Bài học từ một Đại Hội
của Đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ
TS Lâm Lễ Trinh
Khối cử tri gốc Việt và cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004
1-
HỎI :
Đảng CH vừa nhóm Đại hôi tại Nữu Ước. Xin Luật sư vui lòng cho biết một
cách tổng quát các đề mục chính trong cương lĩnh chính trị của Liên
danh Bush - Cheney. Đại hội này mang màu sắc đặc biệt gì về cách tổ
chức, nhân sự, bầu không khí chính trị..vv..
LLT:
Trong bốn ngày vừa qua, từ 30 tháng 8 đến 2 tháng 9, giữa những cuộc
biểu tình 500.000 người chống đối, đảng GOP, Grand Old Party, đã nhóm
tưng bừng với 2509 đại biểu, 50.000 quan khách và 15.000 ký giả tại
hội trường Madison Square Garden. Nửu Ước là lãnh địa của đảng Dân chủ
nhưng được chọn vì năm 2001, ba hôm sau khi xãy ra biến cố thảm khốc
9/11, TT Bush đã đến ủy lạo thành phố này, dân chúng hoan nghinh nhiệt
liệt, uy tín ông lúc đó lên thật cao.
Đại
hội được tổ chức chu đáo, cố tình tạo ra một bầu không khí sôi sục yêu
nước, đoàn kết, tích cực và đa dạng. Một số diễn giả thượng thặng
thuộc khuynh hướng trung hòa nối tiếp nhau hâm nóng hội trường: cựu
thị trưởng Giulani, thị trưởng Bloomberg, Thống đốc Californie
Schwarzenegger, Nghị sĩ McCain, Nghị sĩ DC Zell Miller (nay ngã theo
CH) và Michael Reagan (con nuôi của TT Reagan) ..vv.. Mỗi ngày Đại hội
thuyết trình về một đề tài quan trọng chung như cuộc chiến đấu can
cường của quốc gia, đức tính trắc ẩn của dân tộc Mỹ, HK là đất nước
nhiều cơ hội và nhu cầu tăng cường an ninh và xây dựng thêm niềm tin.
Ngày chót, Thống đốc New York George Pataki giới thiệu ứng cử viên
Bush để Đảng chỉ định. Đại hội đề cao ông Bush như một nhà lãnh đạọ đã
“thử lửa”, cương quyết, lạc quan, có viễn kiến và giữ lời hứa. So sánh
Bush vơi Winston Churchill và Ronald Reagan, thị trưởng Giuliani tuyên
bố: “ Khi bầu một Tổng thống, chúng ta không chọn một người theo
Cọng hòa hay Dân chủ, bảo thủ hay cấp tiến.
Chúng ta chọn một lãnh tụ”.
McCain nhấn mạnh thêm : « Trong hoàn cảnh đất nước nguy khổn như HK
hiện nay, yếu tố lãnh đạo được cử tri đưa lên hàng dầu. »
Trong bài diễn văn dài
một giờ tám phút, ứng cử viên Bush tuyên bố có thể thắng khủng bố bằng
một sự lãnh đạo kiên trì và hữu hiệu. Ôâng cũng hứa xây dựng- trong
nhiệm kỳ hai - một « xã hội của quyền tư hữu, một xã hội chủ nhân
hay ownership society » để giúp dân làm chủ một căn nhà và
cải thiện đời sống về y tế, thuế vụ, giáo dục và an sinh xã hội.
2) HỎI : Xin
LS tóm tắc đối chiếu Đại hội CH với Đại hội đảng Dân chủ nhóm
tại Boston,
Massachussetts tháng trước. Cương lĩnh của hai đảng khác nhau như
thế nào?
LLT:
Từ sau Đại hội
đảng Dân chủ tháng trước tại Boston, thành trì của cánh cấp tiến HK,
cặp Kerry-Edwards không ngớt chỉa mủi dùi vào hai chổ yếu của Chính
phủ Bush: a) đối nội: thâm thủng ngân sách, thất
nghiệp, giáo dục xuống dốc, bảo hiểm sức khỏe quá cao, nhiên liệu tăng
giá, mức nghèo đói báo động, thuế vụ tạo bất công.. b) đối ngoại:
ngoại giao vụng về, đồng minh bất mãn và Irak sa lầy. Phe Dân chủ chế
nhạo Bush đã đi, tại Irak, từ một sứ mạng hoàn tất (mission
accomplished) đến một sứ mạng tính trật (mission miscalculated)
rồi đến một sứ mạng bất khả thi (mission impossible). Tuy nhiên
về Irak và đặc biệt, về vấn đề chống khủng bố, Kerry chưa đưa ra một
kế hoạch nào có tính cách thuyết phục.
Bush
phản công ra sao? bằng cách dẫn chứng Kerry là một người hành động
bất nhất, ba phải, chủ trương sưu cao thuế nặng, dễ dàng “xoay theo
chiều gió, shift in the wind”, vì thế có thể đưa đất nước vào
con đường phiêu lưu. Một thí dụ điển hình: Sau khi bỏ thăm chống chiến
tranh vùng Vịnh năm 1991, Kerry ủng hộ khai chiến với Irak và sau đó,
chống lại việc cấp ngân khoản cho quân đội hành quân. Theo TT Bush,
cuộc chiến chống khủng bố có thể thắng, không bằng cách ngồi vào bàn
hội nghị nhưng bằng cách tiếp tục tấn công địch và quảng bá mạnh tự
do.
Về
đối nội, Bush lưu ý rằng Cọng hòa là một đảng bảo thủ nhân đạo
(compassionate conservatism), trung thành với các giá trị cội nguồn
của Hoa kỳ và bảo vệ hôn nhân, sinh mạng, nữ phái và giới trẻ. Trong
khi đó, Kerry không đưa ra được những đề nghị sáng giá nào trong 20
năm phục vụ tại Thượng viện. Mặt khác, ông đã bỏ thăm nhiều lần trái
ngược , chứng minh không nắm vững vấn đề.
3)
HỎI :
Theo nhận xét của Luật sư, khối cử tri Hoa kỳ nói chung năm nay lưu
ý đến vấn đề
nào nhiều hơn? Vì sao?
LLT: Tôi nghĩ cần phân biệt thời bình và thời chiến.
Trong thời bình, dân chúng lúc nào cũng đánh giá sự
thành công hay thất bại của Chính phủ bằng cách nhận thức những thành
quả thâu đạt được về mặt kinh tế: công ăn việc làm, lương bổng, giáo
dục, bảo hiểm sức khỏe, thuế má, an sinh xã hội, lạm phát tiền tệ, môi
sinh,..vv..
Tổng
thống Bush là một người thiếu may mắn. Sau 8 tháng ông nhận chức,
chiến tranh bùng nổ ở Afghanistan, rồi đến Irak, khủng bố nổi lên
khắp nơi trên địa cầu... Ngân sách quốc gia HK hiện thâm thủng 445 tỉ
mỹ kim, nặng nhất trong lịch sử xứ Mỹ. Mai thay, kinh tế không suy sụp
mà còn phát triển, tuy phát triển chậm. Số jobs đến nay không tăng
theo mức Chính phủ hứa hẹn. Một bản thống kê vừa phổ biến, cho biết
mức nghèo đói tại Hoa kỳ đạt đến chỉ số 12,5% (xem như nghèo một gia
đình có lợi tức hằng năm dưới 10.000 mỹ kim).
Gần
đây, được dò ý, dân chúng Mỹ phê điểm Kerry tốt hơn Bush về mặt đối
nội lẫn đối ngoại. Dư luận cũng nhận định cuộc chiến tại Irak không
hợp lý. Tuy nhiên, quần chúng tin tưởng nơi ông Bush hơn ứng cử viên
Tổng thống John Kerry về khả năng lãnh đạo chống khủng bố. Không nên
quên rằng Hoa kỳ đang lâm chiến và bị tấn công trước. Sự tồn vong của
đất nước nặng ký hơn vấn đề cơm áo. Thay ngựa giữa giòng là một quyết
định phải cân nhắc kỷ. An ninh chi phối kinh tế. Đây là một yếu tố cốt
lõi làm suy nghĩ các cử tri tháng 11 sắp đến.
Hiện nay, tỷ lệ cử tri ủng hộ Bush và Kerry rất sít sao. Cuộc
tranh luận giữa hai liên danh từ nay đến ngày 2 tháng 11 sẽ gay gắt.
Không kể những biến chuyển trong và ngoài Hoa kỳ có thể làm chênh lệch
bất ngờ cán cân.
4)
HỎI
:
Hai cuộc chiến tranh Việt Nam và Irak thường được các ứng cử viên
và cử tri nhắc
đi nhắc lại nhiều lần. Vì sao “Hôi chứng VN” đến nay vẫn tồn
tại mạnh và dưới khía cạnh nào? Xin thử so sánh tình hình Irak và
tình hình VN trước 1975?
LLT:
Năm 1991, khi
đánh bại Saddam Hussein ở vùng Vịnh, Tổng thống cha George Bush hớn hở
tuyên bố: “Chúng ta đã chôn vĩnh viễn hội chứng VN trong sa mạc cuả
bán đảo Arabia.” Ngày 25 tháng 5 vừa qua, Nghị sĩ Cọng hòa John
McCain than thở với các nhà báo: “Tôi chán đến phát đau, tôi mệt
mỏi vì mở lại các vết thương chiến tranh VN mà tôi cố hàn gắn
lại từ 30 năm nay. Đây là lúc phải ngó về trước.” Mc Cain từng là
cựu tù nhân 5 năm của Việt Cộng, hiện là bạn thân của John Kerry, đồng
thời ủng hộ ứng cử viên Bush. McCain phẩn nộ vì cả hai phía, Dân chủ
và Cọng hòa, đều dùng chiến tranh VN để bôi bẩn nhau, tố cáo nhau trốn
lính, thủ tiêu hồ sơ quân dịch, khai láo về chiến công.. vv.. Nhóm cựu
chiến binh Swift boat Veterans for Truth đã lật tẩy Kerry trên
màn ảnh TV là “anh hùng dõm”, khai nhiều chi tiết thất thiệt khi ông
chỉ huy nhóm tàu cao tốc trên Sông Bảy Hạp (Việt Nam) và xử dụng quá
khứ cựu chiến binh của mình như bàn đạp chính trị, phản chiến vung vít
và tố ngược các bạn đồng ngũ phạm tội ác chiến tranh. Kerry vu Bush
đứng sau chiến dịch “fear and smear, gây sợ hãi và bôi nhọ” này
và tiên đoán chính phủ Bush sẽ sa lầy tại Irak như ở Việt Nam. Luật lệ
Liên bang về “soft money, tiền mềm” chưa minh bạch. Cả hai đảng
– không riêng gìø Cọng hòa - khai thác để đả phá nhau không mấy sạch
sẻ.
Phe
Cộng hòa bác bỏ luận cứ của Kerry và cho rằng Irak hoàn toàn khác Việt
Nam về nhiểu phương diện. Tại Irak, Hoa kỳ đối diện một quốc gia thù
nghịch, không có sự can thiệp của khối đại cường nào. Chế độ độc tài
Saddam Hussein bị lật đổ mau chóng, dân chủ vãn hồi và sẽ ảnh hưởng
tốt đến Trung Đông. Tại Irak, Hồi giáo tạo khó khăn trong khi tại VN,
không có vấn đề tôn giáo.
Cuộc
tranh luận về mối liên hệ VN – Irak trên lãnh vực chính trị và chíến
thuật còn tiếp tục dài dài. Đây có thể là đề tài của một cuộc nói
chuyện khác.
5)
HỎI : Về đối ngoại, chính phủ Bush hiện trực diện một sự chống
đối gay gắt và dai dẳng của rất nhiều xứ trên thế giới, kể luôn những
đồng minh cổ điển. Lý do nào tạo ra tình trạng này? Hoa kỳ có thể tìm
ra một lối thoát hay không với vị Tổng thống được dân bầu vào tháng 11
sắp đến?
LLT: Đúng vậy, chính sách đối ngoại của chính phủ Bush
đã khơi động từ hai năm nay một phong trào chống Mỹ chưa từng
thấy tại Aâu châu, Á châu và trong giới Hồi giáo. Phần đông các nước
bất mãn về đường lối đơn phương của Tổng thống Bush. Đặïc biệt, chủ
trương của Mỹ gây chiến phòng ngự (preventive war) và tự ban
quyền can thiệp vào nội bộ xứ khác bất chấp Liên Hiệp Quốc đã châm
ngòi cho một sự nổi loạn của những thành phần khủng bố quá khích trên
thế giới. Tại Nhã Điển vừa rồi, Ủûy ban Thế vận hội phản đối CP Bush
dùng hai lá cờ Olympiad của Afghanistan và Irak trong cuộc tuyên
truyền bầu cử. Ngoại trưởng Colin Powell đã phải hũy ý định đến dự lễ
bế mạc vì dân chúng Hy biểu tình phản đối.
Công
bình mà nói, chủ trương “hành động đơn phương (unilateralism)
đã từng được các Tổng thống tiền nhiệm Woodrow Wilson, Franklin
Roosevelt và J F Kennedy tuyên bố nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp
đặc biệt. Chính phủ đương nhiệm Bush làm phật lòng thế giới vì phương
cách (style) ngạo mạn áp dụng quan điểm này. Ngoài ra, Bush đã
biến quan điểm thành một chủ thuyết (doctrine) Cuộc tấn công
khủng bố 9/11 tại Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn cho thấy siêu cường Hoa kỳ
không còn bất khả xâm phạm. Chiến thuật quân sự và đối ngoại của ê kíp
Bush thay đổi hoàn toàn từ đó, trái với lời cam kết tự chế của Bush
khi ứng cử năm 2000.
Chiến
tranh khủng bố, mang màu sắc tôn giáo và nặng về thức hệ, nguy hiểm và
thâm độc hơn chiến tranh nóng và chiến tranh lạnh. Chiến tranh này
không có chiến tuyến và không chừa một ai. Không thể giải quyết chỉ
bằng võ lực. Dù sao, Irak là một bài học đáng giá để rút kinh nghiệm.
Mỹ cần hoàn trả độc lập lại cho dân Irak, phục hồi vai trò trung gian
của Liên Hiệp Quốc, trở lại chính sách đa nguyên và hòa giải với đồng
minh để thuyết phục họ chia xẽ gánh nặng tái thiết Irak trên nền tảng
dân chủ mới. Việc giải quyết vấn đề Palestine trên căn bản công bằng
và nhân đạo sẽ giúp Trung Đông bớt căng thẳng.
Trước
mùa bầu cử năm nay, chính phủ Bush đã thực hiện một số bước tiến mới
nhưng chưa đủ. Chính quyền Bush cần xúc tiến tích cực hơn nữa bàng
hành động, bằng kế hoạch cụ thể, từ nay cho đến ngày bầu cử. Có nhiều
dấu hiệu đáng lo ngại dân chúng Mỹ lo âu về sự xuống dốc của mức sống
và an sinh xã hội của họ.
6)
HỎI
:
Khối cử tri Mỹ gốc Việt xem cuộc bầu cử Tổng thống năm nay như
vô cùng hệ
trọng đối với cộng đồng VN tại Hoa kỳ. Bởi thế, sự chọn lựa giữa hai
Liên danh Dân chủ và Cọng hòa phải cân nhắc cho kỷ. Theo Ls, những yếu
tố hay nguyên tắc căn bản nào hướng dẫn sự chọn lựa ấy?
LLT:
Đúng vậy, sau 30 năm di tản, cộng đồng VN hải ngoại xem cuộc bầu cử
Tổng thống kỳ này vô cùng hệ trọng vì cuộc đấu tranh của chúng ta cho
một xứ VN dân chủ nay đến một khúc quanh quyết định. Thật vậy, với
quyết nghị 36, Pháp lệnh về tôn gíáo tín ngưỡng ngày 18.6.2004, chiến
dịch đàn áp dã man dân thiểu số ở Cao Nguyên và quyết định truy tố
trước Tòa án các thành phần chống đối, CS Hànội phát động một kế hoạch
quy mô để tấn công và đồng hóa đối lập. Với nhân lực, tài lực sẵn có
và với sự gia nhập mỗi ngày thêm tích cực vào đời sống chính trị địa
phương, cộng đồng người Việt chúng ta phải tận dụng lá phiếu – bầu
đông và bầu đúng - để dùng áp lực của Hoa kỳ tái lập dân chủ, nhân
quyền tại VN.
Người cử tri Mỹ gốc Việt không thể quên rằng họ là nạn nhân của bạo
quyền Cộng sản, đến Hoa kỳ để tị nạn chính trị chớ không phải vì lý
do kinh tế. Bởi thế, lòng trung thành ưu tiên phải được họ dành cho
quyền lợi của một nước VN không CS và cho cọng đồng Việt. Mục tiêu đấu
tranh của chúng ta là Dân chủ, Tự do, Nhân quyền cho Việt Nam; Bình
đẳng và Phúc lợi cho Cộng đồng người Việt. Trên căn bản thực tế ấy,
chúng ta sẽ bỏ thăm ủng hộ liên danh nào - Cọng hòa hay Dân chủ - có
thiện ý và thành tâm thể hiện các mục tiêu tối thượng vừa nói. Hai ứng
cử viên Bush và Kerry đều có khuyết điểm. Giửa hai căn bịnh, chỉ còn
giải pháp lựa căn bịnh nào ít nguy hiểm nhất.
7)
HỎI :
Khối cử tri Mỹ gốc Việt là thiểu số trong tổng khối cử tri tại Hoa
kỳ.
Vậy hy vọng gì
lá phiếu của chúng ta có một tác dụng quyết định, nhất là kết quả cuộc
bầu cử năm nay tùy thuộc những phiếu bầu trong 21 tiểu bang ngang ngửa
của Hoa kỳ.
LLT:
Theo tài liệu
US Census Bureau, tính cho đến ngày 23.7.2003, khối cử tri
người Mỹ gốc Á châu Thái Bình Dương – trong đó có cử tri gốc Việt –
đứng vào hàng thứ ba với nhân số 9 triệu , sau khối Hispanics (26
triệu 3) và khối Phi châu (25 triệu). Trong cuộc bầu cử năm 2000, số
phiếu bầu của khối Á châu Thái Bình Dương chỉ chiếm 2% tổng số, so
với 10% của người gốc Phi châu và 5% gốc Hispanics. Vì tỷ lệ 2% quá
thấp cho nên hai đảng Cọng hòa và Dân chủ không chi tiền để vận động
cho khối người Mỹ gốc Á châu đi ghi danh bầu cử và cũng không mấy
thiết tha vận động trong lúc tranh cử.
Thêm
vào đó, theo nhận định của các phân tích gia, năm nay ứng cử viên
Tổng thống nào nắm được phiếu của đại cử tri trong 21 tiểu bang ngang
ngửa (undicided) thì sẽ đác cử. Số phiếu này tiêu biểu cho 2,5%
dân số Mỹ. Như thế, thiểu số sẽ quyết định cho đa số. Cần 270 phiếu
mới thắng được. Luật bầu cử tại Hoa kỳ cần sửa đổi, bằng không số cử
tri không đầu phiếu (absentéistes) sẽ gia tăng.
8)
HỎI :
Khối cử tri gốc Việt tại Hoa kỳ hiện chia ra làm ba nhóm : Dân chủ,
Cọng hòa và
không đảng phái. Làm thế nào thuyết phục đảng cầm quyền ủng hộ những
mục tiêu đấu tranh chung của chúng ta? Luật sư biết gì về một phái
đoàn dân cử gốc Việt tại vùng Nam Californie được mời tham dự tại Đại
hội Cọng hòa ở Nữu Ước và nhân dịp này, trình một thông điệp liên hệ
đến Việt Nam và cộng đồng Việt tại Hoa kỳ?
LLT:
Theo tài liệu của
Văn phòng Orange County Register of Voters, năm 2004 số cử tri
gốc Việt là 75,361, chiếm tỷ lệ 5,4% của khối cử tri Californie, 44%
vào đảng Cọng hòa, 28% vào đảng Dân chủ và 3% theo đảng thứ ba. Trong
phạm vi bầu cử Tổng thống, lá phiếu của chúng ta không có ảnh hưởng
như bầu vào các cơ chế địa phương, tiểu bang hay thành phố. Tuy nhiên
nếu đi bầu đông và đúng, tổng số phiếu sẽ được Trung ương chú ý, tạo
thành kiến tốt và làm dễ dàng công việc lobby về sau.
Gần đây, đảng Cọng hòa đã nhanh tay tổ chức một Văn phòng đại
diện tại Orange County.Trong đoàn đại biểu 340 người của Californie
dự Đại hội tại Nữu Ước có ba đại biểu gốc VN, vài người khác tham gia
với tư cách quan khách. Một số nhân sĩ đã giúp phái đoàn Việt soạn
thảo một thông điệp gởi cho Trung ương đảng Cọng hòa liên quan đến VN
và cọng đồng Việt. Tài liệu 15 điểm gồm có các nét chính sau đây: yêu
cầu Chính phủ Bush ngưng tài trợ và can thiệp hoản xét đơn của CSVN
xin gia nhập Quĩ Tiền tệ Quốc tế, WTO, nếu Hanoi vẫn ngoan cố từ
chối a)
thả các tù nhân lương tâm, lãnh tụ tôn giáo,
b)
thi hành các chương trình định cư tại VN ,
c)
tôn trọng tác quyền d) hoàn trả tài sản cho các tôn giáo. Mặt khác,
bản thỉnh nguyện xin Chính phủ Bush cho nhập cư 2000 đồng bào Việt kẹt
tại Phi luật tân từ 15 năm nay; tái xét hồ sơ hồi hương bất công một
số người Việt; tham khảo ý kiến Cộng đồng Việt trong các vấn đề kinh
tế thương mải giữa HK và CSVN; bổ nhiệm chuyên gia gốc Việt vào những
chức vụ Liên bang,..vv..
9)
HỎI
: Để kết
thúc, xin Ls vui lòng cho biết vài phương cách xây dựng một
khối cử tri gốc Việt mạnh tại Hoa kỳ.
LLT:
Tại quốc gia dân chủ Hoa kỳ, dân chúng phát biểu thỉnh nguyện qua giới
truyền thông và đặc biệt, qua lá phiếu. Chính phủ lắng nghe vì dân
chọn chính phu.û Khối cử tri gốc Việt phải tận dụng võ khí sắc bén ấy.
Việc xây dựng một lobby hữu hiệu là điều kiện sống chết để tranh đấu
hợp pháp ở nước này. Lobby cần người, tiền và kế hoạch. Với phương
tiện dồi dào, CSVN đang ráo riết vận dụng mọi cách để hình thành một
lobby thuận lợi cho chúng ở HK . Chúng mua chuộc những tay sai trong
cộng đồng chúng ta (báo chí, truyền thanh, truyền hình..) và tung tiền
hối lộ nhân vật chính trị theo một kế hoạch rộng lớn. Mặt khác, chúng
khai thác triệt để mối bang giao chính thức với Chính quyền Mỹ và lợi
dụng sự chia rẻ của chúng ta.
Trong 4 năm của TT Bush, hai đại sứ liên tiếp Mỹ tại Hànội,
Peterson và Burkhart đề cao CSVN trong nhiều lãnh vực: cải cách chính
trị, kinh tế, nhân quyền. Ý kiến của họ phản ành đường lối của Chính
phủ. Bộ Ngoại giao HK cũng từng lên tiếng chống việc hai thành phố
Californie ra quyết nghị cấm CS thăm viếng không báo trước. Chính phủ
Bush chú trọng nhiều hơn siết chặt bang giao, gia tăng buôn bán và
cải thiện quân sự với Hànội. Nói cách khác, đấu tranh dân chủ, nhân
quyền cho VN là phần việc của chúng ta. Phải tiếp tục triệt để, bất cứ
đảng nào nắm quyền tại Hoa kỳ. Không nên ỷ lại, không ão vọng hoang
đường. Tự do không phải là một món quà cho không.
Một vấn đề hệ trọng khác là trách nhiệm của cọng đồng chúng ta
đào tạo một lớp trẻ không mất gốc về văn hóa, giáo dục. Hãy hướng dẫn
thế hệ trẻ tiến lên, tham gia hoạt động xã hội và chính trị. Hãy lắng
nghe và tôn trọng ý kiến của giới trẻ vì họ là cấp lãnh tụ tương lai.
Chúng ta cần tiết kiệm phương tiện, nhân lực và thời giờ. Chúng
ta cần tìm ra những phương thức cởi mở để ngồi lại với nhau, gạt bỏ
các tị hiềm nhỏ nhen.
Nếu không khắc phục được những trở ngại vừa nói, tôi e rằng đất
nước Việt Nam còn lâu, còn rất lâu mới thoát cảnh bế tắc hiện nay.
Xin cám ơn
sứ chú ý của các thính giả.