Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh


Một nhân vật trung tâm của cuộc chiến Việt Nam

Nguyễn Quang

Như các lãnh tụ cộng sản trên đất nước mình, ông được bộ máy tuyên truyền cộng sản sùng bái lên đến cực điểm, nhưng vẫn chưa đủ, ông tự viết sách và lấy tên Trần Dân Tiên để tự tang bốc mình, nào là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà báo tuyệt vời, nhà thơ thượng thặng, tấm gương đạo đức, nhà trí thức uyên bác, biết nhiều thứ tiếng. Lãnh tụ vĩ đại... Thậm chí, có thành phần trí thức mê mờ ca ngợi, vái lạy “cha già dân tộc”, rồi tự hào, tự sướng, cho rằng như thế mới là thái độ trí thức, dám tìm ra và nói lên sự thật như Trần Văn Giàu, Lý Chánh Trung…

Ông Hồ khi nhỏ học chữ nho ở quê vùng Nghệ Tĩnh, lớn lên  học trường Quốc học Huế có tham gia phong trào chống thuế. Khi cha ông bị án phạm tội giết người, bị mất chức tri huyện, hai cha con phiêu dạt vào Nam, cha làm thầy thuốc vùng Sa Đéc, con dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết.
Ông làm nghề bồi bếp trên tàu để được xuất dương sang Pháp, rồi tham gia chính trị từ khoảng 1918 đến 1922, hoạt động trong Đảng Xã hội, sau đổi tên là Đảng Cộng sản Pháp. Lúc này ông lấy tên Nguyễn Tất Thành và tham gia báo Paria với tên Nguyễn Ái Quốc.
Nhưng từ khi sang Nga năm 1923, 1924, ông bắt đầu gắn bó với Đệ tam Quốc tế Cộng sản, học và nhận việc ở Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản, về sau nhận công việc trợ lý cho Michael Borodin một chuyên gia CS lão luyện.
Đây là thời cao điểm của Stalin, triệt hạ mọi kẻ đối lập bằng bàn tay sắt. Ông đã học được cách triệt hạ những đồng chí cùng làm cách mạng theo kiểu độc đoán của Stalin và Beria.
Ông có đầy mưu mẹo nhưng không phải mưu lược, ông có sự linh hoạt ứng biến rất tinh ranh nhưng không phải con người của chiến lược, ông không có tư tưởng, lý luận như chính ông công nhận, ngoài những gì Stalin và Mao đã nghĩ. Nếu theo bảng xếp hạng của triết gia P. Janet về sáng tạo, ông Hồ có thể ở bậc thứ bảy, bậc cao nhất thứ chin, dành cho các nhà văn, triết gia, nhà khoa học…
Vốn bản chất gian trá, khi về nước ông đưa ra Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh), với các Hội thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, học sinh Cứu quốc, rồi Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Liên Việt… đều là hỏa mù, bình phong che dấu thật kỹ bản chất Cộng sản trong con người ông.
Ông Hồ cũng bày trò “giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương” tháng 11/1945 thành đảng Lao động…và ngay cả câu đầu tiên trong Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 với trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp!
Nhưng thực tế, trong thời gian làm Chủ tịch nước 24 năm, ông không cho tự do báo chí, tự do kinh doanh, các trường luật đều bị đóng cửa, tôn giáo bị cấm đoán! Bộ mặt giả dân chủ của cái gọi là dân chủ nhân dân hiện nguyên hình trong bất cứ chế độ cộng sản nào, trong đó có cộng sản Việt Nam, do ông dựng nên.
Về đạo đức cá nhân, ông đã chóng quên những người đã giúp ông như Bà Nguyễn Thị Năm, Ông Huỳnh, Ông Việt Phương, Ông Đang…Họ bị ông mang ra đấu tố đến chết!
Điều khá lý thú về họ Hồ, đó là chuyện vợ con của ông, không ai biết chính xác Hồ Chí Minh có bao nhiêu vợ, cũng như người tình. Đây có thể nói cũng là gót chân Achille của Hồ. Chúng ta cùng nghe lại đoạn đối thoại giữa Bộ chính trị CSVN khi Hồ xin cưới vợ. Lê Duẩn đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh: “Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”. Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… 
Một chút gia phả, Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung còn gọi là Nguyễn Sinh Côn. Cha tên là Nguyễn Sinh Sắc còn gọi là Nguyễn Sinh Huy. Nguyễn Sinh Sắc là con rơi của ông đồ nho Hồ Sỹ Tạo và bà Hà Thị Hy, người hầu của ông Tạo.

Khi bà Hà Thị Hy có thai, ông Hồ Sỹ Tạo vì danh giá gia đình đi thương lượng với ông nông dân tên là Nguyễn Sinh Nhậm để cưới cho bà về làm vợ kế của ông Nhậm. Sau vài tháng sinh người con lấy tên là Nguyễn Sinh Sắc. Như vậy, Nguyễn Sinh Cung hay Hồ Chí Minh sau này là cháu ruột của Hồ Sỹ Tạo.

Có thể do biết đích xác nguồn cội của mình, nên sau này Nguyễn Sinh Cung quyết định lấy họ Hồ.

Những trẻ con rơi khi lớn lên hay làm những chuyện kỳ lạ, nhất là trong dòng máu hoang dâm của gia đình như thế, nên không lạ gì Hồ Chí Minh với lắm người phụ nữ đi qua đời ông như: Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân và Lâm Y Lan, người mà trước khi chết ông còn nhắc tên với đôi hài kỷ niệm cùng cuốn nhật ký với người phụ nữ Trung Hoa này.
Nhưng bi thảm nhất là bà Nông Thị Xuân với đứa con là Nguyễn Tất Trung, bà đã bị bộ trưởng công an Hoàn hãm hiếp và giêt chết vì bà có yêu cầu xin được làm vợ chính thức ông Hồ, lý do đã có con với ông. Cả cô em gái là Nông Thị Vàng cũng bị thủ tiêu để bịt đầu mối. Năm ông lấy Nông Thị Xuân đã 20 tuổi và cụ Hồ mới 65 tuổi!
Quả thật, ông đã không làm tròn bổn phận người chồng và người cha, giết vợ từ con vì ông mang chứng hoang tưởng mình là một vị thần, tiên thánh…mọi người phải tôn thờ!