
nào.
-
Điều kiện thứ
ba, và cũng là điều kiện rất quan trọng giúp chúng ta tránh được những
suy đoán chủ quan, những giải thích tùy hứng, thường có tính cách
chính trị nhất thời hay nặng về ý hệ hơn là một lối tiếp cận có tính
cách văn hóa. Điều kiện đó là chứng cứ hay vết tích cụ thể còn
lưu lại và có thể truy cứu được. Những chứng cứ cụ thể chẳng
hạn như bản văn Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm Lĩnh
Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh hiệu chính, các tập tục nghi lễ của
người Việt trong năm… Về mặt tiêu cực liên quan đến điều kiện nầy,
thế giới không quên được lối làm văn hóa của Đức Quốc Xã trong thế kỷ
20, khi chế độ nầy nêu lên giả thuyết về chủng tộc Nhật-nhĩ-man là
chủng tộc tinh tuyền và cao cả của người Đức !
III. Ý nghĩa nhân tính trong
văn hóa Cổ Hy lạp
Những nền văn hóa còn tồn
tục và chi phối nếp sống thế giới chúng ta hôm nay có nhiều điểm
trùng hợp kỳ lạ. Thật thế, những trực giác khai sinh ra chúng đều
mang một nội dung duy nhất: vấn đề ý nghĩa nhân tính. Và về
thời điểm, các nền văn hóa nầy hầu như cùng xuất hiện vào một thời
mà triết gia Karl Jaspers gọi là thời trục (từ khoảng thế kỷ
thứ VII trước công nguyên đến thế kỷ thứ V trước công nguyên).
- Văn hóa Hy lạp:
Thời Bi Kịch Hy lạp [Eschyle (- 525/-457)- Prométhée bị trói,
Sophocle (-496/-406) – Oedipe-Vua; các nhà tư tưởng Héraclite
(-544/-480), Parménide (-510/…), Socrate (- 470/-399)…
- Văn hóa Trung
hoa : Lão Tử (khoảng -VI) ; Khổng Tử (-551/-479).
- Đức Phật
(- 563/-483) và truyền thống Phật giáo.
- Truyền thống
Thánh Kinh Do-thái giáo và Ki-tô giáo : Thời các Tiên tri (khoảng
thế kỷ –IX đến –V), các Bản Thánh Kinh được ghi chép (khoảng –VII
đến –V).
Để có một ý niệm về nội
dung trực giác duy nhất của tư tưởng, của văn hóa theo các vị thánh
hiền nầy, chúng ta nêu lên đây một số dấu tích nơi những nền văn hóa
còn tồn tục.
III.1. Các nhà
tư tưởng Bi kịch Hy lạp
Các nhà tư tưởng
Bi kịch Hy lạp, đặc biệt
Eschyle và Sophocle trong hai bản kịch
Prométhée bị trói
và
Oedipe-Vua, là những chứng cứ hùng hồn về vấn đề nhân tính
như là ưu tư duy nhất của văn hóa.
Hai nhà nghiên cứu
Jean-Pierre Vernant và Pierre Vidal-Naquet đã đưa ra nhận xét chính
xác như sau trong tác phầm Myhte et tragédie en Grèce ancienne :
« Người ta có thể luận chứng
rằng … Bi kịch Hy lạp xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ –VI khi lối nói
thần thoại không còn tác dụng trên thực tế chính trị của Thành phố nữa…Trong
bối cảnh mới của Bi kịch, vai người hùng không còn là một mẫu mực để
nêu gương sáng; nhưng nó đã trở thành một vấn đề cho chính mình và
cho kẻ khác… ».[4]
« Trong nhãn quan Bi kịch,
người và sinh hoạt con người không được trình bày như những thực tại
mà ta có thể định nghĩa hay mô tả, nhưng như những vấn nạn. Những nội
dung nầy được xem là những ẩn số mà ý nghĩa song mang của chúng
không bao giờ có thể thiết định và thấu triệt nổi. »[5]
Qua bản kịch
Prométhée bị trói,
Eschyle nêu lên cuộc chiến bi thảm làm nên đạo lý con người. Cuộc
chiến làm người, cuộc chiến đem lại ý nghĩa cho nhân tính ấy được mô
phỏng qua hai khuôn mặt, hai lý lịch mâu thuẩn của Prométhée :
-
Một
Prométhée ăn cắp lửa của Trời Cao, đánh tráo nguồn ánh sáng liên
quan đến sự hiểu biết về ý nghĩa nhân tính và dẫn đưa con người vào
đường lầm lạc. Prométhée nầy chỉ biết nguy cơ ‘trước mắt’ của
con người nơi khổ đau thân xác - sinh, lão, bịnh, tử-, và tìm cách cứu
con người bằng con đường hiểu biết, bằng khả năng làm nên xã hội văn
minh, kỹ thuật, bằng việc tôn vinh thần thánh[6]
theo
ước muốn và trí tưởng tượng của mình đi kèm với những phù phép, nghi
lễ linh tinh ..., nhằm tạo ra những hy vọng hão huyền[7].
Con đường nầy gọi là
Τέχνη
(là
Vi trong Đạo Đức Kinh, là Karma trong ngôn ngữ nhà Phật,
là Tài theo lối dùng chữ của Nguyễn Du, là Ta tự làm ra Ta).
Con đường nầy là con đường mà thiên hạ (Xem chương II Đạo Đức
Kinh), tức là chúng ta trong nghiệp chết mất nhân tính hoặc
quên lãng lý lịch của mình, đang đi.
-
Nhưng
còn có một Prométhée khác, Prométhée con của Thémis (Công Lý), chứ
không phải
Prométhée ăn cắp lửa vốn là con của Gaia (Thổ địa) tự
nhận là Thémis. Prométhée nầy chia sẻ khổ đau cùng
nàng trinh nữ Io (hình ảnh của nhân loại nguyên sơ vô tội). Khổ đau
nầy liên quan đến Κρόνοζ
là Thời riêng của nhân
tính. Κρόνοζ
là Thời mà con
người không nhận ra, vì con người bị nghiệp lầm che mờ đã giản lược
vào thời gian vũ trụ, thời gian của « sinh, lão bệnh, tử ». Khi được
cư ngụ nơi Κρόνοζ,
Thời của nhân tính, nàng trinh nữ Io và Prométhée sẽ khổ, vì
« từ bên kia bờ » (Eschyle gọi là từ bóng đêm đối chiếu với
ngày của lửa ăn cắp) Đấng Siêu Việt luôn cháy lửa yêu thương
và muốn đêm ngày sống chung cùng giường với nàng để mối liên kết Trời-Người,
là hôn nhân (Гάμος) làm nên sức sống mới của nhân tính[8], được
khai sinh. Nàng Io và Prométhée con của Thémis (Công Chính) khổ vì
phải chết đi thân phận lầm lạc cũ, thân phận tự mãn, cô đơn không
tương giao với Ai Khác. Họ khổ vì, nơi nhân tính mới được hình
thành trong mối tương giao mới, Đấng Siêu Việt đến với con người
luôn vượt lên tài sức hiểu biết và đo lường của con người. Và từ Lửa
Trời, từ tình yêu siêu việt của Ai Khác bên kia bờ đến với mình, nay
con người được nối kết với con người, - Prométhée nối kết với Nàng
Io-, qua mối thông giao Nguồn Khổ là sinh lực mới của nhân tính.
Sinh lực mới nầy giúp người con của Thémis hoàn thành nhân tính
trong cuộc chiến với Hermès, sứ thần của thế giới ảo tưởng (của lửa
ăn cắp), và kiên cường cư ngụ nơi Nguồn Khổ của Κρόνοζ,
Thời của nhân tính (Xem phần kết Bi kịch nầy của Eschyle).
Sức sống văn hóa nay là
cuộc chiến làm người giữa hai Prométhée, giữa
Τέχνη (Tài)
và
Μοϊρα
(Mệnh),
hai thân phận mâu
thuẩn của nhân tính.
Qua kịch
bản
Oedipe-Vua,
Sophocle lại đưa cuộc chiến làm người nầy đến mức rốt ráo hơn nữa.
Ca đoàn trong Bi kịch gọi đây là cuộc chiến kỳ diệu (ἀπόλεμος
ὅδε
γ´ὁ
πόλεμος
)[9].
Nó không còn được
diễn tả gián tiếp như trong bản kịch của Eschyle, nhưng đây là cuộc
vật lộn nêu đích danh hai bộ mặt, hai lý lịch của nhân tính :
-
Một bên
là Oedipe, -
homo sapiens-, con đường (Πους
= chân) của người hiểu biết (Oĩδα
= biết, thấy)
có hai mắt mở toang ra nhìn dưới ánh sáng của trí năng, của khả năng
đo lường sự vật, chế ngự được thời gian và thân xác. Nhờ khả năng hiểu
biết sự vật nầy, con người tạo ra cho mình một thế giới những ý tưởng
trừu tượng, phổ quát, không đổi thay, « không chết ». Con người nầy
tự định nghĩa nhân tính của mình như kẻ nắm ánh sáng hiểu biết trong
tay[10],
biến thần thánh, con người, và mọi sự trên trời dưới đất thành những
đối vật mà mình là chúa tể có khả năng chế ngự, thành những dụng cụ
cho quyền năng thống trị duy nhất của mình. Trong thế giời của con
người làm chủ tuyệt đối ấy[11],
không có thần, không có người, chỉ có đối vật. Người hiểu biết nầy
được mô tả là mất thần, vô thần (Νῦν
δ´ἄθεος
μέν εἰμ´)[12],
hay sát thần. Thay vì
làm Prométhée ăn cắp ánh sáng của Trời, làm người vẽ bày thần
tượng theo ý mình rồi cắm đầu chạy theo thần tượng ấy như bi kịch của
Eschyle gợi lên, nay người hiểu biết Oedipe trong bi kịch
Sophocle lại tự tuyên dương chính mình là ánh sáng (ἐγὼ
φανῶ),
là cha đẻ ra nhân tính
của mình. Trên đường đi tìm Đạo bằng đôi mắt mở toang, chính Oedipe
giết Nguồn ẩn kín ban cho mình lý lịch làm người (cha ruột Laios), rồi
ngồi vào ghế của Vua Cha, và lấy cả Mẹ ruột Jocaste làm vợ. Mẹ
Jocaste, Nguồn tình yêu ấy của Cha mình, là Thời[13]
đưa mình vượt lên trên thân phận các sinh vật trong vũ trụ, nay bị
người hiểu biết homo sapiens giản lược thành thời gian của thế
giới tự nhiên mà mình có thể chế ngự (thành vợ) để sinh ra muôn ngàn
ý niệm về người, muôn ngàn định nghĩa nhân tính dị dạng[14],
rợp khôn theo ý thích và tưởng tượng của trí khôn.
-
Nhưng gắn liền
với một homo sapiens Oedipe mất thần đó (ἄθεος),
còn có con người
linh-ư-vạn-vật, một Oedipe mang dấu tích KHỔ ở chân do người Cha ẩn
kín Laios ghi khắc[15]
nhằm giúp con người
mang nghiệp lạc lầm nhận ra nhân tính hay lý lịch siêu việt. Thật thế,
tên gọi Oedipe có nghĩa là bước chân
‘người
tài trí’ homo sapiens (Oĩδα), nhưng đồng thời cũng có nghĩa
là ‘người
mang thương tích khổ đau ở chân’
(Οἰδί
- Οἰδαλέος).
Trong
thân phận tại thế lạc lầm của Oedipe, Nguồn Khổ là Mẹ
Jocaste, hiện thân cho Lửa Trời, cho tình yêu của Cội Nguồn Siêu Việt
ẩn kín Laios, cho nỗi Nhớ Laios[16].
Nguồn Khổ Jocaste nầy là Thời mới, là Mẹ tái sinh một nhân tính chân
thật được nuôi dưỡng bằng mối tương giao với Cội Nguồn thần thánh.
Mối tương giao căn nguyên làm nên nhân tính được Sophocle gọi là
hôn nhân (Гάμος)
giữa
con người và Người Cha ẩn kín.
Chính mối tương giao mới nầy (chiều kích Trời, chiều kích thần thánh
của con người) sẽ tố giác sai lầm[17]
của con người, khi con người dựa trên mối tương giao giữa ‘chồng
Oedipe’ và ‘vợ Jocaste’ (giữa con người và thiên nhiên bên ngoài, mối
tương giao mà ta thường gọi là lý trí, là thước đo Đất) để định
nghĩa nhân tính. Trong mối tương giao mới làm nên nhân tính, Thần và
người chung quanh mình luôn là Kẻ Khác và những người khác,
theo nghĩa là siêu việt, vượt lên trên mọi hình thức đo lường của
tài trí con người. Nhân tính không còn bị tiền kiến là một bản thể bất
biến và cô đơn tự mãn, một chủ thể chế ngự những đối vật trong thế
giới ý tưởng (ý thức hệ) do mình tạo ra nữa ;
nhưng nay là mối tương giao giữa người với
Kẻ Khác và với
những người khác,
mải mải là khác mình nhưng luôn nối kết với mình. Khi đưa tay lấy
kim găm trên áo Mẹ Jocaste, là Nguồn Khổ - Nỗi
Nhớ Laios-, để đâm vào mắt chính mình hầu tiếp nhận Nỗi Nhớ Nguồn,
Oedipe thông dự vào Ánh sáng mà đôi mắt mở toang
của trí khôn luôn bất cập, thông dự vào Ánh sáng
‘từ
bên kia bờ’
mà đôi mắt mù của tiên tri Tirésias, kẻ phát ngôn Chân Lý và am tường
lý lịch thật cũng như tội ác của Œdipe, là tượng trưng.
Và trong Nỗi Nhớ đến từ Nguồn Khổ nơi Mẹ Jocaste, Oedipe không còn
nhìn những người dân Thành Thèbes là thần-dân, là đối vật ‘dùng’
cho quyền uy hiểu biết của mình. Nhưng nay họ là những con người, những
« người khác » giống mình, cùng mình chia sẽ Nỗi Nhớ Nguồn, và nối kết
với mình để cùng nhau hoàn thành nhân tính chung trong Nỗi Nhớ căn
nguyên nầy (Xem phần hai của Bi kịch).
III. 2. Tư tưởng thi ca của Héraclite và Parménide
Nhân tính gắn liền với hai
thân phận căn nguyên
-
vừa có thể
chết mất vì mê lầm bởi Tài mà mình hiện mang vào thân,
-
lại vừa có
thể được Mệnh là Khổ cứu độ để thức tỉnh và tìm lại lý lịch
ẩn kín của mình,
nên con đường hoàn thành
nhân tính, hoặc còn gọi là Đạo làm người, là một cuộc giao tranh
thần thánh, một cuộc giao tranh mà không vị thánh hiền đông tây,
cổ kim nào lại không cảm hứng và không xem đó là cốt lõi của văn hóa.
Sophocle ca ngợi cuộc giao
tranh thần thánh ấy như sau :
Ca đoàn : « Đây là cuộc
chiến vinh quang đem lại sự sống cho dân nước, xin Trời đừng bao giờ
để nó phải ngưng nghỉ.-
Τὸ
καλῶς
δ´
ἔχον
πόλει
πάλαισμα
μήποτε
λῦσαι θεὸν
αἰτοῦμαι· »[18].
Thật thế, bên trên lối
nhìn của nhà tư tưởng ‘đo đất’ Aristote từng mô tả
Héraclite, Parménide, Socrate là những nhà hiểu biết truy tìm bản thể
của các sự vật (physiologues), một lối nhìn được truyền thống
triết học lặp đi lặp lại, chúng ta có thể gặp được nơi các hiền nhân
Hy lạp nầy những cảm hứng thi ca đến từ bên kia bờ mặc khải nội dung
duy nhất, đó là vấn đề ý nghĩa nhân tính và đạo lý làm người nơi cuộc
chiến vinh quang. Họ không truyền đạt gì khác hơn ngoài
những cảm hứng mà các nhà tư tưởng Bi kịch đã gợi lên.
Héraclite đã mở đầu cuốn
sách của mình bằng câu :
« Λόγος
(Lý,
Tương
giao)
người ta/ mải mải/
không thể biết được - (τοῦ
δὲ)
λόγου
τοῦδ᾽
ἐόντος
(ἀεὶ)
ἀξύνετοι
γίγνονται
ἄνθρωποι)’».[19]
Đây là câu tóm kết toàn bộ tư tưởng của Héraclite[20],
một câu nói mà truyền
thống Tây phương xem như viên đá xây dựng nền móng văn hóa và tư tưởng.
Nhưng đây cũng là viên đá
làm vấp ngã. Và vấp ngã như thế vốn là nghiệp chướng của bất cứ nền
văn hóa nào, vì văn hóa vốn gắn liền với thân phận ‘có thể lầm lạc tự
căn’
của con người.
Vào
giai đoạn hai của tư tưởng của Platon, còn gọi là thời xây dựng hệ
thống triết học, và nhất là trong các tác phẩm của Aristote,
Λόγος
được hiểu là lý (ratio, la raison), là sợi giây nối kết
hay sức sống của vũ trụ và đồng thời cũng là khả năng am tường của
con người về lý ấy. Với ý nghĩa nầy của
Λόγος
(lý),
con người nhận ra mình là chủ vũ trụ[21]
và định vị lý lịch được xem là cao cả của mình. Con người đo lường
được vũ trụ và từ đó cũng đo lường được lý lịch của mình dựa vào
cùng một lọai thước đo.
Con người như thế thường được gọi là con người có lý trí hoặc
con người hiểu biết (homo sapiens). Cũng vì thế
Aristote gọi các nhà tư tưởng tiền-Socrate là những nhà vật lý (physiologue,
physicien) hoặc là những nhà thâm cứu về nguyên lý của vũ trụ.
Và từ đó, với ánh sáng của người hiểu biết chỉ thấy được tương giao
con người và vũ trụ - tương giao mà Sophocle gọi là hôn nhân dị dạng
(ἄγαμον
γάμον)
giữa
Oedipe và Jocaste -,
Λόγος
của hiền nhân Héraclite bị giản lược thành lý trí, thành
thước đo đất. Héraclite nay trở thành một nhà ‘đo đất’ (géo-mètre)
chập chững đi vào khoa học về nguyên lý vũ trụ, như lời đánh giá
minh nhiên của Aristote trong quyển đầu của tác phẩm Siêu Hình Học (Métaphysique)[22].
Nhưng
bên cạnh một Héraclite bị biến thể thành nhà « đo đất », những tác
phẩm đầu của Platon[23]
còn cho biết có những nhà tư tưởng thi ca Cổ Hy Lạp, trong đó có
Héraclite, chỉ ưu tư về thân phận con người, chứ không màng kiến thức
nào khác (rien de trop). Và
Λόγος
nêu lên
ở đầu câu và đầu tập sách của Héraclite là mối tương giao làm nên
nhân tính như Eschyle, nhà tư tưởng đương thời với ông, đã gợi lên
qua chữ Гάμος
(và
Sophocle sẽ dùng lại).
Λόγος
cũng là
Гάμος,
là tên gọi nhân tính chân thật được kết dệt nơi hôn nhân giữa Đấng
Siêu Việt (Zeus
trong đêm)
và nàng trinh nữ Io. Λόγος,
Lý
cao cả, Tương giao kỳ bí, không phải là lý (la
raison) được hiểu là khả năng hiểu sự vật hoặc
là lửa của Prométhée, tên đánh tráo Lửa từ Trời. Ngược lại, « bên
kia bờ » của thước đo đất, của ánh sáng hiểu biết con người và của
thời gian vũ trụ đang đổi thay,
Λόγος
là mối
Tương giao của Sấm Sét[24],
của Lửa Trời bất ngờ đến với con người. Tương giao mới nầy
đốt
cháy và tiêu hủy ‘con người được định nghĩa trong khuôn khổ ánh sáng
đo đất’ thành tro bụi, và thổi vào con người một thần lực[25]
mới, nâng con người siêu vượt lên trên vũ trụ (linh ư vạn vật).
Với trực
giác về Λόγος
đến từ Trời, con người nhận ra mình mang hai thân phận gắn liền với
hai lý lịch, hai ý nghĩa về « lý », hai tương giao mâu thuẩn
loại trừ nhau[26].
Nay con người được đưa vào cuộc chiến
(Πόλεμος)[27]
để hoàn thành nhân tính, một cuộc chiến vượt lên trên tất cả những
tương phản trong thiên nhiên và những biện chứng phát xuất từ nhận
thức con người. Chính cuộc chiến thần thánh nầy gây cảm hứng cho tư
tưởng Bi kịch Hy lạp, và đó cũng là nội dung duy nhất nơi Đạo lý của
các thánh hiền cổ kim đông tây.
Song song với Héraclite,
thi hào Parménide, một cột trụ khác của văn hóa Cổ Hy lạp cũng không
tuyên dương gì hơn ngoài Đạo lý làm người được trực giác như là cuộc
chiến giữa hai thân phận mâu thuẩn gắn liền với nhân tính. Và y như
trường hợp của tư tưởng Héraclite, Bài Thơ của Parménide, vốn
là trực giác con người là ai, vốn là tư tưởng ‘thi ca hướng đến
mặc khải về nhân tính’, thì cũng đã bị lịch sử văn hóa biến thành một
bản lược khảo về hữu thể, - một hữu thể được giải thích là bản chất
mọi sự vật dưới quyền uy của lý trí hiểu biết, của khả năng đo đất-.
Nói cách khác, từ một thánh hiền Parménide trong văn hóa Cổ Hy lạp,
nay truyền thống triết học (đặc
biệt từ Aristote)
đã giáng xuống thành nhà vật lý (physiologue) truy nguyên nền
tảng muôn vật trong vũ trụ. Từ cuộc chiến thần thánh làm người giữa
hai tương giao mâu thuẩn loại trừ nhau mà các nhà tư tưởng Bi kịch
cũng như Héraclite đã trực giác được, nay, với tiền kiến về ý nghĩa
nhân tính nằm trong khả năng đo lường sự vật, nó lại bị thái hóa
thành cuộc xung đột giữa một bên là bản thể thường hằng (permanent)
và khả tri (intelligible) của mọi vật[28],
và bên kia là thế giới khả giác (sensible) và đổi thay (changeant)
tùy thuộc vào không gian và thời gian.
Bài Thơ
của
Parménide thật sự bắt đầu bằng những hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa các
con gái của Mặt Trời
(Ἡλιάδες)[29]
với con người, để con người gặp (ngộ)
được ánh sáng mới (εἰδότα
φῶτα)
[30] và được đưa qua
« bên kia bờ », vượt qua trí năng hiểu biết
(βροτῶν
δόξα)[31]
sự vật.
Dẫn nhập
Bài Thơ của Parménide cũng là một định nghịa về ý nghĩa thi
ca trong tư tưởng các thánh hiền xưa. Trong giai đoạn tư tưởng thi
ca của Platon, đặc biệt trong Đối thoại Ion, ta đọc lại được
nội dung những câu thơ nhập đề của Bài Thơ Parménide qua lối
diễn tả hùng hồn của Socrate :
« Không
phải do tài năng nào của mình mà các thi sĩ làm thơ, nhưng là do cảm
hứng từ một quyền năng của Thần. Vì nếu dựa vào một tài năng trình
bày lưu loát như người ta thường làm được trong các bộ môn nào đó,
thì phải chăng thi ca cũng chỉ là một bộ môn nào bất kỳ hay sao! Bởi
vậy, Thần đã xóa hết tài năng lý trí con người để dùng họ làm thi
sĩ, cho họ nhập Thần và trở nên những tiên tri của Trời. Nhờ thế khi
nghe lời thơ của các thi sĩ, thì chúng ta hiểu được rằng không phải
do chính tài năng họ mà họ có được những giá trị cao cả, bởi lẽ lúc
ấy họ đã bị tước hết tài trí của mình rồi; nhưng chính Thần nói, Thần
chuyển lời của Thần đến với chúng ta qua trung gian các thi
sĩ !... »[32].
Trong
Sách Luận Ngữ (XVI, 13), Đức Khổng, người đương thời với
các nhà tư tưởng Cổ Hy lạp cũng nói rất cô động thế nầy để dạy con
là Bá Ngư : « Bất học Thi, vô dĩ ngôn (Không học Thi, không lấy
gì để nói.»
Nhưng
Thi ca nói về nội dung nào đây mà con người cần phải được Thần đưa
qua « bờ bên kia » mới lên tiếng và nói được ? Không phải con người
đã có thể biết được sự vật và gọi tên, phân biệt được vật nầy với vật
kia hay sao ?
Kỳ thực,
khi nói đến Thi ca, các vị thánh hiền, các Kinh Sách các tôn giáo…,
hẳn không phải ghi lại lời ca ví von diễn tả vũ trụ hay một xúc động
bất kỳ nào đó của con người. Nhưng Thần Thi chỉ cảm hứng một nội
dung duy nhất, đó là ý nghĩa nhân tính. Trong bối cảnh nầy, Bài
Thơ của Parménide cũng chỉ ghi lại cảm hứng độc nhất là mặc
khải ý nghĩa nhân tính nầy.
Và những từ ngữ chỉ đạo như tư tưởng
(νοεῖν),
nguyên
tính (εἶναι)[33]
trong
Bài Thơ cũng chỉ trực tiếp nói đến nhân tính mà thôi, chứ
không hề mô tả nguyên lý hay bản thể nào của các sự vật. Con người
giác ngộ (εἰδότα
φῶτα),
tư
tưởng
(νοεῖν),
nguyên
tính (εἶναι)
cũng là
nhân tính duy nhất, nhân tính trong mối tương giao với Kẻ Khác, nhân
tính được soi sáng bởi Mặt Trời bên kia bờ. Vì thế, những thành ngữ
ấy không có nội dung nào khác hơn
Λόγος
của
Héraclite, hay
Гάμος
của Eschyle và
Sophocle.
Nhưng
con người cũng là con người đang được soi dọi bởi ánh sáng hiểu biết
(δόξα)
của bên nầy bờ[34]
và đang ở trong ‘Ngày Hôm Nay’ của người mất đi hơi thở Thần thánh[35]
như lời thú nhận của Oedipe trong bản Kịch của Sophocle. Dưới ánh
sáng nầy, với thước đo của hiểu biết con người để tự định nghĩa nhân
tính, mỗi người đã đẻ sinh ra vô số lý lịch[36]
sai lạc về mình. Và những con đường phát xuất từ những nhân tính giả
tạo nầy là vòng quay của bến mê : « Tất cả =
βροτοὶ
εἰδότεζ
οὐδέν
=
những con người ở trong cõi chết đó, những con người không ngộ được
ánh sáng bờ bên kia) không miễn trừ ai, con đường họ đi là bến mê
không lối thoát - πάντων
δὲ
παλίντροπός
ἐστι
κέλευθος.»[37].
Kỳ cùng, Văn hóa, Đạo lý
hay Tư tưởng cũng chỉ cô động trong một nội dung duy nhất là tham
gia cuộc chiến làm người, - cuộc chiến phát xuất từ hai thân phận
luôn gắn liền với nhân tính-, cuộc chiến[38]
giữa nguyên tính (εἶναι
– l’être),
một lý lịch người được Thần (Δαίμονος)[39]
soi sáng và thổi hơi vào ban sự sống (εἰδότα
φῶτα)
và một lý lịch người có khả năng làm ra muôn biến thể dị dạng, muôn
ảo tưởng (μή
έόντα
– les non-êtres) về nhân tính theo ý thích và theo
khả năng đo lường sự vật của mình.
III. 3. Tư tưởng Socrate
Cuộc chiến làm người mà
các nhà Bi Kịch, các nhà tư tưởng Héraclite, Parménide nêu lên trong
các kịch bản, trong thi ca…, thì với Socrate, nó lại được làm chứng,
không những qua lời giảng dạy mà vị hiền nhân nầy chia sẻ, nhưng qua
chính cuộc sống và cái chết của ông. Socrate là hiện thân của một
Prométhée (xem
Prométhée bị trói của Eschyle)
bị cột buộc vào hai thân thế, vừa là con của Gaia (Đất)
tự nhận là Thémis (Công
Lý)[40]
lại vừa là con của
Thémis. Socrate ấy cũng là kẻ tham gia cuộc chiến giữa hai lý lịch
Oedipe. Một bên là Oedipe « đo đất », lấy chính Mẹ mình là Jocaste
làm vợ và đẻ những ý hệ, những ảo tưởng về nhân tính, những mẫu người
dị dạng ; và một bên là Oedipe nhận ra Thời riêng của con người, nối
lại với Khổ nơi Mẹ Jocaste là hiện thân Nguồn Nhớ Laios, Cha nguyên
thủy dấu mặt nhưng ban cho Oedipe lý lịch căn nguyên.
Cuộc chiến đó, không những
là cuộc chiến mà Socrate đã chứng nghiệm nơi bản thân như lời tự thú
của ông trong Lời biện hộ[41]
trước tòa án Nhã Điển; nhưng hơn thế nữa, nó còn phản ảnh nơi vận mệnh
văn hóa nhân loại qua hai lối trình bày lý lịch Socrate mâu thuẩn
nhau xuyên qua những tài liệu viết về ông. Hai lý lịch mâu thuẩn đó
không phải do những kẻ đối đầu với Socrate xuyên tạc và bày chuyện
viết ra, nhưng do chính Platon, người đồ đệ và cũng là chứng nhân trực
tiếp và đáng tin cậy nhất của Socrate, ghi lại.
Thật thế, trong các tác phẩm
vào giai đoạn đầu của Platon, chúng ta có một thánh hiền Socrate thuộc
giòng tư tưởng bi kịch và thi ca, một Socrate đối đầu với những người
đương thời tự cho mình tài trí, hiểu biết (sophistes) như
Protagoras, Gorgias, Hippias. Nhưng trong các tác phẩm vào giai đoạn
hai, chúng ta lại chứng kiến một Socrate đồng mâm, đồng chiếu, đồng
thanh với những kẻ đối đầu
lên án ông[42],
một Socrate truy tìm nguyên lý[43]
hiểu biết về sự vật để từ đó định nghĩa lý lịch con người.
Trong
cuốn Biện hộ Socrate, một trong những tác phẩm đầu tay của
Platon, Socrate định nghĩa hết sức rõ : Đạo lý, khôn ngoan mà ông
truyền bá chỉ là « hiểu biết về người -
ἄνθρωπον
σοφία
– sagesse d’homme »,
và chỉ giới hạn trong nội dung đó. Nói cách khác, đối với văn hóa
và tư tưởng, nếu không đặt nhân tính làm nội dung duy nhất, thì theo
Socrate chúng ta đang nói về một kiến thức nào đó chứng không nói đến
văn hóa :
« Xin
quí vị ý thức điều nầy : lời tôi sắp nói đây hoàn toàn là sự thật. Hởi
người Nhã điển, người ta đồn tôi là người hiểu biết. Nhưng, thật sự
thì biết được điều gì ?
(Tôi
xin trả lời) đây là sự khôn ngoan, hiểu biết liên quan đến nhân
tính -
ἄνθρωπον
σοφία»[44].
Như thế,
sự kiện ông đối đầu với các kẻ tự nhận là khôn ngoan không hề có
nghĩa là ông chủ trương ngu dân, chống lại việc cổ súy các kiến thức
về sự vật và các tiến bộ khác của văn minh. Thật thế, qua những
trang sách của Platon, ai cũng thấy Socrate là người có nhiều kiến
thức, tranh luận sắc bén khi đối diện với các đối thủ của mình. Và
Socrate ấy cũng không giả hình khi khen ngợi tài ba của các đối thủ
chống lại ông.
Kỳ thực,
các kẻ tự nhận là khôn ngoan được nêu lên như là đối thủ không phải
vì kiến thức của họ, nhưng vì họ đã lấy nguyên lý và thước tấc đo lường
sự vật (le principe d’identité des choses et aussi le principe de
la connaissance de ces choses) để định nghĩa lý lịch con người
(l’identité de l’homme - ou l’humanité). Câu châm ngôn của
Protagoras là một tiểu biểu : « Mỗi người trong chúng ta đều là
thước đo mọi vật»[45].
Châm ngôn ấy tiền kiến con người là một bản thể, một vật trong muôn
vật của vũ trụ, con người chỉ biết dùng thước đo mọi vật (đo đất) để
đo chính nhân tính mình và dưới ánh sáng đo lường đó. Trước tòa án
Nhã điển, Socrate nói về sự thái hóa nhân tính do lối đo lường nầy của
những kẻ tự nhận là khôn ngoan như sau :
« Hỡi
công dân thành Nhã điển, tôi nghĩ rằng lỗi của những người (tự
nhận là) thi sĩ cũng là lỗi của những nhà có đầy kiến thức tài ba
chuyên môn (excellents professionnels) ở điểm nầy : họ dựa
trên tài ba chuyên môn của họ rồi cho rằng họ có thể có sự khôn
ngoan hoàn bị, ngay cả trong những vấn đề quan trọng nhất. Hơn thế nữa,
cao vọng ấy lại che lấp không cho họ tiếp cận được khôn ngoan khác.
Cũng vì thế, tôi tự xét lại mình dưới ánh sáng của sấm ngôn để quyết
trung thành với đường lối mình đang đi, và không chạy theo khôn
ngoan của những người mà tôi vừa nhắc đến, và cũng không u mê trong
con đường lạc lầm của họ. »[46]
Và để
phân biệt đạo lý của nhân tính
(ἄνθρωπον
σοφί)
với sự hiểu biết quá lạm về nhân tính của những kẻ tự nhận là khôn
ngoan, Socrate khiêm tốn trình bày như sau :
« Về đạo
lý, nếu tôi có đôi chút, và về nét đặc trưng của đạo lý ấy, người chứng
cho tôi sẽ là Thần ở đền Delphes »[47].
Trong
Đối thoại Le Protagoras,
Platon
không những lưu lại cho hậu thế một chứng cứ cổ xưa nhất, hùng hồn
nhất về văn hóa, tư tưởng Cổ Hy lạp, mà xuyên qua đó Platon còn định
vị Socrate nằm trong truyền thống liên tục của giòng văn hóa nầy. Nền
văn hóa nầy có nét đặc trưng là cảm hứng được
Λόγος,
Lời của
« Thần
ở đền
Delphes », « Lời
bên kia bờ » đến và gọi tên con người ở « ngôi thứ hai », - « Nầy
người (anh, chị, ông, bà), hãy biết mình ! » và « Đừng quá lạm »- :
« Trong
số những người ấy có Thalès thành Milet, Pittacos thành Mytilène,
Bias thành Priène, ngài Solon của chúng ta, Cléobule thành Lindos,
Myson thành Khênè, và vị thứ bảy trong họ, như người ta nói, là
Chilon thành Lacédémone. Tất cả những vị nầy đều yêu thích văn hóa
Lacédémone. Đạo lý của họ giống nhau; người ta biết đến họ qua những
câu ngắn và dễ nhớ mà mỗi vị cảm ứng ra; đến ngày tụ họp, họ dâng
những câu nầy làm của lễ đầu mùa lên Apollon ở đền Delphes, nơi có
ghi khắc những lời sấm mà mọi người đều biết: ‘Nầy
người (anh, chị, ông, bà), hãy biết mình ! ‘ và ‘Đừng
quá lạm’ »[48].
Nguồn
suối chung của văn hóa Cổ Hy lạp, theo chứng cớ của Platon ở đây, hẳn
không phải là truy tìm nguyên lý vũ trụ hay diễn tả bản chất quỉ thần,
nhưng là lắng nghe Lời từ « bên kia bờ » vọng lại mặc khải nhân tính
trong tương giao hàm ngụ trong chữ « σεαυτόν, TOI,
YOU, NÀY NGƯƠI ! », ở ngôi thứ hai trong sấm ngôn « γνῶθι
σεαυτόν ».
Sấm ngôn phát sinh từ ngôi thứ nhất, Ngôi Vị Siêu Việt ẩn kín
(mà
Socrate thường dùng chữ
Δαίμων
để gợi ý),
Nguồn của Lời nói đến gọi con người, nối kết tương giao với con người
và nâng con người lên đồng sàng với mình trong một « hôn nhân mới »
(một Гάμος
thần
thánh như lối nói của của Eschyle và Sophocle).
Vì lý lịch
con người là tương giao với Kẻ Khác ẩn kín, nên từ sức sống của
tương giao nầy, Socrate phải hoàn thành nhân tính mình bằng mối
tương thông với những ai khác ông gặp gỡ. Hai mối tương giao với Thần
và với người nầy gắn bó với nhau trong tư tưởng Socrate, và được chứng
thực trong cuộc sống hằng ngày của ông. Gặp Kẻ Khác ẩn kín để tiếp
nhận thần lực, gặp gỡ những con người với nhau nhau đễ cùng thức tỉnh
nhau về lối đi không lối thoát mà con người cùng đang đi, để cùng đối
diện với ‘hố thẳm’ phân cách giữa hai thân phận, hai mối tương giao
mâu thuẩn gắn liền với nhân tính:
« Thưa
quí Tòa, mỗi lần tôi đặt kẻ khác trước sự thách đố, người tham dự
nghĩ là tôi hẳn phải thông thạo về những nội dung tôi thách đố họ;
nhưng thật ra Đạo lý nầy là ơn phúc của Thần, là sấm ngôn đến nói
cho chúng ta hay rằng sự hiểu biết của con người không mấy giá trị
hoặc đúng hơn là không có giá trị gì cả »[49].
Nhưng
trong nháy mắt, sấm ngôn : ‘Nầy người (anh, chị, ông, bà), hãy biết
mình ! » vốn mặc khải nhân tính trong mối tương giao với Kẻ Khác
bất ngờ đến với mình, và với những kẻ khác mà mình gặp gỡ, thì nay sấm
ngôn ấy bị trượt ngả để được hiểu là châm ngôn triết học «mình tự
biết mình, do chính mình – se connaitre soi-même ». Trong tiền
kiến của châm ngôn « mình tự biết mình » nầy, nhân tính nay lại được
xây dựng trên chân lý có tên là nguyên lý đồng nhất (principe
d’identité) còn gọi là tự thân (le Soi), nguyên lý được
Platon dần hồi khai thác và hệ thống hóa vào giai đoạn hai của các
tác phẩm ông viết, đặc biệt trong các đối thoại Le Parménide, Le
Sophiste.
Trực
giác về sự sống của nhân tính nơi tương giao thần thánh với Kẻ Khác
và đến từ Kẻ Khác, tương giao được cảm nhận từ âm vang nơi tên gọi
« Nầy người (anh, chị, ông, bà) » ở ngôi thứ hai, -
tương giao mà Héraclite gọi là
Λόγος,
các nhà
Bi kịch Hy lạp gọi là Гάμος- , nay bị giản lược thành
một lối hiểu biết ‘tự thân’ dựa trên nguyên tắc đồng nhất, vốn là
nguyên tắc của hiểu biết giúp con người làm chủ sự vật. Bước trật
chân ấy thực ra Socrate đã cảnh giác mạnh mẽ như sau trong Đối
thoại Le Charmide của Platon[50] :
«Trong
trường hợp nầy[51],
người có sự khôn ngoan lại là người một mình tự mình biết
mình; một mình mình xét định được cái gì mình biết và cái gì
mình không biết; chỉ do tự mình mình, mình biết kẻ
khác để xét xem kẻ khác biết gì, nghĩ gì, và đồng thời biết kẻ khác
cũng có khả năng như mình. Không ai ngoài mình có khả năng nầy
ngoài nỗ lực của chỉ chính mình! Đó chính là điều gọi là
có được sự khôn ngoan, là hiểu biết chân thật. Và như thế, ‘tự mình
biết mình’ là do mình, mình biết điều mình biết và điều mình không
biết »[52].
Nay con
người hiểu biết là vị vua một cõi (xem
Oedipe, vua một cõi ở thành Thèbes trong Oedipe-Vua của
Sophocle).
Ai Khác (Thần) và mọi người khác đều bị (giết)
biến thể thành những ý niệm, những đối tương dưới quyền năng hiểu biết
mà mình là chủ thể.
Dưới
ánh sáng « đến từ bờ bên kia », - ánh sáng đến từ mối tương giao
nâng con người lên ngôi thứ hai, kẻ được Thần gọi là
anh chị, ông bà… để đồng sàng -, người khiêm tốn
Socrate đã giúp « người tự nhận là khôn ngoan » Critias đối diện với
bế tắc của con đường « tự mình biết mình », con đường tiền kiến « tự
thân (le Soi) là chân lý ». Nhưng những lời cảnh giác trong
Đối thoại Le Charmide đã bị ánh sáng của một homo
sapiens Oedipe, mẫu mực của truyền thống tư tưởng triết học, che
mờ.
Thật thế,
không phải câu nói của Hegel: « ý thức tự thân là quê hương của
chân lý»[53] vốn
là mẫu
mực cho tư tưởng truyền thống triết học hay sao?
Nhân
danh Socrate là thầy, truyền thống văn hóa homo sapiens đã
lên án Socrate chết thêm một lần nữa.
Socrate
chứng nhân cho cuộc chiến thần thánh giữa một bên nhân tính chân thật
nơi tương giao với Kẻ Khác và những người khác, và bên kia là nhân
tính lầm lạc nơi ‘tự thân’ (le Soi), nay trở thành thầy
Socrate chỉ dạy con đường văn hóa xuyên qua cuộc vật lộn với vũ trụ
và thời gian tự nhiên nhằm chế ngự thế giới khả giác và hữu hình ấy,
để « siêu thoát ! » trở thành một bản tính cô đơn, tự do, tự tại,
nơi thế giới thường hằng và khả tri.
Thực ra, vào thời Bi kịch
Hy lạp, đặc biệt vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, còn gọi là thế
kỷ của Péricles, Nhã điển đã là một thành phố văn minh cao độ, so với
các cộng đồng con người trên thế giới. Trong cuốn Biện hộ Socrate,
Platon đã cho chúng ta thấy rõ sự kiện lịch sử đó[54].
Nhưng các nhà tư tưởng Bi kịch, cũng như các nhà tư tưởng Héraclite,
Parménide, Socrate… không hề cho chúng ta thấy họ đã từng có sáng kiến
kỹ thuật, phát minh nghệ thuật nào để tô bồi cho sinh hoạt xã hội
văn minh nầy. Và họ cũng không hề làm chứng nhân để phát ngôn cho nền
dân chủ Thành Nhã-điển, hoặc ca tụng hay lên án một hình thức tổ chức
xã hội nào liên quan. Không phải họ không lưu ý đến thế thái nhân
tình, không phải họ trốn tránh nghĩa vụ trau dồi kiến thức, làm cha
gia đình, làm người công dân…, ngược lại là khác. Nhưng sứ mạng văn
hóa mà họ cảm thấy có bổn phận thực thi, và nội dung duy nhất của
văn hóa mà họ cảm hứng được, đã buộc họ cảnh giác nguy cơ nghiêm trọng
hơn cả : đó là cái chết của nhân tính[55],
và nêu lên điều
đáng phải làm trước tiên : đó là ý thức nhân tính và hoàn thành
nhân tính của mình.
Và sứ mạng đó, nội dung đó
đối với họ được gọi là Tư tưởng, Đạo lý hay Văn hóa.
Socrate đã sống và chết
cho sứ mạng nầy.
Đồng thanh với các nhà tư
tưởng Cổ Hy lạp khác, Sophocle lại nhắc nhở nguy cơ gắn liền với
thân phận con người bất cứ ở đâu và vào thời nào, đó là nhân tính bị
hiểu lầm tự thân (le Soi). Nhân tính chết vì
chìm đắm trong ‘tự thân’ chứ không phải bị tiêu vong vì « sinh lão bịnh
tử » hoặc bất cứ hiện tượng nào trước mắt. Con nhân-sư (Sphinx)
được truyền thống triết học xem là tượng trưng cho tiếng ca khải
hoàn vào buổi khai sinh văn hóa[56],
kỳ thực đối với các vị thánh hiền, đó chính là nguy cơ tối hậu che
khuất dấu tích tìm về nhân tính linh ư vạn vật của con người :
Créon : « Con nhân-sư
ấy với tiếng tru tréo phỉnh phờ đã luôn buộc chúng tôi quên mất những
gì ẩn kín siêu việt, vượt lên trí năng, để chỉ nhìn nguy cơ đằng trước
(nhìn với mắt người trần)-
Ἡ
ποικιλῳδὸς
Σφὶγξ τὸ
πρὸς ποσὶ
σκοπεῖν μεθέντας
ἡμᾶς
τἀφανῆ
προσήγετο.
Ἡ ποικιλῳδὸς
Σφὶγξ τὸ
πρὸς ποσὶ
σκοπεῖν μεθέντας
ἡμᾶς
τἀφανῆ
προσήγετο. »[57]
___________________________________________________________
[1] Cf.
NGUYỄN DU, Kiều : « Đã mang lấy nghiệp vào thân »
câu 3249 ( theo bản văn được Nguyễn Văn Vĩnh chép lại, trong
Kim Vân Kiều, Hà nội, NXB. Alexandre de Rhodes, 1943.)
[2] Chỉ cần
lược kê những chủ thuyết tự xưng là nhân bản, những
định nghĩa đa biệt và mâu thuẩn nhau về nhân tính do những
triết gia đưa ra, thì chúng ta cũng ý thức được tình trạng u
mê lạc lầm của thân phận con người chúng ta.
[3] Sách
Đạo Đức Kinh, Ch. 2. gọi nghiệp sai lầm căn
nguyên nầy bằng thành ngữ thiên hạ.
[4] Jean-Pierre VERNANT et
Pierre VIDAL-NAQUET, Mythe et tragédie en Grèce
ancienne, édit. La Découverte, Paris, 1989, pp. 7, 14. «On
peut soutenir ... que le genre tragique fait son apparition
à la fin du VIè siècle lorsque le langage du mythe cesse
d’être en prise sur le réel politique de la cité...Dans le
cadre nouveau du jeu tragique, le héros a cessé d’être un
modèle; il est devenu, pour lui-même et pour les autres, un
problème... »
[5] Ibid. p.
31. « Dans la perspective tragique,
l’homme et l’action humaine se profilent, non comme
des réalités qu’on pourrait définir ou décrire, mais
comme des problèmes. Ils se présentent comme des énigmes
dont le double sens ne peut jamais être fixé ni épuisé. ».
[6] Xem ESCHYLE,
Prométhée bị trói, 197-241 ; 476-506.
[7]Sđd,
248; 250 : « Prométhée
– « Vâng, ta đã giải thoát con người khỏi sợ chết. » …
« Ta đã gieo vào lòng họ những ước mơ hão huyền ».
[8] Sđd, 647-653 :
« Hỡi nàng trinh nữ đầy diễm phúc, tại sao Nàng còn giữ
trinh, khi Nàng có thể có được vị hôn phu cao cả hơn mọi hôn
phu ? Siêu Việt (Zeus) cháy lửa yêu Nàng, Ngài vì Tình nồng
nàn luôn hướng về Nàng và muốn hưởng cuộc sống hôn nhân
bên Nàng : hỡi người trinh nữ, hãy coi chừng, đừng nên cự
tuyệt mối tương liên (Гάμος)
nầy với Siêu Việt (Zeus)… ».
[10] Xem SOPHOCLE,
Oedipe-Vua, câu 132. Oedipe: «Tôi nắm vụ việc lại từ
đầu và tôi rọi soi ánh sáng (ἐγὼ
φανῶ) ».
[11] Tên bản bi kịch là
Οἰδίπoυς
τύραννoς - Oedipe-Vua ;
τύραννoς nghĩa
là nhà độc tài.
[12] Xem
Sđd. 1360-1361, Oedipe: « Nay (ở bên nầy bờ)
tôi là kẻ mất thần, con của cha mẹ vô thần, lấy chính mẹ
sinh ra mình để đẻ ra vô số con cái vô luân -
Νῦν
δ´
ἄθεος
μέν
εἰμ´,
ἀνοσίων
δὲ
παῖς,
ὁμογενὴς
δ´
ἀφ´
ὧν αὐτὸς
ἔφυν τάλας.».
[13] Tư Tưởng Bi Kịch Hy lạp
gọi là χρόνος,
Thời bên kia bờ thời gian vũ trụ, Thời được gọi là Nguồn
Khổ, làm cho con người luôn hướng về Siêu Việt và đưa cao
con người vượt lên trên vũ trụ tự nhiên. Lão Tử, ch. XV,
bắt đầu bằng « Cổ chi » (Đời xưa), còn Khổng thì nói
đến Thời Nghiêu Thuấn, đúng là Thời (χρόνος)
ẩn dấu và là thời riêng của nhân tính, thời vượt lên trên thời
gian vũ trụ của tư tưởng Cổ Hy lạp.
[14] Những nhân tính mà
ngày nay ta thường gọi tên là những chủ thuyết nhân bản,
những ý hệ đa biệt đang phát sinh ngày mỗi nhiều trên
thế giới.
[15] Xem Sđd.
713-714. Jocaste : «…Đứa bé khi
sinh ra chưa đầy ba ngày thì Laios đã ghi khắc vết thương
đau ở chân và quăng trên một ngọn đồi hoang vu ».
[16] Xem Sđd.
1245-1248. Sứ giả : « Nàng
(Jocaste) kêu đến Laios đã khuất từ muôn thủa. Nàng gọi tên
những người con mà Laios đã cho Nàng, và cũng chính những
người con nầy mà Laios đã bị giết, để tiếp đó chúng ép Nàng
gian díu với chúng và sinh cho chúng một hậu duệ dị dạng
kinh hoàng.».
[17] Xem Sđd.
1213-1215: Ca đoàn : « ... Thời (Κρόνοζ)
thấy rõ mọi sự đã tố giác tội ác người, dù người không muốn
nghe. Thời ấy lên án hôn nhân quái dị (ἄγαμον
γάμον)
từ đó đã bao đời sinh ra một người cha (Oedipe) và vô số
ngươi con.
Ἐφηῦρέ
ς´ ἄκονθ´
ὁ πάνθ´
ὁρῶν
χρόνος·
δικάζει τὸν
ἄγαμον
γάμον
πάλαι τεκνοῦντα
καὶ τεκνούμενον. ».
[18] SOPHOCLE,
Oedipe-Vua, câu 879-880.
[19] Trong
cuốn Rhétorique Г 5, 1047 b của Aristote, người
ta đọc được đoạn văn nầy : « Thật thế, việc chấm câu để đọc
Héraclite quả là vấn đề, vì khó biết chữ ông dùng liên quan
đến ý đi trước hay ý đi sau trong câu. Chẳng hạn, khi bắt đầu
tác phẩm của mình, Héraclite viết :
« (τοῦ
δὲ)
λόγου
τοῦδ᾽
ἐόντος
(ἀεὶ)
ἀξύνετοι
γίγνονται
ἄνθρωποι)’ »
«Λόγος
(Lý, Tương giao) người
ta / mải mải / không thể biết được ».
Ở đây, ta không biết
/ mải mải
(ἀεὶ)
/ gắn liền với nội
dung nào, để chấm câu cho đúng ».
[20] Héraclite, Parménide,
Socrate được truyền thống triết học xem là ba cột trụ. Jean
BEAUFRET, trong biên khảo Dialogue avec Heidegger,
tr. 38, đã viết : « Avec Héraclite
et Parménide, c’est la fondation même de la pensée
occidentale qui s’accomplit. »
[21] Xem ý nghĩa chữ ‘Vua’trong
tựa đề bi kịch Oedipe-Vua của Sophocle. Và trong
Tây Du Ký, con khỉ hiểu biết cầm cái thước đo đất, có
tên là Tề Thiên (bằng Trời)
[22] Xem ARISTOTE,
Physique I 184 a – 192 b ; Métaphysique A 1- A6.
[26] Không có mâu thuẩn giữa
Λόγος
đến từ Trời và khả năng lý trí, xét từ nội dung riêng của
chúng. Nhưng trong tư tưởng của các nhà tư tưởng Cổ Hy lạp sở
dĩ có mâu thuẩn là vì tư tưởng chỉ nhằm nói đến thân phận
con người. Và trong khuôn khổ ý nghĩa nhân tính, con người tự
căn mang nghiệp lầm khi tiền kiến khả năng hiểu biết (đo
đất) là Λόγος.
Do đó hai tương giao nầy lại bị đặt vào thế tương tranh loại
trừ nhau.
[27] Xem Héraclite đoạn
53 : Cuộc chiến là cha mọi người,
là vua tất cả ; nó định cho những người nầy là thần, những kẻ
khác là người; nó đánh giá những người nầy là nô lệ, những kẻ
khác là tự do - Πόλεμος
πάντων
μὲν
πατήρ
ἐστι,
πάντων
δὲ
βασιλεύς,
καὶ
τοὺς
μὲν
θεοὺς
ἔδειξε
τοὺς
δὲ
ἀνθρώπους,
τοὺς
μὲν
δούλους
ἐποίησε
τοὺς
δὲ
ἐλευθέρους. ».
(Hippolyte, Réfutation des toutes les hérésies, IX,
9, 4.). Chữ « Πόλεμος »
của Héraclite cùng nghĩa với « ἀπόλεμος
ὅδε
γ´
ὁ
πόλεμος »,
trong Prométhée bị trói, 902-905 của ESCHYLE (xem
chú thích 10).
[28] Dĩ nhiên Thần Thánh và
con người cũng nằm trong vùng đất của mọi vật đó, vì thế
trong tư tưởng triết học, câu hỏi về Thần, về người và bất cứ
về vật gì cũng bắt đầu bằng « cái gì ?» :
Thần là cái gì ? Người là cái gì ? Cái bàn là
cái gì ?
[29] PARMÉNIDE, Bài Thơ,
I.9.
[32]
PLATON, Ion, 534 c-d; 534
e..
[33]
PARMÉNIDE, Bài Thơ, III: « Vì
tư tưởng và nguyên tính là một nội
dung - τὸ
γὰρ
αὐτὸ
νοεῖν
ἐστίν
τε καὶ
εἶναι.
».
[34] Xem
Sđd. VI 4- : « U mê của
con người, những kẻ lạc lầm, chúng là kẻ vô Tri -
ἣν
δὴ
βροτοὶ
εἰδότες
οὐδέν
πλάττονται,
δίκρανοι.
».
[36] Xem PARMÉNIDE, Bài
Thơ, VII, 1: μὴ
ἐόντα
(les-non-êtres).
[38] Xem Sđd. VII,
1: « Không bao giờ được quyền giản lược Nguyên Tính với
những ảo tưởng - Οὐ
γὰρ
μήποτε
τοῦτο
δαμῇ
εἶναι
μὴ
ἐόντα.
».
[39] Xem Sđd, I,
1-3: «.Con người giác ngộ (εἰδότα
φῶτα)
được soi dọi bởi Thần,
được dẫn đi trên con đường của Thần (Ἵπποι
ταί
με φέρουσιν,
ὅσον
τ'
ἐπὶ
θυμὸς
ἱκάνοι,
πέμπον,
ἐπεί
μ'
ἐς
ὁδὸν
βῆσαν
πολύφημον
ἄγουσαι
δαίμονος,
ἣ
κατὰ
πάντ'
ἄστη
φέρει
εἰδότα
φῶτα·)
».
[40] ESCHYLE, Prométhée
enchainé, câu 209-210: « Mẹ tôi dưới hai tên gọi
Thémis và Gaia… -
ἐμοὶ
δὲ
μήτηρ
οὐχ
ἅπαξ
μόνον
Θέμις
καὶ
Γαῖα
…. ». Đây là thú nhận của một Prométhée, tên ăn trộm
lửa Trời.
[41] PLATON,
Biện hộ Socrate, 31
c, d: «Nguyên do (của con đường đạo
lý của tôi) phát xuất từ điều mà các người đã nghe tôi nói
nhiều lần vào nhiều lúc khác nhau: đó là có cái gì đó linh
thiêng và thần thánh đến với tôi, một điều mà Mélètos bắt
chước một tác giả hài kịch từng nêu lên để tố giác tôi. Những
việc lạ lùng như thế tôi đã từng gặp lúc tôi còn bé: có một
lời nói bên trong tôi, và mỗi lần như thế, thì tiếng nói đó
ngăn không cho tôi làm điều tôi có thề sắp làm… Tôi nghĩ đây
thật đúng là một sự xung khắc may mắn. ».
[42] Chẳng hạn, trong cuốn
Bữa tiệc 192 e - 193 a, Aristophane,
người từng kết án tư tưởng của Socrate, cho rằng lời dạy của
Socrate là hoang đường, thì nay là trở thành một thi nhân
tiên tri đem lại cảm hứng cho tư tưởng của chính Socrate.
[43] Đặc biệt xem các tác
phẩm Le Phèdre, Le Cratyle, Le Théétète, Le Parménide, Le
Sophiste.
[47] Sđd, 20 e.
[49]
PLATON, Biện hộ Socrate 23
a.
[51]
Trường hợp nhân tính là tự thân (le soi) theo giải
thích của nhà tự cho mình là khôn ngoan (sophiste)
Critias.
[53]
Để nhận ra bước trật chân giản lược sấm ngôn mặc khải nhân
tính « Nầy anh, nầy chị…
hãy ý thức nhân tính » thành châm ngôn
« tự mình biết mình » ngay trong tiến trình đổi thay
đầy mâu thuẩn của tư tưởng Platon, và trong văn hóa Hy lạp,
ta có thể đọc những nhận định sau đây của Georges GUSDORF,
trong khảo luận có tựa đề là Les Origines des sciences
humaines, Payot, Paris, 1985, tr. 24 ; 29 :
« La passage de la préhistoire à l’histoire
de la culture se réalise lorsque la conscience pré-réfléchie
cède la place à une organisation réfléchie de la
connaissance .. L’affirmation sophiste peut être résumée par
la formule de Protagoras :’ l’homme est la mesure de toutes
choses’, dont le précepte socratique dégage la conséquence :
‘connais-toi toi-même’. Autrement dit, selon la parole
admirable de Hegel : ‘la conscience de soi est la terre
natale de la vérité. Toute affirmation de l’homme est en
dernière analyse une affirmation humaine. »
[54] PLATON, Biện hộ
Socrate 29 d-e :« Hởi bạn là
công dân thành Nhã điển, là người văn minh hơn cả, là một
công dân của thành phố hùng mạnh nhất, của một thành phố nỗi
danh về kiến thức và giàu có, bạn không thấy hổ ngươi vì mải
mê chạy theo của cải, tiếng tăm cũng như các danh vọng nầy
khác, trong lúc đó bạn không hề lo, không hề biết đến tư tưởng,
chân lý và nhân tính (linh hồn) của bạn .»
[55] Xem câu thơ bất hủ của
thi hào Hoelderlin : « Nhưng nguy cơ ở nơi nao, thì ở đấy
trào dâng nguồn cứu độ » (Hoelderlin, IV, 190).
[56] Để thấy rõ hố thẳm
ngăn cách văn hóa Cổ Hy Lạp và sự kiện được gọi là phép lạ
Hy lạp khai sinh tư tưởng triết học ta có thể đối chiếu
câu thơ về tiếng hát phỉnh gạt của con Nhân-sư (Σφὶγξ)
trong bản kịch Oedipe-Vua của Sophocle, với lời ca tụng
con Nhân-sư ấy qua ngói viết của các triết gia.
Trong một chương mang tựa đề « La naissance de la
philosophie » của biên khảo Đối thoại với
Heidegger, Jean Beaufret đã mô tả việc khai sinh triết học
liên quan đến tiếng hát khải hoàn của con Nhân-sư như sau :
[Cette percée de l’homme dans le monde
est-elle cependant spécifiquement grecque ? L’homme n’y
a-t-il pas percé un peu partout, avant la Grèce et en dehors
d’elle ? Ou faut-il dire qu’il a autrement et peut-être
mieux percé en Grèce que partout ailleurs ? C’était la
pensée de Hegel, dans le contraste qu’il établissait, au
cours de ses leçons sur l’Esthétique, entre la Grèce et
l’Égypte, où la percée de l’homme n’avait encore donnée lieu
qu’à l’apparition de l’énigme, symbolisée par le Sphinx.
Dans le mythe grec au contraire, ajoute-t-il, le Sphinx est
lui-même interprété comme le monstre posant des énigmes :
‘…on sait la question énigmatique qu’il avait posée : quel
est l’animal qui marche le matin sur quatre pattes, à midi
sur deux, et sur trois le soir. Oedipe trouva le mot de
cette énigme en disant que c’était l’homme, et précipita
le Sphinx au bas du rocher.
A la réponse d’Oedipe, fait écho le
connais-toi, que Socrate, bien plus tard, lisait
méditativement sur l’inscription de Delphes…. Au lieu de :
« porte-toi bien » le dieu dit de plus haut : « Sache te
connaître » et par-là « deviens
qui tu es » à savoir un homme…. Si l’homme est l’homme,
c’est donc par cette énigmatique «philosophie ». La question
: qu’est-ce que l’homme ? nous renvoie donc à la
question : qu’est-ce que la philosophie ? L’homme ne perce
vraiment comme homme que par la percée, en lui, de la
philosophie ! »]. Jean BEAUFRET, Dialogue avec
Heidegger, édit. De Minuit, Paris, 1973, pp.
21-22.
[57] SOPHOCLE,
Oedipe-Vua, câu 130.