Tôn
giáo
Con đường Hòa Giải
Nguyễn Văn Lục
"Par la haine. C’est la haine qui est au coeur du mal, toujours. Haine
raciale, ethnique, politique, religieuse. En son nom, tout semble
permis. Pour ceux qui la glorifient, comme le font les terroristes, la
fin justifie tous les moyens, fussent-ils les plus méprisables."
ELIE WIESEL
Giải thưởng Nobel Hòa Bình 1986
1.
SUY TƯ TỪ MỘT THÂN PHẬN MỘT NGƯỜI "DĨU DÂN".
1
Con
đường từ Đời tới Đạo là con đường trần thế. Phải đi qua trần thế. Phải
làm người lữ hành trong suốt hành trình nhân thế. Nhưng đó thường là Con
Đường gian nan và khổ lụy. Con đường mà hồi xưa trong thời dựng đạo Ki
tô giáo gọi là con đường Em-Mau.Tôi gọi là con đường Em–Mau với những tiếng
thở dài. Thở dài vì những gian nan với tương lai mù mịt không lối ra.
Con đường đó cũng tượng trưng cho cuộc đời một người đi theo đạo. Làm một
người theo đạo Ki tô giáo nào có dễ. Trước đã vậy. Nay cũng vậy. Khó
thời xưa là bị bách hại, khó thời nay là bị bôi nhọ.
Chỉ mong rằng, đến một lúc nào đó, chúng ta phải nhìn lại cho nhau, đừng
trói mà hãy cởi, bỏ được những thiên kiến lịch sử, quá khứ để vượt lên
trên nó, để nhìn nhận nhau ngay cả trong những cá biệt và sai trái. Thật
cũng không dễ.
Đất nước này còn bao nhiêu truyện khổ, truyện nghèo, truyện đáng thương,
truyện cười ra nước mắt, truyện nói chẳng đặng đừng, truyện đáng chửi thề,
truyện đáng đ.m, đ.cha cho đỡ tức, cho hả nỗi phiền, hà cớ gì còn thêm cái
truyện tôn giáo? Truyện của người hải ngoại?
* A.
NĂM THẾ KỶ MÁU VÀ TỦI HẬN
Và cứ như thế, tôi hồi tưởng lại đạo Chúa đã có mặt trên đất nước này đã
năm thế kỷ. Năm thế kỷ so với hàng mấy ngàn năm người Việt đã có trước nó
và sau nó. Trong đó có một ngàn năm đô hộ của Tàu. 1000 năm này hầu như
mọi người quên lãng, quên cả oán hận người Tàu.
Nhưng 500 năm đó thì khác hẳn, như một khúc ruột dư của lịch sử dân Việt
lúc nào cũng nhức nhối. Nhiều người không muốn quên. Một khúc thừa mà người
ta muốn cắt phứt đi cho rồi. Nhưng muốn cắt, muốn vứt bỏ đi cũng không dễ.
Khúc ruột dư đó, dù là ruột dư vẫn là cả khúc ruột nằm trong số phận dân
tộc, đất nước. Nó bắt buộc mọi người phải chia xẻ số phận đất nước như
những người đồng hành hay người trong cuộc. 7 triệu người Ki tô giáo, dù
muốn dù không, dù có ghét bỏ, dù có khai trừ, tẩy chay, dù muốn vứt đi
cũng không được. Họ đã là thành phần của dân tộc, đã chia xẻ, đã gánh
chịu số phận lịch sử đất nước, dân tộc. Và có thể đã chịu đến hai tầng địa
ngục chứ không phải một tầng. Lịch sử đó đã đi qua rồi, đã sang trang.
Vậy mà nhiều người vẫn lôi nó ra để một lần nữa làm sống lại cả một thời
kỳ đen tối của đất nước. Để làm gì thì đi hỏi họ.
Cái lịch sử đó như những khối u ung thư, mỗi ngày mỗi lớn. Nguời Việt
mình muốn hòa, muốn ngồi lại với nhau, cần phải cắt không biết bao nhiêu
là những khối u đó. Khối u tôn giáo, khối u chính trị, khối u miền này
miền kia.
Cắt đến bao giờ cho hết?
Cắt xong lại phải uống thuốc miễn nhiễm, nếu cần đừng đọc tất cả sách sử,
tất cả những bài viết nào có virus gây mầm mống ung thư đó. Lắm lúc nghĩ
quẩn thà đừng đọc.
Khúc ruột dư ấy với tất cả hệ lụy thân phận của người Việt Nam da vàng nói
chung, cộng thêm cái khốn khổ mang nhãn hiệu một kẻ có đạo. Nông nỗi đó
của một thiểu số nào ai thấy hết được?
Và mượn lời của Nguyễn Huy Thiệp trong Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu, tôi viết như
thế này:
"Cái thời đó là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế
đấy".
Cái thời mà người ta hận oán nhau, chém giết nhau, xua đuổi nhau như không
phải cùng giống người, cùng một dân tộc.
Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.
Chẳng ai cần biết đến những thân phận của những con người, sống chui nhủi
như loài chuột với những góc đời phiền muộn trong vùng tối của thế kỷ vừa
qua.
Nhưng chính ở những nơi tăm tối đó, ở những góc đời bị bỏ quên, những thân
phận lưu đầy trên chính quê hương mình mà nó cứ lớn dần lên mãi. 7 triệu
rồi đấy. Nó vẫn có mặt đến là đáng nguyền rủa. Chỉ còn mỗi một con đường
như lẽ sống còn là cùng chung sống.
*
B. 100 NĂM DƯỚI THỜI NHÀ NGUYỄN
Đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử đạo Ki tô giáo. Đen tối vì những
cuộc truy lùng, bắt bớ, bách hại, muốn truy diệt hẳn là có. Hình phạt voi
giầy, ngựa séo, tùng xẻo, vạc dầu, cắt da xả thịt, giam hãm, tù đầy, gông
cùm, xiềng xích, đốt nhà, đốt cửa, hãm hiếp, tịch biên tài sản, bỏ nhà đi
tha phương cầu thực cũng hẳn là có. Nó mang dấu vết của một hình thức bạo
động, khủng bố của thời đại bây giờ, nhưng đã được hợp pháp hóa và lý tính
hóa. Nếu ở thời đại bây giờ mà có những cuộc tàn sát, chém giết truy lùng
như thế thì thế giới sẽ nghĩ gì về Việt Nam? Đạo dụ, sắc lệnh đủ thứ cũng
không thiếu.
Vậy mà hình như tất cả những hình phạt trên đối với nhiều người cũng chỉ
là truyện tự nhiên và bình thường. Hãy suy nghĩ tra vấn mình, nếu thấy là
truyện bình thường, lúc đó cần tự hỏi lương tâm mình có an không, có điều
chi còn khuất tất, có ác tính quá không? Hỏi lương tâm, đừng hỏi sách vở,
đừng tìm nguyên do, đừng tìm cách biện hộ thì may ra mới hiểu được mình
đã tàn ác với anh em đồng loại. Bài học lịch sử ở đây là tra vấn lại cái
tâm để đừng chấp nhất nữa, để bỏ qua, để đừng lên án nữa.
Hãy bắt đầu làm một chút so sánh xem sao. Dụ số 10 của Bảo Đại, mặc dầu
nhiều người chẳng biết nội dung nếp tẻ ra sao, cũng đã làm chúng ta cảm
thấy nỗi bất công vô lý như thế nào? Vậy thì các đạo dụ cấm đạo như chiếc
máy chém lê đi khắp nơi thì khủng khiếp đến là bao?
¡ Thi
cử thời nhà Nguyễn
Thời nhà Nguyễn có hơn 5000 cử nhân tiến sĩ thi đậu. Chỉ có 2 người Ki tô
giáo trong số đó. Điều đó có bình thường không? Có đáng để ta suy nghĩ
không? Họ như những công dân bậc hai trong chính đất nước của họ. Đó là
những "Dĩu Dân". Mãi đến đời Duy Tân, theo sách Quốc Triều Hương Khoa
Lục của cụ Cao Xuân Dục, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1993, trang
532 cho biết có ông Vũ Luyện, người làng Quần Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định là người Ki tô giáo đầu tiên đã thi đậu cử nhân. Cũng làng này,
làng thuần Công giáo, vào năm 1900, có một người thứ hai thi đậu nữa trên
tổng số 5.232 người thi đậu trong suốt trăm năm triều Nguyễn. Con số hai
người đó nói lên điều gì?
Nhưng mọi người thản nhiên cho là truyện đương nhiên. Hình phạt nào cũng
xứng đáng cho bọn bán nước theo giặc. Nhiều lúc tôi tự hỏi, đã có lúc nào
7 triệu người đó được sống an lành trên quê hương mình? Đã có lúc nào
sống làm người Việt bình thường và tử tế không? Mà không bị nguyền rủa?
Mà không bị khinh khi? Mà tôi đã làm gì? Mà sinh ra đã mang nhãn hiệu
ấy? Nào tôi có chọn... Nào tôi có muốn... Những người dân phần lớn vô học,
chữ nghĩa thu gọn lại không bằng cái lá đa, phần lớn nghèo túng lấy gì để
bán được nước? Phải có quyền thế, phải có chức vị, phải nắm trong tay
trách nhiệm toàn dân mới bán được nước. Ai là người bán nước? Ai cho họ
cái thẩm quyền tinh thần và pháp lý để có thể bán được nước? Chẳng lẽ
không thể tìm ra trong số vua chúa và 5.230 người trong hàng quan lại lấy
một người thôi chìa vai gánh chung cái trách nhiệm tầy trời đó sao?
¡ Cuộc
sống lưu đầy
Ngày nay, nhìn lại đạo Chúa từ những ngày đầu như một cánh đồng lúa vừa
mới được cầy vỡ. Qua mỗi vết luống cầy đã hằn lên những vết thương tủi
nhục, bất công hòa lẫn máu và nước mắt. Bao nhiêu người đã chết? Bao
nhiêu mồ hôi, bao nhiêu tủi nhục? Bao nhiêu trốn chạy xất bất xang bang,
kéo cả gia đình họ tộc đi đường bộ sang Thái Lan, nay thành bản làng bên
xứ người vẫn nói tiếng Việt. (Có hai loại người Việt tị nạn sang Thái Lan.
Loại người theo Gia Long sang tị nạn. Và loại người Ki tô giáo trong thời
kỳ cấm đạo thời Minh Mạng, Thiệu Trị, nhất là thời kỳ Tự Đức). Hoặc dùng
thuyền, bất chấp phong ba bão táp nhủi vào bãi đất miền Nam. Bãi đất của
miền đất hứa với những sắc dân Tầu đến trước như những người Tổng Binh
trấn đất Quảng Tây Dương Ngạn Địch.
Hay như Trần Thượng Xuyên, không thuần phục nhà Thanh đã trốn sang nước ta
với 3.000 quân và 50 thuyền. Và cuối cùng là Mạc Cửu ở đất Hà Tiên. Chưa
kể bọn thảo khấu trốn sâu lậu thuế, hay những kẻ đầu đường xó chợ. Và
cuối cùng là những dân làng Vạn trôi nổi trên sông nước (population
flottante) đã ở sẵn ở đó. Những người Ki tô giáo trốn khỏi miền Trung
đã phải sống hòa nhập vào đám dân hỗn tạp đó để sau này tạo thành cái xứ
Nam Kỳ. Bao nhiêu hy sinh để tồn tại trước lời thị phi? Lời khen thì ít,
nhưng tiếng chê thì không thể không nhiều.
Họ đã sống lưu vong ngay trên đất nước quê hương của mình.
Người viết nhìn lại con đường Em-Mau với những tiếng thở dài đó. Và phải
tìm ra được những căn cớ làm nên cớ sự đau buồn như vậy, đồng thời tìm ra
giải đáp cho tương lai.
Trong bài viết này, người viết nghĩ rằng, có nhiều vấn đề lịch sử về sự có
mặt của đạo Ki tô giáo ở Việt Nam cần được nhìn và đánh giá lại. Kinh
nghiệm cho thấy rằng, có nhiều sự kiện lịch sử tưởng chừng như xác thực
đến không còn có gì để tồn nghi nữa lại để lộ ra rất nhiều khe hở đến nghi
ngại.
Bài viết tiếp theo của tôi sau đây là không dùng lối tiếp cận lịch sử để
hiểu lịch sử mà dùng lối tiếp cận gián tiếp mà tôi gọi là "văn hoá nuôi
thù", lệ thuộc vào tâm sinh lý để nhìn lại lịch sử và cắt nghĩa sử. Tiếp
cận gián tiếp này may ra giúp chúng ta có cái nhìn thông thoáng hơn, cởi
mở hơn, hiểu biết hơn, chấp nhận nhau hơn, thông cảm hơn. Dùng lối tiếp
cận này để thấy một cách rất đơn giản, tương đối dễ hiểu là thói đời là
vậy, con người là vậy để sửa đổi và chấp nhận nhau hơn.
2. LỐI TIẾP CẬN LỊCH SỬ THÔNG QUA
TỪ MỘT NỀN
"VĂN HÓA NUÔI THÙ"
� Văn
hoá nuôi thù nơi người Việt Nam.
Có một lối tiếp cận khác, không căn cứ vào các sự kiện lịch sử để nhìn ra
được ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa giữa các sự kiện lịch sử. Nghĩa là tìm hiểu
sự kiện lịch sử Việt Nam bằng cách đi tìm hiểu thứ văn hoá nuôi thù. Nhờ
đó ta cảm nghiệm trực tiếp tại sao con người đã hành xử như thế, đã suy
nghĩ như thế và đã có một thái độ như thế. Tìm hiểu cái văn hoá nuôi thù
sẽ giải lý được tại sao có sự tranh chấp, đố kỵ, kỳ thị tôn giáo. Tại sao
lối diễn đạt, lối suy nghĩ của bên này bên kia đều cố chấp thành kiến và
gần như mù quáng?
Tôi đã có một kinh nghiệm và một cảm thức sâu xa và cay đắng đến tột cùng
là chẳng bao giờ nên tranh luận về các vấn đề tôn giáo và chính trị với
bất cứ ai. Kinh nghiệm thù hận tôn giáo là có thực. Tôi đã sống nó và
tôi đã giáp mặt nó nhiều lần. Hãy thành thật và đừng dối lòng thì sẽ nhận
ra nó. Vâng bất cứ ai. Cái kết quả đạt được chỉ là sự đối đầu gia tăng
đi đến nguyền rủa, tức tối vô tích sự.
Cả bài viết này, tôi đã tránh dùng thứ ngôn ngữ biếm nhã với bất cứ ai và
tránh tất cả những khiêu khích cũng như đối đầu không cần thiết, nói chi
đến truyện dám kết án, truy chụp người khác. Tôi cũng mong được đối xử ngược
lại như vậy. Cùng lắm nó chỉ là một tiếng than, một tiếng thở dài!
Đừng ai nói hay là mình khách quan, mình chỉ nói sự thật? Sự thật đang
giết chết chúng ta.
Sự thật là cái vỏ, bên trong là hận oán, thành kiến, đố kỵ, ghen ghét. Phải
có lòng khiêm tốn lắm, phải biết soi dõi lắm cái lương tâm đã cáu bẩn của
mình. Bao lâu chưa gạt bỏ được lòng hận oán tiềm ẩn, bấy lâu không có cơ
hy vọng hiểu nhau. Vì thế, trình bày tranh cãi đôi khi là vô ích. Có lẽ
cái tốt nhất vẫn là sự im lặng, nhẫn nhục và chịu đựng. Nhưng nếu truy
cho bằng được cái nguyên nhân nuôi thù thì gần như đã cất đi được một gánh
nặng lịch sử đè trĩu lên vai ta? Một thứ lịch sử với vết tích của hận oán
và oan nghiệt, bất công gia trọng? Hãy tìm cách cất gánh nặng lịch sử bằng
cách quên đi, bỏ vào trong ngoặc, hay dùng thuốc sát trùng những sự kiện
lịch sử mà ta coi là sự thật. Cuộc đời sẽ nhẹ, sẽ dễ nhìn nhận ra nhau.
Niềm mơ ước một thứ sử trong đó không có những lời nguyền rủa, oán hận
phãi chăng là ước mơ của những người Việt bình thường?
Hãy trông gương giới trẻ bây giờ, hãy học giới trẻ bây giờ, hãy nên giống
như tâm can giới trẻ bây giờ, chúng nó có cái nhìn biện biệt, thù oán như
những cha chú của chúng không? Chúng có cần hỏi một người khi chúng quen
là anh là ai? Tôn giáo nào? Ở miền nào? Hãy sống như thể hồn nhiên,
hãy giải thoát mình ra khỏi những ràng buộc quá khứ. Quá khứ là mây mù u
ám, đầy ám chướng chẳng đáng cho ta gìn giữ làm gì. Hãy trả lại cho
những kẻ viết ra nó. Họ viết lịch sử bằng cách đem máu lên trang nhất
(mettre le sang à la une) và chẳng đem lại cho chúng ta bất cứ thứ
bài học gì? Trừ bài học nuôi thù. Ai muốn nuôi hận thì cứ tiếp tục đọc và
đã hẳn cứ tiếp tục viết. Viết bơi móc, kể lể điều xấu là dễ nhất, nhưng
chẳng đem lại điều ích lợi gì. Có bao giờ, viết bơi móc, viết chửi, viết
bôi nhọ mà có giá trị sự thật lịch sử, giá trị văn học, giá trị nhân bản?
Chưa ai chỉ trích, chửi mà thành người được.
Trở lại cái văn hóa nuôi thù, thời xưa người đời đã có câu "Hôn nhân, điền
thổ, vạn cố chi thù" tức là hôn nhân và đất đai là hai cái thứ làm cho
người ta thù oán nhau lâu nhất. Giữa đám dân làng, làm ăn lao đao vất vả,
vậy mà có những mối thù truyền kiếp, hết đời này sang đời kia, chẳng bao
giờ xóa được.
� Nuôi
thù và thù dai.
Kẻ chết, tay đã bắt chuồn chuồn, còn cố dồn mấy hơi thở cuối cùng dặn thằng
con nối nghiệp trả thù giữa họ tộc. Và cứ thế, cứ thế nghe lời trăn trối
bố dặn. Ranh giới thù nhỏ như sợi tóc cứ thế mà dai, mà cứng lên cắt đứt
mọi công đoạn liên hệ người-người. Con người trong cái đơn vị làng xã lao
đao khốn khổ, chảy vẩy lo miếng ăn đã đành, nay còn phải đối phó với những
manh động thù oán.
� Nuôi
thù gắn liền với một quá khứ và trở thành một thứ đạo lý để sống.
Đã làm người trong một họ tộc, trong một làng là phải có kẻ thù. Đó là
những mối thù truyền kiếp truyền từ đời nọ sang đời kia. Thù bao giờ cũng
từ một quá khứ chuyển giao thế hệ như một chúc thư. Tôn giáo ghét nhau,
thù oán nhau chỉ vì những tích lũy quá khứ, dồn lại, nén vào, kết thành bó,
từ những truyện nhỏ, mưng lên thành truyện lớn. Còn gì là phải trái. Phải
tiếp tục nuôi thù như một lẽ sống. Không biết nuôi thù được coi như con
người bất nhân, bất hiếu. Lòng phải biết hận oán mới là người có nhân
cách. Biết biện biệt, biết truy lùng cái xấu, cái độc ác của kẻ khác.
Tội ác, hận oán rồi cứ thế được khuôn mẫu (stéréotyper), được tổng
quát hóa (généraliser), được xếp loại (catégories) thành
biểu tượng (symboles) thành nhãn hiệu (étiquettes). Đời sống
con người được giản lược vào những mẫu mã, những nhãn hiệu đủ loại và qua
đó người khác nhìn nhận ra chúng ta, đánh giá và phê phán theo nhãn hiệu đó.
Ta không còn là con người, một tên gọi mà là những mẫu hàng X, những nhãn
hiệu Y đeo dính vào đời sống mỗi người. Đó là những gông cùm, những thập
giá ta đeo vào trong suốt đời sống nhân thế.
Thật bất hạnh cho con người Việt Nam với vô số khổ đau, tủi nhục cộng
thêm cái tủi nhục bị xếp loại, bị đeo gông cùm nhãn hiệu. Ta sinh ra vốn
vô tội, bình đẳng vô tội, nhưng càng lớn tội nẩy mầm từ cái truyền thống
nuôi thù ngay từ khi còn nhỏ và cứ thế mà lớn lên.
Trẻ con cho đến 5 tuổi chưa phân biệt được rõ ràng trắng đen tốt xấu. Nhưng
đến 7 tuổi thì bắt đầu có thể cấy mầm thù hận vào đầu óc non trẻ của nó
rồi.
Trong L'expression des émotions chez l'homme et les animaux, xuất
bản năm 1872 của Charles Darwin đã diễn tả đầy đủ phản ứng của con người
trong những thái độ phải tranh đấu hay trốn chạy như thế nào?
Rồi thế hệ kế tiếp thế hệ đã nuôi dạy, truyền thừa những thù oán trong
cuộc tranh đấu sống còn giữa người với người. Cũng theo Darwin, tình cảm
hận oán thường phức tạp hơn những cảm xúc như tức giận, sợ hãi, sự khinh
bỉ, sự nhờm chán, sự bất nhẫn hay sự trốn chạy.
Có thể sự hận oán là sự tập hợp tất cả những cảm xúc trên lại, nhưng nó
sâu hơn, bền bỉ hơn và bạo liệt hơn. Tất cả những mối nuôi thù đó hiểu
được và cắt nghĩa được.
Ngày nay, người ta biết được những cảm xúc yêu thương, thù hận nằm trong
não bộ, nhất là phần cortex orbitofrontal. Hai cái amygdale
mà kích thước chỉ bằng quả nho gắn liền vào hệ thần kinh cảm giác, từ đó
nó lọc lựa, phân loại tất cả những thông tin từ bên ngoài gửi đến và đưa
ra những cảm xúc yêu thương, vui, buồn, giận và nhất là hận oán. Nó vận
dụng, khích động bản năng con người. Nó liên kết những hoàn cảnh sống,
những truyền thống sơ khai thành một chuỗi sự việc có thể lý giải được để
biện minh cho những tình cảm hận oán của nó.
Hoá ra chỉ vì hai quả nho nhỏ xíu trong đầu gây ra những thảm trạng cho
loài người.
Từ những mối thù họ tộc nảy sinh ra nhiều mối thù khác: thù giai cấp, thù
giầu nghèo, thù gốc gác, thù dị biệt phong tục nếp sống, thù chủng tộc,
thù chính trị và cuối cùng là thứ thù dị biệt tôn giáo.12
Không phải tự nhiên mà người ta nuôi thù. Dân tộc nào cũng có hệ thống
giá trị nuôi thù. Người Việt Nam cũng không tránh khỏi điều đó. Chỉ có
vấn đề là bản năng nuôi thù trổi bật hay không trổi bật, khống chế các bản
năng khác hay không?
Những thứ oán thù đó là một thứ sa đích truyền kiếp. Đã khốn khổ, nhưng
phải dày vò kẻ
khác khốn khổ hơn để tìm được một chút le lói hạnh phúc. Cùng khổ, nhưng
tìm được một chút khổ hơn nơi người khác là một điền an ủi.
� Trong
văn hóa nuôi thù, thiểu số là tội lỗi.
Cứ ít, cứ thiểu số, cứ yếu, cứ nghèo là lãnh đủ. Vì thế, người nghèo ở
Việt Nam là một cái tội. Cũng vậy, người xấu số bất hạnh vì không có
chồng, vì chửa hoang, vì thi trượt, vì thất cơ lỡ vận, vì tật nguyền, vì
là thiểu số cũng là một cái tội. Đó là những cơ hội cho văn hóa thù có chỗ
để dựa, để trút hận. Người Ki tô giáo thiểu số, lãnh đủ là đương nhiên.
Nơi cái văn hoá nuôi thù, thiểu số tự nó là tội lỗi, tự nó là lời nguyền
rủa, tự nó đáng ghét. Nhiều người đã cố gắng truy lục ra những bi lụy,
những sai trái để trút tất cả trách nhiệm đó lên đầu một thiểu số. Mà
thiểu số ở trong bất cứ xã hội nào thì cũng là nạn nhân bất đắc dĩ. Ở xứ
người, ai cũng có dịp học hỏi, kinh nghiệm về thân phận thiểu số của mình.
Cứ cái gì xấu, sai trái là nó đổ lên đầu thiểu số. Một kẻ da trắng ăn cướp,
giết người thì là truyện bình thường. Nhưng nếu chẳng may nó là Á châu,
Việt Nam thì kẻ giết người đó sẽ là biểu tượng xấu xa cho cả cộng đồng người
Việt. Kẻ cướp, giết người khi ra tòa không phải bị xử với tư cách một thằng
ăn cướp, mà là thằng ăn cướp gốc gác Việt Nam. Người ta sẽ đánh giá, nhìn
người Việt qua thằng ăn cướp đó. Một tên Ki tô giáo theo Tây thì sẽ kéo
theo cả bọn người Công giáo theo Tây. Phải là nạn nhân của thiểu số, phải
có cái tâm rộng lượng lắm mới hiểu được điều này. Sách vở, dư luận cứ mỗi
ngày đào sâu thêm, bôi vẽ thêm đến chỗ không nhìn nhận nhau được nữa.
Những kẻ thiểu số đó chỉ còn mỗi một con đường tự giải cứu mình là quần tụ
lại, sống quần cư, sống tổ chức để tồn tại. Họ trở thành những ghetto
văn hoá, tôn giáo, xã hội, kinh tế. Đó là bản năng tự vệ để sống còn trước
mọi đe dọa bên ngoài. Họ không có đường lựa chọn nào khác hơn là sống co
cụm lại thành một ghetto. Trong ghetto đó, nhiều suy nghĩ,
nhiều hành động, nhiều ứng xử của họ có thể bị coi là lố bịch, ồn ào, bè
cánh, kiêu căng, khác người khác. Chỉ cần khác người khác cũng đủ đưa đến
những tranh chấp, khinh miệt hoặc hiểu lầm đố kỵ.
Trong Thánh Kinh đã kể lại câu truyện ơng Môi Sen đã kêu gào trước triều đình
của Pha ra ơng rằng: Xin các người hãy để cho dân chúng tơi đi.. đây
xin một lời kêu gào là xin hãy để cho chúng tơi yên. Đó là lời kêu cầu
trong suốt dọc dài 5 thế kỷ và cho đến bây giờ lời kêu gọi đó vẫn cịn cần
thiết. Có thể con đường chung tôiđang đi vả phải đi không cùng chung một
lối, không cùng một nẻo. Nhưng đó là những chọn lựa bất đắc dĩ mà chúng tô
không thể nào làm khác được. Chẳng
hạn tục thờ cúng tổ tiên, việc báo hiếu cha mẹ có khác biệt giữa các đạo.
Không báo hiếu cha mẹ cùng một cách thức là có tội, là bất hiếu. Thực tế
thì đã là con người, dù theo đạo nào thì cũng thương cha, thương mẹ. Nhưng
cách bầy tỏ hẳn là khác. Thế là có dị biệt, có chỉ trích, có hận oán.
Có cái gì làm bằng cớ là người Ki tô giáo không thương bố mẹ, không hiếu
đễ? Chỉ có cách thức hiếu đễ là khác, nhưng tình cảm hiếu đễ thương cha,
thương mẹ thì như nhau. Tranh thua để làm gì?
Cái đa số cứ theo cái lý của kẻ mạnh. Không theo họ là xấu, không giống họ
là xấu. Không bầy tỏ hiếu đễ như họ là không hiếu đễ. Sự khác biệt thay vì
được tôn trọng trở thành miệt thị, đố kỵ. Hãy nhìn những chiếc khăn che
mặt nơi mấy người Hồi giáo bây giờ để hiểu phản ứng, thái độ ứng xử của
những người Việt nhìn lối sống, lối hành đạo của một thiểu số người theo
đạo.
Đừng có cãi, anh hãy cứ là thiểu số, anh hãy cứ là nạn nhân mới hiểu được
hoàn cảnh của họ. Nhưng những kẻ nhìn vào ghetto cũng đầy nhận định
sai lầm, bất công, ác ý, đượm thù hận, thiếu hẳn lòng nhân ái, sự độ lượng
và vì thế thiếu thông cảm. Càng trở thành những ghetto, càng bị cô
lập, càng không được chia xẻ, càng bị thù ghét. Đấy cũng là hoàn cảnh
những làng theo đạo khắp nơi. Họ che chắn, họ biệt lập, họ sợ hãi, nhưng
họ cũng đố kỵ, bảo thủ, bè phái, cao ngạo, xa lánh, dị biệt, khác người.
Hãy chịu khó vào ghetto ở chung, cùng một hoàn cảnh như họ sẽ hiểu
tại sao họ đã ứng xử như vậy.
� Văn
hoá nuôi thù dìm người ta xuống thêm một bậc nữa
Khi mà có một tập hợp người, càng đóng kín, càng cô lập thì nuôi thù càng
nổ ra mãnh liệt.
Chẳng hạn trường hợp những người cùng nhốt chung một trại tù. Như trường
hợp các người tù cải tạo có thể hành hạ nhau, tố cáo nhau, ra đến hải ngoại
vẫn còn tiếp tục tố cáo nhau. Hoặc cùng ở trong những thành phố lớn đông
đặc dân cư. Cùng ở chung một thân phận bị mất nước, bị đô hộ lệ thuộc.
Khi cùng ở trong hoàn cảnh khốn cùng, phải truy tìm ra được chỗ để giải
hận, phải tìm ra được một con chiên tế thần? Những người tù cải tạo tố
cáo nhau cũng vì
những lẽ ấy? Chính ở chỗ đó, ở tâm trạng đó là nguồn cơn của những chỉ dụ
cấm đạo, thù hận giữa Kitô giáo-Phật giáo và những cuộc tàn sát người kitô
giáo thời Tự Đức. Giả dụ không có sự xâm lăng và cai trị hà khắc của người
Pháp sang ta, đạo kitô giáo đã có thể không bị bách hại như thế? Cũng vậy,
trong biến cố Phật giáo 1963, đã hẳn thái độ và phản ứng của người Phật tử
ở Huế khác một Phật tử ở miền Nam. Một người kitô giáo sống tập trung ở
Hố Nai, Gia Kiệm phản ứng khác một người kitô giáo trí thức ở Sài Gòn. Điều
đó cho thấy rằng khu vực hay
hồn cảnh sống chung quanh là yếu tố quyết định cho những ứng xử khác nhau
của mỗi người.
� Ta
ở đâu, ta ở chỗ nào thì ta sống theo văn hoá nuôi thù ở chỗ đó
Ra khỏi nơi đó, ta sẽ được giải thoát và suy nghĩ thích ứng khác. Những
người ở ngoài sẽ không hiểu đến ngạc nhiên, tại sao họ lại thù oán nhau như
thế?
Văn hóa nuôi thù nuôi dưỡng và truy lùng cái xấu nơi người khác. Đến có
thể nói, chúng ta bị kết án làm người cùng sống chung một số phận và chính
ở nơi đó, con người bị kết án thêm một lần nữa để thù hận nhau. Trong cái
văn hóa nuôi thù, điều cốt tủy là tìm được cái xấu nơi người khác, nhân
lên bội số, thổi phồng đồng thời che đậy. Đồng thời phải hủy hoại nhân
tính người khác, không còn một chút lòng thương cảm, không còn cảm xúc và
xử dụng đủ thứ bạo lực mà vẫn thấy chưa đủ.
Xưa thì bạo lực chế tài, bạo lực trên thể xác như tù đầy, giết chóc. Nay
thì bạo lực bằng lời nói qua báo chí, diễn đàn điện tử. Phải đi truy
lùng cái xấu, phải sáng tạo ra điều xấu bằng vu oan giá họa. Tôi gọi đó
là những kẻ buôn bán thù hận: Les marchands de la haine.
Hãy nhìn, hãy cùng mở mắt ra trên ba bốn diễn đàn điện tử để thấy họ đang
buôn bán hận thù. Chỉ cần chưa tới 10 người trong bọn người buôn bán từ nhiều
phía, gieo rắc thù hận... qua hệ thống Internet. Cả tập thể người Việt
hải ngoại bị nhiễm độc. Chưa tới chục người có thể gieo rắc tội và xấu xa
ảnh hưởng trên 3 triệu người Việt khác. Đây là một loại Terroristes
tinh thần, khủng bố tinh thần tai hại không ngờ được. Khủng bố tinh thần
này không phải vùi dập, làm bị thương hay giết người. Nhưng nó len lỏi
vào từng ngõ ngách tâm hồn, quấy đục lương năng, làm mất quân bình các giá
trị tinh thần vẫn được nhìn nhận, đánh động tâm can và gây cảm xúc đặc
biệt nơi người khác.
Một nhà văn trong nước đã nói lên đầy đủ cái văn hóa nuôi thù như thế nào
trong cuốn truyện của ông: "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn
Khắc Trừng, do nhà xuất bản Hội Nhà Văn, ấn hành lần thứ bảy, Hà Nội
2002. Thật là khủng khiếp, thật là bạo tàn và đó là một xã hội mất nhân
tính của những loài thú. Những ám ảnh quá khứ, những hận oán quá khứ được
nuôi dưỡng, được nẩy mầm, được cấy lại, được kế thừa.. được tưởng tượng
lại đến hoang tưởng. Sự xấu, sự tàn ác được nhân lên nhiều lần. Tôi
không có lời nào để nói hơn được nữa. Đọc nó, thật đáng tội nghiệp làm người
Việt. Thật khó để làm một người Việt bình thường và tử tế.
Ông Trời Việt Nam, Thượng Đế có lầm lẫn gì không khi mà con người đã hành
hạ con người bằng đủ thứ bạo lực đến như thế?
Bạo lực không bao giờ sẽ ngưng nghỉ và
cũng sẽ không bao giờ giải quyết đưọc gì. Bạo lực chỉ tạo thêm những bạo
lực mới mà như một vịng xoắn, Nó
sẽ đi đến chỗ kết thúc bằng sự hủy diệt và
tuyệt vọng. Nó vô đạo đức vì tự thân, Nó tìm cách hạ nhục hay thủ tiêu đối
thủ thay vì cải tạo hay xây dựng đối thủ. Bạo lực tự Nó là nơi cấy dưỡng
hận thù mà không bao giờ biết thương yêu và tha thứ.
Điển hình là cái Văn hóa nuôi thù đó có thể tìm thấy trong vô số những
phim ảnh ngoại quốc như các loại phim như Le magicien
d'oz, trong Alien và trong một
loạt trình chiếu La Guerre des étoiles.
Cũng vậy, văn hóa nuôi thù nằm trong đường lối đấu tranh của chủ nghĩa
Cộng sản, phân biệt ta và địch, nuôi ý thức căm thù, nuôi lòng thù hận nới
kẻ thù. Họ đưa ra những khẩu hiệu để tiêu diệt người cùng một nước như
trong thời kỳ cải cách ruộng đất: "Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc,
trốc tận rễ." Kinh khủng như
thế đấy.
Đó là thứ văn hoá nuôi thù ở miền Bắc sau 1954.
� Những
bằng chứng tội ác về một văn hoá nuôi thù
Văn hóa nuôi thù đẻ ra rất nhiều tội ác trong suốt lịch sử nhân loại. Chỉ
cần nhìn lịch sử đó hiện nay cũng đủ là bằng cớ tội ác của thứ văn hóa đó.
Đó cũng là những trường hợp những người Ki tô giáo và Tin Lành ở Ái Nhĩ
Lan. Khó mà nói đến truyện phải trái trong không khí thù hận. Và còn ai
nữa? Những người khác ở Trung Đông, ở bán đảo Alkans, ở Mỹ trong thời kỳ
nội chiến vào những năm 1882 và 1919...
Những sản phẩm hận thù chủng tộc đầy nọc độc thời Đức Quốc Xã. Rồi trong
cuộc Cách mạng Văn hóa ở Tầu vào những thập niên 1960. Cuộc tàn sát vào
những năm sau 1970 của Khơ me đỏ. Cũng vậy, cuộc tàn sát ở cựu Hung Gia
Lợi năm 1990 với chiêu bài (nettoyage ethnique). Ở Rwanda giữa các
sắc dân Hutus và Tutsis. Rồi giữa Ấn Độ và Pakistan.
Có một vài cuốn sách đã lên tiếng tố cáo về tội ác đối với tôn giáo như : »
Their Blood Cries Out {Leur sang nous interpelle} của Paul Blanchard. Cuốn
thứ hai In The Lion!s Den{Dans la fosse du lion} của Nina Shea.
Những nước sau đây đã có những chính sách, đường lối, đối xử khá bạo tàn
đối với tôn giáo như bắt tù đầy, đánh đập ngay cả đến tàn sát dã man, có
khi cả đàn bà trẻ con là : Nigeria, Libye, Soudan, Egypte, Arabie
Saoudite, Pakistan, Iran, Quzbékistan, Indonésie và Trung Hoa trong thời
kỳ Cách Mạng Văn Hóa.
Nhân loại đứng mà nhìn những cuộc thảm sát trả thù trong nỗi bất lực?
Công lý ở chỗ nào? Phải trái ở chỗ nào? Lịch sử ở chỗ nào?
-
BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA NUÔI THÙ QUA VĂN HÓA CHỬI
Trong bài viết: Cuộc di cư chữ nghĩa, người viết đã có dịp dành hẳn một chương
nói về văn hoá chửi của miền Bắc 13.
Không biết đã có bao nhiêu nước đã có một thứ văn hóa chửi như thế? Văn
hóa chửi là một bộ mặt khác nằm trong văn hóa nuôi thù. Đối với người
miền Bắc, chửi là một sinh hoạt bình thường như một tập tục quen thuộc
trong sinh hoạt đời sống của họ. Ngày nào mà chả nghe người này, người
kia chửi nhau. Chửi từ xóm trên đến xóm dưới.
Chửi là vũ khí của thiểu số, của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh. Chửi là một
phương tiện tố cáo nhân danh pháp luật, công lý trong khi công lý đã không
có mặt. Đấy là mặt tích cực của văn hóa chửi.
Nhưng
cho dù có chửi mấy đi nữa, chửi vẫn không thể giải quyết đuợc gì. Đơi khi
chỉ là một thứ trình diễn không hơn
không kém. Chưa ai chết vì bị nghe chửi..
Nhưng tôi đã hẳn không thể đồng ý với ông Hà Sĩ Phu trong một bài viết mới
đây: Văn Hoá Chửi, ngày 19.04.2005 khi ông cho rằng: "Chửi đánh thức
lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý, lương tâm và công lý sẽ lớn
lên, chặn tay bọn ăn cắp những con gà vàng nặng hàng chục tấn, và trả lại
cho đời, cho dân những công bằng lớn lao hơn. Ý nghĩa Văn hoá của sự Chửi
chính là ở đó." Hiểu như thế, ông Hà Sĩ Phu đã không nhìn thấy ngọn
nguồn văn hóa chửi là cơ phận của văn hóa nuôi thù. Con người, người với
người thôi, tự nó là đối kháng, tự nó sự có mặt người khác là một đe dọa
cho chính bản thân người khác. Và từ đó, con người dựa vào những bản năng
sinh tồn, bản năng tranh đấu để sống còn, bản năng sơ khai tồn tại. Tiến
xa hơn nữa, bản năng tự tồn đẩy thêm bước nữa là bản năng tiêu diệt kẻ
khác.
Thù hận mới đầu là để sống còn, sau đó để hiện hữu trội vượt, để phân biệt
chính và tà, để biện minh và để là cớ tiêu diệt kẻ khác. Tất cả quy chiếu
và kết tụ lại trong văn hóa thù. Nguồn cội nó là như thế, hà cớ gì xiển
dương và ca tụng?
Thật ra chửi là một hành vi bất đắc dĩ và rất tiêu cực. Bất lực mới phải
chửi. Chửi chỉ để thỏa mãn cái tức giận của mình hơn là cao vọng nuôi
dưỡng lương tâm và công lý như ông Hà Sĩ Phu nhận định. Đã thế, chửi
thường quá lời. Nó chỉ đánh dấu một thời kỳ, một giai đọan xã hội chưa có
công lý, thiếu pháp luật. Cùng lắm nó chỉ giải quyết được những việc tủn
mủn như mất con gà, con qué. Còn những việc vi phạm xã hội lớn như lạm
dụng quyền thế, giết người bịt miệng, ám hại kẻ ngay lành, chiếm công vi
tư thì chửi giải quyết được gì? Và vị tất nạn nhân dám công khai chửi?
Nhưng trong xã hội ngày nay, nhất là ở hải ngoại. Chửi là vũ khí của kẻ
mạnh. Họ viết, họ chửi mà không sợ ai cả.
Ròng rã 30 năm nay, sinh hoạt báo chí ở hải ngoại có thể tóm vào một chữ:
sinh hoạt văn hoá chửi.
Chửi
đã trở thành lẽ sống còn của một số người, là cái raison d'être của
người đó. Hình như nếu không viết như thế, nếu không chửi như thế, họ
không còn là họ. Họ mất cái identity, họ không có chân đứng, họ
mất cái uy tín vốn họ không có
…….….
Những người chửi tôn giáo cũng có những lý do như thế để mà tồn tại.
Những điều họ viết ra đôi khi lấy từ các tài liệu ngoại quốc đủ loại.
Những tài liệu đó thật ra xuất xứ từ sự xung đột tôn giáo của văn hóa
thù. Các tôn giáo đó tìm cách bôi nhọ nhau. Nay ta dùng những tài liệu
đó như bằng chứng sự thật thì thật không nên. Dùng cái chửi của người
khác để chửi cái phải chửi thì sự thật, lẽ phải ở chỗ nào? Nhiều khi, họ
thích thú và tưởng rằng họ là người đầu tiên khám phá ra những điều bí mật
ấy. Thật ra nhiều sự việc đã được nói tới từ lâu trong các tài liệu sử.
Chẳng hạn, nếu quý vị dở một tờ Historia. Quý vị có thể đọc vô số
những truyện thâm cung bí sử, truyện tình đủ loại như lọan tình, loạn dâm
nơi các nhà văn, những trí thức, nhất là giới quan quyền như vua chúa
trong các triều đình như Nga, Pháp, anh, Bỉ, Áo quốc v.v.. Về tôn giáo,
như sau thời kỳ phục hưng (la Renaissance), chúng
ta
có thể đọc vô số sự tàn độc về những cuộc chiến tranh tôn giáo đã dày xéo,
dẫm nát Âu châu. Rồi cũng có thể đọc không thiếu những truyện của một
triều đại Giáo Hoàng sa đọa, bê bối trong suốt 20 thế kỷ. Đó là những
truyện thuộc về lịch sử, đọc để biết không phải để bôi xấu.
Vì thế, khi đọc các bài viết do các sử gia Pháp viết, người ta có cảm
tưởng như đọc một câu truyện lịch sử hay và thích thú, vô tư và khách
quan. Tâm người đọc an, người ta đọc như thể mình là người ngoài cuộc,
đọc cho vui giải trí, để thưởng ngoạn hay để thêm kiến thức.
Nhưng đọc những người Việt viết, cũng cùng một đề tài ấy, cùng nội dung
ấy. Người ta cảm thấy tâm bất an, trở thành người trong cuộc, kẻ bị cáo
với mặc cảm tội lỗi. Người ta bị xếp loại thành đối tượng chung của những
lời lẽ nguyền rủa, kết án. Điều đó đánh giá và phân biệt tư cách một sử
gia chân chính và một người khủng bố tinh thần. Họ chỉ cần thay đổi
giọng, thay đổi cách xưng hô, đứng về một phía, gia trọng thêm bằng thứ
ngôn ngữ xàm tục. Câu truyện đã khác: Một câu truyện sử trở thành một bản
án tôn giáo. Nhà sử học biến thành tên khủng bố. Sự khác biệt là ở chỗ
đó. Cách viết và chửi như thế cũng là lẽ sống còn của một số tờ báo, một
số diễn đàn điện tử. Thay vì thông tin về một sự việc, trở thành tuyên
truyền, khủng bố. Lấy một tỉ dụ, bài phóng sự từ trong nước viết ra để
nói về một tình trạng xã hội. Ra khỏi nước, bài báo trở thành một vũ khí
tuyên truyền chính trị, bôi đen chế độ. Rồi cứ thế, chửi năm này qua năm
nọ, chửi hết người này người kia. Bôi xấu tất cả, bôi đen tất, truy chụp
tất cả. Chửi như thế là hành vi khủng bố phá hoại tất cả. Quả bom, trái
lựu đạn phá hủy vật chất của con người. Nhưng chửi là hủy diệt tinh thần
và tất cả những giá trị mà con người cưu mang nó.
Chửi như thế chỉ giải quyết được một thiểu số vấn đề tâm lý, hay đáp ứng
được đòi hỏi của hai trái nho vùng amygdale của một thiểu số
người. Nhưng những người chửi như thế làm băng hoại toàn bộ hệ thống giá
trị đạo đức, tôn giáo, làm cạn niềm tin, làm tuổi trẻ nghi ngờ thất vọng.
Ai cũng đã có dịp nghe chửi. Chửi quá nhiều, quá đủ. Chửi về tín lý của
đạo vốn là lãnh vực riêng của đạo ấy mà thường ai cũng né tránh. Chửi về
lịch sử đạo ấy, về giới tăng lữ, về tổ chức, về thẩm quyền, về đường lối
chính sách và về những âm mưu đủ loại. Chỗ nào cũng bị nghi ngờ và truy
chụp là có âm mưu thâm độc. Ta nghe như váng vất lối tuyên truyền của
người Cộng sản, nhìn đâu cũng thấy nghi ngờ có mưu đồ, có âm mưu.
Người xử dụng văn hoá chửi không tin vào bất cứ cái gì, ngoài cái tự tin
vào mình. Riêng đối với những nhân vật có chút tăm tiếng thì hầu như chả
ai thoát nạn búa rìu. Bầu không khí như thế đã nhiễm độc, chấm dứt mọi
đối thoại. Họ tỏ ra tàn nhẫn, độc hại qua những điều họ viết ra.
Họ như thể mất tính người.
Sự căm hận như một vũ khí nguyên tử trong đầu một người. Chỉ cần vài
người như vậy có thể làm đảo lộn mọi giá trị xã hội, tôn giáo và trật tự
xã hội. Và nếu cho những người đó tý quyền hành, họ có thể khơi dậy một
phong trào, một thứ chiến tranh tôn giáo mà chẳng ai lường trước được hậu
quả sẽ như thế nào?
Trong khi dó, mọi người đều im lặng, đa số đều không một ai dám cất lời
phản đối.
Kinh nghiệm quá khứ còn đó để ta suy nghĩ. Hitler, khi viết cuốn Mon
Combat (Mein Kamph) như một thứ người cuồng tín tự tôn, tự đại
(mégalomane). Rao truyền kỳ thị chủng tộc. Đào sâu, say mê vào những
tìm kiếm, bới móc tạo cho người đọc cảm tưởng họ là những người có đầu óc,
có trí thông minh, gây được cảm tình nơi người đọc.
Ngày nay có một liên hệ chặt chẽ giữa hệ thống Internet với văn hoá nuôi
thù. Internet ngày nay là ổ nuôi thù, ổ nuôi oán hận, ổ chửi, ổ nhiễm
độc được phổ biến đi khắp thế giới. Cái ổ nuôi thù đầu tiên trên thế giới
là - stormfront.org - xuất hiện từ năm 1995, ở Hoa Kỳ, do Don Black, một
cựu thành phần Ku Klux Klan lập ra. Đó là một hiện tượng mê sảng
paranoiaque thời đại.
Cũng một cách như thế, có nhóm Christian Identity Movement. Nhóm
Công giáo quá khích này cho rằng chỉ những người Công giáo da trắng thì có
nguồn gốc cao hơn người Do Thái, cao hơn những người Gay và nhất là
người da đen. Rồi đến Oussama Ben Laden cũng không làm gì khác hơn, ông ta
xử dụng kinh Coran giải thích và biện hộ cho những hành vi khủng bố của
mình. Những nhóm người này rơi vào những suy tưởng trầm uất, đôi khi không
còn biết đâu là sự thật nữa, đâu là lẽ phải nữa, rất xa vời thực tế do sự
hận uất gây ra. Sự mê sảng và oán hận cấu kết vào nhau biến họ nghĩ rằng
họ là nạn nhân và kẻ thù của họ là tôn giáo ấy. Họ say mê cuồng dại, tiếp
tục ngày đêm truy lùng kẻ thù của họ.
Đúng như nhận xét của Charles Darwin:
"Si nous avons souffert ou si nous nous attendons à souffrir en raison
de blessures infligées volontairement par l'un de nos semblables, ou si
l'un deux se montre, d'une façon ou d'une autre, menaçant à notre égard,
nous le détestons, et détester même souvent a la haine." (Trong
L'expression des émotions chez l'homme et les animaux.)
Về phạm vi chính trị, đó là những người bị dĩ vãng cuốn lôi đi. Nỗi hận
oán của họ dựa trên những uy tín, những thẩm quyền đã không còn nữa. Họ
muốn tái tạo lại thứ quá khứ đó trong bối cảnh hiện tại.
-
ƯỚC VỌNG: TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HÒA GIẢI
Phải nhìn nhận với nhau rằng bạo động hay văn hóa nuôi thù bao giờ cũng là
do một thiểu số người, nhưng thiểu số đó do tư chất thông minh biết dẫn dụ,
rao truyền và rất dễ gây truyền nhiễm sang người khác. Thù hận dễ truyền
nhiễm và lan rộng.
Trong một đám đông, chỉ cần một vài người biết gây khích động có thể biến
đám đông đó trở thành một thứ bạo lực xung động (violence impulsive)
bạo tàn, dữ dằn. Nó như một thứ diêm quẹt dễ bắt lửa, dễ cháy. Nhưng đồng
thời, phải tin rằng cái đa số quần chúng là tốt, là thiện hảo. Cái đám đông
quần chúng, cái thành phần đa số thầm lặng là những người công dân bình
thường, là những người tử tế.
Chỉ có một con đường làm ngược chiều với kẻ rao truyền, hận oán, bạo lực.
Đó là ta rao truyền lòng nhân ái, sự tử tế, sự thông cảm và lời xin lỗi.
Làm thế nào để người Việt Nam có bộ mặt người sống với nhau trong hoà hợp,
đồng thời cá biệt.
Trước hết phải biết quên. Phải đừng đọc. Phải ngoảnh mặt. Phải nhắm mắt
trước tất cả các tài liệu, các bài báo bạo động có tính cách tuyên truyền
chửi bới. Đừng khơi dậy những đống tro tàn quá khứ còn chưa tắt hẳn. Và
từ đó nhìn mọi vấn đề sự việc trong chiều hướng tích cực của nó. Lịch sử
phải biết khép lại. Đó là bài học quan trọng nhất.
Lịch sử chỉ biết mở khi nào nó dẫn đứa đến một hòa giải. Cuộc nội chiến ở
Hoa Kỳ là một điều tồi tệ. Nhưng người Mỹ đã biết khép lại và đã biết mở
ra thế nào để trở thành tấm gương lịch sử soi sáng thế hệ sau này. Những
người Việt Nam tự nhận viết sử, khép đã chẳng biết khép, mở không biết mở,
chỉ biết khơi dậy hận oán, dùng quá khứ như vũ khí chửi bới nhau. Hai bài
học đã rõ: Ki tô giáo thời 100 năm nhà Nguyễn và chính sách thuộc địa của
người Pháp và cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Người Mỹ, kẻ chủ mưu, kẻ dẫn đường
đã chỉ cho chúng ta phải biết khép như thế nào và biết mở ra sao? Phần
chúng ta, vẫn tiếp tục chửi nhau bên này bên kia và cái tệ hại nhất là
chửi chính người cùng phía. Chửi bên kia không được thì chửi phe ta. Đánh
Pháp không được thì chửi đồng loại. Những người đang viết chửi, hãy hỏi
chính lòng mình xem, viết như thế thì chính họ được gì? Con họ có đọc
không và chúng được gì? Và nếu đọc được chúng sẽ đánh giá bố chúng nó ra
sao? Tôn giáo mình mang theo được gì? Và kẻ bị phê phán, bôi nhọ được gì?
Câu trả lời là không. Không ai được gì cả và biến tất cả chúng ta thành
nạn nhân, ngay cả kẻ đi chửi người khác.
Hãy nhìn sang xứ người. Tôi đọc nhà văn Sholon Aleichem có kể một câu
truyện một lính trẻ bị đưa ra toà án quân sự vì đã từ chối bắn vào kẻ thù
trong một trận chiến. Người ta đã hỏi người lính trẻ: Tại sao, anh đã
trái lệnh cấp chỉ huy? Cậu lính trẻ trả lời là tôi đã không nhìn thấy kẻ
thù, mà chỉ thấy những con người. (Parce que je n'ai pas vu d'ennemi,
je n'ai vu que des gens). Câu nói đó là phúc âm cho mọi người và hạnh
phúc cho những ai vào lúc cuối đời chỉ có được một điều là chỉ biết nhìn
người Việt không phải là kẻ thù, biết cho, biết tha thứ, biết xin lỗi và
không biết hận oán. Người Việt hãy đừng nhìn nhau như kẻ thù. Tôn giáo
của chúng ta nào có chỗ nào dạy đi chửi, dạy đi thù hằn người khác. Hãy
lấy tôn giáo như con đường đưa tới hòa giải, xoá tan hận thù. Thay vì tầm
bắn là kẻ thù, là tôn giáo bạn, ta chỉ thấy nơi đó là một con người. Không
có cái nghề đi giết người cũng như chửi người. Dễ đã có mấy ai dám nhìn
nhận như thế để thay đổi cách nhìn, cách đánh giá người khác? Tôi vẫn xác
tín và mong rằng thế hệ con cháu chúng ta sau này tránh được những hệ lụy
của nếp sống văn hoá nuôi thù.
Con cháu chúng ta không cần biết đến thứ sử của các nhà viết sử, thứ sử
bôi đen và đầy lòng thù hận, thứ sử của thứ văn hóa nuôi thù, dấy lên lòng
thù hận - thứ văn hoá nuôi thù Quốc Gia- Cộng Sản, mối hận oán tôn giáo
trên diễn đàn báo chí và điện tử hải ngoại.
Con cái chúng ta có thể gặp một số nan đề khác. Nhưng ít ra chúng đã không
bị sỉ nhục vì những nhãn hiệu mà những người như bố mẹ chúng phải chịu đựng.
Tự thâm tâm, tôi cảm thấy vui mừng vì con cái tôi, chúng được miễn nhiễm
khỏi những tranh chấp dị biệt Nam-Bắc, dị biệt tôn giáo, dị biệt về chính
trị. Cứ nhìn chúng nó lớn lên thì biết. Chúng chơi với nhau không phân
biệt tỵ hiềm tôn giáo, Bắc Nam và nhiều thứ khác. Tôi cho đó là một hạnh
phúc mà tôi đã không có, chưa hề có. Đó là cái thiệt thòi của những người
như tôi và trước tôi. Những người từ khi sinh ra đã là một lời nguyền rủa
rồi. "Nés pour le mépris" rồi. Và nếu tôi quên đi không đọc, không
vào những diễn đàn đủ loại nhân danh các chiêu bài chính trị, các chiêu
bài tôn giáo... họa may tôi mới còn cảm thấy mình còn là người Việt.
Trong cái văn hóa nuôi thù, tôi khẳng định rằng người của các tôn giáo đó
ở bình diện con người đều là tốt lành và thiện hảo. Đa số là như thế. 82
triệu là như thế. Chỉ có con số lẻ, lẻ đến nhỏ nhoi là không như thế.
Còn lại, họ là những lương dân bình thường. Họ chả có vấn đề gì. Hay có
những vấn đề mà thật sự không đặt thành vấn đề lớn, có tầm kích như một
thứ chiến tranh tôn giáo. Đạo ai người đó giữ.
Nhưng trớ trêu thay, một nhận xét đến không hiểu được là càng những người
thấm nhuần đạo, say mùi đạo, say mùi thiền lại dễ trở thành nguồn cơn của
những hận oán lẫn nhau. Đạo ít lại thường có tâm cơ rộng rãi, không chấp
nhất.
Thay vì nuôi cái văn hoá nuôi thù, người Việt phải học cho bằng được văn
hoá của lời xin lỗi, xin tha thứ, của hòa giải mà ta có thể tìm được trong
những giới luật của tôn giáo mình. Nhiều lúc mong ước rằng, tất cả báo chí
người Việt ở hải ngoại chỉ cổ xúy và nói về điều tốt, người tốt. Thật
hiếm có một tờ báo Việt Nam nào chỉ nói về điều tốt. Mong có được một
Sélection Việt Nam hay nếu phải nói về điều xấu thì điều xấu đó nhằm
mục đích để biến nó thành điều tốt.
Tôi mới nhìn một tấm hình, đọc trong số báo Sélection mới nhất,
tháng 8.2005, trong đó có câu truyện người thanh niên tên Kyle Maynard, 18
tuổi. Anh bị tật nguyền bẩm sinh cụt hai bàn tay đến khủy tay và cụt cả
hai bàn chân đến đầu gối. Bình thường như ở nước mình thì anh bị bỏ rơi,
mọi người sẽ tránh xa như hủi. Nhưng ở đây, anh được cả nhà yêu thương
và nâng đỡ anh, trong đó có cô em gái. Anh đã vác cô em gái 13 tuổi,
Lindsay trên vai, trong căn nhà gia đình ở Géorgie. Cô em gái ôm choàng
lấy cổ anh, nằm ngang trên vai người anh, tay trái cụt của người anh dang
ra đỡ phần chân của cô em gái, mặt thì tươi cười sát mặt anh mình. Cái cười
rạng rỡ, hồn nhiên của hai anh em. Quá đẹp. Ở nơi đó không có thù hận,
không có khinh miệt. Chỉ có nguồn vui. Người thanh niên đó, anh Kyle
Maynard đã nói một câu để đời: "Tout le monde a des problèmes. Les
miens sont juste plus visibles." (Mọi người đều có vấn đề. Những vấn
đề của tôi thì chỉ vì nó dễ lộ ra thôi).14
Thay vì những bài báo nghiên cứu tràng giang đại hải chỉ khêu dạy hận oán
so với một bài báo như trên? Điều gì khác biệt? Và điều gì đem lại tươi
thắm, hy vọng cho đời?
Chúng ta quá xu hướng về thứ văn hoá nuôi thù, quá xu hướng về điều xấu.
Xu hướng như thế thì nhân bản ở chỗ nào? Đạo lý làm người ở chỗ nào? Nhân
danh tôn giáo nào? Tương giao con người Việt Nam sẽ đi về đâu? 82 triệu
người ở trong nước và hơn 3 triệu người ở hải ngoại, chả lẽ đều tự xưng
mình là người có văn hoá 4000 năm, người của các tôn giáo lại không đủ cái
lòng nhân ái để sống chung với những người anh em mình?
Đi ngoài đường, đụng phải nhau, dù là một đứa trẻ, đứa trẻ xứ người chưa
biết lỗi phải về ai đã mau mắn: Xin lỗi.! Xin lỗi.!
Ngay buổi chiều hôm qua, ngày 11 tháng 09.2005. Ngày của oán hận, tôi đi
dạo vào buổi chiều bên bờ sông trên con đường nhỏ. Nghe tiếng người nói
to đi đằng sau trờ tới, tôi giật mình nép vào bên lề. Hai người trẻ đi
xe đạp, trong đó có một người trẻ dừng xe lại, nói lời xin lỗi. Bài học
nhỏ mà thấm thía. Nếu là người Việt thì việc đầu tiên, chưa hề biết lỗi
phải đã xửng cồ: mù hả, đui không thấy đường sao mà đụng người ta.
Đó là hai phản ứng có điều kiện của hai thái độ ứng xử của hai thứ văn hóa.
Cứ thử hỏi một người Việt Nam, trong đời đã bao nhiêu lần họ phê phán, phê
bình, nói xấu, hận oán, chửi người khác và đã bao nhiêu lần họ biết tha
thứ và nhất là bao nhiêu lần họ biết xin lỗi?
Có nhiều người cả đời chưa bao giờ biết xin lỗi, có người cả đời chỉ viết
để chửi. Có chính quyền, nhà lãnh đạo chưa bao giờ biết xin lỗi người dân.
Không biết xin lỗi là vẫn ở trong tình trạng văn hóa-loài vật, chỉ biết
cấu xé, tranh dành.
Chúng ta cần thiếp lập một thứ
Văn Hoá Biết Xin Lỗi (*)
như mở đầu cho tương giao người Việt sống chung. Tôn giáo này chìa tay
xin lỗi tôn giáo kia. Biết chìa tay xin lỗi, dù có lỗi đi nữa, hoặc không
có lỗi đi nữa vẫn là những cử chỉ của lòng nhân ái. Đi truy lùng cho bằng
được trách nhiệm lỗi phải, dễ rơi vào cái vòng luẩn quẩn (cercle
vicieux) của văn hoá nuôi thù. Chúng ta không thể thoát ra khỏi vòng
oán hận nếu xác tín mình không có lỗi và chỉ đối phương mới có lỗi. Tất
cả những tranh chấp, những oán thù, những hệ quả của các cuộc chiến tranh
tàn khốc khởi đi từ một tiền đề xác tín rằng ta đúng, người khác sai. Ta
là chính, kẻ khác là tà. Vợ chồng cãi nhau chí choé, ai là người biết ngỏ
lời trước thì vẫn là người có lòng nhân ái. Giữa người đi xin lỗi và người
nhận xin lỗi, giá trị nhân bản nghiêng về phía người nào?
Biết xin lỗi không còn dừng lại ở phạm vi luân lý, phạm vi trách nhiệm hay
tiêu chuẩn đúng sai nữa.
Lời xin lỗi vượt cao hơn truyện phải trái, luân lý, nói lên sự cao cả, sự
can đảm đồng thời bầy tỏ lòng nhân ái, rũ bỏ oán thù. Còn ở trong vòng
tranh chấp đúng sai là còn trong chuỗi dây ân, oán, tranh chấp thị phi.
Xin lấy truyện chưởng của Kim Dung ra để minh họa thêm. Truyện chưởng Kim
Dung chẳng phải chỉ nhằm
giải trí mà còn đưa ra một luận thuyết về chính tà đảo ngược lại suy nghĩ
của người đời. Còn những nhân vật trong truyện của Kim Dung tự coi mình
là phe chính nghĩa, làm trùm thiên hạ và gán cho kẻ khác cái tiếng tà đạo.
Và cứ như thế, tôi hồi tưởng lại đạo Chúa đã có mặt trên
đất nước này đã 5 thế kỷ. (...), như một khúc ruột dư của lịch sử dân
Việt lúc nào cũng nhức nhối. Một khúc thừa mà người ta muốn cắt phứt đi
cho rồi. Nhưng muốn cắt, muốn vứt bỏ đi cũng không dễ. Khúc ruột dư
đó, dù là ruột dư vẫn là cả khúc ruột nằm trong số phận dân tộc, đất nước.
Nó bắt buộc mọi người phải chia xẻ số phận đất nước như những người đồng
hành hay người trong cuộc. Bảy triệu người Ki tô giáo, dù muốn dù
không, dù có ghét bỏ, dù có khai trừ, tẩy chay, dù muốn vứt đi cũng
không được. Họ đã là thành phần của dân tộc, đã chia xẻ, đã gánh chịu số
phận lịch sử đất nước, dân tộc.
Đại diện cho phe chính nghĩa này là Diệt Tuyệt Sư Thái, một phụ nữ gàn dở,
dựa trên những giáo điều nghiệt ngã, nếu cần cũng giết người như ngoé, chẳng
từ một phương tiện nào để hại kẻ thù. Mọi phương tiện đều tốt. Cũng ám
toán, cũng giết người, cũng lừa bịp thủ đọan. Và chẳng có thủ đoạn nào mà
họ từ. Cứu cánh lúc đó trở thành sa đọa biện minh cho những hành vi tội ác
của họ.
Phe chính nghĩa với những hành vi bất nhân, dâm loạn của đệ tử phái Toàn
Chân thì chính nghĩa ở chỗ nào? Xin được nói như Đỗ Long Vân, tác giả một
bài viết tuyệt hay, "Vô Kỵ Giữa Chúng Ta", viết cách nay non nửa thế kỷ,
sau này được in lại trong cuốn Kim Dung, tác phẩm và dư luận, trang 153,
nhà xuất bản Văn Học, năm 2001. Ông cho rằng tác giả Kim Dung đã cố gắng
đánh tụt giá những người tự nhận là của phe chính nghĩa. Và rồi sự phân
biệt giữa hai phía chỉ là những nhãn hiệu vô thực. Bằng chứng là khi phe
chính phái đến hỏi tội tên đại ma đầu Cừu Thiên Nhận thì y hỏi cắc cớ
chúng anh hùng: Ta giết người. Phải rồi. Các người cũng giết. Vậy nhân
danh cái gì, các người đến đây hỏi tội ta? Quần thần trong võ lâm ớ ra,
vì người trong võ lâm, ai mà tay chẳng dính đầy máu?
Vậy thì tà chính khác nhau ở chỗ nào? Giữa Tạ Tốn tà độc và Diệt Tuyệt Sư
Thái, danh nhơn chính phái, cũng một tay cầm Ỷ Thiên Kiếm giết một chốc
mấy trăm mạng người trong Minh giáo mà không chớp mắt. Một tà, một chính
ai tàn nhẫn hơn ai?
Tà chính chưa biết ai phải hơn ai?
Nói như anh thanh niên Kyle Maynard, chúng ta đều có vấn đề, đều có lỗi và
cần được tha thứ. Trong một phim của Ý, phim NON TI MUOVERE của đạo diễn
Sergillo Castellito. Phim thuật lại câu truyện một bác sĩ giải phẫu vội vã
đến nhà thương, vì con gái ông đang hấp hối. Trong khi chờ đợi, ông nghĩ
đến vợ ông, con gái ông và nhất là nghĩ đến người con gái tên Italia mà
ông đã hãm hiếp cách đây đã lâu, từ hồi còn thanh niên. Cuốn phim chỉ
muốn nói lên một điều là lịch sử của một câu truyện, trong đó có người đàn
ông cả đời chỉ muốn nói một điều: học để biết thú nhận, để biết ngỏ lời
xin lỗi.
Nhìn nhận cái nỗi đau khổ do mình gây ra có thể làm thay đổi cả đời một
người con gái là Italia. Ông đã viết lời thú tội đó trên cát.
Câu truyện viết lời thú tội trên cát bắt tôi nghĩ đến câu truyện rất là
đẹp về cách ứng xử của Chúa Giêsu khi người ta dẫn đến trước Ngài người
đàn bà ngoại tình mà theo luật Do Thái là phải xử ném đá cho chết. Giêsu
đã lẳng lặng không nói và viết lên cát: "Ai trong các ông thấy mình vô
tội thì hãy lấy đá mà ném chết người đàn bà này".
Nền văn hóa nuôi thù là thứ hủy diệt con người, một thứ văn hoá chết.
Trong khi đó, một nền văn hoá xây dựng trên sự tự do, sự tôn trọng con người,
biết tha thứ và biết xin tha thứ, biết chìa tay ra thay vì nắm tay lại,
là một nền văn hóa sống. Văn hoá của tình người.
Chỉ có dân tộc và các tôn giáo có thể là nguồn hy vọng của hòa
giải. Ngôn ngữ của tôn giáo nào cũng là thứ ngôn ngữ của hoà giải? Ngôn
ngữ hoà bình? Vậy mà người ta vẫn cấu xé nhau? Đã có nhiều những
cánh tay đưa ra cho thứ văn hóa của tình người. Nhưng chưa được đáp trả.
Chẳng hạn, nhiều lúc tôi rất lấy làm ngạc nhiên vì có một Linh mục như
Léopold Cadière có đến trên dưới 250 công trình nghiên cứu về văn hoá, tín
ngưỡng Việt Nam cộng với làm chủ bút tờ Bulletin des Amis du Vieux Huê
với hơn 10 ngàn trang tài liệu. Các học giả, nhà nghiên cứu Huế đã có
những nghiên cứu gì hơn và đồ sộ như thế? Vậy mà như thể ít ai muốn nhắc
đến. Đấy mới chỉ nói đến công trình nghiên cứu của ông. Chính con người
ông, chính cuộc đời ông, 86 tuổi đời thì đã dành cho Việt Nam 63 năm, đã
cống hiến cho Huế mới là điều đáng trân trọng. Không biết bao nhiêu lời
dịu ngọt, thương mến như chúc thư ông đã để lại cho Việt Nam. Xin chỉ
trích dẫn đôi ba điều để đánh động tâm tư tất cả:
"Tôi
yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ. Tôi đã làm thầy
giáo, đã từng làm giám khảo thi cử, nên về vấn đề này, tôi có thể đưa ra
những phán đoán nền tảng. Tôi yêu mến họ, vì những đức hạnh tinh thần.
Thuộc tầng lớp nông dân, rồi sống ở VN giữa nông dân, thấy được những tình
cảm cao cả, tình yêu thương sâu đậm của gia đình, giúp đỡ và tương trợ lẫn
nhau, chuyên cần trong công việc, nhẫn nhục trong cuộc sống nghèo nàn và
khổ cực mỗi ngày. Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ. Tôi đã thấy được và
cảm phục niềm vui sống, sự vui vẻ, tâm trí hồn nhiên. Sau cùng tôi yêu
mến họ vì họ khổ. Biết bao khổ ải, biết bao nặng nhọc lầm than, những khốn
cùng đôi khi phải cam chịu đã đành, nhưng thường là do định mệnh khắt khe
vô tình. »
Và ước vọng:"Một
ước vọng là đừng làm suy yếu gia đình tại xứ Việt Nam này, mà trái lại
hãy củng cố bằng mọi cách. Than ôi, liệu có được chăng. Liệu có chống chọi
nổi những biến đổi với bao là mãnh lực."
Và cuối cùng: «Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi. Cho tôi được
ở lại và chết ở đây."15
Ông đã được toại nguyện và trút hơi thở cuối cùng ngày 6 tháng 7 năm 1955
tại Huế, chôn tại một ngôi làng nhỏ ở Kim Long trong sự quên lãng của
mọi người. Tôi cũng trân trọng nhà văn Nguyễn Mộng Giác trong bài viết: "Viết
văn ngoài quê hương", trong đó anh đã trân trọng một Linh mục ngoại
quốc bằng những lời lẽ như sau:
"Tôi đã trở thành một nhà báo ở Galăng lúc nào không hay.Tôi cảm ơn tờ Tự
Do vì dù ngẫu nhiên, tên tờ báo cho tôi thấy ý nghĩa phức tạp và biến ảo
của hai chữ Tự Do. Trước hết đó là một lý tưởng nhân bản thiêng liêng,
hiện thân là cuộc đời và cách sống cách viết của Linh mục chủ nhiệm
Dominici. Cha tự xem mình là người Việt Nam, tên là Đỗ Minh Trí. Tôi xin
thêm: Cha là người Việt Nam đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Để đạt được tự
do, trừ những hoàn cảnh vô cùng đặc biệt như thời gian ở Kuku, người ta
chỉ tự do khi biết rõ đó không phải là ân huệ mà là trách nhiệm. Người chưa
hiểu trách nhiệm của tự do mà có tự do thì chỉ biết tự do của mình, không
thèm biết người khác có cần tự do hay không. Trong ban biên tập của bán
nguyệt san Tự Do, chỉ có Linh mục chủ nhiệm tương đối có tự do. Số còn
lại đều tự do theo định hướng. Hoặc định hướng bởi đám đông hoặc tự định
hướng vì nhu cầu an toàn cho việc định cư. Nhờ Tự Do, tôi đã tập sự làm
báo Việt ngữ, nghề tôi đã sống trong bốn năm đầu tiên ở Hoa Kỳ."
Đó là một thứ chìa tay ra làm mát lòng người, một bông hồng cho tôn giáo
bạn, xoá đi những tỵ hiềm nhỏ nhoi. Phải cần nhiều những đóm lửa như
thế. Những đóm lửa từ khắp nơi, từ nhiều phía để đốt lên ngọn lửa tin tưởng,
xóa tan mọi mây mù che khuất những ánh mắt hy vọng và giao cảm.
Hãy đem yêu thương vào nơi oán thù, ánh sáng vào nơi tối tăm, hy vọng vào
nơi tuyệt vọng và bình an đến mọi người.
Đã đến lúc và đến giờ, chúng ta cùng nhau xác lập lại một nhân sinh quan
mới và một thế giới quan mới cho người Việt Nam. Chúng ta bắt buộc phải
sống chung trong hịa bình và lòng tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta phải đặt
niềm hy vọng và khẳng định rằng sự tồn tại của chúng ta là do khả năng
biết hịa giải, biết vượt lên trên những dị biệt kỳ thị tôn giáo, những ốn
hận dù rằng nguồn gốc của oán hận đó được nhìn nhận là đúng đi nữa. Và Nói
như Arnold Toynbee : Tỉnh yêu thương có sức mạnh tột cùng để che chở
cuộc sống và những điều tốt lành khỏi sự nguyền rủa của chết chĩc và khổ
đau. Cho nên, ước vọng đầu tiên trong chúng ta là là phải ước vọng rằng
thương yêu có tiếng Nói quyết định.
Chúng
ta quyết tâm không để nuơi dưỡng hận thù hay cúi đầu trước những ngôn ngữ
bạo lực đượm lòng thù hận. Hãy biến thứ ngôn ngữ của lời nguyền rủa thành
thứ ngôn ngữ của Hòa Bình. Hãy đem đi rao truyền và ươm trên cùng khắp tâm
hồn những người Việt Nam một niềm tin của các tôn giáo là chúng ta đều là
anh em một nhà, con dân một đất nước. Hãy xóa bỏ những ranh giới biện biệt
chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác. Hãy tin tưởng và nhắc nhở nhau rằng
chúng ta về căn bản là giống nhau : Vì chúng ta đều là người Việt Nam. Có
thể trang phục, khác nhau, niềm tin khác nhau, nhưng đều tin tưởng rằng
chúng ta có thể sống trong hồ bình, hồ giải. Và xin được trích dẫn bài kệ
của Đức Dalai Lama đã đem lại nguồn cảm hứng cho bài viết này :
Chừng nào vũ trụ còn
Và chừng nào sinh thể còn
Chừng ấy, tôi, cũng thế, còn tiếp tục
Để xua đau thương trên thế giới.
( trích bài giảng tại lễ trao giải Nobel, ngày 11, tháng 11, 1989. Bản
dịch của Khải Minh)
Và nơi đây, xin nhắc lại lời kêu gọi của Mục Sư Martin Luther King Jr như
sau : Chúng ta không thể bước những bước đơn độc. Mỗi bước đi, chúng ta
phải nối vịng tay bè bạn cùng đồng hành. Chúng ta không thể quay trở lại..
chúng ta không thể cho phép mình mắc phải những sai lầm của quá khứ. Hãy đừng
thoả mản cơn khát bằng chén hận thù và cay đắng....Và với niềm tin, chúng
ta sẽ có thể đập nát núi tuyệt vọng thành những viên đá hy vọng. Với niềm
tin ấy, chúng ta sẽ biến những tiếng kêu bất hịa trong lòng dân tộc thành
bản giao hưởng êm ái của tình đồn kết anh em.
( Trích Tơi có một giấc mơ.MaiLung Sơn dịch).
Và xin mọi người cùng nhau đọc những lời nguyện sau đây thay cho lời kết :
"Lạy đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết lắng
tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng
con. Chúng con xin tập nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập
ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện ngồi nghe để
hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những đều
đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết, chỉ cần lắng nghe
thôi là chúng con cũng có thể làm vôi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác
rồi."
"Lạy đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết
dừng lại và nhìn sâu vào lòng sự vật và vào lòng người. Chúng con xin tập
nhìn với sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập nhìn
mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con xin tập nhìn sâu để thấy và
để hiểu những gốc rễ của mọi khổ đau, để thấy tự tánh vô thường và vô ngã
của vạn vật. Chúng con xin học theo hạnh Ngài, dùng gươm trí tuệ để đoạn
trừ phiền não, giải thoát khổ đau cho chúng con và cho mọi giới." 16
¡
NGUYỄN VĂN LỤC
ª CHÚ
THÍCH:
(*) Trích: Nghi thức tụng niệm, đạo tràng Mai Thôn, trang 30.
1. Chữ thời Tực Đức dùng để chỉ thị người Công giáo là thứ công dân bậc
hai.
2. Cho nên việc cấm đạo và cấm người theo Thiên Chúa giáo thi cử chỉ bắt
đầu ở thời Minh Mạng. Một sắc dụ cấm đạo thời Minh Mạng ban hành năm
1833. Đến Tự Đức ban hành 14 chỉ dụ cấm đạo. Đó là những giai đoạn đen
tối của lịch sử Thiên Chúa giáo tại Việt Nam. Nhưng từ Hiệp Ước Giáp Tuất
1874 thì đã có sự thay đổi. Nội dung trong hiệp ước có khoản 9 viết: "Hoàng
Đế Đại Nam phải để các giáo sĩ tự do giảng đạo Gia Tô. Giáo hữu được dự
các kỳ thi và được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền như mọi tín đồ của
các tôn giáo khác." Nhưng trên thực tế, không có dấu hiệu nào cho thấy
tinh thần hiệp ước này đuợc các quan lại địa phương thi hành. Trường hợp
Nguyễn Trường Tộ mà theo nhiều tác giả cho thấy ông sống ở thời Tự Đức,
vào năm 1858 ông chừng 30 tuỗi, mà sức học chỉ về Hán văn thôi đã ngang
tầm với các nho sĩ, nếu không nói là hơn. Theo ông Văn Tân, thời Tự Đức
giáo dân bị phân biệt đối xử và bị gọi là "dĩu dân", tức dân xấu, Nguyễn
Trường Tộ cũng bị cấm không được đi thi. Nhưng cũng vì con đường cử
nghiệp bị tắc nghẽn mà Nguyễn Trường Tộ có cơ hội học và tiếp xúc với văn
hóa Tây phương để trở thành người hữu dụng đề ra những quốc sách cho triều
đình. Để được rõ hơn, chúng ta xem những bản điều trần của Nguyễn Trường
Tộ nói gì về thời kỳ đó. Chỉ có hai bài trực tiếp đề cập đến vấn đề tôn
giáo trong di thảo 2 và 14. Trong đó có đoạn viết về tình hình lương giáo
ở Nghệ An, ông viết: "Cho nên tôi cứ nói ra không sợ oán trách, triều đình
có chiếu lệnh điều hòa lương giáo, thì các phủ huyện giữ kín không chịu
thông tri ra, giáo hữu chỉ nghe phong phanh mà thôi.. uy có đại ân mà dân
chẳng được hưởng tý nào." Điều đó chỉ ra rằng từ luật lệ thành văn đến
thi hành trong thực tế lại là chuyện khác. Ngay cả dù có điều khoản 9 đi
nữa, vị tất các quan đã thi hành nghiêm chỉnh cho phép người Thiên Chúa
giáo được đi học chữ nho và nhất là được dự thi. Điều đó cho thấy hiển
nhiên là người Ki tô giáo bị loại, cấm không được dự các kỳ thi của triều
đình Huế. Để kết luận về điểm này, xin mượn lời của Nguyễn Trường Tộ một
lần nữa. Trong bài Giáo Môn Luận, ông viết: "Giáo dân cũng là người
trong nước, đều là người cả, cũng là dân của trời, sự ăn ở có liên quan
nhau, vui buồn có liên quan nhau. Lẽ nào bên này động mà bên kia yên được
sao. Một nước ví như một thân thể. Một chỗ bị đau thì toàn thân cũng không
yên. Một cục thịt thừa, một ngón tay đeo thật hết sức vô dụng thế mà cắt
bỏ đi thì đau, huống chi là chân tay hữu dụng." (Nguyễn Trường Tộ, Con
Người & Di Thảo, Trương Bá Cần, trang 116)
3. Chửi là một phong tục, hay thói quen của người miền Bắc. Chửi trở
thành một nghề như chửi thuê, khóc mướn. Vì thế chửi cần có tay nghề,
chửi có bài bản, lớp lang, bới móc chuyện xưa cũ, nguyền rủa đến tam tứ
đại. (Tạp chí Đi Tới 79, "NHỮNG NẼO ĐƯỜNG QUÊ", tháng 7.2004)
4. Trích trong báo Sélection, số mới nhất tháng 8.2005.
Bài Le lutteur của Derek Burnett.
5. Trích: Văn Hoá Tín Ngưỡng Gia Đình VN Qua Nhãn Quan Học giả L. Cadière.
Đỗ Trinh Huệ. Nxb Thuận Hoá. Huế 2000.
6. Trích: Nghi thức tụng niệm, đạo tràng Mai Thôn, trang 30.
ª
(*)
Ghi thêm của Đi Tới:
Xin đọc "CÁM ƠN và XIN LỖI", tác giả TIỂU DU MỤC, Tạp chí Đi Tới 68, tháng
4.2003.
NGUYỄN VĂN LỤC