Thế Giới Đang Về Đâu?
Khi Chúng Tôi Đang Trốn Chạy Và Chạy!
Lời
Tòa Soạn Việt Báo: Nguyễn Quang là một nhà hoạt động nhân quyền --
nguyên là tù nhân chính trị với bản án 20 năm tại VN, cũng là một nhà
văn trong thập niên qua có bài viết trên Việt Báo -- vừa cùng vợ con xin
tỵ nạn ở Đức quốc trong một cơ duyên hy hữu: Đứa con duy nhất của anh
chị là cô bé Nguyễn Quang Hồng Ân dự thi Piano Quôc Tế ở Đức và Áo, và
ba mẹ được phép đi theo để chăm sóc. Được biết, ba mẹ theo con là nhờ sự
xác nhận tài chánh chi trả tiền vé máy bay cho cháu Nguyễn Quang Hồng
Ân của Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo thuộc Hội Đồng Giám Mục VN cấp...
... cùng thư
riêng của Ủy Ban do Lm Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, Đại diện Ủy Ban ký gởi
cho Ông Tổng Lãnh sự Đức tại Tp. SG, ba mẹ bé Hồng Ân mới được cấp
visa. Sau đây là bài nhà văn Nguyễn Quang ghi nhận vê việc xin tỵ nạn
chính trị ở Đức.
Tôi nói vói anh, chúng tôi cũng từng trải qua một cuộc chiến tranh như thế, chỉ cần một trái lựu đạn nhỏ hay rocket pháo kích nhầm…thế là từ một bữa cơm đang thân mật của gia đình trở thành bữa tiệc ly, kẻ sống người chết hay còn lại trong điên loạn…Các bạn may mắn có chỗ chạy, còn chúng tôi vào thời ấy không có đường lui…
Người bạn trẻ đưa tay lên khỏi đầu và nói “Trời cao có thấu chăng, thế giới này đang ở đâu và thật sự chúng ta có là giống người hay chỉ là loại vật người khi tất cả đang kết cuộc bằng sự hủy diệt”.
Anh ta hỏi tôi đến đây bằng cách nào? Chúng tôi may mắn hơn rời Việt Nam bằng máy bay của hãng hàng không Ả Rập Etihad, nhưng gia đình tôi phải chịu sự gian khổ ấy hơn bốn thập niên trôi qua, nay theo giấy mời của cháu gái tham dự các kỳ thi piano quốc tế cũng như trình diễn tại Âu châu, trong sự lơ đãng của công an cộng sản mà chúng tôi thoát được.
Người bạn tỵ nạn nói, chúng tôi kẻ đi bằng thuyền, người vượt biên giới bằng đường bộ xuyên các nước để đến Đức vì nước này đã tuyên bố sẽ đón nhận 800000 ngàn di dân trong năm nay. Nước Đức là niềm tin và hy vọng nên chúng tôi tìm đến.
Một phụ nữ Iran duyên dáng tham gia vào câu chuyện và mời chúng tôi xem hình ảnh chia tay của gia đình, chị diễn tả nét mặt người chồng đang buồn nhưng mấy người di dân thì bảo chồng chị đang vui, qua hình ảnh chị khóc, hai cháu trai nắm tay theo mẹ… Chị không thể ở lại Iran vì chị khác tôn giáo với họ, chị bị chế diễu, bị nhạo báng và chắc chắn một ngày không xa chị sẽ bị ném đá, cái chết đang đến gần vì cả ba mẹ con đều theo đạo Tin Lành, chị chỉ có một Thượng đế và không thể chối bỏ Ngài.
Người phụ nữ ngoài ba mươi thật nhan sắc này, chỉ có Chúa mới hiểu hết lòng tin của mỗi người, kính xin Người ban nhiều ơn phước cho người nữ trong số các người nữ đặt niềm tin tuyệt đối vào Người.
Chị hỏi gia đình tôi có tin Chúa như gia đình chị hay không? Việc cả ba thành viên trong gia đình được ra đi cùng lúc quả là Ơn Lạ từ Trời đó, phải không?
Vâng đúng vậy vì nhiều thập niên trôi qua tôi đã bị từ chối không cho xuất ngoại nhiều lần. Điều dễ hiểu vì tôi là người đấu tranh cho nhân quyền trong suốt bốn mươi năm qua với bản án 20 năm tù giam.
Cả ba mẹ con đều đi theo đường bộ qua ngã có Hungary và đến Đức quốc. Tại Iran chị không thiếu thốn chi ngoài sự mất mát về tinh thần, nên chị đủ tiền chi trả trên đường chạy trốn, không khốn khó như cô Ligia, người Ba Lan dưới thời Nêron sát đạo.
Với chúng tôi, cũng quá xúc động và bất ngờ, khi máy bay cất cánh rời khỏi phi trường của Việt Nam, chúng tôi tiếp tục cầu nguyện, xin được trở nên hữu ích trên đường về nhà Cha vì nay con tuổi đã cao.
Tôi kể trong suốt một tháng trú ngụ tại các Nhà Dòng ở Đức và Áo, sau khi cháu gái tham dự các kỳ thi tại Vienna xong, chúng tôi nhanh chóng trở lại Đức và xin tỵ nạn chính trị, căn cứ vào điều luật Dublin (Dublin Regulation), yêu cầu người xin tị nạn (asylum seekers) phải đăng ký tại quốc gia châu Âu đầu tiên họ đặt chân đến, và quốc gia này sẽ chịu trách nhiệm xem xét giải quyết yêu cầu xin tị nạn vì thật sự quá nguy hiểm khi trở về Việt Nam như sự trả thù, sự triệt hạ đường sống cho đến chết mà chúng tôi đã từng chịu đựng liên tiếp trong nhiều thập niên đã diễn ra.
Một viên cảnh sát người Iran bảo chúng tôi không cậy nhờ luật sư mà phải vào trại tỵ nạn như thế này?
Đúng vậy, chúng tôi không nhờ luật sư nhưng trực tiếp đến Sở Ngoại vụ Munich đệ đơn xin tỵ nạn. Thế là chúng tôi hòa mình vào trong dòng người di dân đang đổ xô vào nước Đức từ các nước Syria, Afghanistan, Iraq, Albania, Eritrea và Parkistan.
Tất cả họ đều hớn hở dù có chút ưu tư vì đã vượt qua bao chặng đường nguy hiểm mới đến được nơi đây, màu đen trong dòng người tỵ nạn mang nét trội hẳn về da màu, không khí rất ồn ào vì chữ thị theo gốc Trung Hoa hợp thành từ ba chữ nữ nhưng ở đây với ba người đàn ông trở thành một siêu thị lớn, còn những người phụ nữ hầu như họ đều ngồi yên lặng trong kiên nhẫn đợi chờ.
Đặc biệt, điều làm tôi để ý nhất là cảnh sát Đức, từ khi xuống phi trường Fankfurt và nay chứng kiến những gì đang xảy ra tại các trại tỵ nạn, tôi không thấy có sự cau có, quát tháo của bất cứ nhân viên cảnh sát Đức hay phụ tá an ninh của họ. Nếu có những trường hợp nẩy sinh khác thường, họ đều giải quyết trong cách thế nhằm chữa trị con người, chứ không nhằm triệt hạ. Cụ thể như có một người tỵ nạn nào trong cơn thác loạn mà nổi điên, la hét… họ sẽ đưa người đó đến một phòng riêng và phân tích tâm lý…khác hẳn trên quê hương tôi với đầy tiếng chửi thề và tất nhiên đã có những trận đòn nhừ tử rồi hạ hồi phân giải.
Tôi đã từng bị giam giữ gần hai mươi năm trong nhà tù cộng sản với nhiều danh từ diễn tả khác nhau về nơi chốn kinh hoàng mà con người bị trừng phạt này như tầng cuối địa ngục, thung lũng tử thần… và kinh nghiệm bản thân qua tác phẩm Địa Ngục Có Thật. Và nay đối với người tỵ nạn từ khắp nơi đổ về nước Đức, họ mừng vui như đã đến Ngưỡng Cửa Thiên Đường. Trong sự hân hoan này của các di dân, tôi may mắn có vai trò như là nhân chứng trong cuộc di dân vĩ đại của châu lục này hôm nay trong lời cầu nguyện: Xin vâng theo ý Cha, con đã đi một chặng đường từ đáy địa ngục đến ngưỡng cửa Nhà Cha!
Nơi đây người da đen nhiều hơn cả làm tôi liên tưởng đến nước Trời, ngày phán xét ấy theo sách Khải Huyền, có thể thư ký cho Thánh Phê rô, người canh gác, tả phù hữu bật… có lẽ thiên cung cũng đầy người da đen như cảnh tượng hôm nay.
Có nhiều lý giải về cách đối xử quá tốt của người Đức với người tỵ nạn, nhưng đó vẫn chỉ là những lý luận trên bình diện hàn lâm, nơi đây thực tế những cảnh sát Đức ôm hôn vui chơi với các trẻ em tỵ nạn một cách hồn nhiên, cung cách hành xử không chỉ bằng chính sách của chính phủ Liên Bang Đức nhưng chính tấm lòng bao dung, bác ái của người Đức thể hiện khiến dân tộc này sáng lên tinh thần nhân bản kể từ thời Phục Hưng và nay trong sự tái sinh trước những thay đổi của thế giới phát triển quá nhanh về kỹ thuật và trở nên lạnh dần, quên hết lòng trắc ẩn với đồng loại.
Khi tôi xuống ga Troisdorf, miền Trung của nước Đức, chiếc thang máy của nhà ga hôm ấy bị hỏng, có một phụ nữ lớn tuổi người địa phương đã nhanh nhẹn hỏi chúng tôi cần trợ giúp gì hay không? Khi biết hướng chúng tôi muốn đến nơi nào, bà liền xốc chiếc va-li lớn lên vai nhẹ nhàng xuống những bậc cầu thang, rồi tiếp tục một túi xách khác trong khi chúng tôi chưa kịp trở tay… trong thoáng nghĩ, nếu tại Việt Nam có lẽ những hành lý ấy đã không cánh mà bay nhất là tại các bến xe. Nhưng không, sau khi giúp chúng tôi, trước khi chia tay, bà chỉ cười vui vẻ và nói “Tôi là Scout…”
Khi về nhà cùng người thân, chúng tôi được biết bản tính của người Đức là thích giúp đỡ và thật sự chúng tôi nay được nghe và chứng kiến.
Chúng tôi vẫn trong ám ảnh về cảnh sát luôn theo dõi, rình rập vì nhiều thập kỷ sống dưới chế độ độc tài, nên thường xuyên để ý cảnh sát xuất hiện ở đâu, nhưng tại Đức và Áo tôi ít thấy cảnh sát xuất hiện trên đường, ngoài trường hợp có tai nạn giao thông….là xuất hiện ngay. Khi có người thân chỉ đó là cơ quan cảnh sát, tôi mới nhìn kỹ và biết có chữ Polizei.
Dọc những chặng đường dài từ Bonn đến Vienna và ngược lại, chúng tôi không hề thấy cảnh sát giao thông núp hai bên đường để bắn xe chạy quá tốc độ hay các cảnh làm luật để hối lộ.
Trở lại các trại tỵ nạn.
Bên trong các trại tỵ nạn là một cộng đồng nhân loại thu nhỏ, gồm đủ thành phần đại diện cho các dân tộc, nơi bản chất con người trong sự hân hoan, phấn chấn đã thoát được chiến tranh, nghèo đói và chính trong những giây phút này con người thể hiên bản tính người rõ nhất. Có một qui luật từ Kinh Dịch: “Vật cùng tất biến”, nghĩa là hữu thể khi vào nơi cùng cực đều biến đổi! Các di dân nơi ngưỡng cửa thiên đường cũng la lối nhảy nhót khi phát lương thực và không thiếu hình ảnh người khổng lồ xô đẩy anh em để được lãnh phần ăn trước, cho đến khi moi sự như bình tâm sau đó qua cơn đói khác, những người cá biệt này mới xếp hàng trở lại bình thường như mọi người thật giản dị, tự chủ trong thế giới văn minh.
Y tế được đặt lên hàng đầu để khám chữa bệnh cấp thời cho các di dân, ngoài khám tổng quát khi nhập trại, các bác sĩ thăm hỏi tận tình với mỗi bệnh nhân, hơi khác thường một chút là đưa ngay đến bệnh viện. Tôi để ý cách chăm sóc của Bác sĩ ở đây không nhắm vào túi tiền của bệnh nhận nhưng nhằm chữa lành bệnh. Từ cách chữa trị đến cách cho thuốc vì con người chứ không nhằm tiêu thụ số thuốc đã gần hết hạn hay không nên sử dụng như trên đất nước tôi, nên sau một thời gian dung thuốc theo toa của bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ bị phù vì các chứng suy gan, phế thận.
Trẻ em được các nhân viên thiện nguyện đến tạo trò chơi, tổ chức vui chơi mang tính giáo dục cộng đồng vì tha nhân, hướng đến tương quan trong một thế giới “sống là sống với”. Ngoài ra các lớp Đức ngữ cũng mở ra liên tục cho hết tất cả mọi người để sớm thích nghi với cuộc sống mới mà qua sự hiểu biết của chính mình sẽ là niềm hy vọng đích thực khi biết tôi sẽ làm được công việc gì trên một đất nước mọi người đều đam mê làm việc, nên đã có luật lao động quy định sự làm việc của các công dân trong tuần, trong tháng….
Lại có buổi phát thức ăn khuya, thế là cả trại nhốn nháo lên như ấm lên trong khuya lạnh cùng máy sưởi được bật lên thường xuyên. Thức ăn dư thừa, ai không dùng hết thì mang đến trả lại, những di dân hay dùng cùi chỏ trong những ngày đầu để chiếm thức ăn nay cũng dần thay đổi, những người sợ thiếu lương thực lo gom góp chất đầy thịt hộp, cá hộp…nơi chỗ nằm cũng vơi đi. Quần áo ai đến đây cũng thường chỉ một hai bộ và nay người nào cũng mặc không hết khi một hai chiếc áo ấm đã làm đầy một va li… Nước Trời có phải là đây?
Hầu hết các dân di cư đến đây đều không nói được tiếng Anh, nhưng may mắn các cảnh sát được được phân công có người biết tiếng Ả Rập… nên mọi sự sớm ổn định. Người Nga, Belarus, Ukraine, Georgia… lại càng hiếm người nói tiếng Anh nên việc học tiếng Đức với họ cũng khó khăn.
Thời gian ngắn ngủi trôi nhanh, tôi đã qua ba trại tỵ nạn, đa số dân tỵ nạn là giới trẻ, nhưng buồn thay theo sự tìm hiểu của tôi, họ đều không có nghề nghiệp, họ là những thanh niên thuộc thế giới tiêu thụ và tôi nghĩ đây chính là vấn đề của các nước vì lòng nhân đạo mà chấp nhận cho họ quy chế tỵ nạn. Tỷ lệ một trăm người chỉ có một, hai người chịu học tiếng Đức, còn hầu hết là ăn ngủ và mỗi khi phát tiền, ngày ấy toàn trại gần như vắng đi hơn phân nữa, họ bay xa… Nghe nói ở vùng Nurnberg cũng như Berlin có khu đèn đỏ và họ đến đó.
Người phụ nữ thân hữu khả kính tiễn chúng tôi đến Sở Ngoại vụ với lời khuyên cuối cùng “anh chị sẽ đến nơi mà người càng gian dối càng sống tốt nên hãy cẩn trọng”.
Chúng tôi ghi nhận lời khuyên nhưng càng thận trọng vì lời nói ấy, cá nhân tôi đã từng trải qua hai mươi năm tù khổ sai dưới chế độ cộng sản Việt Nam, khi những tử tù chuẩn bị đến phiên mình bị hành quyết trong một vụ bạo động trốn trại, có người đưa cả hai tay đầu hàng và vái lạy nhưng cai tù vẫn nhất quyết không tha, cứ theo thứ tự chung thân bắn trước vì cái tội chống cộng nay còn bạo loạn để đào thoát… lúc đó sự ác như thắng mọi thứ, không ai hiểu nổi tại sao con người lại có thể ác với nhau đến thế hay chính cái ác như yếu tính để con người tồn tại. Chúng tôi vẫn vững tin và hy vọng “Chúa luôn dẫn dắt con đi trên con đường công chính”.
Hôm ấy họ chỉ bắn hết những bạn tù án chung thân, như tăng một mức án trong phiên tòa lưu động, tôi án hai mươi năm cùng các bạn tù khác thoát chết trong vụ này với lời an ủi: tất cả là số mệnh trong một thế giới như một trò đùa “Le monde comme un jeu” như nhà văn Michel Maffesoli đã viết.
Nguyễn Quang
*
Một
thanh niên Syria biết một chút tiếng Anh kể cho tôi nghe, gia đình anh
ta rất hạnh phúc, không giàu như những nhà tài phiệt dầu lửa nhưng mọi
người có nơi ăn chốn ở tiện nghi, cánh cửa đại học rộng mở. Thế rồi
không lâu bom rơi và mọi thứ theo từng mảnh đạn chia xa, bây giờ anh
cũng không biết cha mẹ đang ở nơi nào, anh em thất lạc và những người
bạn gái của anh phần lớn bị làm nô lệ chiến tranh, ít nhất cũng là thứ
nô lệ tình dục cho các phe…Tôi nói vói anh, chúng tôi cũng từng trải qua một cuộc chiến tranh như thế, chỉ cần một trái lựu đạn nhỏ hay rocket pháo kích nhầm…thế là từ một bữa cơm đang thân mật của gia đình trở thành bữa tiệc ly, kẻ sống người chết hay còn lại trong điên loạn…Các bạn may mắn có chỗ chạy, còn chúng tôi vào thời ấy không có đường lui…
Người bạn trẻ đưa tay lên khỏi đầu và nói “Trời cao có thấu chăng, thế giới này đang ở đâu và thật sự chúng ta có là giống người hay chỉ là loại vật người khi tất cả đang kết cuộc bằng sự hủy diệt”.
Anh ta hỏi tôi đến đây bằng cách nào? Chúng tôi may mắn hơn rời Việt Nam bằng máy bay của hãng hàng không Ả Rập Etihad, nhưng gia đình tôi phải chịu sự gian khổ ấy hơn bốn thập niên trôi qua, nay theo giấy mời của cháu gái tham dự các kỳ thi piano quốc tế cũng như trình diễn tại Âu châu, trong sự lơ đãng của công an cộng sản mà chúng tôi thoát được.
Người bạn tỵ nạn nói, chúng tôi kẻ đi bằng thuyền, người vượt biên giới bằng đường bộ xuyên các nước để đến Đức vì nước này đã tuyên bố sẽ đón nhận 800000 ngàn di dân trong năm nay. Nước Đức là niềm tin và hy vọng nên chúng tôi tìm đến.
Một phụ nữ Iran duyên dáng tham gia vào câu chuyện và mời chúng tôi xem hình ảnh chia tay của gia đình, chị diễn tả nét mặt người chồng đang buồn nhưng mấy người di dân thì bảo chồng chị đang vui, qua hình ảnh chị khóc, hai cháu trai nắm tay theo mẹ… Chị không thể ở lại Iran vì chị khác tôn giáo với họ, chị bị chế diễu, bị nhạo báng và chắc chắn một ngày không xa chị sẽ bị ném đá, cái chết đang đến gần vì cả ba mẹ con đều theo đạo Tin Lành, chị chỉ có một Thượng đế và không thể chối bỏ Ngài.
Người phụ nữ ngoài ba mươi thật nhan sắc này, chỉ có Chúa mới hiểu hết lòng tin của mỗi người, kính xin Người ban nhiều ơn phước cho người nữ trong số các người nữ đặt niềm tin tuyệt đối vào Người.
Chị hỏi gia đình tôi có tin Chúa như gia đình chị hay không? Việc cả ba thành viên trong gia đình được ra đi cùng lúc quả là Ơn Lạ từ Trời đó, phải không?
Vâng đúng vậy vì nhiều thập niên trôi qua tôi đã bị từ chối không cho xuất ngoại nhiều lần. Điều dễ hiểu vì tôi là người đấu tranh cho nhân quyền trong suốt bốn mươi năm qua với bản án 20 năm tù giam.
Cả ba mẹ con đều đi theo đường bộ qua ngã có Hungary và đến Đức quốc. Tại Iran chị không thiếu thốn chi ngoài sự mất mát về tinh thần, nên chị đủ tiền chi trả trên đường chạy trốn, không khốn khó như cô Ligia, người Ba Lan dưới thời Nêron sát đạo.
Với chúng tôi, cũng quá xúc động và bất ngờ, khi máy bay cất cánh rời khỏi phi trường của Việt Nam, chúng tôi tiếp tục cầu nguyện, xin được trở nên hữu ích trên đường về nhà Cha vì nay con tuổi đã cao.
Tôi kể trong suốt một tháng trú ngụ tại các Nhà Dòng ở Đức và Áo, sau khi cháu gái tham dự các kỳ thi tại Vienna xong, chúng tôi nhanh chóng trở lại Đức và xin tỵ nạn chính trị, căn cứ vào điều luật Dublin (Dublin Regulation), yêu cầu người xin tị nạn (asylum seekers) phải đăng ký tại quốc gia châu Âu đầu tiên họ đặt chân đến, và quốc gia này sẽ chịu trách nhiệm xem xét giải quyết yêu cầu xin tị nạn vì thật sự quá nguy hiểm khi trở về Việt Nam như sự trả thù, sự triệt hạ đường sống cho đến chết mà chúng tôi đã từng chịu đựng liên tiếp trong nhiều thập niên đã diễn ra.
Một viên cảnh sát người Iran bảo chúng tôi không cậy nhờ luật sư mà phải vào trại tỵ nạn như thế này?
Đúng vậy, chúng tôi không nhờ luật sư nhưng trực tiếp đến Sở Ngoại vụ Munich đệ đơn xin tỵ nạn. Thế là chúng tôi hòa mình vào trong dòng người di dân đang đổ xô vào nước Đức từ các nước Syria, Afghanistan, Iraq, Albania, Eritrea và Parkistan.
Tất cả họ đều hớn hở dù có chút ưu tư vì đã vượt qua bao chặng đường nguy hiểm mới đến được nơi đây, màu đen trong dòng người tỵ nạn mang nét trội hẳn về da màu, không khí rất ồn ào vì chữ thị theo gốc Trung Hoa hợp thành từ ba chữ nữ nhưng ở đây với ba người đàn ông trở thành một siêu thị lớn, còn những người phụ nữ hầu như họ đều ngồi yên lặng trong kiên nhẫn đợi chờ.
Đặc biệt, điều làm tôi để ý nhất là cảnh sát Đức, từ khi xuống phi trường Fankfurt và nay chứng kiến những gì đang xảy ra tại các trại tỵ nạn, tôi không thấy có sự cau có, quát tháo của bất cứ nhân viên cảnh sát Đức hay phụ tá an ninh của họ. Nếu có những trường hợp nẩy sinh khác thường, họ đều giải quyết trong cách thế nhằm chữa trị con người, chứ không nhằm triệt hạ. Cụ thể như có một người tỵ nạn nào trong cơn thác loạn mà nổi điên, la hét… họ sẽ đưa người đó đến một phòng riêng và phân tích tâm lý…khác hẳn trên quê hương tôi với đầy tiếng chửi thề và tất nhiên đã có những trận đòn nhừ tử rồi hạ hồi phân giải.
Tôi đã từng bị giam giữ gần hai mươi năm trong nhà tù cộng sản với nhiều danh từ diễn tả khác nhau về nơi chốn kinh hoàng mà con người bị trừng phạt này như tầng cuối địa ngục, thung lũng tử thần… và kinh nghiệm bản thân qua tác phẩm Địa Ngục Có Thật. Và nay đối với người tỵ nạn từ khắp nơi đổ về nước Đức, họ mừng vui như đã đến Ngưỡng Cửa Thiên Đường. Trong sự hân hoan này của các di dân, tôi may mắn có vai trò như là nhân chứng trong cuộc di dân vĩ đại của châu lục này hôm nay trong lời cầu nguyện: Xin vâng theo ý Cha, con đã đi một chặng đường từ đáy địa ngục đến ngưỡng cửa Nhà Cha!
Nơi đây người da đen nhiều hơn cả làm tôi liên tưởng đến nước Trời, ngày phán xét ấy theo sách Khải Huyền, có thể thư ký cho Thánh Phê rô, người canh gác, tả phù hữu bật… có lẽ thiên cung cũng đầy người da đen như cảnh tượng hôm nay.
Có nhiều lý giải về cách đối xử quá tốt của người Đức với người tỵ nạn, nhưng đó vẫn chỉ là những lý luận trên bình diện hàn lâm, nơi đây thực tế những cảnh sát Đức ôm hôn vui chơi với các trẻ em tỵ nạn một cách hồn nhiên, cung cách hành xử không chỉ bằng chính sách của chính phủ Liên Bang Đức nhưng chính tấm lòng bao dung, bác ái của người Đức thể hiện khiến dân tộc này sáng lên tinh thần nhân bản kể từ thời Phục Hưng và nay trong sự tái sinh trước những thay đổi của thế giới phát triển quá nhanh về kỹ thuật và trở nên lạnh dần, quên hết lòng trắc ẩn với đồng loại.
Khi tôi xuống ga Troisdorf, miền Trung của nước Đức, chiếc thang máy của nhà ga hôm ấy bị hỏng, có một phụ nữ lớn tuổi người địa phương đã nhanh nhẹn hỏi chúng tôi cần trợ giúp gì hay không? Khi biết hướng chúng tôi muốn đến nơi nào, bà liền xốc chiếc va-li lớn lên vai nhẹ nhàng xuống những bậc cầu thang, rồi tiếp tục một túi xách khác trong khi chúng tôi chưa kịp trở tay… trong thoáng nghĩ, nếu tại Việt Nam có lẽ những hành lý ấy đã không cánh mà bay nhất là tại các bến xe. Nhưng không, sau khi giúp chúng tôi, trước khi chia tay, bà chỉ cười vui vẻ và nói “Tôi là Scout…”
Khi về nhà cùng người thân, chúng tôi được biết bản tính của người Đức là thích giúp đỡ và thật sự chúng tôi nay được nghe và chứng kiến.
Chúng tôi vẫn trong ám ảnh về cảnh sát luôn theo dõi, rình rập vì nhiều thập kỷ sống dưới chế độ độc tài, nên thường xuyên để ý cảnh sát xuất hiện ở đâu, nhưng tại Đức và Áo tôi ít thấy cảnh sát xuất hiện trên đường, ngoài trường hợp có tai nạn giao thông….là xuất hiện ngay. Khi có người thân chỉ đó là cơ quan cảnh sát, tôi mới nhìn kỹ và biết có chữ Polizei.
Dọc những chặng đường dài từ Bonn đến Vienna và ngược lại, chúng tôi không hề thấy cảnh sát giao thông núp hai bên đường để bắn xe chạy quá tốc độ hay các cảnh làm luật để hối lộ.
Trở lại các trại tỵ nạn.
Bên trong các trại tỵ nạn là một cộng đồng nhân loại thu nhỏ, gồm đủ thành phần đại diện cho các dân tộc, nơi bản chất con người trong sự hân hoan, phấn chấn đã thoát được chiến tranh, nghèo đói và chính trong những giây phút này con người thể hiên bản tính người rõ nhất. Có một qui luật từ Kinh Dịch: “Vật cùng tất biến”, nghĩa là hữu thể khi vào nơi cùng cực đều biến đổi! Các di dân nơi ngưỡng cửa thiên đường cũng la lối nhảy nhót khi phát lương thực và không thiếu hình ảnh người khổng lồ xô đẩy anh em để được lãnh phần ăn trước, cho đến khi moi sự như bình tâm sau đó qua cơn đói khác, những người cá biệt này mới xếp hàng trở lại bình thường như mọi người thật giản dị, tự chủ trong thế giới văn minh.
Y tế được đặt lên hàng đầu để khám chữa bệnh cấp thời cho các di dân, ngoài khám tổng quát khi nhập trại, các bác sĩ thăm hỏi tận tình với mỗi bệnh nhân, hơi khác thường một chút là đưa ngay đến bệnh viện. Tôi để ý cách chăm sóc của Bác sĩ ở đây không nhắm vào túi tiền của bệnh nhận nhưng nhằm chữa lành bệnh. Từ cách chữa trị đến cách cho thuốc vì con người chứ không nhằm tiêu thụ số thuốc đã gần hết hạn hay không nên sử dụng như trên đất nước tôi, nên sau một thời gian dung thuốc theo toa của bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ bị phù vì các chứng suy gan, phế thận.
Trẻ em được các nhân viên thiện nguyện đến tạo trò chơi, tổ chức vui chơi mang tính giáo dục cộng đồng vì tha nhân, hướng đến tương quan trong một thế giới “sống là sống với”. Ngoài ra các lớp Đức ngữ cũng mở ra liên tục cho hết tất cả mọi người để sớm thích nghi với cuộc sống mới mà qua sự hiểu biết của chính mình sẽ là niềm hy vọng đích thực khi biết tôi sẽ làm được công việc gì trên một đất nước mọi người đều đam mê làm việc, nên đã có luật lao động quy định sự làm việc của các công dân trong tuần, trong tháng….
Lại có buổi phát thức ăn khuya, thế là cả trại nhốn nháo lên như ấm lên trong khuya lạnh cùng máy sưởi được bật lên thường xuyên. Thức ăn dư thừa, ai không dùng hết thì mang đến trả lại, những di dân hay dùng cùi chỏ trong những ngày đầu để chiếm thức ăn nay cũng dần thay đổi, những người sợ thiếu lương thực lo gom góp chất đầy thịt hộp, cá hộp…nơi chỗ nằm cũng vơi đi. Quần áo ai đến đây cũng thường chỉ một hai bộ và nay người nào cũng mặc không hết khi một hai chiếc áo ấm đã làm đầy một va li… Nước Trời có phải là đây?
Hầu hết các dân di cư đến đây đều không nói được tiếng Anh, nhưng may mắn các cảnh sát được được phân công có người biết tiếng Ả Rập… nên mọi sự sớm ổn định. Người Nga, Belarus, Ukraine, Georgia… lại càng hiếm người nói tiếng Anh nên việc học tiếng Đức với họ cũng khó khăn.
Thời gian ngắn ngủi trôi nhanh, tôi đã qua ba trại tỵ nạn, đa số dân tỵ nạn là giới trẻ, nhưng buồn thay theo sự tìm hiểu của tôi, họ đều không có nghề nghiệp, họ là những thanh niên thuộc thế giới tiêu thụ và tôi nghĩ đây chính là vấn đề của các nước vì lòng nhân đạo mà chấp nhận cho họ quy chế tỵ nạn. Tỷ lệ một trăm người chỉ có một, hai người chịu học tiếng Đức, còn hầu hết là ăn ngủ và mỗi khi phát tiền, ngày ấy toàn trại gần như vắng đi hơn phân nữa, họ bay xa… Nghe nói ở vùng Nurnberg cũng như Berlin có khu đèn đỏ và họ đến đó.
Người phụ nữ thân hữu khả kính tiễn chúng tôi đến Sở Ngoại vụ với lời khuyên cuối cùng “anh chị sẽ đến nơi mà người càng gian dối càng sống tốt nên hãy cẩn trọng”.
Chúng tôi ghi nhận lời khuyên nhưng càng thận trọng vì lời nói ấy, cá nhân tôi đã từng trải qua hai mươi năm tù khổ sai dưới chế độ cộng sản Việt Nam, khi những tử tù chuẩn bị đến phiên mình bị hành quyết trong một vụ bạo động trốn trại, có người đưa cả hai tay đầu hàng và vái lạy nhưng cai tù vẫn nhất quyết không tha, cứ theo thứ tự chung thân bắn trước vì cái tội chống cộng nay còn bạo loạn để đào thoát… lúc đó sự ác như thắng mọi thứ, không ai hiểu nổi tại sao con người lại có thể ác với nhau đến thế hay chính cái ác như yếu tính để con người tồn tại. Chúng tôi vẫn vững tin và hy vọng “Chúa luôn dẫn dắt con đi trên con đường công chính”.
Hôm ấy họ chỉ bắn hết những bạn tù án chung thân, như tăng một mức án trong phiên tòa lưu động, tôi án hai mươi năm cùng các bạn tù khác thoát chết trong vụ này với lời an ủi: tất cả là số mệnh trong một thế giới như một trò đùa “Le monde comme un jeu” như nhà văn Michel Maffesoli đã viết.
Nguyễn Quang
Nguon: https://vietbao.com/a242893/the-gioi-dang-ve-dau-khi-chung-toi-dang-tron-chay-va-chay